Chắc evn cũng tụe nhận thức là năng lực điều phối điện lưới là yếu nên cp vẫn kêu gọi nc ngoài hỗ trợ điện lưới thông minh. Không có cái đó thì nltt rất khó phát triển.
Nltt đc cụ thủ đã khẳng định trong phát biểu rằng đó là loại điện cho nhà giàu. Các anh muốn tôi tham gia cop26 thì phải có hỗ trợ công nghệ, tài chính. Đến nay vẫn khá là im ắng.
Mảng nltt này đã vượt quy mô có thể hấp thụ. Đối với các dự án điện sử dụng năng lượng có khả năng tích trữ (nước, than, khí…) sẽ là trọng tâm trong thời gian tới. Giờ vấn đề là vẫn giữ quan điểm kêu gọi tư nhân làm hay nhà nc làm. Việc bố trí vốn không phải khó, bộ tc nói khó hay đổ lỗi cho bộ tc là nói bậy. Quan điển của em đó là nếu tư nhân có năng lực thì làm còn nếu cứ dền dứ chờ giá ngon, chính sách ngon thì để nhà nc làm. Nền kinh tế không thể đợi mấy ông được.
QH8 là đến 2030, còn 7 năm nữa có thể có những diễn biến mới như giá pin lưu BESS giảm mạnh vv.
Tại thời điểm này viết QH là 1 chuyện chứ thực tế nltt chỉ giỏi lắm thêm được phần chuyển tiếp thôi, mà chuyển tiếp cũng rất rắc rối đang áp giá tạm 50% như điện mặt trời chuyển tiếp đang là 600đ/kwh.
QH và khung giá như vậy thì thực tế đã chặn bổ sung nltt rồi. Tức là nói 1 đằng (ủng hộ nltt) thực tế 1 nẻo (chặn nltt). Nltt không phải là trọng tâm nữa (chỉ có 1 số cơ chế thử nghiệm như tự sản tự tiêu, DPPA thôi). Tiền tây lông hỗ trợ "xanh hóa" chắc chỉ đủ bù 1 ít cho điện gió ngoài khơi thôi (nếu có tiền tươi thật, và qđ dùng tiền đó bù giá đgnk, ví dụ cho vay ko lãi trả bằng carbon credit).
Nên mới nói mọi người đang bị lái vào vấn đề tái tạo là bị dắt mũi, trong khi vấn đề lớn nhất bây giờ là bù lỗ 2022, thiếu nước, than, khí và mất cân đối miền, vùng, quá tải 500kv, truyền tải.
Đó mới là trọng tâm hiện nay và thời gian tới thì ko thấy đại biểu quốc hội nào hỏi? Quốc hội nên tìm hiểu sâu sắc vấn đề, ngọn ngành, tổng thể thì may ra mới có chuyển biến lớn được.
Đó là trách nhiệm EVN đào tạo đại biểu
đào tạo bổ chửng dù hơi khó đào tạo đấy