Nhiều cụ không hiểu.
Người ta nói không muốn EVN độc quyền ngành điện là ý nói muốn có DN khác cũng làm 1 số việc trong ngành điện, chứ không có ý nói để tư nhân làm điện.
Ví dụ :
EVN vẫn giữ độc quyền hệ thống truyền tải điện. Đảm bảo an ninh năng lượng.
Hiện tại : đã mở thị trường SX điện cho các DN cả tư nhân, cả nươc ngoài cùng tham gia đầu tư SX điện
Nên cho phép thêm các cty khác ( ngoài EVN ) tham gia phân phối điện. Vừa giảm tải cho EVN, vừa nâng cao hiệu quả KD điện.
Ví dụ thế.....dĩ nhiên việc này CP, và Bộ CT hiểu rõ hơn....
Em cũng đồng ý với quan điểm của cụ về y tế và giáo dục. Thực ra đối với ngành điện, đặc biệt với mảng truyền tải thì độc quyền lại tốt hơn so với cạnh tranh. Các cụ nắm được lý thuyết cơ bản về kinh tế học sẽ dễ hiểu việc này. Nó chính là độc quyền tự nhiên (Natural monopoly) và thường thấy ở những ngành có chi phí cố định cực lớn. Lúc này việc có nhiều người tham gia cung ứng lại ko có lợi cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng phải mua sản phẩm với giá đắt hơn. Y tế và giáo dục ko nằm trong nhóm này nên để tự do cạnh tranh sẽ tốt hơn.
Thông tin cho các cụ là Ph Tây nói chng theo mô hình:Ý cụ là cụ sợ " Tư nhân độc quyền phân phối điện" à ?
Cho Tư nhân phân phổi điện....không có nghĩa chỉ Tư nhân phân phối điện. Mà có nghĩa nhiều cty đồng thời phân phối điện cùng với EVN và các cty khác nữa, có thể Tư nhân, có thể Nhà nước, có thể nước ngoài.
Tức là có nhiều hơn 1 cty phân phối điện, và người dân / DN được chọn lựa 1 trong số các cty phân phối điện đó.
- Nhà nước trung ương độc quyền truyền tải cao thế
- Địa phương độc quyền truyền tải trung hạ thế
- Các công ty bán buôn/bán lẻ thuê đường dây bán điện đến hộ tiêu dùng, cũng có thể làm đường dây trung hạ thế riêng bên cạnh đường dây của địa phương. Còn thì tuyệt đối không can thiệp vào mạng cao thế.
Người ta đã phát triển công nghệ và thiết bị để 1 mạng điện duy nhất có thể truyền tải điện của nhiều nhà cung cấp khác nhau (tương tự như cáp quang viễn thông có thể truyền song song hàng ngàn gói tín hiệu). Cho nên 1 hộ tiêu thụ có thể tự do mua điện từ nhiều nhà bán lẻ mà chỉ cần duy nhất 1 kết nối đường dây.
Nghe qua thì rất hấp dẫn, có điều....
- Khi tách truyền tải ra khỏi bán điện thì công ty truyền tải phải tự mình có lãi, nghĩa là phải tính đủ giá thành đầu tư-tái đầu tư- bảo dưỡng sửa chữa- chi phí tài chính-nhân công vv. kết quả sẽ không hề dễ chịu đối với người dùng điện.
Ví dụ ở Mỹ, giá thành sản xuất điện tổng hợp trung bình năm 2020 là 0,046 USD/kWh (1.100Đ), nhưng giá thành truyền tải là những 0,043 USD/kWh (1.000Đ), gần bằng giá thành sản xuất.
Hiện tại, EVN đang tính giá thành truyền tải chỉ có 76Đ/kWh, lấy lợi nhuận bán điện bù lỗ cho truyền tải. Nếu tách truyền tải thành 1 công ty riêng thì không còn chuyện bù lỗ như vậy, và chắc chắn giá thuê truyền tải sẽ tăng vọt so với con số 76Đ/kWh ở trên. Đáng lo là các đường truyền tải không có lãi sẽ bị bỏ bê hoàn toàn, ví dụ truyền tải vùng sâu vùng xa, truyền tải ra đảo vv
- Muốn truyền tải nhiều gói điện (cả bán buôn và bán lẻ) trên cùng 1 mạng thì mạng truyền tải hiện có của VN phải nâng cấp tương đối nhiều, ước tính hàng tỉ đô. Đó là con số rất lớn chưa chắc VN đã chịu được.