Hầu hết các đầu CD Player đọc tốc độ realtime là 176.4KBps, hơn 1x chút xíu đều không tự nghĩ ra được cái gì mà ko đọc được nó bỏ qua cụ ạ.
Vấn đề lớp sơn ngoài chuyện phản xạ ra thì còn độ dày mỏng và đồng đều, hãng làm đồ chơi nó vẫn tận dụng trick này để làm mat và bút kẻ viền CD bán đắt lòi
Vấn đề lớp sơn ngoài chuyện phản xạ ra thì còn độ dày mỏng và đồng đều, hãng làm đồ chơi nó vẫn tận dụng trick này để làm mat và bút kẻ viền CD bán đắt lòi
Các bác đặt kèo nhưng chưa ra điều kiện!
Nếu chọn đầu CD cũ (loại cũ, chứ không phải mắt yếu) với tốc độ đọc x1 thì có thể thấy rõ. Vì loại đầu này đọc đúng 1 lần, thấy lỗi (hoặc không đọc được) nếu là đoạn rất ngắn thì chúng tự chêm "nhạc" do chúng nghĩ ra, còn nếu là quá dài chúng cho tiếng "xoẹt" vào do vậy chẳng cần đĩa chép mà 2 cái đĩa gốc nếu không phải là rất mới thì dù của cùng 1 album cũng có thể nghe khác nhau.
Nhưng các đầu đọc mới (và đầu DVD) không còn đọc tốc độ x1 mà sẽ x2 hay rất nhiều lần như đọc đĩa ghi dữ liệu và cách sửa lỗi của chúng cũng dựa vào các parity bit cho nên dữ liệu 0...1... khá chính xác. Do đọc tốc độ nhanh hơn nhiều so với bản nhạc nên chúng có thể đọc đi, đọc lại nếu thấy lỗi, chỉ sau rất nhiều lần đọc mà không được chúng mới chuyển sang phần sửa lỗi và sau đó mới chuyển sang DA. Với loại đầu đọc này mà cái đĩa vừa được ghi lại từ 1 cái đĩa gốc mới, không xước, bụi mà bác nào phân biệt được thì chắc phải có đôi tai cực kỳ siêu việt (độ chính xác khi ghi lại là 1/10-12 bit)!
Để khắc phục hiện tượng "lớp sơn trên lưng đĩa khác nhau nghe đã khác roài" các bác thử kẻ quanh vành đĩa 1 lớp mực xanh của bút marker. Cái lớp xanh này sẽ giúp tia laser đọc đĩa tốt hơn rất nhiều!