Uống trà cũng lắm công phu, nhân tiện bác khởi thảo em mạn phép võ vẽ chút hiểu biết về thú thưởng trà của ông cha ta.
I. Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh
Phần chính của trà ngon, phải là nước... nước thường là nước mưa được hứng ở giửa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiểm, rồi được mang về, che đập cẩn thận cho đến khi được "cất" trà.
Cách nấu nước cũng hết sức quan trọng. Than, thường được dùng để " đun" nước vì than không bốc mùi làm ô nhiểm " mùi trà" như các loại củi khô, dầu hôi, hay các loại dầu khác. Nhiệt độ cũng rất quan trọng (sôi sủi tăm, đầu nhang, đầu đủa, v.v.) thường là cách mà người trước phân định sức nóng của nước (ngày nay thì ta dùng điều nhiệt kế cho chắc ăn).
Sau đó mới đến loại trà mà ta chọn để " cất" . Trà ta, thì đã nói thường là các loại đọt trà một tôm 2 lá, một tôm một lá trồng trên các triền đồi vùng Tân Cương Thái Nguyên, được sao suốt công phu. Có cụ thích uống đọt Tây pha, có cụ thích uống đọt Đông pha, có cụ lại thích đọt hái khi trời còn thấm đẫm sương sớm. Có cụ lại thchs trà đánh hương nhưng có cụ cũng chỉ thích trà đánh vị.
Trà thường được cất ở khoảng sôi sủi tăm để trà có thể chín nhưng không mất vị (khoảng 80 độ C hay 165-170 độ F). Nếu trà tẩm hương (trà sen, trà nhài, trà cúc, v.v.) thì các cụ thường cất ở độ sôi đầu nhang (khoảng 200 - 205 độ F) như dạng ta " ninh" nước lèo cho nồi phở.
Các cụ tuyệt đối không dùng nước sôi để cất trà vì... nếu dùng nước sôi sẽ là " cháy" trà... và trà trở nên " chát ngắt" vì bị " cháy"!
Phần Bôi (chén) hay Bình trà ở đây thường là dạng chén cỡ hột mít (hay mắt trâu) mà các cụ đề nghị. Bình hay ấm thì có bình chuyên và bình tống. Trước khi pha trà thì các cụ thường dùng nước " sôi" để tráng sơ chén và bình để làm nóng (thật ra đấy là một hình thức tẩy vệ sinh) và rửa trà nước đầu (xong đổ đi)... để cho trà nỡ đều trong nước mà mang ra hương vị đầy đặn nhất của trà. Cho mỗi lần " độc ẩm" , " song ẩm" , " tứ ẩm" , hay " quần ẩm" thì các cụ đều có những loại bình đủ cỡ, đủ kích khác nhau. Như đã nói, nghề và kỹ thuật đồ gốm của người Việt thật ra đã khá phát triễn... từ lúc thủ đô nước ta đã được dời về Thăng Long (Hà Nội) ngày nay. Mới khoảng thời gian rất gần đây, Hà Nội mới khai quật được một số đồ gốm rất tinh xảo trong đời nhà Trần mà trình độ kỹ thuật không thua gì những tác phẩm đặc sắc của Trung Hoa!
Phần " ngũ quần anh" thì... " bạn trà" thường khó tìm hơn "bạn rượu". Nghệ thuật uống trà cũng đã được các cụ cho vào hàng chiếu trên của " tao nhân mặc khách" mà điển hình là thú nghe cô đầu hay hát ả đào hoặc các hội trà ngũ hương, trà cuội thưởng hoa.