[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,817
Động cơ
966,064 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Đầu tư không cẩn thận thì vào lò như chơi cụ ơi? Ai bảo vệ những người dám nghĩ dám làm đây?
Đã sợ thì không làm, đã làm thì không sợ.
Hiện tại chỉ có người đã sợ nên không làm, hết người đã làm thì không sợ rồi.
Học cách sống chung với nóng 😝😜

SAO KHÔNG MUA ĐIỆN CỦA CÁC DỰ ÁN MẶT GIỜI VÀ GIÓ ĐÃ XÂY XONG, SAO LẠI NHẬP KHẨU ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC

Đã cố tình chả muốn nói gì và đứng xem 1 cách bàng quang nhất khi dân tình cãi nhau hăng say về THIẾU ĐIỆN, về SAO KHÔNG MUA ĐIỆN CỦA CÁC DỰ ÁN NLTT XÂY XONG MÀ KHÔNG KỊP VỀ ĐÍCH ĐÚNG HẸN, trong khi đó lại đi NHẬP KHẨU ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC kia kìa.
Ấy nhưng tu chưa chót đời nên lại phải nhao ra. Nhất là khi đọc báo nghe đài về đoạn trích dẫn 2 bác bộ trưởng nói với nhau về giá và nhập khẩu điện thây thú vị😎🥸🤓

👉 Đầu tiên xin nói về CUNG - CẦU:
Hệ thống điện của Việt Nam tới cuối tháng 12/2022 có 360 NM đang vận hành (không kể các NM thuỷ điện nhỏ) với tổng công suất là 80.704 MW, chưa kể nguồn nhập khẩu.
Các nguồn chính có :
Thuỷ điện: 17.703 MW - 21%
Thuỷ điện nhỏ: 4.296 MW - 1,96%
Nhiệt điện than: 26.087 - 32%
Điện mặt trời trang trại: 8.908 MW - 11,4%
Điện mặt trời mái nhà nối lưới: 7.660 MW - 9,49%
Điện gió: 5.096 MW - 6,27%
Nhiệt điện khí: 7.398 MW - 9,17%,
Điện sinh khối: 395 MW - 0,49%
Điện nhập khẩu 572 MW - 0,71%…

Công suất đặt - tức là có nhà máy nhưng chạy được không thì lại tuỳ. Vì vậy, ngành điện ai mà biết sẽ không ngớ ngẩn bảo: công suất đặt to thế kia mà, yêu tâm đi, sao phải xây thêm nhiều nhà máy nữa làm gì - thì đúng là chả hiểu gì về điện.
Điều quan tâm nhất của hệ thống điện chính là CÔNG SUẤT KHẢ DỤNG - nghĩa là có thể huy động được bao nhiêu tại thời điểm nhất định.
Con số này thì lại biến thiên theo thời tiết, có nắng, có gió, có nước hay không, có than có khí hay không, có sự cố, đang bảo dưỡng sửa chữa máy móc của bản thân các nhà máy điện không, hay có sự cố từ bên ngoài bên ngoài như cẩu cây chạm dây điện 500 kV ở Bình Dương gây mất điện cả chục tỉnh thành như năm 2013 hay không?

Vì sao CS đặt có hơn 80.000 MW mà khả dụng chỉ có tầm 46.000 MW thì có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung vào mấy cái thế này:
✋(i) Nước hồ thuỷ điện về ít do chưa đến lũ tiểu mãn (thường vào cuối tháng 5 nhưng khi trên thượng nguồn sông Đà ở bên ngoài VN cũng có các nhà máy thuỷ điện khác thì lũ tiểu mãn dần bị coi là không còn nữa). Vì thế phải chờ vào mùa mưa được bắt đầu trong tháng 6 trở đi - mưa ngày nào thì phải chờ giời, và không phải mưa ở Hà nội thì có nước phát điện mà phải mưa trên thượng nguồn chỗ núi cao non xanh í, nước mới chảy về hồ thuỷ điện được.
Nên có hồ, có nhà máy thuỷ điện nhưng không ra điện là chuyện rất bình thường.
Chưa kể nước hồ thuỷ điện sau khi qua máy để làm ra điện thì còn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho hạ du. Nên không thể bảo là chạy hết nước trong hồ đi rồi dừng máy, chạy nguồn khác bởi bà con mình chả nhẽ chết khô vì không dùng nước à 😝😜
Vậy nên không sợ khổ, sợ khó chỉ sợ khô là vậy các anh nhá 😝😜
✋(ii) Gió vào tháng 3-4-5 hàng năm là mùa lặng ở VN. Có công suất điện gió khoảng 5.000 MW nhưng phát chỉ được vài trăm MW tới 1.000 MW thôi. Mùa gió tốt ở VN là tháng 12 -1- 2.
✋(iii) Nắng hàng ngày cũng chỉ huy động được tầm 12.000 MW, còn đêm thì mặt trời không có nên mất gần như toàn bộ 17.000 MW từ mặt trời trang trại và mái nhà. Số ít có pin dự trữ thì giá điện phải cỡ 3 nghìn đồng/số - tức là nhà giàu rồi. Sống xanh là level, nên đừng nghe mấy ông đó xui dại khi nhà tiền ăn chưa đủ 😝😜 con còn nheo nhóc.
✋(iv) Khí tự nhiên trong nước thì không phải lúc nào cũng dư dả, khai thác từ biển lên thì tới lúc nó sẽ giảm đi, không có nguồn mới bù vào thì chỉ có cạn dần.
Khí LNG nhập khẩu thì chưa nhập tàu nào, chưa kể khi nhập mà giá nhiên liệu cao dẫn tới giá điện cao ai dám chạy để lỗ nặng. Than cũng vậy, lúc giá cao quá hay hết than thì cũng không chạy được.
✋(v) Sự cố các tổ máy: tổ máy thì cũng như con người thôi, làm việc lâu quá thì mệt phải nghỉ, chưa kể trời nóng rền 1 tuần ở miền Bắc khiến nước sông cũng nóng lên, thì tác dụng làm mát cho các NM điện than cũng giảm, dẫn tới có NM nhưng không chạy ra điện được như công suất có.
Bây giờ miền Bắc đang nằm 1 số tổ máy nhiệt điện than của Phả Lại, Vũng Áng, Nghi Sơn 2, Thái bình 2 cũng bị trục trặc 1 tổ và giờ đang cố gắng để lên lại toàn bộ. …

👁Tại thời điểm những ngày này của tháng 5/2023, công suất khả dụng của hệ thống đâu đó vào khoảng 46.000 – 48.000 MW. Nhưng mấy nữa mua/vay được thêm than thì lại khác, hay nước về thì cũng lại khác.

Năm 2022, đỉnh phụ tải cao nhất là hơn 45.528 MW vào ngày 21/6/2022 và đỉnh này cao hơn đỉnh của năm 2021 là 3.100 MW.
Theo quy luật này thì năm 2023 đỉnh phụ tải có thể lên tới gần 49.000 MW.
Ngày 19/5/2023, công suất hệ thống lên cao nhất tính từ đầu năm và đạt 44.600 MW, tiêu thụ sản lượng điện là 932 triệu kWh. Nhưng giờ mới là bắt đầu mùa nóng nên thách thức của hệ thống điện trong mùa nóng 2023 còn ở phía trước. Dù mùa mưa đã bắt đầu tới ở miền Nam và tình trạng khó khăn hiện nay cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất…

Khi nhu cầu lên cao lúc đó nước không có, mặt giời tít, gió lờ đờ, than chưa về kịp, khí thiếu, hay nước làm mát nóng quá, tổ máy điện than chạy không nổi thì phải điều tiết chủ động từ ngành điện - kiểu Các em, đặt tay lên cầu dao chờ lệnh CHUỴ - là chuyện ai cũng biết mà chả ai làm được gì khác…
Chung quy vẫn tại không có nguồn chạy nền được đầu tư mới thường xuyên, gồm điện hạt nhân, thuỷ điện mùa mưa, nhiệt điện than, nhiệt điện khí hay có thể nữa là điện gió ngoài khơi đang được kỳ vọng dù chưa biết năm ơ kìa nào mới có.
Gọi là “chạy nền” vì có số giờ hoạt động nhiều, và ổn định hơn trong năm. Tính 1 năm có 365 ngày x 24 giờ = 8.760 giờ/năm.
Điện than, khí, hạt nhân chạy được 6.000 – 6.500 giờ/năm, thuỷ điện có nước chạy được 4.000 - 4.500 giờ/năm, mặt giời ở ta chạy được từ 1.500-2.500 giờ/năm nhưng chỉ vào ban ngày, từ 18 giờ - 7g hôm sau tịt.
Gió thì từ 2.000-3.000 giờ/năm nhưng gió tốt cũng lại rơi vào tháng 12- tháng 2, là lúc thời tiết cũng lạnh, lại không cần nhiều điện.
Bạn nào bảo thì cứ chạy hết mặt giời gió, nước đi rồi lên than, khí, vừa xanh vừa đỡ bị chửi là không ủng hộ NLTT thì trong kỹ thuật nó lại không vậy 😎🥸🤓
Điện cần ổn định, liên tục và an toàn và người tiêu dùng thì luôn muốn bật công tắc là chói sáng loà.
Nhưng khi có mưa giông bay qua, mặt trời có thể mất toàn bộ hay tới khi nắng tắt thì đồng thời cả 17.000 MW solar cùng sập.
Những lúc đó không có nguồn đỡ kịp thời bù vào thì gây sụt áp hệ thống và mất điện trên diện rộng. Nhưng nguồn đỡ thì lại chỉ có điện than, điện khí – dầu hay thuỷ điện thôi mà thuỷ điện nước g không có và đái ra cũng chả được mấy thì lấy đâu mà đỡ.
Điện khí thì lên nhanh, chỉ tầm 30-45p là ổn định nhưng không phải lúc nào cũng đủ khí. Chưa kể điện khí toàn ở miền Nam, lên được thì cũng cần dây chạy ra Bắc, mà dây thì có giới hạn.
Còn lại điện than thì từ lúc khởi động tới lúc lên được ổn định mất từ 6-8 giờ. Vậy nên không dám tắt điện than mà cứ phải quay quay trong lúc có nắng có gió là vậy, nếu không lúc gió và mặt giời đứt mà than chưa lên kịp thì tèo hết cả làng à.

Về người đầu tư NM điện, EVN thì giờ cũng chỉ chiếm hơn 50% chút nguồn điện thôi, còn lại là tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài, các DN nhà nước khác như PVN hay TKV. Tuy nhiên trừ có điện mặt trời và gió được ào ạt xây dựng với công suất tới 27.000 MW từ năm 2019 - 2021 thì các nguồn khác rất khiêm tốn.
EVN 5 - 7 năm nay không có công trình nào đầu tư xong, vì thủ tục cho DNNN phải trình bẩm lắm, không thể chi tiền giải phóng mặt bằng nhanh nhiều như tư nhân được, nên cứ từ từ mới được làm dù có sốt ruột tới đâu.
Còn các tư nhân hay nước ngoài thì phải có động lực tiền, lợi nhuận nhìn thấy mới lao vào như đã diễn ra với mặt trời và gió vừa qua.
Nếu không có thì xin lỗi nhé tình yêu. “Vì dòng điện thân yêu” hay “Đủ điện cho kinh tế và nhân dân” hay “an ninh năng lượng cho đất nước” được các doanh nghiệp tư nhân luôn luôn lắng nghe nhưng lâu lâu đêk nhớ là rất bình thường 😝😜

Năm 2020-2022 kinh tế Việt Nam gặp khó với covid nên nhu cầu dùng điện cũng chậm lại đỡ lo nhưng khi nhà máy điện mới có thể chạy ổn định không có và nhu cầu vẫn tăng hàng năm đều đặn 3.000-4.500 MW thì có thể thấy năm 2024 trở đi cũng đầy thách thức.
Nhưng nỗi lo này thực ra đã bắt đầu từ năm 2019, khi ngành điện phải ồ ạt bắt tay với các khách hàng công nghiệp để điều chỉnh giờ sản xuất cho cao điểm không vọt lên chót vót mà không cách nào đỡ được.
Còn giờ, không nói thì đỡ nghĩ, đỡ buồn....

👉👉SAO KHÔNG MUA ĐIỆN GIÓ MẶT TRỜI TRONG NƯỚC MÀ NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC
Ở đây có 2 vế, “SAO KHÔNG MUA” và “NHẬP KHẨU ĐIỆN TRUNG QUỐC”.
Nếu hỏi sao không mua thì phải hiểu là điện là hàng hoá có điều kiện, không phải thích là dắt tay nhau ra chợ bán - mua. Để được hoạt động điện thì phải có giấy phép, không thế cứ lao vào tay trần cầm tóm lấy cái điện thì biết ngay….
Làm bất cứ dự án nào CĐT phải đọc Luật Đầu tư, Luật Điện lực, Luật Xây dựng, rồi nhiều quy định hiện hành khác. Ai không tuân theo thì đọc Kết luận của Thanh tra CP mới đây về ngành điện để thấy rõ coi nhẹ các quy định đó thì tương lai ra sao 😅😂🤣

Với các NM dở dang thì có cái khó là về chậm so với thời gian đã công bố nên trượt mất giá tốt, muốn vào thì phải có ý kiến của Bộ ngành, chứ bản thân EVN cũng chả thể rón tay nhấc rào được, các cơ quan luật phát đứng đầy trước mặt ấy.
Có trách thì trách các cơ quan chức năng để lâu quá biết tình trạng mà tới 2 năm mới có hướng giải quyết cho DN, như thế lãng phí xã hội nhất là khi kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay.

Cũng có trách nữa là thấy người ta ùn ùn lao vào làm điện gió, mặt trời mà nhìn thôi đã thấy là không hợp lý, nhưng vẫn không đưa ra cảnh báo. Chưa kể lại có xu hướng chiều theo CĐT và địa phương khiến quy hoạch điện bị băm nát. Hệ quả kéo theo cũng rất mệt mỏi vì phải có đường dây, giải toả mặt bằng theo. Không bố trí đất sớm thì sau này muốn xây nhà máy điện hay đường dây cũng chết mệt với dân.
Càng nhiều mặt trời và gió vào thì dự phòng của hệ thống cũng phải tăng lên, khiến chi phí sản xuất điện tăng lên bởi làm gì có ai chịu hộ đâu.

Nhưng phía CĐT cũng không phải là vô can, muốn bán điện thì phải có Hợp đồng mua bán điện và hồ sơ pháp lý phải đầy đủ. Chứ không có Chủ trương đầu tư có hiệu lực, chưa xong cấp đất, rồi PCCC, công trình chưa được kiểm tra Biên bản nghiệm thu hay chưa có giấy phép hoạt động điện lực… thì không ai dám cho phát điện lên lưới quốc gia.
Ai dám đảm bảo rằng NM chưa đủ hồ sơ thủ tục kia không thể xẩy ra sự cố khi phát điện, nếu có lại ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện thì ale hấp - mời mấy anh ưu ái kia lên giải trình nhé…
Vậy nên chưa mua là vì chưa đủ hồ sơ, ông nào đủ mua ngay, nên kêu gào người khác cũng phải nhìn lại xem mình vẹn toàn chưa, đừng chỉ biết móc lỗi người khác còn việc mình lại không làm. Thế thì tiền ơi tiền rơi khổ lắm.

👉👉 👉NHẬP KHẨU ĐIỆN TQ:
Là đất nước có độ mở cửa lớn, nên việc xuất nhập khẩu của bất cứ mặt hàng gì cũng chả có gì khó hiểu.
VN đã bắt đầu nhập khẩu điện từ TQ những năm 2004, với mục tiêu cấp điện cho 13 tỉnh miền Bắc.
Việc NK khi đó đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng từ năm 2004-2008.
Từ năm 2004-2015, ta nhập khẩu tổng cộng hơn 24 tỷ kWh. Ban đầu mức nhập khẩu này chiếm cỡ 2% sản lượng điện hàng năm, nhưng từ năm 2015 cũng đã giảm xuống còn 1,5% và giờ giữ quanh mức 1%.
Nếu so với sản lượng điện năm 2022 là hơn 200 tỷ kWh thì con số nhập khẩu chả đáng bao nhiêu. Giờ NK có cả từ Lào và TQ, đồng thời Việt Nam cũng XK điện cho CPC.
Thậm chí, có nhiều anh EVN còn bảo, mong nhập khẩu được 10 tỷ kWh/năm nhưng mà họ cũng chả bán cho. Nhập khẩu được điện thì có ngay điện mà lại sạch để dùng, vì dù là gió hay mặt trời cũng vẫn có phát thải của nguyên vật liệu dựng cột gió với giàn mặt trời.
Năm 2019, mình hỏi bác Thái Phụng Nê về NK điện thì cụ có nói đó là “cơ hội cho Việt Nam”, vì các nước láng giềng có khả năng bán, còn Việt Nam sẽ tiết kiệm thời gian đầu tư, giảm ô nhiễm môi trường.
Nhưng cụ cũng nói “phải chủ động nghiên cứu, tính toán” để mua được vì “các nước bán điện theo lợi ích của họ, mình mua điện theo lợi ích của mình. Như vậy, phải thông qua đàm phán và cần phải đàm phán nhanh”.
Từng là Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Phái viên của Thủ tướng về các công trình điện, cụ Nê cũng nói thế này, “họ có thể bán điện cho ta khi thoả mãn được giá điện, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, họ cắt điện, ta sẽ ứng phó ra sao với sự thiếu hụt này, nhất là khi nhập ở quy mô lớn. Phải nói thẳng là, không thể chỉ nói nhập khẩu mà không làm. Không thể lấy nguồn điện ở nước ngoài để làm dự phòng của chúng ta. Đối với một số nước thì mình cũng là nước nhỏ”.
Để hiện thực Tự chủ về Năng lượng, giai đoạn trước chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình điện từ các nguồn vốn khác nhau và đã đáp ứng được nhu cầu điện với dự phòng có lúc đã lên tới 10-15% CÔNG SUÂT KHẢ DỤNG.
Nhưng có điều tiếc là từ 2016 đi chúng ta đã không có nhiều dự án điện mới, lớn, ổn định được xây dựng để bổ sung cho hệ thống, nhằm đáp ứng được tăng trưởng về nhu cầu điện của nền kinh tế.
Bởi vậy, tương lai - còn rất dài từ đây và nếu không có giải pháp rất chi tiết, cụ thể để hiện thực hoá được các mục tiêu to lớn đề ra tại Quy hoạch Điện VIII vừa được thông quA thì chuyện điện đóm - dù được cả làng quan tâm, sôi động nhưng vẫn không đủ dùng....

Ps: ở những nơi hoang dã như này điện là hàng xa xỉ nhá 🤪😜😝

Hết rượu và đang mất điện, chờ có điện sẽ nấu rượu rồi mời cụ :))
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,626
Động cơ
428,541 Mã lực
Oh vậy nhờ bác hiến kế giúp, chứ năm nay EVN chỉ lo thiếu điện cục bộ miền bắc, Miền Nam hoàn toàn ổn. Bác làm giúp đường dây tải hết mớ đmt hiện nay của Ninh Thuận Bình Thuận ra tới Hà Nội với. Hiện đang phải cắt bỏ chắc 30, 40% đmt ở 2 tỉnh đó đó. Nhớ là làm xong đừng tính chi phí vô giá điện mt nha.
Truyền tải là 1 chuyện, còn phải lo điều độ cho mớ điện mặt trời và điện gió không ổn định. Tất cả các đơn vị làm điện mặt trời và điện gió góp tiền xây thêm nhà máy điện khí LNG đi rồi cam kết sẽ tự bù tải cho EVN nếu có đám mây bay qua hoặc trời lặng gió, nhất là buổi đêm không có mặt trời nữa.
không biết ông nào đưa sáng kiến ồ ạt xây dựng điện mặt trời và điện gió thế này để lại 1 bài toán khó cho truyền tải và điều độ. Giá bán cũng có rẻ đâu cơ chứ.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Truyền tải là 1 chuyện, còn phải lo điều độ cho mớ điện mặt trời và điện gió không ổn định. Tất cả các đơn vị làm điện mặt trời và điện gió góp tiền xây thêm nhà máy điện khí LNG đi rồi cam kết sẽ tự bù tải cho EVN nếu có đám mây bay qua hoặc trời lặng gió, nhất là buổi đêm không có mặt trời nữa.
không biết ông nào đưa sáng kiến ồ ạt xây dựng điện mặt trời và điện gió thế này để lại 1 bài toán khó cho truyền tải và điều độ. Giá bán cũng có rẻ đâu cơ chứ.
Đang bàn chuyện xây điện hn ở Ninh Thuận bác ơi. Giờ nó đang dư đmt tải không hết mà bác kia còn bảo xây thêm 2 cái hạt nhân vào đó. Mai mốt giờ cao điểm 1 mình Ninh Thuận chạy công suất 10gw chắc vui.

Còn câu hỏi của bác thì tui hỏi câu hỏi ngược mà không ai trả lời được: 2019, 2020 không làm ồ ạt đmt thì năm nay làm sao bù vô con số 30 tỉ gwh đmt đem lại?
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,626
Động cơ
428,541 Mã lực
Đang bàn chuyện xây điện hn ở Ninh Thuận bác ơi. Giờ nó đang dư đmt tải không hết mà bác kia còn bảo xây thêm 2 cái hạt nhân vào đó. Mai mốt giờ cao điểm 1 mình Ninh Thuận chạy công suất 10gw chắc vui.

Còn câu hỏi của bác thì tui hỏi câu hỏi ngược mà không ai trả lời được: 2019, 2020 không làm ồ ạt đmt thì năm nay làm sao bù vô con số 30 tỉ gwh đmt đem lại?
Nếu có nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận thì khắc EVN sẽ phải xây đường truyền tải cho nó vì cùng là vốn đầu tư của nhà nước.
Còn điện mặt trời và gió là do các doanh nghiệp xây thì phải xét đến hiệu quả. Điện mặt trời đang dư công suất nhưng có dùng hiệu quả được đâu. Công suất thì lắm nhưng lấy gì chạy để điều độ cho nó khi không có nắng. Điện mặt trời bán cho EVN khá đắt vậy tội gì EVN phải làm truyền tải cho nó để mua về bán lỗ, mua rồi còn phải lo điều độ cho nó khi sụt tải. Cụ đang thiếu con trai, nhưng cụ có nhận con nuôi là thằng nghiện ma tuý về nhà mình không.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,914
Động cơ
426,279 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ chắc ko phải dân tài chính, đầu tư rồi :D
Để em tính cho cụ cấu thành giá.
- Thứ nhất là chi phí cố định:
1- Khấu hao: 12 tỷ/30 năm = 0,4 tỷ/năm
2- Chi phí vốn: có 2 loại là chi phí vốn vay và chi phí vốn chủ sở hữu. Chi vay hiện tại khoảng 8,5% đối với usd do lãi vay đang cao kỷ lục. Chi phí vốn chủ sở hữu bao giờ cũng cao hơn vốn vay, tạm lấy 10%. Tính tạm chi phí vốn tổng hợp là 9% => chi phí vốn = 9% x 12 = 1,08 tỷ trong năm đầu.
Như vậy chi phí cố định = 0,4 + 1,08 = 1,48 tỷ.
- Chi phí cố định như cụ nói chiếm 78% => tổng chi phí là 1,89 tỷ $ cho năm đầu.
- 1,89 tỷ $ này đổi lấy 12 tỷ kwh thì giá điện là 15,75 cent ~ 3.685 VND đấy cụ :D
*) Nhà máy điện hạt nhân VN ngày xưa dự kiến 10 tỷ $ cho 4.000 MW còn nâng lên đặt xuống, chứ thằng Phần Lan 12 tỷ cho có 1.600 MW thì giá phải đắt gấp đôi gấp ba là đúng.
Em bẩu rồi, các cụ cứ chấp nhận giá điện 3-5 nghìn đồng/số thì điện gì cũng có hết :D
Có mấy ý góp với cụ:

- Tôi đã nói rõ trong post là "ví dụ nhà máy Olkiluoto 3 Phần lan" chứ không phải là 1 nhà máy điện hạt nhân chung chung. Dự án Okiluoto 3 ký thu xếp vốn năm 2005, thêm 1 vài yếu tố nữa nên chi phí vốn rất rẻ, dưới 2%/năm.
Như báo châu Âu viết và VN dẫn lại là giá điện của Olkiluoto 3 đang tính có 0,065Eur/1kWh, khá giống như tôi tính ở trên là 0,071USD/1kWh.

- Có 1 cái cụ và nhiều ng VN nhầm về điện hạt nhân. Không bao giờ có cái suất đầu tư 10 tỉ đô cho 4.000MW. Cái mà cụ đọc "4.000MW" thực tế nó là CÔNG SUẤT NHIỆT của nhà máy điện hạt nhân, ký hiệu là MWTh. Từ công suất nhiệt ng ta mới chạy máy phát điện và hiệu suất chỉ là 40%, nghĩa là từ 4.000MWTh sẽ ra 1.600MWe. Như vậy chính xác là 10 tỉ đô cho 1.600MW, tương đương Okiluoto 3 ( công suất nhiệt của Olkiluoto 3 là 4.300MWTh).
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,737
Động cơ
246,930 Mã lực
Còn câu hỏi của bác thì tui hỏi câu hỏi ngược mà không ai trả lời được: 2019, 2020 không làm ồ ạt đmt thì năm nay làm sao bù vô con số 30 tỉ gwh đmt đem lại?
Đã là quy hoạch thì phải có cái khác thay thế. Có sự trì hoãn ngầm các nhà máy nhiệt điện để cho điện mặt trời.
Trong khi đó 1 tỉnh ở cuối đường dây là Bạc Liêu lại đòi làm nhà máy điện khí khủng vượt quá xa khả năng tiêu thụ của địa phương, nhưng vẫn được BCT duyệt quy hoạch, dù chủ đầu tư chỉ có vốn 2 đô la.

Để 1 cái được vào quy hoạch thì phải bỏ 1 cái khác ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,626
Động cơ
428,541 Mã lực
Mình giờ chỉ dám nhờ anh nga xây hộ thôi
Tình hình địa chính trị bây giờ lại không dám ký với Nga đâu cụ. Trừ khi mình chọn phe. Tốt nhất Việt Nam nên đứng giữa các phe thôi.
Bên em đang xuất Nga mà cũng run run rồi.
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,038
Động cơ
773,215 Mã lực
Câc anh bảo có lãi rồi, sang năm lại thừa điện, khéo năm sau mùa hè có tuyết:
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,737
Động cơ
246,930 Mã lực
Câc anh bảo có lãi rồi, sang năm lại thừa điện, khéo năm sau mùa hè có tuyết:
bây giờ em bắt đầu nghi ngờ có người cố tình làm EVN lỗ để làm điện BOT, điện mặt trời, điện gió. Nếu EVN mà lãi khủng thì họ tự làm hết được.
 

cái dì cũng to

Xì hơi lốp
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
2,125
Động cơ
593,726 Mã lực
Đã là quy hoạch thì phải có cái khác thay thế. Có sự trì hoãn ngầm các nhà máy nhiệt điện để cho điện mặt trời.
Trong khi đó 1 tỉnh ở cuối đường dây là Bạc Liêu lại đòi làm nhà máy điện khí khủng vượt quá xa khả năng tiêu thụ của địa phương, nhưng vẫn được BCT duyệt quy hoạch, dù chủ đầu tư chỉ có vốn 2 đô la.

Để 1 cái được vào quy hoạch thì phải bỏ 1 cái khác ra.
ưu việt thế cụ còn thắc mắc. có động cơ gì ko :(
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,038
Động cơ
773,215 Mã lực
bây giờ em bắt đầu nghi ngờ có người cố tình làm EVN lỗ để làm điện BOT, điện mặt trời, điện gió. Nếu EVN mà lãi khủng thì họ tự làm hết được.
theo em nghĩ thì âm mưu cũng ko vi diệu được tới mức đấy đâu ạ, có lẽ phần ấm chén và yếu kém trong điều hàng ngành evn còn dễ hơn nai lưng ra đầu tư điện mt với điện gió , trong khi hành lang pháp lý, cơ chế vận hành phối hợp của điện tái tạo chưa có, rủi ro cơ chế cao.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,914
Động cơ
426,279 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Suất đầu tư và giá thành điện hạt nhân. SMR Hàn Quốc là 5 triệu $/MW. Giá thành là 5 cent/ký điện (tương đương Nga, nhưng SMR của Nga công suất lớn hơn nên có ưu thế hơn Hàn Quốc. Chưa kể Nga rất mạnh về nguyên liệu)

Mệt nhất làm với Nga là bị cấm vận.

LCOE-for-SMRs-and-Some-Alternative-Sources-for-Different-Regions-at-5-Real-Discount.jpg
Đây là các con số trong trg hợp lý tưởng cụ ạ. Thực tế thì như Phần lan vừa rồi, nhà máy Olkiluoto 3 công suất 1.600MW, Areva Pháp xây, con số cuối cùng là 12,3 tỉ đô.

Với Nga thì đang có 1 tham khảo rất tốt là dự án điện hạt nhân Rooptur Bangladesh, Nga bao thầu 100%. Công suất 2.160MW, dự kiến 12,2 tỉ đô, nhưng chưa xong nên chưa khẳng định đc.

Tóm lại, Âu Mỹ xây thì 7-8 triệu đô cho 1MW, còn Nga là 6 triệu.
 
Chỉnh sửa cuối:

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
bây giờ em bắt đầu nghi ngờ có người cố tình làm EVN lỗ để làm điện BOT, điện mặt trời, điện gió. Nếu EVN mà lãi khủng thì họ tự làm hết được.
Lãi hay lỗ thì liên quan gì đến cung - cầu điện hả cụ?
Sản lượng điện năm 2012 là 117 tỷ kwh, năm 2022 là 268 tỷ kwh. Cụ tính xem nhu cầu trong 10 năm qua tăng lên bao nhiêu lần? Nếu không có kế hoạch bổ sung nguồn mới vào lưới điện thì lấy điện đâu ra mà dùng?!
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Đã là quy hoạch thì phải có cái khác thay thế. Có sự trì hoãn ngầm các nhà máy nhiệt điện để cho điện mặt trời.
Trong khi đó 1 tỉnh ở cuối đường dây là Bạc Liêu lại đòi làm nhà máy điện khí khủng vượt quá xa khả năng tiêu thụ của địa phương, nhưng vẫn được BCT duyệt quy hoạch, dù chủ đầu tư chỉ có vốn 2 đô la.

Để 1 cái được vào quy hoạch thì phải bỏ 1 cái khác ra.
Phiền bác chỉ ra nhà máy nhiệt điện nào bị nhà nước chỉ thị cấm/hoãn từ 2019 tới nay.

Mà bác thật sự nghĩ xây được 4000mw nhiệt điện than trong 3 năm hả? 2019 xây 2022 có.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Đây là các con số trong trg hợp lý tưởng cụ ạ. Thực tế thì như Phần lan vừa rồi, nhà máy Olkiluoto 3 công suất 1.600MW, Areva Pháp xây, con số cuối cùng là 12,3 tỉ đô.

Với Nga thì đang có 1 tham khảo rất tốt là dự án điện hạt nhân Rooptur Bangladesh, Nga bao thầu 100%. Công suất 2.160MW, dự kiến 12,2 tỉ đô, nhưng chưa xong nên chưa khẳng định đc.

Tóm lại, Âu Mỹ xây thì 7-8 triệu đô cho 1MW, còn Nga là 6 triệu.
Hàn Quốc xây cho UAE nhà máy điện hạt nhân Barakah công suất 5380MW với tổng chi phí đầu tư 24.4 tỷ $ = 4.5 triệu Usd / mw.

P/s. Các nước đầu tư cho nước họ thì luôn rẻ hơn đầu tư cho nước ngoài.
 
Chỉnh sửa cuối:

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
45
Screenshot_2023-05-27-19-11-21-967-edit_com.google.android.apps.docs.jpg


Gửi các cụ số liệu đầu tư của điện hạt nhân. Nguồn: Cẩm nang Công nghệ ngành điện Việt Nam 2023
 

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
45
Screenshot_2023-05-27-19-16-37-490-edit_com.google.android.apps.docs.jpg


Số liệu của hạt nhân công nghệ SMR. Nguồn: như trên
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Screenshot_2023-05-27-19-16-37-490-edit_com.google.android.apps.docs.jpg


Số liệu của hạt nhân công nghệ SMR. Nguồn: như trên
Với các số liệu này thì đầu tư SMR quá ngon. Như Côn Đảo đến 2035 nhu cầu cũng chỉ 90mw. Đầu tư 1 module SMR 90MWe là 500 triệu $.

Dự án kéo cáp ra Côn Đảo cũng đã 5000 tỷ rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top