[Funland] Căn cứ luận tội vụ Ocean Bank

vitinh150

Xe tải
Biển số
OF-370937
Ngày cấp bằng
19/6/15
Số km
412
Động cơ
254,850 Mã lực
Cơ bản là thua lỗ mà chẳng thể xử được người làm thua lỗ được . Vì xử vậy liên quan đến cả cơ quan quản lý nhà nước . Mà cũng ko oan đâu , mua 0 đồng nhưng tiền bỏ ra xử lý có cả mớ . Tiền ai ?
Ngân hàng thì cụ khỏi lo, ko tốn tiền thuế để xử lý đâu. Chỉ lo lỗ mất một ít chỗ nguồn tiền gởi vào của các dnnn thôi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,893
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ngân hàng con được cộng thêm biên độ trong giới hạn cho phép cụ ạ. Ko phải là muốn cộng bao nhiêu thì cộng đâu.
Ngành ngân hàng nó đặc thù, vì nó nắm huyết mạch kinh tế quốc gia. Thế nên nó chịu rất nhiều sự ràng buộc và quản lý. Nó không như doanh nghiệp thường để mà muốn mua hàng, bán hàng thế nào cũng được.
À cụ không nên lấy VN ra để hiểu Mỹ nhá.
Lãi suất FED 1% là lãi suất FED cho vay các NH khác. Các NH có thể thỏa thuận với KH giả sử là FED +0.25 để đưa vào HĐ vay. Khi lãi suất FED thay đổi thì tự động thay theo. Do đó ls FED ở đây là ls tham chiếu chứ không bắt buộc.
Giả dụ em ký hợp đồng bán đô cho NH chết rấp nào đó. Giá tham chiếu thỏa thuận 2 bên là lấy giá mua của VCB + 10đ chẳng hạn thì mỗi khi mua bán vào trang Vietcombank lấy giá mua +10đ là ra.
Chẳng ai bắt em phải lấy giá VCB cả, thuần túy là tiện thôi.
 

trausut

Xe buýt
Biển số
OF-119638
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
970
Động cơ
391,599 Mã lực
Chi nghìn tỷ lãi ngoài nhưng thu lại được 2 ngàn tỷ lãi trong thì sao?

Ví dụ nhé: Lãi gửi ngân hàng theo quy định là 10%, giờ em chi thêm cho khách 2% bên ngoài tổng là 12%. Khách gửi tiền vào em cho thằng khác vay lại 14%, vậy em vẫn lãi chung 2%.

Thế thất thoát với thiệt hại cái gì?

Làm trái quy định thì đúng rồi nhưng thiệt hại gì đâu?

Nếu lobby và chi ngoài hợp đồng bị xử lý hình sự thì cả giới doanh nhân và quan chức VN đi tù hết.
Cụ hỏi thế này về cơ bản là không sai, vấn đề nó ở chỗ khác.
1. Cái 2% chi lãi ngoài ý không được đưa vào sổ sách, mà là các cá nhân chia nhau. Trong khi tiền không phải của cá nhân đó mà là tiền của doanh nghiệp ( cụ thể ở đây là của các doanh nghiệp dầu khí, nó là tiền của nhà nước). Ví dụ vợ cụ đem tiền của cả gia đình đi gửi, làm 2% lãi ngoài đi tiêu sài riêng( spa, thẩm mỹ..) trong khi con cái đang không có tiền đóng học, cụ có bực không?
2. Vì sao lại có 2% lãi ngoài? ai trả tiền đó? : Mất thanh khoản, quản trị yếu kém nên phải chạy ra huy động bằng được để bù đắp. Vì phải trả 2% lãi ngoài đó mà các doanh nghiệp đi vay phải trả thêm ít nhất 2% nữa, doanh nghiệp và người vay phải chịu lãi đó, thứ cấp là đến toàn xã hội ảnh hưởng bới giá, cuối cùng là nó gây lạm phát.....
3. Vì nó trả thêm 2% nên các bank khác cũng phải đua theo, dù thiếu vốn hay không cũng phải đua theo. về lâu dài nó hình thành một thị trường chợ đen cả vốn vay và vốn huy động mà nhà nước ko thể kiểm soát. Pháp luật bị coi thường, dù pháp luật hợp lý hay chưa thì em ko bàn, nhưng rõ ràng nếu để tình trạng này xảy ra, pháp luật đã bị coi thường.

Ngoài ra, cụ thấy đấy, các cá nhân kiếm tiền dễ như bỡn thì tiêu cũng dễ như đùa, vêd mặt xã hội là gây phản cảm, về kinh tế là gây lãng phí...
Thực tế lãi ngoài hiện nay vẫn tồn tại, nó chỉ thay đổi về hình thức cho tinh vi hơn mà thôi. Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Vietel, VNPT... đều có phần của các cá nhân, còn doan nghiệp đó và người lao động đương nhiên là không có gì.
 

Mecgi

Xe hơi
Biển số
OF-121392
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
168
Động cơ
383,397 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em thấy Osin viết tương đối chính xác và đầy đủ:

BẮT SƠN, BẮT QUỲNH MÀ KHÔNG BẮT THĂNG THÌ COI NHƯ CHỈ ĐÁNH "THỦ TÚC", THA KẺ CHỦ MƯU

Khoản tiền 246 tỷ - "phần nổi của tảng băng" - mà Nguyễn Xuân Sơn cầm về đưa Ninh Văn Quỳnh có thể phần nào giải thích vì sao Đinh La Thăng lại cho phép góp 800 tỷ, tương đương 20% vốn điều lệ, vào OceanBank [Cho dù khoản tiền 100 tỷ sau cùng được góp khi Đinh la Thăng "vắng mặt kỹ thuật" hai ngày, 12-5-2011, thì lúc đó ông ta vẫn là Chủ tịch Hội đồng thành viên và kiểm soát mọi quyền lực ở PVN].

Bằng việc cho phép nắm giữ 20% vốn ở OceanBank, Thăng đã biến ngân hàng này trở thành "dịch vụ nội bộ" của PVN, các đơn vị thành viên đều phải mở tài khoản tại đây. Kể từ năm 2008, dòng tiền PVN đã đi qua đây trên 500 nghìn tỷ VND. Có thời điểm, số dư tiền gửi của PVN tại OceanBank lên tới 25.000 tỷ VND, riêng Dầu khí Việt - Nga có lúc gửi ở đây tới 100 triệu USD. Do OceanBank bị kiểm soát đặc biệt, cho đến bây giờ PVN vẫn còn bị kẹt ở đây gần 10.000 tỷ VND (bao gồm cả khoản tiền 70 triệu USD của Viet - Nga Petro).

Khoản tiền 246 tỷ VND đưa về Tập đoàn và hàng trăm tỷ đồng đưa trực tiếp cho các đơn vị thành viên của PVN này được chi dưới hình thức "chăm sóc khách hàng". Lãnh đạo OceanBank và 35 cán bộ lãnh đạo chi nhánh khác đang hầu tòa với tội danh "cố ý làm trái".

Các cơ quan tố tụng đã hơi vội khi định tội, khiến cho phạm vi chịu trách nhiệm tố tụng đã mở rộng tới 35 cán bộ lãnh đạo chi nhánh ["Cố ý làm trái" Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, ngày 3-3-2011, chi vượt lãi suất trần: 14%], trong khi bản chất của vụ án này là lãnh đạo PVN tham ô, có sự tiếp tay của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn.

Thông tư 02 đưa ra "lãi suất trần" và các hình thức xử lý vi phạm của nó cho thấy, giới hạn điều chỉnh của nó là hành chính, chỉ có 3 chế tài hành chính khi vi phạm Thông tư này: "Đình chỉ hoặc miễn nhiệm người điều hành 3 năm; Hạn chế mở rộng phạm vi, qui mô, địa bàn hoạt động 1 năm; Hạn chế hoặc tạm đình chỉ huy động, cho vay của đơn vị vi phạm thuộc tổ chức".

Một người vi phạm một quy định hành chánh (có hình thức xử phạt), chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý hành chánh mà còn tái phạm. 35 cán bộ chi nhánh vi phạm Thông tư 02, chưa từng bị xử lý hành chánh theo các hình thức quy định tại Thông tư này mà đã bị truy tố là không đúng nguyên tắc tố tụng.

Luật Các Tổ Chức Tín Dụng (cả 2001 & 2010) đều cho phép "Tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất huy động". Tuy nhiên, ở thời điểm vụ việc xảy ra, các tổ chức tín dụng còn phải tuân thủ Bộ Luật Dân Sự 2005 [Khoản 1, điều 476], quy định, lãi suất vay tiền “do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản”, tức là không quá 13,5%/năm (lãi suất cơ bản là 9%/năm theo Quyết định số 2868 ngày 29-11-2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Chiểu theo Bộ Luật Dân Sự thì Thông tư 02 cũng đã sai khi không điều chỉnh lãi suất cơ bản mà đưa lãi suất huy động lên 14%, cao hơn mức cho phép là 13,5%.

Tuy nhiên, mức lãi suất này đã không còn hiệu lực. Bộ luật Dân sự năm 2015, [Khoản 1, điều 468] vẫn công nhận nguyên tắc "thỏa thuận lãi suất", nhưng đưa ra giới hạn "không được vượt quá 20%/năm".

Như vậy, ngay cả khi bị "hình sự hóa", 35 bị cáo là cán bộ chi nhánh của Oceanbank cũng cần được các cơ quan tố tụng áp dụng "nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội"[khoản 1 Điều 4 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015]. Tuyên họ không phạm tội vì theo nguyên tắc này thì không nên truy cứu một hành vi vi phạm một quy định của pháp luật mà giờ đây không còn hiệu lực.

Có lẽ không cần phải nhắc lại bối cảnh rối loạn của thị trường tài chính, ngân hàng 2008 - 2012. Không chỉ có OceanBank, hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải chi vượt trần một khoản gọi là "chăm sóc khách hàng" để giữ thanh khoản (điều lẽ ra ngân hàng nhà nước phải giúp họ). Các cơ quan tố tụng không thể chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự các quan chức Oceanbank mà không truy cứu các quan chức ở những ngân hàng khác có cùng hành vi này.

Nhưng, đưa những con người không hề gây nguy hiểm, đang có sự nghiệp vững vàng và đang đóng góp ấy vào vòng tố tụng thì chỉ có mất mát chứ không thêm lợi ích gì cho xã hội.

Bản chất của vụ án này là "tham ô" chứ không phải là "cố ý làm trái". Những ai nhận phần chi ngoài sổ sách khoản lãi suất vượt trần này, nếu là tư nhân chỉ là nhận lại phần tiền của chính họ (trong bối cảnh lạm phát từ 18-22%/năm). Nhưng đối với khu vực quốc doanh, mà đối tượng chính ở đây là các quan chức tập đoàn Dầu khí thì tiền đấy là tiền của nhà nước, của nhân dân, OceanBank có thể chi nhưng nếu các quan chức PVN giữ lấy làm "đối ngoại" hoặc tiêu xài thì phải được gọi đúng tên là tham nhũng.

Chỉ vì xác định không chính xác tội danh, cơ quan điều tra đã mất rất nhiều thời gian với 35 cán bộ chi nhánh thay vì tập trung điều tra các quan tham ở PVN đặc biệt là Đinh La Thăng.

Nếu chỉ xử những người làm công ăn lương ở OceanBank mà không xử các quan chức PVN ăn chia tiền lãi suất ngoài sổ sách thì vụ án rất dễ bị đi lạc hướng.

Nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự Đinh La Thăng thì trong vụ PVN, coi như các cơ quan chống tham nhũng chỉ "lượm củi khô", chỉ bắt đám thừa hành mà để lọt thủ phạm, để lọt kẻ cầm đầu; những đồng phạm như Sơn, như Quỳnh... ai hiểu nội tình Dầu Khí đều biết, họ không oan, nhưng ở một mức độ nào đó họ đều là nạn nhân của Thăng.
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,996
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Hối lộ để đạt được cái gì thế cụ?
Tư duy này mà sinh nhật KH các hãng di động biếu bình hoa, quà tặng... cũng phải xử lý hình sự nhỉ :D
Những cái này có trong báo cáo tài chính công khai và cũng là nghiệp vụ quản lý kinh doanh bình thường cụ nhé. Tất cả những gì công khai trong phép đều được công nhận.
Khuyến mại thẻ nạp điện thoại 100% còn ko được phép cụ nhé. Theo luật cạnh tranh phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,996
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Em thấy Osin viết tương đối chính xác và đầy đủ:

BẮT SƠN, BẮT QUỲNH MÀ KHÔNG BẮT THĂNG THÌ COI NHƯ CHỈ ĐÁNH "THỦ TÚC", THA KẺ CHỦ MƯU

Khoản tiền 246 tỷ - "phần nổi của tảng băng" - mà Nguyễn Xuân Sơn cầm về đưa Ninh Văn Quỳnh có thể phần nào giải thích vì sao Đinh La Thăng lại cho phép góp 800 tỷ, tương đương 20% vốn điều lệ, vào OceanBank [Cho dù khoản tiền 100 tỷ sau cùng được góp khi Đinh la Thăng "vắng mặt kỹ thuật" hai ngày, 12-5-2011, thì lúc đó ông ta vẫn là Chủ tịch Hội đồng thành viên và kiểm soát mọi quyền lực ở PVN].

Bằng việc cho phép nắm giữ 20% vốn ở OceanBank, Thăng đã biến ngân hàng này trở thành "dịch vụ nội bộ" của PVN, các đơn vị thành viên đều phải mở tài khoản tại đây. Kể từ năm 2008, dòng tiền PVN đã đi qua đây trên 500 nghìn tỷ VND. Có thời điểm, số dư tiền gửi của PVN tại OceanBank lên tới 25.000 tỷ VND, riêng Dầu khí Việt - Nga có lúc gửi ở đây tới 100 triệu USD. Do OceanBank bị kiểm soát đặc biệt, cho đến bây giờ PVN vẫn còn bị kẹt ở đây gần 10.000 tỷ VND (bao gồm cả khoản tiền 70 triệu USD của Viet - Nga Petro).

Khoản tiền 246 tỷ VND đưa về Tập đoàn và hàng trăm tỷ đồng đưa trực tiếp cho các đơn vị thành viên của PVN này được chi dưới hình thức "chăm sóc khách hàng". Lãnh đạo OceanBank và 35 cán bộ lãnh đạo chi nhánh khác đang hầu tòa với tội danh "cố ý làm trái".

Các cơ quan tố tụng đã hơi vội khi định tội, khiến cho phạm vi chịu trách nhiệm tố tụng đã mở rộng tới 35 cán bộ lãnh đạo chi nhánh ["Cố ý làm trái" Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, ngày 3-3-2011, chi vượt lãi suất trần: 14%], trong khi bản chất của vụ án này là lãnh đạo PVN tham ô, có sự tiếp tay của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn.

Thông tư 02 đưa ra "lãi suất trần" và các hình thức xử lý vi phạm của nó cho thấy, giới hạn điều chỉnh của nó là hành chính, chỉ có 3 chế tài hành chính khi vi phạm Thông tư này: "Đình chỉ hoặc miễn nhiệm người điều hành 3 năm; Hạn chế mở rộng phạm vi, qui mô, địa bàn hoạt động 1 năm; Hạn chế hoặc tạm đình chỉ huy động, cho vay của đơn vị vi phạm thuộc tổ chức".

Một người vi phạm một quy định hành chánh (có hình thức xử phạt), chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý hành chánh mà còn tái phạm. 35 cán bộ chi nhánh vi phạm Thông tư 02, chưa từng bị xử lý hành chánh theo các hình thức quy định tại Thông tư này mà đã bị truy tố là không đúng nguyên tắc tố tụng.

Luật Các Tổ Chức Tín Dụng (cả 2001 & 2010) đều cho phép "Tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất huy động". Tuy nhiên, ở thời điểm vụ việc xảy ra, các tổ chức tín dụng còn phải tuân thủ Bộ Luật Dân Sự 2005 [Khoản 1, điều 476], quy định, lãi suất vay tiền “do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản”, tức là không quá 13,5%/năm (lãi suất cơ bản là 9%/năm theo Quyết định số 2868 ngày 29-11-2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Chiểu theo Bộ Luật Dân Sự thì Thông tư 02 cũng đã sai khi không điều chỉnh lãi suất cơ bản mà đưa lãi suất huy động lên 14%, cao hơn mức cho phép là 13,5%.

Tuy nhiên, mức lãi suất này đã không còn hiệu lực. Bộ luật Dân sự năm 2015, [Khoản 1, điều 468] vẫn công nhận nguyên tắc "thỏa thuận lãi suất", nhưng đưa ra giới hạn "không được vượt quá 20%/năm".

Như vậy, ngay cả khi bị "hình sự hóa", 35 bị cáo là cán bộ chi nhánh của Oceanbank cũng cần được các cơ quan tố tụng áp dụng "nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội"[khoản 1 Điều 4 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015]. Tuyên họ không phạm tội vì theo nguyên tắc này thì không nên truy cứu một hành vi vi phạm một quy định của pháp luật mà giờ đây không còn hiệu lực.

Có lẽ không cần phải nhắc lại bối cảnh rối loạn của thị trường tài chính, ngân hàng 2008 - 2012. Không chỉ có OceanBank, hầu hết các ngân hàng thương mại đều phải chi vượt trần một khoản gọi là "chăm sóc khách hàng" để giữ thanh khoản (điều lẽ ra ngân hàng nhà nước phải giúp họ). Các cơ quan tố tụng không thể chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự các quan chức Oceanbank mà không truy cứu các quan chức ở những ngân hàng khác có cùng hành vi này.

Nhưng, đưa những con người không hề gây nguy hiểm, đang có sự nghiệp vững vàng và đang đóng góp ấy vào vòng tố tụng thì chỉ có mất mát chứ không thêm lợi ích gì cho xã hội.

Bản chất của vụ án này là "tham ô" chứ không phải là "cố ý làm trái". Những ai nhận phần chi ngoài sổ sách khoản lãi suất vượt trần này, nếu là tư nhân chỉ là nhận lại phần tiền của chính họ (trong bối cảnh lạm phát từ 18-22%/năm). Nhưng đối với khu vực quốc doanh, mà đối tượng chính ở đây là các quan chức tập đoàn Dầu khí thì tiền đấy là tiền của nhà nước, của nhân dân, OceanBank có thể chi nhưng nếu các quan chức PVN giữ lấy làm "đối ngoại" hoặc tiêu xài thì phải được gọi đúng tên là tham nhũng.

Chỉ vì xác định không chính xác tội danh, cơ quan điều tra đã mất rất nhiều thời gian với 35 cán bộ chi nhánh thay vì tập trung điều tra các quan tham ở PVN đặc biệt là Đinh La Thăng.

Nếu chỉ xử những người làm công ăn lương ở OceanBank mà không xử các quan chức PVN ăn chia tiền lãi suất ngoài sổ sách thì vụ án rất dễ bị đi lạc hướng.

Nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự Đinh La Thăng thì trong vụ PVN, coi như các cơ quan chống tham nhũng chỉ "lượm củi khô", chỉ bắt đám thừa hành mà để lọt thủ phạm, để lọt kẻ cầm đầu; những đồng phạm như Sơn, như Quỳnh... ai hiểu nội tình Dầu Khí đều biết, họ không oan, nhưng ở một mức độ nào đó họ đều là nạn nhân của Thăng.
Họ cứ điều tra 35 người này, cứ luận tội. Càng đông càng khó dấu. Sau khi đạt mục đích sẽ tính toán quy kết tội danh theo nguyên tắc có lợi.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,350
Động cơ
336,196 Mã lực
Quân ăn cướp phỏng cụ?
Không phải cụ ạ. Ví dụ để cụ hiểu nôm na nhé. Cụ có cửa hàng bán đồng nát, lỗ lũy kế là 5000$, vốn cụ bỏ ra ban đầu là 1000$. Như vậy, cụ đã mất hết vốn mà vẫn còn âm 4000$. Ngoài ra, cụ còn nợ 500 ae xã hội 5000$ nữa. Giờ có thằng nhận trả thay cho cụ 5000$ cho 500ae xã hội của cụ với điều kiện cụ nhựơng lại cửa hàng đồng nát với giá 0 đồng. Năm sau nó tái cơ cấu, nó lãi của năm sau là 100$. Dư vậy cửa hàng cũ của cụ vẫn âm 3900$.
 

dung21489

Xe buýt
Biển số
OF-161749
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
583
Động cơ
352,320 Mã lực
Cảm ơn cụ Mecgi đã trích dẫn bài của osin phân tích đúng ý và giải đáp băn khoăn của em.

Nguồn gốc của vụ việc là rút ruột, tham ô thông qua Oceanbank. Nếu luận tội dựa trên nghiệp vụ ngân hàng thì em hơi băn khoăn.

Chưa kể cái lãi cơ bản với lãi suất trần lac các khái niệm mang tính thời điểm, duy ý trí của cơ quan quản lý. Các con số đấy không gắn liền với thể trạng của thị trường nên thường xuyên bị lách luật.

Càng ép án theo hướng đấy càng lộ rõ sự kém cỏi trong quản lý.
 

dung21489

Xe buýt
Biển số
OF-161749
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
583
Động cơ
352,320 Mã lực
Mà thớt này em chỉ bóng bàn đến căn cứ luận tội thôi, còn tội của Thắm thì công nhận là to rồi :)
 

chemotech

Xe điện
Biển số
OF-327419
Ngày cấp bằng
17/7/14
Số km
2,401
Động cơ
305,546 Mã lực
À cụ không nên lấy VN ra để hiểu Mỹ nhá.
Lãi suất FED 1% là lãi suất FED cho vay các NH khác. Các NH có thể thỏa thuận với KH giả sử là FED +0.25 để đưa vào HĐ vay. Khi lãi suất FED thay đổi thì tự động thay theo. Do đó ls FED ở đây là ls tham chiếu chứ không bắt buộc.
Giả dụ em ký hợp đồng bán đô cho NH chết rấp nào đó. Giá tham chiếu thỏa thuận 2 bên là lấy giá mua của VCB + 10đ chẳng hạn thì mỗi khi mua bán vào trang Vietcombank lấy giá mua +10đ là ra.
Chẳng ai bắt em phải lấy giá VCB cả, thuần túy là tiện thôi.
Nhưng ở bển lãi xuất bền vững trong suốt hợp đồng vay của cụ chứ nó không bị dao động theo lãi xuất NHTW cụ ạ, ví dụ hôm nay cháu mua nhà vay 100k Euro trong 10 năm với lãi xuất 2,75% thì lãi xuất đó không thay đổi trong 10 năm dù ECB có điều chỉnh lãi xuất cao hơn
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,350
Động cơ
336,196 Mã lực
Cụ chuẩn, đây thực chất là lại quả, chiếm đoạt một phần tài sản công là lãi suất vượt trần biến thành tài sản riêng, tội phạm hoàn thành khi từng cá nhân nhận được từ anh Thắm khoản này dưới hình thức là các phong bì riêng. Đúng ra là tài sản công thì anh phải xung vào công quỹ ngay lập tức, nhưng trái quy định thế này thì thách hạch toán vào khoản nào được, tiện thì các bác chia nhau (và chia cho cả cấp trên nữa) thì bây giờ chấp nhận cùng dắt nhau nhập đội Juv thôi. Cả bác to to lớn lớn mà có trên một lời khai là đã được nhận chia ít, thì cũng yên tâm nhập hội này trong một ngày không xa. Cái này là chắc chắn.
Nghĩ tội cho PVN, các đời lãnh đạo tập đoàn rồi nhân viên không khi nào yên ổn. Chả hiểu phong thủy thế nào, nhất là khi chuyển về khu háng lại, bị âm khí từ gò đống đa chăng.
Các khoản chăm sóc này của dnnn hoàn toàn hạch toán được vào thu nhập khác. Chả qua cũng đều tham làm của riêng nên chia nhau thôi.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,350
Động cơ
336,196 Mã lực
Hối lộ để đạt được cái gì thế cụ?
Tư duy này mà sinh nhật KH các hãng di động biếu bình hoa, quà tặng... cũng phải xử lý hình sự nhỉ :D
Cụ ơi, biếu bình hoa... này nằm trong chương trình khuyến mại và phải đăng kí với bộ công thương hoặc sở thương mại hết nhé. Nếu ko đăng kí, thuế nó vào nó gạt hết các chi phí này ra ngay.
 

tank_man

Xe tăng
Biển số
OF-350874
Ngày cấp bằng
15/1/15
Số km
1,163
Động cơ
-199,755 Mã lực
Nơi ở
Trung Kính, Hà Nội
Không phải cụ ạ. Ví dụ để cụ hiểu nôm na nhé. Cụ có cửa hàng bán đồng nát, lỗ lũy kế là 5000$, vốn cụ bỏ ra ban đầu là 1000$. Như vậy, cụ đã mất hết vốn mà vẫn còn âm 4000$. Ngoài ra, cụ còn nợ 500 ae xã hội 5000$ nữa. Giờ có thằng nhận trả thay cho cụ 5000$ cho 500ae xã hội của cụ với điều kiện cụ nhựơng lại cửa hàng đồng nát với giá 0 đồng. Năm sau nó tái cơ cấu, nó lãi của năm sau là 100$. Dư vậy cửa hàng cũ của cụ vẫn âm 3900$.
Cái chỗ lỗ lũy kế 5000$cụ nói, trong vụ oceanbank có phải là căn cứ cái báo cáo thanh tra thiệt hại do người anh Bình ruồi làm phỏng cụ?(mặc dù ví dụ của cụ ko chuẩn lắm, bank thì nó phải trích lập dự phòng rủi ro chứ đồng nát thì lỗ 5000$ là mất trắng)

Còn 1năm mà lãi thế thì rất đáng để nhân rộng.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,350
Động cơ
336,196 Mã lực
Cái chỗ lỗ lũy kế 5000$cụ nói, trong vụ oceanbank có phải là căn cứ cái báo cáo thanh tra thiệt hại do người anh Bình ruồi làm phỏng cụ?(mặc dù ví dụ của cụ ko chuẩn lắm, bank thì nó phải trích lập dự phòng rủi ro chứ đồng nát thì lỗ 5000$ là mất trắng)

Còn 1năm mà lãi thế thì rất đáng để nhân rộng.
Vâng, vấn đề là trích lập rủi ro thấp nên có lãi, còn thực tế thời điểm đó cho vay, dn chết như ngả rạ thì làm sao có tiền để trả nợ ngân hàng được. Nếu trích lập đầy đủ, lỗ lòi ra ngay. Còn việc 1 năm lãi thế, thực ra rất khó nói nếu mình không trực tiếp xem cách thức trích lập và hạch toán cụ ạ.
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,859
Động cơ
493,371 Mã lực
NHNN đàm phán và ra giá với đối tác Nhật cụ biết bao tiền không? Nếu cụ biết chắc sẽ ngạc nhiên lắm.

Hiện giờ, bán cho đối tác Nhật không phải là ưu tiên hàng đầu nữa vì nó quá minh bạch và không có lợi ở thời điểm này.

Cụ nên biết có rất nhiều người muốn có ngân hàng nhưng lại không được phép cụ à. Cái OceanBank này nhiều khả năng sẽ là của cụ Minh hoặc cụ Vượng... cụ cứ chờ xem!
Không nhiều lắm đâu cụ, so với những cái thất thoát và lại không mua thằng này thì mua thằng khác nếu có tiền
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Sau vụ này
BHXH, Kho bạc Nhà nước có bị sờ gáy việc gửi bank?
PVN so với tụi này là muỗi.
Haizzzz đất nước tôi........
 

dung21489

Xe buýt
Biển số
OF-161749
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
583
Động cơ
352,320 Mã lực
Kho bạc cũng có vụ vác tiền đi gửi cơ à cụ
Sau vụ này
BHXH, Kho bạc Nhà nước có bị sờ gáy việc gửi bank?
PVN so với tụi này là muỗi.
Haizzzz đất nước tôi........
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Em thấy Osin viết tương đối chính xác và đầy đủ:

Chỉ vì xác định không chính xác tội danh, cơ quan điều tra đã mất rất nhiều thời gian với 35 cán bộ chi nhánh thay vì tập trung điều tra các quan tham ở PVN đặc biệt là Đinh La Thăng.

Nếu chỉ xử những người làm công ăn lương ở OceanBank mà không xử các quan chức PVN ăn chia tiền lãi suất ngoài sổ sách thì vụ án rất dễ bị đi lạc hướng.
Mình nghĩ cơ quan điều tra đang cố gắng thu hồi hết tiền thất thoát không chỉ ở PVN mà còn các nơi khác đã nhận lãi ngoài. Lý luận của họ sẽ là Thắm lừa đảo lấy tiền người sau trả cho người trước, nên giao dịch phần lãi ngoài đó không phải là giao dịch dân sự mà là giao dịch lừa đảo hay bất hợp pháp, phải thu hồi lại tiền. Cũng giống như mua rẻ nhằm đồ ăn cắp khi công an gõ cửa là phải trả lại đồ, chưa chắc nhận lại tiền nhé, không thể bảo đây là giao dịch dân sự thuận mua vừa bán hay tôi không biết là đồ ăn cắp!

Còn chuyện ở PVN là vụ án khác, hôm 1/9 mới bắt và sẽ xử sau, gọi là giai đoạn 2!
 
Chỉnh sửa cuối:

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Còn 1năm mà lãi thế thì rất đáng để nhân rộng.
lãi 1 năm đó mình đoán là tài sản giải chấp tăng giá hơn so với trước thôi, chứ Oceanbank giờ này còn kinh doanh gì nữa!

Thực tế là PVN vẫn còn kẹt cả chục ngàn tỉ tiền gửi không rút ra được, nếu có tiền đã cho rút rồi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top