[Funland] Cái thú chơi âm thanh!

tuyenmthn

Xe buýt
Biển số
OF-302520
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
575
Động cơ
307,704 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
À, nhân tiện, 1 cái đĩa CD bán 50k, có khi khuyến mãi còn rẻ hơn, mà riêng tiền đĩa hết 25k thì họ lời vào đâu cụ? cụ không tính chi phí quảng cáo, chi phí ca sỹ, bản quyền, dàn nhạc, âm thanh, loa đài, đạo diễn, phối cảnh, áo quần, thu âm, phối khí, vận chuyển, phân phối, đóng hộp, v.v.... à?
Trả lời cụ rằng: Những CD nhạc việt, đĩa gốc 50K là giá bán, bán đúng giá niêm yết trên vỏ đĩa luôn, những đĩa này thường không tốn quá nhiều chi phí sản xuất. Nhưng có những đĩa giờ không tái bản nữa, cụ có 500K cũng không mua được nhé.
Còn tại sao 50K mà họ vẫn làm vì: Số lượng sản xuất rất lớn x lãi nhỏ= lợi nhuận không nhỏ
Hiện các CD của Mỹ Tâm, Quang Dũng, chất lượng hòa âm phối khí, PR nhiều nê giá cũng 200K-300K đấy.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
10,931
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trả lời cụ rằng: Những CD nhạc việt, đĩa gốc 50K là giá bán, bán đúng giá niêm yết trên vỏ đĩa luôn, những đĩa này thường không tốn quá nhiều chi phí sản xuất. Nhưng có những đĩa giờ không tái bản nữa, cụ có 500K cũng không mua được nhé.
Còn tại sao 50K mà họ vẫn làm vì: Số lượng sản xuất rất lớn x lãi nhỏ= lợi nhuận không nhỏ
Hiện các CD của Mỹ Tâm, Quang Dũng, chất lượng hòa âm phối khí, PR nhiều nê giá cũng 200K-300K đấy.
Cụ nói cái đĩa dừng sản xuất nên giá cao, cái này em không bàn, em đang nói đĩa đó với đĩa sao chất lượng như nhau cơ mà.
Còn về tính sưu tầm, tâm lý thì lại là chuyện khác nữa rồi, đĩa độc mang tính sưu tầm thì em đồng ý với cụ là nó quý, em có bảo cụ sai đâu :D
 

tuyenmthn

Xe buýt
Biển số
OF-302520
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
575
Động cơ
307,704 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
test mù mới biết được cụ nhé, cụ giữ CD gốc ở đó, hôm nào cụ tập hợp vài cụ khác em mang cái đĩa siêu rẻ tiền qua, chép từ CD gốc qua đĩa rởm và test luôn là ra ngay thôi chứ có gì đâu mà cụ căng thẳng thế :D vui lên nào :D
vầng, em thì đã test vụ đĩa chép này rồi. Còn tụ tập thì cụ chủ trì đi, trên VNAV em cũng quen vài Bác, nhưng bảo tụ tập để test đĩa chép xịn với đĩa chép rởm thì em ngại lắm, các bác ấy cười chết. Vì đa phần toàn chơi CD xịn thôi ạ.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
10,931
Động cơ
540,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
vầng, em thì đã test vụ đĩa chép này rồi. Còn tụ tập thì cụ chủ trì đi, trên VNAV em cũng quen vài Bác, nhưng bảo tụ tập để test đĩa chép xịn với đĩa chép rởm thì em ngại lắm, các bác ấy cười chết. Vì đa phần toàn chơi CD xịn thôi ạ.
Test để biết kiến thức mình trước nay đúng hay sai thôi mà. Nếu xét về lịch sử test đĩa thì em nhớ lâu lắm rồi có 1 vụ (7-8 năm trước gì ấy) ... và cuối cùng kết quả là ... không phân biệt được đĩa nào đâu ợ :D
 

tuyenmthn

Xe buýt
Biển số
OF-302520
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
575
Động cơ
307,704 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Test để biết kiến thức mình trước nay đúng hay sai thôi mà. Nếu xét về lịch sử test đĩa thì em nhớ lâu lắm rồi có 1 vụ (7-8 năm trước gì ấy) ... và cuối cùng kết quả là ... không phân biệt được đĩa nào đâu ợ :D
Vụ test em không sắp sếp được, cụ kêu gọi các cụ trên này hưởng ứng đi. Em thì khẳng định là em phân biệt được chất âm giữa CD chép trên địa xịn và đĩa đểu (điều kiện là bộ dàn cũng tương đối chút), nhưng em vẫn tham gia nếu cụ setup được buổi test, đồng thời em sẽ mang thêm vài CD gốc + phôi CD-R Mitsu để các cụ ghi trong quá trình test. ổ ghi đĩa cụ chuẩn bị, loại càng cao cấp càng tốt.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,964
Động cơ
406,268 Mã lực
Vụ test em không sắp sếp được, cụ kêu gọi các cụ trên này hưởng ứng đi. Em thì khẳng định là em phân biệt được chất âm giữa CD chép trên địa xịn và đĩa đểu (điều kiện là bộ dàn cũng tương đối chút), nhưng em vẫn tham gia nếu cụ setup được buổi test, đồng thời em sẽ mang thêm vài CD gốc + phôi CD-R Mitsu để các cụ ghi trong quá trình test. ổ ghi đĩa cụ chuẩn bị, loại càng cao cấp càng tốt.
Chơi đi cụ.

Sao phải ngại :D
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,167
Động cơ
635,255 Mã lực
Thôi thì cũng theo trào lưu nghe nhạc đêm khuya. Em cũng đang bắt bộ dfn cỏ của em chơi bản Symphony số 9 của cụ Beethoven đây các cụ ạ



Cụ cũng chơi e biến áp RFT của đức góc phải ah? Bn A thế cụ?
 

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,765
Động cơ
342,660 Mã lực
Vụ test em không sắp sếp được, cụ kêu gọi các cụ trên này hưởng ứng đi. Em thì khẳng định là em phân biệt được chất âm giữa CD chép trên địa xịn và đĩa đểu (điều kiện là bộ dàn cũng tương đối chút), nhưng em vẫn tham gia nếu cụ setup được buổi test, đồng thời em sẽ mang thêm vài CD gốc + phôi CD-R Mitsu để các cụ ghi trong quá trình test. ổ ghi đĩa cụ chuẩn bị, loại càng cao cấp càng tốt.
Một bản nhạc số là 1 file dữ liệu. File nhạc có thể có rất nhiều định dạng khác nhau wav, flac, mp3...với các mức độ nén khác nhau nhằm mục đích giảm dung lượng lưu trữ.

Việc sao chép nhiều lần file nhạc không ảnh hưởng đến chất lượng file nhạc đó. Việc file nhạc bị lỗi liên quan đến chất lượng thiết bị lưu trữ (đĩa CD, usb, ổ cứng...) ko có nghĩa mỗi lần sao chép chất lượng giảm đi một chút mà đơn giản do thiết bị lưu trữ bị lỗi.

Với CD, việc bị lỗi do xước bề mặt là chuyện bình thường (cứ xước là mất một số bit dữ liệu). Tuy nhiên phần mềm đọc file nhạc ko vì lỗi mà dừng lại mà chỉ loẹt xoẹt rồi đọc tiếp, khác file excel lỗi là ko mở được.

Như vậy file nhạc dù copy nhiều lần cũng ko thay đổi chất lượng. Nếu chất lượng có giảm thì đó là do chúng ta copy file nhạc từ đĩa CD bị xước. Điều này gần như ko xảy ra với ổ cứng hoặc usb.
 
Chỉnh sửa cuối:

Super_voz

Xe buýt
Biển số
OF-25603
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
963
Động cơ
499,013 Mã lực
Nơi ở
VM
Em ủng hộ vụ test đĩa đĩa gốc và đĩa chép, hehe, và em chọn cửa phân biệt được, làm cái kèo uốn bia cho vui các cụ nhỉ.
P/S. Để không có sự khác biệt là rất khó, vì lớp sơn trên lưng đĩa khác nhau nghe đã khác roài.
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,390
Động cơ
803,127 Mã lực
Một bản nhạc số là 1 file dữ liệu. File nhạc có thể có rất nhiều định dạng khác nhau wav, flac, mp3...với các mức độ nén khác nhau nhằm mục đích giảm dung lượng lưu trữ.

Việc sao chép nhiều lần file nhạc không ảnh hưởng đến chất lượng file nhạc đó. Việc file nhạc bị lỗi liên quan đến chất lượng thiết bị lưu trữ (đĩa CD, usb, ổ cứng...) ko có nghĩa mỗi lần sao chép chất lượng giảm đi một chút mà đơn giản do thiết bị lưu trữ bị lỗi.

Với CD, việc bị lỗi do xước bề mặt là chuyện bình thường (cứ xước là mất một số bit dữ liệu). Tuy nhiên phần mềm đọc file nhạc ko vì lỗi mà dừng lại mà chỉ loẹt xoẹt rồi đọc tiếp, khác file excel lỗi là ko mở được.

Như vậy file nhạc dù copy nhiều lần cũng ko thay đổi chất lượng. Nếu chất lượng có giảm thì đó là do chúng ta copy file nhạc từ đĩa CD bị xước. Điều này gần như ko xảy ra với ổ cứng hoặc usb.
Cụ đang phân tích vấn đề là sao chép file dữ liệu bình thường (vd : abc.mp3 -> abc.mp3) nhưng sao chép từ các file để tạo ra đĩa Audio CD (thiết bị dân dụng có thể đọc được) lại là vấn đề hoàn toàn khác.

Nếu mở đĩa Audio CD trên máy tính cụ sẽ thấy có các file : Track 1, Track 2, ... (cho dù file đầu vào có thể là wav, flac, mp3, ...) điều này cho thấy trong quá trình ghi đĩa phần mềm ghi đĩa đã xử lý các file để phù hợp với cấu trúc của đĩa Audio CD chứ không phải sao chép như dữ liệu thông thường.

Vấn đề đĩa F1, F2, ... thường bàn là các đĩa được copy từ một đĩa CD gốc khác trên hệ thống máy tính thông thường theo nguyên lý dữ liệu được đọc sau đó đưa vào bộ nhớ xử lý và ghi qua đĩa mới do đó chất lượng sẽ liên quan đến đĩa gốc, giải thuật xử lý của phần mềm ghi, thiết bị ghi đĩa, chất lượng đĩa mới (nếu hệ thống chuyên dụng chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn).

Việc copy là không như cách nghĩ thông thường - dễ thấy nhất là cụ không thể copy trực tiếp các Track1, Track2, ... trực tiếp từ Audio CD vào đĩa cứng mà phải sử dụng chức năng RIP CD.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,273
Động cơ
898,048 Mã lực
Em ủng hộ vụ test đĩa đĩa gốc và đĩa chép, hehe, và em chọn cửa phân biệt được, làm cái kèo uốn bia cho vui các cụ nhỉ.
P/S. Để không có sự khác biệt là rất khó, vì lớp sơn trên lưng đĩa khác nhau nghe đã khác roài.
Các bác đặt kèo nhưng chưa ra điều kiện!
Nếu chọn đầu CD cũ (loại cũ, chứ không phải mắt yếu) với tốc độ đọc x1 thì có thể thấy rõ. Vì loại đầu này đọc đúng 1 lần, thấy lỗi (hoặc không đọc được) nếu là đoạn rất ngắn thì chúng tự chêm "nhạc" do chúng nghĩ ra, còn nếu là quá dài chúng cho tiếng "xoẹt" vào do vậy chẳng cần đĩa chép mà 2 cái đĩa gốc nếu không phải là rất mới thì dù của cùng 1 album cũng có thể nghe khác nhau.
Nhưng các đầu đọc mới (và đầu DVD) không còn đọc tốc độ x1 mà sẽ x2 hay rất nhiều lần như đọc đĩa ghi dữ liệu và cách sửa lỗi của chúng cũng dựa vào các parity bit cho nên dữ liệu 0...1... khá chính xác. Do đọc tốc độ nhanh hơn nhiều so với bản nhạc nên chúng có thể đọc đi, đọc lại nếu thấy lỗi, chỉ sau rất nhiều lần đọc mà không được chúng mới chuyển sang phần sửa lỗi và sau đó mới chuyển sang DA. Với loại đầu đọc này mà cái đĩa vừa được ghi lại từ 1 cái đĩa gốc mới, không xước, bụi mà bác nào phân biệt được thì chắc phải có đôi tai cực kỳ siêu việt (độ chính xác khi ghi lại là 1/10-12 bit)!
Để khắc phục hiện tượng "lớp sơn trên lưng đĩa khác nhau nghe đã khác roài" các bác thử kẻ quanh vành đĩa 1 lớp mực xanh của bút marker. Cái lớp xanh này sẽ giúp tia laser đọc đĩa tốt hơn rất nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

thich__6969

Xe tăng
Biển số
OF-427295
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
1,146
Động cơ
227,550 Mã lực
Các bác đặt kèo nhưng chưa ra điều kiện!
Nếu chọn đầu CD cũ (loại cũ, chứ không phải mắt yếu) với tốc độ đọc x1 thì có thể thấy rõ. Vì loại đầu này đọc đúng 1 lần, thấy lỗi (hoặc không đọc được) nếu là đoạn rất ngắn thì chúng tự chêm "nhạc" do chúng nghĩ ra, còn nếu là quá dài chúng cho tiếng "xoẹt" vào do vậy chẳng cần đĩa chép mà 2 cái đĩa gốc nếu không phải là rất mới thì dù của cùng 1 album cũng có thể nghe khác nhau.
Nhưng các đầu đọc mới (và đầu DVD) không còn đọc tốc độ x1 mà sẽ x2 hay rất nhiều lần như đọc đĩa ghi dữ liệu và cách sửa lỗi của chúng cũng dựa vào các parity bit cho nên dữ liệu 0...1... khá chính xác. Do đọc tốc độ nhanh hơn nhiều so với bản nhạc nên chúng có thể đọc đi, đọc lại nếu thấy lỗi, chỉ sau rất nhiều lần đọc mà không được chúng mới chuyển sang phần sửa lỗi và sau đó mới chuyển sang DA. Với loại đầu đọc này mà cái đĩa vừa được ghi lại từ 1 cái đĩa gốc mới, không xước, bụi mà bác nào phân biệt được thì chắc phải có đôi tai cực kỳ siêu việt (độ chính xác khi ghi lại là 1/10-12 bit)!
Để khắc phục hiện tượng "lớp sơn trên lưng đĩa khác nhau nghe đã khác roài" các bác thử kẻ quanh vành đĩa 1 lớp mực xanh của bút marker. Cái lớp xanh này sẽ giúp tia laser đọc đĩa tốt hơn rất nhiều!
Chỉ kẻ ở vành đĩa thôi là được hả cụ. Để em thử.
Em toàn đĩa chép ;))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,812 Mã lực
Vâng cụ, dù có dập, có đập, có khắc, có in, có đục thì bên trong nó vẫn là 100100100, mà cái chuỗi này sau khi tống nó vào máy tính rồi ghi ra các đĩa khác dù với phương thức nào thì nó vẫn là chuỗi 100100100 cụ nhé.
Không hẳn thế đâu cụ, tín hiệu đọc được từ đia CD nó là một mớ hổ lốn sóng sin đấy, phải qua 1 chuổi các mạch xử lý thì mới ra 0-1 được. Cụ lưu ý là đĩa CD ứng dụng đầu tiên là cho audio, sau này mới phát triển sang để lưu trữ data.
Các hệ thống đầu CD đầu tiên hoạt động hoàn toàn theo kiểu "cơ bắp", tức là đọc được đến đâu, xử lý luôn rồi chuyển ra mạch DAC luôn, hầu như không có bộ nhớ đệm để lưu trữ xử lý tạm thời => âm thanh CD phải có 1 mớ thôngt tin phụ chèn vào là vì thế :D
Cụ tham khảo sóng thu được từ bộ quang học nhé (hình em chôm trên mạng thoai) - nhìn chẳng biết 0-1 ở chỗ nào trong cái mớ lằng lằng này cả :P




Với CD gốc (tạm coi thế đã), sản xuất bằng công nghệ ép thì bề mặt nó dư lày, hình ảnh minh họa bề mặt CD úp xuống



Pit: chỗ lõm xuống, độ sâu của "hố" pit này = 1/4 bước sóng tia laser, do đó cường độ sóng phản xạ về =0 (thực tế nó loanh quanh 0 - vì vậy nó mới ra sóng sin) :D
Plate: mặt phẳng (chính là bề mặt đĩa), cường độ phản xạ về là mạnh nhất

Với đĩa CD ghi chép được thì Pit là điểm bị đốt "cháy đen thui" coi như không phản xạ, Plate thì giống CD gốc :D

Tại sao tín hiệu đọc về là sóng Sin thì có nhiều nguyên nhân:
- Với hình trên, bắt đầu chuyển từ Plate -> Pit, tín hiệu đang từ mạnh tối đa, giảm dần đến khi toàn bộ chùm laser chui hết vào Pit, và quá trình xảy ra ngược lại khi chuyển từ Pit ra Plate.
- Quá trình chạy có rúng lắc cơ khí của hệ thống đầu đọc -> tín hiệu cũng nhảy múa theo sinh ra sóng điều biến phụ.
- Do quán tính của hệ Servo điểu khiển thấu kính và dàn cơ khí.
- "bia" nhận tín hiệu phả xạ về được ghép từ 4 chú đi ốt quang nên tín hiệu của 4 chú này không thể là đồng thời được....
......................
Tóm cái váy lại, ngay bản thân quá trình đọc đã sinh ra rất nhiều lỗi cần phải sửa trước khi tòi ra được 1 mớ 0-1 cho mạch DAC làm việc...vì vậy người ta phải nhét một mớ mã sửa sai vào, nhưng chưa thể hoàn hảo được, do thời điểm công nghệ CD ra đời (hình như 1981) nên chỉ làm được như vậy.
Đấy là phần đọc những cái đã có sẵn, tức là mắt đọc có cái để mà bám vào (track), còn khi ghi vào khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này bề mặt đĩa CD hoàn toàn trắng trơn, mọi việc định vị vị trí mắt đọc trên đĩa là do bộ điều khiển (servo) kiểm soát. Bộ Servo tốt thì đĩa ghi ra tốt, và ngược lại.....do đó chất lượng đĩa ghi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đầu ghi. Chẳng phải vô cớ mà những đầu ghi chuyên dùng nó to đùng đoàng hơn rất nhiều nhưng đầu ghi dân dụng :))
 

tuyenmthn

Xe buýt
Biển số
OF-302520
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
575
Động cơ
307,704 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không hẳn thế đâu cụ, tín hiệu đọc được từ đia CD nó là một mớ hổ lốn sóng sin đấy, phải qua 1 chuổi các mạch xử lý thì mới ra 0-1 được. Cụ lưu ý là đĩa CD ứng dụng đầu tiên là cho audio, sau này mới phát triển sang để lưu trữ data.
Các hệ thống đầu CD đầu tiên hoạt động hoàn toàn theo kiểu "cơ bắp", tức là đọc được đến đâu, xử lý luôn rồi chuyển ra mạch DAC luôn, hầu như không có bộ nhớ đệm để lưu trữ xử lý tạm thời => âm thanh CD phải có 1 mớ thôngt tin phụ chèn vào là vì thế :D
Cụ tham khảo sóng thu được từ bộ quang học nhé (hình em chôm trên mạng thoai) - nhìn chẳng biết 0-1 ở chỗ nào trong cái mớ lằng lằng này cả :P




Với CD gốc (tạm coi thế đã), sản xuất bằng công nghệ ép thì bề mặt nó dư lày, hình ảnh minh họa bề mặt CD úp xuống



Pit: chỗ lõm xuống, độ sâu của "hố" pit này = 1/4 bước sóng tia laser, do đó cường độ sóng phản xạ về =0 (thực tế nó loanh quanh 0 - vì vậy nó mới ra sóng sin) :D
Plate: mặt phẳng (chính là bề mặt đĩa), cường độ phản xạ về là mạnh nhất

Với đĩa CD ghi chép được thì Pit là điểm bị đốt "cháy đen thui" coi như không phản xạ, Plate thì giống CD gốc :D

Tại sao tín hiệu đọc về là sóng Sin thì có nhiều nguyên nhân:
- Với hình trên, bắt đầu chuyển từ Plate -> Pit, tín hiệu đang từ mạnh tối đa, giảm dần đến khi toàn bộ chùm laser chui hết vào Pit, và quá trình xảy ra ngược lại khi chuyển từ Pit ra Plate.
- Quá trình chạy có rúng lắc cơ khí của hệ thống đầu đọc -> tín hiệu cũng nhảy múa theo sinh ra sóng điều biến phụ.
- Do quán tính của hệ Servo điểu khiển thấu kính và dàn cơ khí.
- "bia" nhận tín hiệu phả xạ về được ghép từ 4 chú đi ốt quang nên tín hiệu của 4 chú này không thể là đồng thời được....
......................
Tóm cái váy lại, ngay bản thân quá trình đọc đã sinh ra rất nhiều lỗi cần phải sửa trước khi tòi ra được 1 mớ 0-1 cho mạch DAC làm việc...vì vậy người ta phải nhét một mớ mã sửa sai vào, nhưng chưa thể hoàn hảo được, do thời điểm công nghệ CD ra đời (hình như 1981) nên chỉ làm được như vậy.
Đấy là phần đọc những cái đã có sẵn, tức là mắt đọc có cái để mà bám vào (track), còn khi ghi vào khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này bề mặt đĩa CD hoàn toàn trắng trơn, mọi việc định vị vị trí mắt đọc trên đĩa là do bộ điều khiển (servo) kiểm soát. Bộ Servo tốt thì đĩa ghi ra tốt, và ngược lại.....do đó chất lượng đĩa ghi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đầu ghi. Chẳng phải vô cớ mà những đầu ghi chuyên dùng nó to đùng đoàng hơn rất nhiều nhưng đầu ghi dân dụng :))
Em mời Cụ ly rượu. Đúng như cụ nói, data Audio không đơn thuần chỉ là 10011100, nên đĩa F1 ghị trên CD-R xịn và đĩa gốc đã cho chất âm khác nhau rồi, ghi đĩa F1, F2 trên phôi CD-R đểu và xịn nó còn khác nữa. Cụ Mazda đêm qua cứ tranh luận với em là không phân biệt được CD gốc và CD chép, thậm chí là CD chép trên phôi đểu.
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,713
Động cơ
542,202 Mã lực
Tai em chả phân biệt được vụ đĩa xịn hay đểu. Trước đây em cũng mua khá khá các đĩa hải ngoại gốc; nhưng vì lý do sưu tập chứ không phải vì chất lượng âm thanh. Từ khi chuyển sang nghe đĩa than là chính thì em đã giải tán sạch đống CD ở nhà, dù là gốc hay chép.

Cá nhân em nghĩ là không phân biệt được trong trường hợp đĩa chép tốt, đầu đọc tốt. Và không phân biệt được thì càng đỡ tiền mua đĩa gốc :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top