- Biển số
- OF-65202
- Ngày cấp bằng
- 29/5/10
- Số km
- 808
- Động cơ
- 435,602 Mã lực
hay quá em đánh dấu
Gặp quy hoạch Nụi thì mất điệnNhưng mọi thứ có giới hạn, nhất là khoảng cách . Xa quá thì không tốt và mọi thứ dừng lại nếu không có các thị trấn bao quanh thành phố mọc lên và các tuyến tàu điện công cộng xây dựng .
Các thành phố ở Mỹ lúc này nói chung là công nhiệp xuống dốc liên tục 30 năm qua để lại nhà xưởng bến bãi quanh trung tâm (downtown) trống . Các nơi này lại thu hút giới trẻ ở sau khi xây dựng kiểu complex (nhà ở, dịch vụ, văn phòng, giải trí, ...)
Thế là dân số quanh và trong downtown lại tăng lên và trẻ hóa:
Ví dụ The Flats East Bank:
phối cảnh:
Hiện tại:
Cái này vui
Em đoán năm 1990-1993 cụ chủ đến miền đất hứa và khi đó cũng tầm 20-21 tuổi rồi. Đợi cụ chủ xác nhận vào lúc thích hợp nhé.
Thương hiệu " Việt Tiến " có từ tháng 5 - 1977 rồi cụ ạ...E để ý thấy có chi tiết Cụ chủ mặc áo “Việt Tiến”
E dự khoảng đầu những năm 1990 vì nhận thấy câu chuyện cụ chủ có 1 số chi tiết đáng chú ý và có thông tin suy đoán: Gia đình cụ ấy đi do đc dì bảo lãnh và đi cả gia đình là ra đi hợp pháp diện H.O giành cho các sĩ quan, binh lính trc năm 1975 của VNCH thỏa mãn 1 số điều kiện. Chương trình ra đi H.O này bắt đầu vào năm 1990 và nhất là chi tiết cụ ấy kể các hội các cựu binh có thể kéo đến mời gia nhập thì càng khẳng định, dù cụ ấy ko nhắc nhưng khả năng cao là bố cụ ấy là cựu quân nhân VNCH (điểm này cụ chủ cứ tự nhiên vì vnch hay ntn mọi chuyện cũng qua lâu rồi, cụ kể với giọng điệu bình thường ko cảm xúc, ko quan điểm chính trị cũng sẽ ko tranh cãi j đâu và câu chuyện vẫn hấp dẫn như thường). Chương trình H.O này kéo dài đợt 1 đến năm 1996 và đợt 2 từ 2005-2008. Trong câu chuyện của cụ ấy thì cái xe đạp mua ở VN còn khó và đắt thì chỉ có thể là ngay đầu những năm 1990-1991 vì tầm 1994-1995 trở ra thì xe máy tại VN đã rất nhiều rồi và ko thể là ở đợt 2 H.O vì quá gần đây và ko thể có gia cảnh nghèo khó quá mức như cụ ấy nhắc tới.E để ý thấy có chi tiết Cụ chủ mặc áo “Việt Tiến”
E dự khoảng đầu những năm 1990 vì nhận thấy câu chuyện cụ chủ có 1 số chi tiết đáng chú ý và có thông tin suy đoán: Gia đình cụ ấy đi do đc dì bảo lãnh và đi cả gia đình là ra đi hợp pháp diện H.O giành cho các sĩ quan, binh lính trc năm 1975 của VNCH thỏa mãn 1 số điều kiện. Chương trình ra đi H.O này bắt đầu vào năm 1990 và nhất là chi tiết cụ ấy kể các hội các cựu binh có thể kéo đến mời gia nhập thì càng khẳng định, dù cụ ấy ko nhắc nhưng khả năng cao là bố cụ ấy là cựu quân nhân VNCH (điểm này cụ chủ cứ tự nhiên vì vnch hay ntn mọi chuyện cũng qua lâu rồi, cụ kể với giọng điệu bình thường ko cảm xúc, ko quan điểm chính trị cũng sẽ ko tranh cãi j đâu và câu chuyện vẫn hấp dẫn như thường). Chương trình H.O này kéo dài đợt 1 đến năm 1996 và đợt 2 từ 2005-2008. Trong câu chuyện của cụ ấy thì cái xe đạp mua ở VN còn khó và đắt thì chỉ có thể là ngay đầu những năm 1990-1991 vì tầm 1994-1995 trở ra thì xe máy tại VN đã rất nhiều rồi và ko thể là ở đợt 2 H.O vì quá gần đây và ko thể có gia cảnh nghèo khó quá mức như cụ ấy nhắc tới.
Về tuổi thì trong câu chuyện cụ ấy có "hắn" là 1 tên đã đi làm rồi thì chắc phải tốt nghiệp PTTH tức >18 tuổi rồi, còn gọi 2 a em cụ ấy là anh và mấy gái 18 cụ ấy nhìn like và bẩu hoa có chủ thì cụ ấy tầm 20-21 là hợp lý và cụ ấy sinh cỡ tầm 1970-1972 thôi, hiện tại cụ ấy tầm 47-49 tuổi
Còn thương hiệu may Việt Tiến nó có ngay sau 1975 nên ko suy đoán đc nhiều.
Cụ chủ cứ viết tự nhiên và tiết lộ ở thời điểm thích hợp nhé .
Cụ ấy là người miền Tây. Em xem thớt Cho con ăn học ở Cleverland của cụ ấy rồi.cụ rất có thể là người Sài Ghềnh. nhà mình loạn lạc cụ nhìn thế giới quan theo con mắt của người xa sứ yêu quê hương và luôn tìm những nét đẹp giản dị nơi sứ người. vote cụ 100 cái nhé
Tiệc bắt đầu đông khi về chiều và chạng vạng . Ít cặp vc mang con theo nếu có . Ai cũng bắt tay chúng tôi và nói chào mừng đến xứ toàn là trâu cày . Họ nói cứ thảnh thơi 1-2 tuần và chuẩn bị tinh thần đi cày vỡ mặt hoặc đi học bục mặt . Cái gì cũng phải cố gắng hết sức thì mới tồn tại ở Mỹ vì ... không phải dân Mỹ .
Nghe cũng hơi ớn nhưng ở VN thì cả nhà cũng đi làm đủ chuyện để sống cho nên qua đây tiếp tục đi làm cũng chẳng sao . Ngôn ngữ pha trộn của cuộc sống ở đây, cách nói ở đây, ... làm chúng tôi nghe hơi lạ . Ví dụ chữ "đi cày", các từ ngữ của lái xe, từ ngữ của việc đi làm ở các cơ sở của Mỹ, v.v. đều khá lạ nhưng hiểu được .
Chẳng bao lâu cái tờ giấy mà người ta đưa cho tôi ghi số điện thoại nếu ai cho đã đầy 1 trang . Họ nói có gì cứ gọi họ .
Nhớ trước khi đi khoảng 2 năm, nhà tôi kéo điện qua 1 nhà có đồng hồ khác chỉ để thắp ngọn đèn neon 6 tấc để anh em chúng tôi học bài thi lần cuối và đọc sách . Ngọn đèn treo lủng lẳng giữa nhà và thấp với tay tới . Có luc' cả nhà quây quần dưới ánh đèn để đọc sách báo . Ít lâu thì chúng tôi biết các kiếm miếng carton dán giấy tráng để trên đèn và phản xạ thêm tí ánh sáng để sáng hơn . Chừng năm sau, có người bà con cũng gần gần cho cái tivi đen trắng trước 1974 cửa lùa khi họ đi Mỹ . Thế là 1 ngày chỉ xem 1-2 giờ tivi, vừa đọc sách báo vừa xem .
Nhờ vậy tình cờ xem được "Người Bắc Kinh ở New York" trên tivi để hiểu rõ cuộc sống nơi xa hơn . Sau khi xem xong thì chúng tôi có thể hiểu khi dì viết thư nói đến Mỹ sẽ có người lo cho ở vì gia đình dì biến chuyển xấu khi dượng bị bịnh . Chúng tôi tin và thương dì vì dì lo bảo lãnh hết những ai có thể và rồi lúc này dì lại không thể làm gì hơn .
Phong trào cà phê video lan tận xuống xã . Cũng nhờ vậy tôi xem khá nhiều phim Mỹ (nhưng không xem phim Hongkong) và cũng bị ám ảnh những cuộc sống khó khăn và XH bạo lực ở Mỹ mà trong phim Mỹ phản ánh . Cũng nhờ "thu nhận" nhiều thứ đen tối của XH Mỹ qua phim ảnh và báo chí nên chúng tôi chuẩn tâm lý khá kỹ cho cuộc sống mới .
1/2 thanh niên đến đều muốn kể cho chúng tôi nghe ví dụ cuộc sống của XH Mỹ qua ... ví dụ của chính họ . Chung quy lại có 2 quan điểm rõ rệt khi qua Mỹ: đi làm ngay và tiết kiệm để mua nhà trả góp rồi cưới vợ; cái kia thì nếu (là nếu) học được thì ráng nhịn chi tiêu không đua đòi chăm chú học, thấy học được là học cho xong university để có cuộc sống sướng hơn .
Nhớ lại chuyện sách báo đọc ở VN .
Trong xóm có ông thầy giáo có chút "gàn" (lập dị). Thầy có rất nhiều sách báo . Bà vợ hay đem lén báo cũ nhất bán ve chai vì quá nhiều . Nếu gặp chúng tôi thì hay dúi cho chúng tôi 1 ít đọc và đọc xong cũng đem cân ký sau khi cắt lại 1 ít để sưu tầm . Bản thân thầy giao kèo với chúng tôi là sách báo sau khi thầy đọc xong thì cứ tự nhiên mượn về đọc nhưng mỗi chiều thứ Sáu đạp xe lên chợ huyện báo TTCN và vài tờ khác cho thầy . Nhờ vậy cả nhà tôi có nguồn sách báo đọc khá dồi dào cho dù đọc hơi trễ 1 chút (cũng chẳng sao).
Bây giờ, mấy ngày nay thiếu sách báo lại nhớ . Nhiều thứ tiếng Việt ở đây chúng tôi đọc không trôi được . Lọc lựa ra thì cũng đọc được nhưng lại mắc công . Có lẽ chúng tôi phải học và tập đọc tiếng Anh .
Tiệc tàn, chúng tôi về nhà với nhiều ví dụ điển hình của thanh niên làm chúng tôi hơi rối trí trong việc chọn lựa hướng đi cho cuộc sống mới . Lúc chưa đi, chúng tôi chọn là qua Mỹ đi làm sau khi có đủ giấy tờ . Giờ một số người đã học xong thì khuyên chúng tôi thử 1-2 năm học, nếu khá thì tiến, thấp hơn nên dừng . 1-2 năm không dài, nhưng liệu có trễ nhiều cơ hội như là việc làm tốt ???