Để nói giải fáp chống kẹt xe và ùn tắc giao thông nội đô thì việc đầu tiên quyết định vẫn là quy hoạch hạ tầng và fân bổ dân cư, cụ thể là nâng cao năng lực lưu thông và dãn dân theo định hướng cuối cùng mới đến việc fân loại và quy định fương tiện
Vì vậy giải fáp chống kẹt xe và ùn tắc giao thông nội đô ở các thành fố lớn luôn fải bắt đầu bằng cách triệt tiêu các điểm dân cư đông đúc. Tiếp đến xây dựng đô thị vệ tinh và nâng cấp hạ tầng liên khu vực.
Việc fân loại và quy định fương tiện chỉ làm được khi 2 bước trên đã hoàn thiện đi vào vận hành khai thác
1. Di chuyển toàn bộ các trường Đại Học, Bệnh viện ra khỏi nội đô chỉ để lại các VP đại diện mà thôi
2. Xây dựng các đô thị vệ tinh và hạ tầng liên khu vực dần đưa dịch chuyển các cơ quan công quyền ra ngoại ô thành phố HN
Khi 2 việc trên đã làm đồng nghĩa lượng người ngụ cư tại đô thị đã được dịch chuyển đa sô theo quy hoạch đồng nghĩa mật độ dân số sẽ hạ đến mức chấp nhận được.
Sinh Viên và lao động đường fố là lực lương gây ùn tắc chính nhưng cũng là người bám chủ yếu vào sự cộng sinh nên sẽ fải dịch chuyển theo cơ cấu quy hoạch vì vậy về cơ bản không gian đô thị sẽ dần lấy lại bộ mặt
3. Bước cuối cùng khi lượng người dùng xe máy đã bị dịch chuyển theo cơ cấu quy hoạch rồi thì việc cấm xe máy mới tiến hành để bảo vệ môi trường cùng cảnh quan và lúc này giải fáp cấm xe máy mới khả thi
Nếu thay đổi các bước này mà cấm ngay xe máy thì dân đi lại bằng MỒM à các ngài
Kekeke
thơ
Cụ chủ nghĩ k chính xác về đô thị.
Càng giãn dân ra ngoại ô thì càng phải đi lại nhiều, càng nhiều xe và nhiều thời gian đi lại thì càng tắc đường.
Đô thị có giá trị ở chỗ nó tập trung vào một diện tích hẹp, quãng đường đi lại ít đi thì sẽ giảm giao thông.
Hệ thống phố xá bàn cờ 4 quận nội thành mật độ dân đông nhưng lại ít tắc đường hơn các tuyến toả tia và vành đai ở ngoài vì dân 4 quận nội thành đi lại quãng đường ít hơn, lại được phân bổ đều ra mạng bàn cờ chứ không dồn vào các trục như mạng toả tia và vành đai.
Di chuyển các trường học và bệnh viện ra ngoại ô chỉ tăng thêm giao thông, làm suy giảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của mấy triệu dân thành phố.
Em đã mấy lần đo tốc độ đi ô tô trong HN, thấy rằng tương đương tốc độ đi xe đạp (khoảng 15-20km/h), không nhanh hơn....như vậy nếu loại bỏ xe máy, xe ô tô mà thay bằng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện và giao thông công cộng thì giao thông cũng chẳng vì thế mà chậm đi, mà môi trường không khí và tiếng ồn lại tốt lên.
Một cái ô tô hầu hết thời gian chỉ chở 1 người mà dùng đến công suất hơn 100 mã lực, chủ yếu tốn cho bê cái khối sắt hơn 1 tấn, lại không có chỗ đỗ...kém hiệu quả hơn xe đạp, xe bus, xe điện nhiều, cấm ô tô trong nội thành cũng tốt nhiều hơn xấu.