[Funland] Cái thú chơi âm thanh!

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,267
Động cơ
323,107 Mã lực
Tuổi
58
vầng cụ, thằng ku ở studio bên Đức hôm qua bẩu gép với pre+pow của Naim là ổn.
Em khoái săn hàng nên đợi chờ, mai phục cũng là cái thú. Bỏ tiền mua bộ ngon luôn coi như hết phim. :))
Đáng lẽ cụ phải hỏi thêm là mày thích nghe nhạc gì ? Chế linh...tuấn Vũ.... anh Thơ...văn Chương hay mấy ông gì ở châu Âu đã ngỏm củ tỏi hàng thế kỷ để tư vấn cho chuẩn....hehe.
Nghe nói lỗ tai bọn lông vàng cũng khác lông đen.....khoai thế chứ lỵ.
 

Surieu16

Xe tải
Biển số
OF-513046
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
246
Động cơ
182,529 Mã lực
Tuổi
37
Hài vãi... hehe.
Cụ yên tâm nếu mua tỏi chỉ rát cổ thôi. Rơi hố vôi mới sợ. Cụ cứ từ từ đọc sẽ thấy bỏ cả đống tiền vẫn có thể chả hiểu gì rồi lại loanh quanh nhưng không mua tỏi nhé.
Philê nó khác....hehe.
Vì e thấy cái thẩm âm này nó ma mị quá, rất rễ tẩu hoả nhập ma, cư như lão âu dương phong của ông kim dung đam mê bí kíp võ học, học xong thành điên.
 

Xe_om_day

Xe buýt
Biển số
OF-147339
Ngày cấp bằng
28/6/12
Số km
749
Động cơ
367,536 Mã lực
TAD có củ compression diaphragm berryllium rất đặc biệt và ko còn sản xuất nữa ạ.
Thỉnh thoảng em thấy vẫn có bán cụ ơi. Cặp 2402 hình như xài củ 4001 họng 2", bass xài 1601a gân vải xếp. Về cơ bản nam châm của 2402 lả alnico, từ lực mạnh nhưng cái khác thấy rõ nhất là kèn của 2402. Các dòng kèn WE, JBL, altec đa số bằng gang (một số ít composit) nên cho tiếng cơ khí, tiếng rổn rảng kim loại nổi bật, tiếng kèn khò khè nhễ nhại nhưng tiếng trung trầm cảm giác lại không được mềm mại. Kèn của TAD 2402 bằng gỗ nên về tiếng kim loại, tiếng khò khè kém hơn nhưng ưu điểm của kèn gỗ là dải trung cao, trung trầm lại mượt mà và đặc biệt cái diaphragm của TAD bằng berryllium rất nhẹ, nhanh nên cũng bù lại phần nào nhược điểm của kèn gỗ.

Gần giống Westlake không Cụ ui.:)
Em chưa được nghe Westlake nhưng về cảm quan đánh giá em nhận thấy Westlake cơ bản giống JBL hơn :)
 

Super_voz

Xe buýt
Biển số
OF-25603
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
963
Động cơ
499,013 Mã lực
Nơi ở
VM
Ý em nói là không sx nữa thôi vì beryllium rất độc. 2402 dùng của bass 1601 ạ, diaphragm của 4001 là nhôm phủ bery.
Thỉnh thoảng em thấy vẫn có bán cụ ơi. Cặp 2402 hình như xài củ 4001 họng 2", bass xài 1601a gân vải xếp. Về cơ bản nam châm của 2402 lả alnico, từ lực mạnh nhưng cái khác thấy rõ nhất là kèn của 2402. Các dòng kèn WE, JBL, altec đa số bằng gang (một số ít composit) nên cho tiếng cơ khí, tiếng rổn rảng kim loại nổi bật, tiếng kèn khò khè nhễ nhại nhưng tiếng trung trầm cảm giác lại không được mềm mại. Kèn của TAD 2402 bằng gỗ nên về tiếng kim loại, tiếng khò khè kém hơn nhưng ưu điểm của kèn gỗ là dải trung cao, trung trầm lại mượt mà và đặc biệt cái diaphragm của TAD bằng berryllium rất nhẹ, nhanh nên cũng bù lại phần nào nhược điểm của kèn gỗ.



Em chưa được nghe Westlake nhưng về cảm quan đánh giá em nhận thấy Westlake cơ bản giống JBL hơn :)
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Em xin loi choi trả lời là active cũng phải dùng phân tần nhưng là phân tần chủ động, xài nhiều amp cụ ơi:))
Cái đó em hơi hiểu rồi mà, rõ ràng là phải phân tần.
Ý em hỏi là “khác biệt gì lớn” ấy?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,143
Động cơ
893,328 Mã lực
Thiết kế so với phân tần passive+amp khó hơn rất nhiều, vì thế cũng hầu như không thể thay đổi.
Trừ cái loa SUB thì em không thích cái mô hình loa active!
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,703
Động cơ
541,682 Mã lực
Chào bác Việt. Em chính là Lucky_man, mà năm trước bác tư vấn nên chơi Corad Johnson bên diễn đàn HDVietnam đó bác. Từ đó đến giờ bận nên em chỉ nhúc nhắc thay đổi lặt vặt thôi, mấy đồ to phải đợi thêm hứng đã, đợt này ít thời gian nghe nhạc :(.

Phòng em bị vang bác ạ. Trước khi đặt mua tiêu âm em đã thử, vỗ tay vang lắm. Sau khi gắn tiêu âm thì tiêu nhiều quá nên vỗ tay nghe cụt lủn, vì vậy âm thanh cũng cụt luôn :(.

Vài tháng trước em đã bỏ hết tiêu âm trên tường sau và cạnh loa, chỉ còn giữ lại trên tường sau chỗ ngồi (mấy tấm này chỉ mỏng hơn 1cm nên chắc tác dụng không nhiều). Âm thanh có hay hơn.

Về việc kê loa thì thực sự cặp loa này rất kén chỗ. Em đã di dịch lên/xuống, sang phải/trái mỗi lần 3-5cm kết hợp dịch chuyển ghế ngồi gần/xa rất nhiều lần trong rất nhiều ngày mới tìm được vị trí khá ưng ý. Thực tế giờ em còn kê loa gần nhau hơn trong ảnh vì kê sát tường mở to chút là tiếng bị rối và vang rất khó chịu.

Có vài lần em thử lắp ecang vào, cũng mong nó bớt chói, nhưng âm thanh nó cảm giác như phát từ dưới giếng lên :(, nên em lại bỏ ra.

Em vẫn đang tính đổi loa hoặc âmpli, hoặc đập hết làm bộ mới bác ạ. Có lẽ đó là cách triệt để nhất :D.
Theo em thì nên đổi cả loa và amply. Cặp loa này cụ có thay đổi như thế nào thì chất âm cũng chỉ “nhàng nhàng” mà thôi. Amp thì trước em cũng là fan của MF, nhưng rồi nhận ra MF nặng về marketing hơn là chất lượng thực sự. Và nên chọn loa trước khi chọn amp.
 

MAZDA_VIETNAM

Xe tải
Biển số
OF-361551
Ngày cấp bằng
5/4/15
Số km
460
Động cơ
363,872 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Cái đó em hơi hiểu rồi mà, rõ ràng là phải phân tần.
Ý em hỏi là “khác biệt gì lớn” ấy?
Về mặt kỹ thuật:
- Cắt tần thụ động (phân tần trong loa) là cắt ở mức tín hiệu cao (năng lượng lớn).
- Cắt tần chủ động (phân tần trước amp) là cắt ở mức tín hiệu thấp. (năng lượng nhỏ).
So sánh:
+ Cắt chủ động điều chỉnh được gain cho từng dải tần cắt giúp loa đạt cân bằng giữa các tuyến loa.
+ Cắt chủ động thường chính xác hơn, cho độ dốc tại điểm cắt gần thẳng đứng ít bị trôi điểm cắt trong quá trình làm việc
+ Cắt chủ động do hoạt động ở năng lượng thấp, nên tránh được việc các linh kiện rơi vào trạng thái bão hòa khi làm việc liên tục dẫn tới bị trôi điểm cắt.
+ Cắt chủ động tốn amp hơn, khó setup hơn, khi set tốt thì nghe rất tự nhiên.
Còn nhiều nữa để các cụ bên dưới bổ sung hộ cháu ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Về mặt kỹ thuật:
- Cắt tần thụ động (phân tần trong loa) là cắt ở mức tín hiệu cao (năng lượng lớn).
- Cắt tần chủ động (phân tần trước amp) là cắt ở mức tín hiệu thấp. (năng lượng nhỏ).
So sánh:
+ Cắt chủ động điều chỉnh được gain cho từng dải tần cắt giúp loa đạt cân bằng giữa các tuyến loa.
+ Cắt chủ động thường chính xác hơn, cho độ dốc tại điểm cắt gần thẳng đứng ít bị trôi điểm cắt trong quá trình làm việc
+ Cắt chủ động do hoạt động ở năng lượng thấp, nên tránh được việc các linh kiện rơi vào trạng thái bão hòa khi làm việc liên tục dẫn tới bị trôi điểm cắt.
+ Cắt chủ động tốn amp hơn, khó setup hơn, khi set tốt thì nghe rất tự nhiên.
Còn nhiều nữa để các cụ bên dưới bổ sung hộ cháu ạ.
Cảm ơn cụ!
Em chưa dùng cái loa nào chơi phân tần chủ động, và kỹ thuật phân tần lại càng mù tịt. Nhưng qua giải thích của cụ thì cũng hiểu thêm nhiều. (Em hiện dùng fullrange, chả phân tần gì ráo).
Và rõ ràng là hiệu ứng âm thanh tốt hơn thì người ta mới phải chi phí nhiều hơn cho amp chơi chủ động.
Hiện em có thêm 2 câu hỏi về vấn đề này:
1- Về mặt “âm sắc” thì xuất sắc hơn rồi, nhưng vì dùng nhiều amp riêng cho các dải, thì vấn đề “âm lượng” cung cấp cho từng dải (qua từng amp) là cũng chủ động phải không ạ. Tức là có thể nhấn mạnh dải âm nào đó, nhưng cũng dễ gây mất cân bằng giữa các dải nếu cân đối volume của các amp không khéo?
2- Có loại thiết bị phân tần chủ động chuyên biệt nào có thể đặt giữa 1 amp và cặp loa, mà cái thiết bị này có 1 đường input (từ amp đưa đến) và có 4-5 đường output xuất các dải tần riêng biệt tới loa không? Tức là nếu có thiết bị phân tần trung gian như thế thì sẽ chỉ cần dùng 1 amp cho nhu cầu phân tần chủ động của loa nhiều đường tiếng.
 

Xe_om_day

Xe buýt
Biển số
OF-147339
Ngày cấp bằng
28/6/12
Số km
749
Động cơ
367,536 Mã lực
Cái đó em hơi hiểu rồi mà, rõ ràng là phải phân tần.
Ý em hỏi là “khác biệt gì lớn” ấy?
Khác biệt lớn theo em nếu setup chuẩn thì nghe tách bạch hơn thụ động nhưng đây cũng là nhược điểm nếu setup dở sẽ rời rạc đơn điệu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top