Em chưa biết cặp Schulz cụ ơi, em cũng không trải nghiệm nhiều, chỉ thường nhận xét hệ thống qua nguyên lý chung thôi.
Ví dụ nhỏ về hiện tượng “rối cao trào” như bên trên, tất nhiên nhiều nguyên nhân em chưa dám chắc, nhưng có thể 1 nguyên nhân này:
Về loa không phải suy nghĩ nhiều rồi, vì nhạy cao nên độ động của nó rất tốt, đặc biệt các loa Đức hay Holland có màng đàn hồi rất tốt, đủ đáp ứng độ động thoải mái( đặc điểm loại loa này là có đánh nhanh đánh to thì màng loa cũng gần như không thấy trồi sụt phập phồng, rõ ràng là không mất thời gian đàn hồi như các loại loa thò thụt như giảm xóc
).
Về amply thì dễ là vấn đề ở đây, các amp đèn thời 50’s 60’s thì tụ kém rồi, ảnh hưởng chung cả. Giờ ta nghe thì đâu phải là chất lượng xuất xưởng, nên lại có cảm giác nó không chơi được nhạc “động cao trào”. Già thì yếu, thì chậm, thì run rảy...nhưng thử phục chế lại như chất lượng ban đầu kiểu như thay tụ mới vào xem sao (đặc biệt các tụ dẫn tín hiệu), tức là làm cho nó trẻ lại, biết đâu amply lại nhanh như chớp, lại phê lòi ấy chứ.
Tất nhiên đoạn “mod” này cũng là 1 vấn đề, nhiều người cố giữ nguyên zin. Nhưng đơn giản như cái xe máy Dream thôi, nguyên zin mà chạy bao năm thì có ngon bằng thay đồ tốt vào cho nó không?!
Gần đây em có nghịch phục hồi 1 cặp loa Sansui SP3500 về đúng phẩm chất xuất xưởng (có pot chút ở thớt nào đó rồi), hiện được đặt ở 1 quán cà phê của cậu em. Cặp này đã gây ngạc nhiên cho toàn bộ người đến nghe, được một số người vác cặp y hệt (SP3500) và cả Pioneer 99A FB đến test so sánh tại chỗ, và đều nhận thua.
Câu chuyện đó thì oái oăm ở chỗ “tại sao thua”, các cặp kia đâu có thua về cái tên tuổi, mà thua vì “lão hoá rồi”!
Đại khái có thể nguyên nhân đó, câu chuyện “khai thác thiết bị” là em luôn đặt lên hàng đầu!