- Biển số
- OF-834128
- Ngày cấp bằng
- 20/5/23
- Số km
- 403
- Động cơ
- 8,219 Mã lực
Chúc cụ có nhiều tư liệu để dziếtEm vừa đăng ký đề tài khoa học “Mối quan hệ biện chứng giữa việc cắt điện ở Hà Nội với việc tăng doanh số ngành hàng bán lẻ”
Chúc cụ có nhiều tư liệu để dziếtEm vừa đăng ký đề tài khoa học “Mối quan hệ biện chứng giữa việc cắt điện ở Hà Nội với việc tăng doanh số ngành hàng bán lẻ”
Khoản 44609 tỷ mà cụ đề cập là đầu tư tài chính ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Tiền trong bảng cân đối kế toán phải được hiểu gồm các bộ phận: Tiền mặt tại quỹ + tiền gửi không kỳ hạn tại tài khoản ngân hàng + tiền đang chuyển cụ nhé. 16K tỷ này có thể phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn để có thể chi trả ngay chứ không phải toàn bộ là tiền mặt. Mà tôi vừa vào xem báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 của EVN (https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/BCTC Q2_2022 Cty me.PDF) thì 16K tỷ tiền gồm 12,68 tỷ tiền mặt tại quỹ, 15.991 tỷ tiền gửi không kỳ hạn, 200 tỷ tiền đang chuyển.Cụ ơi người ta chỉ dám gửi ngắn hạn thôi còn kia là gửi dài hạn tức 1 năm trở lên. Và cũng không ai đi rút tiền và tương đương tiền với tỷ lệ 90% tiền mặt như trong báo cáo giữa niên độ kia cả. 16k tỷ tiền mặt đấy.
Giết người xong xin lỗi độc quyền vui đáo đểTại buổi họp báo của Bộ Công thương, lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực nói: “Việc thiếu điện là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước và ngành điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả nhân dân, doanh nghiệp”.
Lời xin lỗi đó được đưa ra trong bối cảnh nhiều tỉnh bị cắt điện luân phiên giữa cái nóng thiêu đốt của mùa hè, làm cuộc sống của người dân đảo lộn, sản xuất của doanh nghiệp ngưng trệ. Ấy vậy mà nhiều nơi bị cắt điện mà không một lời cảnh báo, hay một lời xin lỗi.
Người dân, doanh nghiệp đang cùng chung tay chia sẻ với khó khăn của ngành điện bằng hành động tiết kiệm điện. Người tắt đi một bóng điện, người không bật điều hòa hay nâng lên vài độ. Dân nào dám tiêu dùng điện hoang phí!
Sau những tháng nắng nóng kéo dài, mực nước lòng hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống thấp nhất trong gần 13 năm qua.
Lý do của mất điện, cắt điện, thiếu điện có phần khách quan do Elnino nên nước không về, hạn hán ở nhiều nơi, nhiều hồ chứa thủy điện về mực nước chết trong khi nhu cầu sử dụng điện trong dân lại tăng lên do nóng bức.
Song, lý do lớn nhất lại không được nêu ra: trong thời gian dài vừa qua không phát triển được nguồn điện chủ động ổn định trong khi nhu cầu điện tăng trung bình 10% mỗi năm.
Cũng trong khoảng thời gian đó, nhiều dự án năng lượng tái tạo đã được khởi công, đưa tổng công suất lắp đặt lên hơn 81.000 MW. Tuy vậy, phụ tải đỉnh hay nhu cầu cực đại là 49.000 MW.
Những số liệu này làm xuất hiện câu hỏi chính đáng của dân: vậy vì sao ngắt điện?
Các chuyên gia khẳng định, nguyên tắc của ngành điện là nguồn điện chủ động phải lớn hơn phụ tải đỉnh 10-20% thì mới cung điện an toàn. Hay nói cách khác, Việt Nam cần cần ít nhất 54.000 MW nguồn chủ động là thủy điện, nhiệt điện, điện khí. Năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời rất đỏng đảnh và ít quốc gia nào phụ thuộc vào nguồn này như là trụ cột để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Vì sao cũng là con người đó mà chỉ trong 12 năm từ 2003-2015 riêng EVN đã xây dựng 28 nhà máy thủy điện, hơn 10 nhà máy nhiệt điện tại các trung tâm điện lực qui mô lớn tại Vĩnh Tân, Phú Mỹ, Trà Vinh, Quảng Ninh, Hải Phòng?
Chỉ trong hơn một chục năm, công suất của ngành điện đã vượt trên 40.000MW, chấm dứt tình trạng thiếu điện mà đất nước đã trải qua trong thời gian dài bao cấp trước đó. Cũng con người đó mà điện được cấp đủ cho mọi cơ sơ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, ngoài ra còn có dự phòng.
Vì sao để cho doanh nghiệp nợ đến gần một trăm ngàn tỷ đồng, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử của doanh nghiệp nhà nước nói chung?
Đặt ra những câu hỏi đó mới mong tìm ra giải pháp gỡ khó cho ngành điện là trụ cột trong phát triển kinh tế của đất nước.
Năm 2017, ông Franz Gerner, trưởng Nhóm năng lượng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam từng cảnh báo, giá điện tại Việt Nam quá thấp. Giá điện bán ra ở mức 7,6 cent/kWh trong khi giá thành là 11,3 cent/kWh.
Hơn nữa, giá điện sinh hoạt, giá điện kinh doanh và giá điện công nghiệp bán ra tại Việt Namthấp so với các nước có cùng trình độ phát triển (GDP/người) trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, giá điện tại Campuchia, Lào, Philippines và Indonesia lần lượt là 19 US cent/kWh, 9 US cent/kWh, 14,6 US cent/kWh, và 7,3 US cent/kWh.
Sau hơn 6 năm trôi qua, giá điện Việt Nam đã được tăng vài lần mà mức giá hiện nay vẫn còn thấp hơn 11,3 cent/kWh là giá thành sản xuất mà Ngân hàng Thế giới tính năm 2017.
Không có lãi thì làm sao thu hút được đầu tư của tư nhân?
Có quốc gia nào trên thế giới đặt trách nhiệm giữ an toàn, an ninh năng lượng quốc gia cho chỉ 1 doanh nghiệp?
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 đặt ra lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh, theo đó từ năm 2015 đến 2016 thực hiện thị trường bán buôn cạnh tranh thí điểm; từ 2017 đến năm 2021 thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh; từ năm 2021 đến 2023 thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm; và từ sau 2023 thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh. Luật Điện lực ban hành năm 2004 cũng đã qui định rõ về thị trường điện bán lẻ cạnh tranh.
Quyết định này đặc biệt nhấn manh đến yếu tố con người: phải có đội ngũ cán bộ, công nhân viên được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Vậy mà đến nay, văn bản rất quan trọng này chưa được đánh giá, tổng kết để xem việc triển khai trên thực tế như thế nào.
Hôm qua, Tuần Việt Nam đăng tải ý kiến của ông Đào Văn Hưng bày tỏ những nỗi day dứt để thiếu điện. Trong đó, ông nêu một ý rất quan trọng: ngành điện từng có các cơ chế mang tính cách mạng về quản lý đầu tư. Những người làm điện căn cứ vào các Tổng sơ đồ điện 5, 6 và 7 để được quyền tự quyết định đầu tư các dự án từ khâu thiết kế, duyệt dự toán, đấu thầu, xây dựng và đưa vào vận hành. Nhờ cơ chế đó, ngành điện đã phát triển được những dự án điện rất lớn, có điện dự phòng.
Đến nay, cơ chế này đã không còn được áp dụng. Dự án điện phải trải qua quá nhiều khâu phê duyệt, phải có nhiều giấy phép của các cấp, các ngành. Tiến độ một dự án kéo dài lê thê.
Nêu lại chuyện trên để nhắc lại với lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực, người đã nói lời “xin lỗi” nhân dân và doanh nghiệp.
Cơ quan tham mưu cần đưa ra các giải pháp, ít nhất là như cũ và đã có trong các văn bản pháp luật liên quan, để phát triển nguồn điện chủ động, an toàn để dân không chịu cảnh mất điện khốn khó; để bệnh viện, trường học có thể vận hành; để doanh nghiệp không phải ngưng sản xuất. Hành động mới quan trọng hơn vạn lần lời xin lỗi nhân dân.
Tư Giang
Riêng về điện có hơn chục thớt nên gộp lại rồi cụthớt về điện kia bị xóa rồi à các cụ
Cụ không chịu hiểu thì có giải thích thế nào cũng đâu có nghe. Vấn đề này ở cái thớt mới bị xóa các cụ cũng giải thích chán rồi. Đối ứng trả nợ ngắn hạn mà cụ cứ bảo tiền gửi tiết kiệm lấy lãi thì em chịu.Em chẳng hiểu cụ nói gì??
Bình thường doanh nghiệp hay cửa hàng nhà cụ mà nói lỗ thì tức là sau khi hạch toán hết mà tiền âm đúng ko?
Đằng này lỗ mà vẫn có hàng vạn tỉ đồng gửi NH, ơ thế tiền này ngoài sổ sách à??
Tất nhiên rồi.Giờ cho tư nhân phân phối điện có khi nào lãi thì nhiệt tình, đến lúc lỗ lại từ chối bán điện như trường hợp đã xảy ra với các cây xăng tư nhân năm 2022 không nhỉ
Vâng cụ, đừng để lặp lại ocean bank phiên bản 2 là được. Ghê răng lắmKhoản 44609 tỷ mà cụ đề cập là đầu tư tài chính ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Tiền trong bảng cân đối kế toán phải được hiểu gồm các bộ phận: Tiền mặt tại quỹ + tiền gửi không kỳ hạn tại tài khoản ngân hàng + tiền đang chuyển cụ nhé. 16K tỷ này có thể phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn để có thể chi trả ngay chứ không phải toàn bộ là tiền mặt. Mà tôi vừa vào xem báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 của EVN (https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/BCTC Q2_2022 Cty me.PDF) thì 16K tỷ tiền gồm 12,68 tỷ tiền mặt tại quỹ, 15.991 tỷ tiền gửi không kỳ hạn, 200 tỷ tiền đang chuyển.
Mới có khoảng 200 năm so với lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất mà nói cứ như thật. Đành rằng thời điểm này nó thế nhưng phát biểu cái câu méo ngửi được, 200 năm trước trở về trước làm méo có cung cấp những cái đó. Mà cụ chắc là từ đây về sau 3 trường hợp cụ nêu nó không xảy ra nữa không? Câu nói đó thì hay, nhưng nên cân nhắc trước khi phát biểu.Chưa năm nao rực rỡ như gần đây nhể các cụ:
+ Thiếu xăng để bán.
+ Đăng kiểm khó khăn
+ Và h là cắt điện luân phiên.
Cứ như này quanh năm suốt tháng rồi lại hô hào vs yêu cầu dân tắt điều hòa vs tiết kiệm điên.Tiết kiệm, trước hết, phải bắt đầu từ mấy cậu có Nghĩa vụ nêu gương ấy, bác ạ.
Vô các chỗ nớ, điều hòa chạy xun cả chym, thì làm sao tiết kiệm.
Tiền chùa mà.
Còn mấy thằng trả tiền điện bằng máu thịt, anh thủ khỏi cần lo cho tụi nó.
Tổng tài sản ngắn hạn của EVN tại ngày 30/6/2022 là 147.253 tỷ đồng (trong đó 16,2 K tiền và tương đương tiền, 44,6 K đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn 77 K). Đối ứng với nó là 141.680 tỷ đồng nợ ngắn hạn (trong đó phải trả người bán ngắn hạn 78 K, chi phí phải trả ngắn hạn 34,3 K, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 22,5 K). Hệ số thanh toán nhanh chỉ là 1,039 cho thấy EVN thực sự không dư dả thanh khoản. Khoản lỗ 22,2 K là do 13,4 K lỗ từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (giá vốn hàng bán: 202,6 K, doanh thu bán hàng: 189,2 K, cho thấy giá điện bán ra thấp hơn giá điện mua vào) + 8 K lỗ từ hoạt động tài chính (4,7 K doanh thu, 12,7 K chi phí) + 0,8 K chi phí quản lý doanh nghiệp.ltiền gửi thanh toán dùng để thanh toán khoản nợ đến hạn còn kia là tiền gửi dài hạn tức là lượng dư thừa tiền mặt người ta mới dám gửi dài hạn. Nợ ngắn hạn nếu vay nh thì trả xong lại vay lại chứ làm gì có ai dở hơi trả hết mà cụ đi so.
22k tỷ kia tương đương số lỗ mà evn đang gào lên lỗ, không biết căn cứ của cái 22k tỷ lỗ giữa niên đó rút cục là cái gì.
Hoạt động của Ocean bank khác với hoạt động của EVN cho nên không so sánh được với nhau. Mấu chốt vấn đề của EVN hiện nay là với giá điện bán ra thấp hơn giá điện mua vào thì không một ai có thể kinh doanh có lãi được. Muốn có lãi để có thể tiếp tục đầu tư thì chỉ có cách tăng giá bán, nhưng điều này thì các cụ lại không chịu. Điện phải đảm bảo 100% cho các cụ xài thoải mái nhưng giá bán phải rẻ. Đẹp bền tốt rẻ thì không bao giờ đi cùng nhau được.Vâng cụ, đừng để lặp lại ocean bank phiên bản 2 là được. Ghê răng lắm
Vâng cụ cho em hỏi , ngoài bắc này 5 năm nay không co dự án tư nhân nào đầu tư nguồn điện, tư nhân bị độc quyền ép hết rồi mà không đầu tư tiếp ạ?Nhiều cụ không hiểu.
Người ta nói không muốn EVN độc quyền ngành điện là ý nói muốn có DN khác cũng làm 1 số việc trong ngành điện, chứ không có ý nói để tư nhân làm điện.
Ví dụ :
EVN vẫn giữ độc quyền hệ thống truyền tải điện. Đảm bảo an ninh năng lượng.
Hiện tại : đã mở thị trường SX điện cho các DN cả tư nhân, cả nươc ngoài cùng tham gia đầu tư SX điện
Nên cho phép thêm các cty khác ( ngoài EVN ) tham gia phân phối điện. Vừa giảm tải cho EVN, vừa nâng cao hiệu quả KD điện.
Ví dụ thế.....dĩ nhiên việc này CP, và Bộ CT hiểu rõ hơn....
Thế đính chính là đối ứng trả nợ đi, sao cứ để ng ta hiểu là gửi NH lấy lãi vậy???Cụ không chịu hiểu thì có giải thích thế nào cũng đâu có nghe. Vấn đề này ở cái thớt mới bị xóa các cụ cũng giải thích chán rồi. Đối ứng trả nợ ngắn hạn mà cụ cứ bảo tiền gửi tiết kiệm lấy lãi thì em chịu.
Mấy bố nghị gật nói chứ mồm mấy ông evn nói đâu. Em còn thảo hơn cụ.Thế đính chính là đối ứng trả nợ đi, sao cứ để ng ta hiểu là gửi NH lấy lãi vậy???
Các cụ nhập nhèm thế thì em thảo dân sao hiểu đc, em chịu.
Mua điện không biết đàm phán chỗ nào giá thấp thì mua, mua chỗ giá cao còn khoe khoang cái gì. Điện gió + mặt trời đang thừa mứa lại không đàm phán được giá thấp để mua thì nên xem lại năng lực. Bên Châu Âu nghe nói có thời điểm bán âm giá điện đấy.Hoạt động của Ocean bank khác với hoạt động của EVN cho nên không so sánh được với nhau. Mấu chốt vấn đề của EVN hiện nay là với giá điện bán ra thấp hơn giá điện mua vào thì không một ai có thể kinh doanh có lãi được. Muốn có lãi để có thể tiếp tục đầu tư thì chỉ có cách tăng giá bán, nhưng điều này thì các cụ lại không chịu. Điện phải đảm bảo 100% cho các cụ xài thoải mái nhưng giá bán phải rẻ. Đẹp bền tốt rẻ thì không bao giờ đi cùng nhau được.
Cụ chỉ nói đúng một vế thôi. Cắt điện dân còn phải chịu nữa là tăng giá, cứ đổ hết cho dân là "các cụ" là xong.Hoạt động của Ocean bank khác với hoạt động của EVN cho nên không so sánh được với nhau. Mấu chốt vấn đề của EVN hiện nay là với giá điện bán ra thấp hơn giá điện mua vào thì không một ai có thể kinh doanh có lãi được. Muốn có lãi để có thể tiếp tục đầu tư thì chỉ có cách tăng giá bán, nhưng điều này thì các cụ lại không chịu. Điện phải đảm bảo 100% cho các cụ xài thoải mái nhưng giá bán phải rẻ. Đẹp bền tốt rẻ thì không bao giờ đi cùng nhau được.