Rỗi rãi em sinh nông nổi chút, không phải là có ý phản đối gì với riêng cụ
tiennam đâu nhé, mà vì đây là một quan điểm được chấp nhận rộng khắp, tức là “diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì chống rung càng tốt- kiểu đinh chén ấy”...
Thì các cụ cho ý kiến để cái đầu mông muội của em vỡ ra nhé
:
Nếu chỉ là diện tích tiếp xúc nhỏ, nhỏ như đầu nhọn cái chân đinh ấy, thì liệu có phải là “chống rung tốt hơn” không ạ?
Tập trung vào cái chân đinh (là diện tích tiếp xúc xuống nền rất nhỏ đó nhé), thì em ví dụ hơi thô nhưng dễ tưởng tượng thế này:
Sự rung cơ học ảnh hưởng đến thiết bị, chẳng hạn là chiều ngang đi nhé. Ví dụ nếu sự rung động theo chiều ngang là 1 mi li mét, cái chân đinh nằm trên sàn rung động đó, chả có nhẽ sẽ dịch chuyển ngang ít hơn 1 mi li mét à? Chỉ có chân tiếp xúc to như cái chân bàn thì mới dịch ngang 1 mi li mét hay sao?
Ta đang tập trung vào mấu chốt là cái điểm tiếp xúc- cái chân nhọn hoắt đó- thì cái đỉnh nhọn trên mặt sàn liệu có di chuyển 1 mi li mét hay không?
Và như vậy thì thiết bị bên trên nó có phải cũng rung 1 mi li mét không?
Vậy thì ta nghĩ rằng cái “điểm tiếp xúc nhỏ nhất sẽ hạn chế rung động nhất”, là thế nào ạ?
Em cho rằng nguyên lý nó nằm chỗ khác, chứ không phải là “tiết diện tiếp xúc nhỏ nhất”.
Mời các cụ bàn thử ạ!