[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Ý cụ là sao, LNG Bạc Liêu 7cent lúc đó là vừa ảo vừa cao? Nói cụ thể chút là đang nhận xét loại nguồn nào, ko chơi đoán ý mệt lắm
7 cent là thấp so với khí nhưng cao so với các nguồn khác của VN mấy năm trước. Ngay cả 7 cent chỉ là trên báo còn làm việc với EVN thì không có giá đó.
 

type

Xe tăng
Biển số
OF-452504
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,150
Động cơ
203,946 Mã lực
Thế mới là SG! Toàn làm màu! Giờ cao điểm là 6 giờ chiều thì không dám bảo cắt.
Vì đêm đã giảm điện chiếu sáng, qc, các mục đích sử dụng điện không thiết yếu để tiết kiệm tài nguyên để p.vụ phát điện vào giờ mà cụ nêu rồi đó. Thế mới cần sinh ra anh điều độ.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
7 cent là thấp so với khí nhưng cao so với các nguồn khác của VN mấy năm trước. Ngay cả 7 cent chỉ là trên báo còn làm việc với EVN thì không có giá đó.
Cụ so với nguồn khác là nguồn nào. Chỉ có thủy điện 1100đ là rẻ thôi, nhưng thủy điện không phải là trụ cột của phát điện VN và đã kịch công suất rồi.

Năm 2019 điện than đã hơn 7cent rồi. Các cụ đừng nói than trong nước khí trong nước rẻ, bản chất đó (rẻ hơn nhập khẩu) đã là bao cấp giá điện rồi. Bao cấp từ nguồn khai thác than, khí. Khai thác trong nước có giới hạn và suy giảm, không đảm bảo tương lai năng lượng.
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,763
Động cơ
72,582 Mã lực
Bỏ độc quyền EVN thì để thằng nào bán lẻ tự kéo dây cáp đến nhà cụ kiểu như viễn thông phỏng ạ ? Cụ thử nhẩm tiền xem để 1 ông khởi nghiệp lập ra hệ thống điện phân phối EVN' thì sẽ ra sao ( gợi ý là hàng năm Bộ Xây có ban hành định mức đầu tư xây dựng , trong đó có ngành điện ) . Cụ nhẩm rồi thì sẽ thấy để 1 thằng cạnh tranh với quy mô của EVN cần hết mấy tiền . Mà em cũng mách cụ luôn là em đến 1 nước có thị trường điện bán lẻ cạnh tranh thì dân họ bảo cũng chỉ mua ở điện lực địa phương . Ông ở xa đến bán mất thêm phí truyền tải nên lại đắt hơn .
Cụ phân tích thế khác lào đếm cua trong lỗ. CP cứ mạnh dạn bỏ đọc quyền . tự nhiên thị trường sẽ điều tiết . giá điện e đảm bảo sẽ rẻ.Thằng Hànvà thằng khựa sẽ đầu tư nhà máy phát điện hạt nhân với tiềm lực của họ điện sẽ còn tối đa 1.5k/kw. sure nuôn.
2023 thế kỷ 21 các cụ còn ủng hộ độc quyền :( mô hình quái thai cả thế giới bỏ chạy mà các cụ... chán .:(
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
459
Động cơ
238,223 Mã lực
Theo tôi nên có chính sách thúc đẩy các nhân tự trang bị điện mặt trời. Nhưng đồng thời giới hạn điều kiện để tránh trục lợi như vừa qua.

VD như mỗi hộ gia đình sau khi trừ công suất tự dùng chỉ được bán tối đa 1kw-2kw phát lên lưới, công suất lớn hơn không thanh toán. Phần thừa này có thể để các nhà khác trong khu vực cần.

Còn đối với khu chung cư, hay doanh nghiệp cũng được mua 1 mức nào đó tối đa mà hạ tầng truyền tải có thể chịu được, nếu phát trên mức đó không trả tiền, thậm chí nếu quá năng lực truyền tải thì cắt bớt.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Vì đêm đã giảm điện chiếu sáng, qc, các mục đích sử dụng điện không thiết yếu để tiết kiệm tài nguyên để p.vụ phát điện vào giờ mà cụ nêu rồi đó. Thế mới cần sinh ra anh điều độ.
Lúc căng thẳng như này mọi tiêu thụ (đặc biệt miền Bắc) nên giảm. Nhất là cái dễ làm nhất: cụ thấy ai bật điều hòa dưới 26 độ C thì các cụ cứ lôi cả 9 họ tổ tông ra mà chửi :D
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Lúc căng thẳng như này mọi tiêu thụ (đặc biệt miền Bắc) nên giảm. Nhất là cái dễ làm nhất: cụ thấy ai bật điều hòa dưới 26 độ C thì các cụ cứ lôi cả 9 họ tổ tông ra mà chửi :D
P/s. Mà thôi mình nghĩ lại rồi, ko nên chửi, dùng phổ biến khoa học vẫn tốt hơn :)

Lưu ý: không nên để nhiệt độ chênh lệch trong phòng - ngoài phòng quá 8 độ. Đi ra đi vào chênh lệch nhiệt độ càng cao càng dễ shock nhiệt, ốm, cảm. Khoa học đã nghiên cứu 26 độ C là nhiệt độ hợp lý
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Nhân nói về điện khí Bạc Liêu, thêm bài này. Giá 7 usd là giá rao trên báo vào năm 2018.

 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Nhiều người thích điện cạnh tranh, chống độc quyền bằng điện mặt trời, điện gió!!!
Nếu tỷ lệ công suất điện từ các nguồn tái tạo rất nhỏ trong mạng lưới chung, khi chúng có dao động một chút, thậm chí tắt hẳn thì cũng ít ảnh hưởng đến chất lượng cả lưới. Nhưng khi tỷ lệ đủ cao, sụt nguồn từ các nguồn tái tạo (không chỉ vào những giờ hết mặt trời, mùa ít gió mà cả lúc mưa, bão, ngày âm u, lặng gió) thì phải có nguồn phát bù. Nguồn phát bù sẽ không hoạt động khi các nguồn tái tạo đang thừa thãi, mà chỉ được phát lên lưới để bù vào phần thiếu hụt khi nguồn tái tạo yếu hay ngừng hẳn.
Nếu cả nguồn tái tạo và nguồn bù cùng do 1 người sở hữu thì vấn đề chỉ ở mỗi vốn đầu tư và thời gian thu hồi, nhưng khi 2 nguồn đó thuộc 2 người khác nhau thì liệu người đầu tư những nguồn phát bù có thể chỉ ngồi chờ phục vụ cho mấy ông tái tạo bán giá cao vào lưới được không?
Đã đầu tư ai cũng muốn nhanh hoàn vốn, khi chỉ mỗi điện gió, điện mặt trời được bán giá cao, các nguồn nhiệt điện bị khống chế giá từ mức lãi lại chỉ được phát ở những thời điểm nhất định làm thời gian thu hồi vốn kéo dài, lại còn phải canh, trực để kịp thời phát bù phục vụ để những ông kia được bán giá cao lại được gọi là "cạnh tranh"?
Thực ra nếu không vì mấy cái cam kết bảo vệ môi trường cho hàng xuất khẩu được chấp nhận thì Nhà nước nên quy định về chất lượng nguồn điện. Chỉ mua điện từ những nhà đầu tư có thế phát ổn định vào lưới ở mức giá "cạnh tranh" (EVN là 1 tập đoàn nhà nước, nên EVN mua đồng nghĩa với Nhà nước mua). Để ổn định nguồn thì ai muốn làm điện gió, điện mặt trời chắc cũng phải làm luôn phần lưu trữ để bù những khoảng khắc gió, mặt trời làm nguồn điện họ phát ra không ổn định. Giá từ nguồn này chắc không rẻ lắm để ai ai cũng thạm gia cạnh tranh!
 

trungthu2020

Xe điện
Biển số
OF-744758
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
2,060
Động cơ
149,022 Mã lực
Nhiều người thích điện cạnh tranh, chống độc quyền bằng điện mặt trời, điện gió!!!
Nếu tỷ lệ công suất điện từ các nguồn tái tạo rất nhỏ trong mạng lưới chung, khi chúng có dao động một chút, thậm chí tắt hẳn thì cũng ít ảnh hưởng đến chất lượng cả lưới. Nhưng khi tỷ lệ đủ cao, sụt nguồn từ các nguồn tái tạo (không chỉ vào những giờ hết mặt trời, mùa ít gió mà cả lúc mưa, bão, ngày âm u, lặng gió) thì phải có nguồn phát bù. Nguồn phát bù sẽ không hoạt động khi các nguồn tái tạo đang thừa thãi, mà chỉ được phát lên lưới để bù vào phần thiếu hụt khi nguồn tái tạo yếu hay ngừng hẳn.
Nếu cả nguồn tái tạo và nguồn bù cùng do 1 người sở hữu thì vấn đề chỉ ở mỗi vốn đầu tư và thời gian thu hồi, nhưng khi 2 nguồn đó thuộc 2 người khác nhau thì liệu người đầu tư những nguồn phát bù có thể chỉ ngồi chờ phục vụ cho mấy ông tái tạo bán giá cao vào lưới được không?
Đã đầu tư ai cũng muốn nhanh hoàn vốn, khi chỉ mỗi điện gió, điện mặt trời được bán giá cao, các nguồn nhiệt điện bị khống chế giá từ mức lãi lại chỉ được phát ở những thời điểm nhất định làm thời gian thu hồi vốn kéo dài, lại còn phải canh, trực để kịp thời phát bù phục vụ để những ông kia được bán giá cao lại được gọi là "cạnh tranh"?
Thực ra nếu không vì mấy cái cam kết bảo vệ môi trường cho hàng xuất khẩu được chấp nhận thì Nhà nước nên quy định về chất lượng nguồn điện. Chỉ mua điện từ những nhà đầu tư có thế phát ổn định vào lưới ở mức giá "cạnh tranh" (EVN là 1 tập đoàn nhà nước, nên EVN mua đồng nghĩa với Nhà nước mua). Để ổn định nguồn thì ai muốn làm điện gió, điện mặt trời chắc cũng phải làm luôn phần lưu trữ để bù những khoảng khắc gió, mặt trời làm nguồn điện họ phát ra không ổn định. Giá từ nguồn này chắc không rẻ lắm để ai ai cũng thạm gia cạnh tranh!
Coi EVN là Nhà nước em e là khó, nếu EVN là nhà nước thì lỗ nhà nước sẽ dùng thuế bù vào phải không ạ?
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,426
Động cơ
53,257 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Nhiều người thích điện cạnh tranh, chống độc quyền bằng điện mặt trời, điện gió!!!
Nếu tỷ lệ công suất điện từ các nguồn tái tạo rất nhỏ trong mạng lưới chung, khi chúng có dao động một chút, thậm chí tắt hẳn thì cũng ít ảnh hưởng đến chất lượng cả lưới. Nhưng khi tỷ lệ đủ cao, sụt nguồn từ các nguồn tái tạo (không chỉ vào những giờ hết mặt trời, mùa ít gió mà cả lúc mưa, bão, ngày âm u, lặng gió) thì phải có nguồn phát bù. Nguồn phát bù sẽ không hoạt động khi các nguồn tái tạo đang thừa thãi, mà chỉ được phát lên lưới để bù vào phần thiếu hụt khi nguồn tái tạo yếu hay ngừng hẳn.
Nếu cả nguồn tái tạo và nguồn bù cùng do 1 người sở hữu thì vấn đề chỉ ở mỗi vốn đầu tư và thời gian thu hồi, nhưng khi 2 nguồn đó thuộc 2 người khác nhau thì liệu người đầu tư những nguồn phát bù có thể chỉ ngồi chờ phục vụ cho mấy ông tái tạo bán giá cao vào lưới được không?
Đã đầu tư ai cũng muốn nhanh hoàn vốn, khi chỉ mỗi điện gió, điện mặt trời được bán giá cao, các nguồn nhiệt điện bị khống chế giá từ mức lãi lại chỉ được phát ở những thời điểm nhất định làm thời gian thu hồi vốn kéo dài, lại còn phải canh, trực để kịp thời phát bù phục vụ để những ông kia được bán giá cao lại được gọi là "cạnh tranh"?
Thực ra nếu không vì mấy cái cam kết bảo vệ môi trường cho hàng xuất khẩu được chấp nhận thì Nhà nước nên quy định về chất lượng nguồn điện. Chỉ mua điện từ những nhà đầu tư có thế phát ổn định vào lưới ở mức giá "cạnh tranh" (EVN là 1 tập đoàn nhà nước, nên EVN mua đồng nghĩa với Nhà nước mua). Để ổn định nguồn thì ai muốn làm điện gió, điện mặt trời chắc cũng phải làm luôn phần lưu trữ để bù những khoảng khắc gió, mặt trời làm nguồn điện họ phát ra không ổn định. Giá từ nguồn này chắc không rẻ lắm để ai ai cũng thạm gia cạnh tranh!
Ý này chuẩn!
Nếu muốn cạnh tranh thì về cùng 1 mặt bằng, ít ra là ở chất lượng nguồn điện và cùng cam kết về thời gian đáp ứng công suất trong ngày.
Khi đó, nđt điện gió/điện mặt trời sẽ tự phải bổ sung thêm việc tích trữ năng lượng lúc dư thừa bù cho khi thiếu. Việc tích trữ này có thể bằng pin hoặc xây thêm cái nhà máy điện than chạy song song để đảm bảo bù được khi năng lượng tái tạo khó sinh đủ công suất và chất lượng như cam kết.
E rằng khi đó giá khó có thể cạnh tranh.
 

trungthu2020

Xe điện
Biển số
OF-744758
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
2,060
Động cơ
149,022 Mã lực

nmtri1210

Xe máy
Biển số
OF-743049
Ngày cấp bằng
15/9/20
Số km
69
Động cơ
79,650 Mã lực
Vấn đề điện đang nóng từng ngày, mời các cụ/mợ tham khảo bài viết trên vietnamnet


AI BÙ LỖ CHO ĐIỆN
Dư luận đang xôn xao với ý kiến từ diễn đàn Quốc hội đề xuất bù lỗ cho ngành điện năm 2023 lên đến 130 nghìn tỷ đồng. Tất nhiên, ý kiến này rất khó được chấp nhận.

- Hơn 8 triệu hộ dân chỉ tiêu thụ 2,2% điện
Theo biểu giá điện cho sản xuất và sinh hoạt mới (1), chỉ có các hộ sinh hoạt sử dụng đến 100 kWh một tháng mới có giá điện thấp hơn giá mua điện bình quân quý 1/2023 của EVN. Số hộ sử dụng đến 100 kWh một tháng có khoảng 8 triệu hộ trên tổng số 27,9 triệu hộ gia đình. Trong khi đó, giá điện giờ bình thường của sản xuất đều thấp hơn giá mua vào của EVN.

Năm 2022 điện sử dụng sinh hoạt xấp xỉ 68 tỷ kWh trên tổng số 242,7 tỷ kWh (28% tổng điện tiêu thụ). Trong đó, 8 triệu hộ có giá điện bậc 1 và 2 chỉ tiêu thụ 5,4 tỷ kWh (chiếm 2,2% tổng tiêu thụ), bình quân 56 số điện một hộ một tháng. Ngoài ra, gần 20 triệu hộ cũng được sử dụng 100 số điện giá thấp một tháng với sản lượng khoảng 24 tỷ kWh (chiếm 9,9% tổng tiêu thụ).

- Tiêu dùng điện chưa tạo ra GDP tương xứng

Năm 2022, GDP theo thống kê mới (điều chỉnh từ 2021) là khoảng hơn 400 tỷ USD. Với lượng điện tiêu thụ 242,7 tỷ kWh thì 1 kWh điện tiêu thụ tạo ra 1,6 USD GDP. Con số này ở một số nước như TQ là 2 USD, Mỹ 5,6 USD, Đức 7,3 USD, Nhật 5 USD, Nga 1,7 USD, Úc 5,2 USD.

Trường hợp của Đức rất đặc biệt, trong ngành chế tạo máy họ sử dụng rất nhiều lò nấu kim loại chạy than chứ không phải từ than ra điện rồi đốt bằng điện.

Ở khu vực ASEAN, năm 2021 Thái Lan tiêu thụ khoảng 195 tỷ kWh điện nhưng GDP đạt 506 tỷ USD, còn Indonesia tiêu thụ 291 tỷ kWh điện và GDP 1.186 tỷ USD. Trường hợp Indonesia điện cho sinh hoạt chiếm đến 42%, còn công nghiệp 36%, dịch vụ 22%. Rõ rang, bài toán tăng GDP không nhất thiết phải dựa vào phát triển công nghiệp tiêu tốn nhiều điện.

- Nhà nước đang nhận phần thiệt về mình

EVN đang bị phê phán định tính là “độc quyền” và “nhóm lợi ích”. Độc quyền của EVN ở đây là độc quyền bán theo giá quy định chứ doanh nghiệp không được quyết định giá. Hơn 60% công suất đặt, hơn 50% sản lượng điện là nguồn ngoài EVN. Nhà nước đầu tư truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng sâu, vùng cao và bán lỗ để đảm bảo dân sinh và tính cạnh tranh của hàng hoá sản xuất.

Nếu EVN độc quyền và nhóm lợi ích thì chính nhà nước đang nhận phần thiệt về mình. Phần thiệt này là chia đều cho toàn dân.

Chẳng có mấy ai tìm hiểu vấn đề kĩ thuật và cơ chế đầu tư, mua bán của DNNN, chẳng hạn với các dự án điện năng lượng tái tạo. Đầu tư một lượng tiền để có thể đấu nối hoà lưới điện từ các nguồn điện lẻ mà không tính ra hiệu quả thì thuyết minh làm sao. DNNN mua đắt, bán rẻ thì cái thòng lọng “thất thoát vốn nhà nước” luôn treo lơ lửng.

Thông tin đầy đủ ở link dưới

Em thấy trong nhóm báo chính thống, thì vietnamnet là thằng đỡ lệch nhất, còn những thằng như tuoitre thanhnien vnexpress khi đăng bài thường có tính định hướng cả về nội dung và bình luận theo những động cơ không trong sáng mấy
 

vu_tungbka

Xe đạp
Biển số
OF-573249
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
38
Động cơ
145,220 Mã lực
Cụ phân tích thế khác lào đếm cua trong lỗ. CP cứ mạnh dạn bỏ đọc quyền . tự nhiên thị trường sẽ điều tiết . giá điện e đảm bảo sẽ rẻ.Thằng Hànvà thằng khựa sẽ đầu tư nhà máy phát điện hạt nhân với tiềm lực của họ điện sẽ còn tối đa 1.5k/kw. sure nuôn.
2023 thế kỷ 21 các cụ còn ủng hộ độc quyền :( mô hình quái thai cả thế giới bỏ chạy mà các cụ... chán .:(
Thế nó ko rẻ thì sao hả cụ, cụ lấy cái gì ra đảm bảo giá điện rẻ nào, cụ thử search thế giới có thằng nào tư nhân điện mà giá rẻ hộ mình cái. Thị trường sẽ luôn luôn điều tiết giá bán ra cao hơn giá đầu vào. Cái quái thai của các cụ rất chi là vớ vẩn, đòi sạch nhưng phải rẻ và ổn định, nhiều người còn quái thai dị hợm ở chỗ sẵn sàng mua giá cao miễn ko độc quyền nhưng khi tăng giá có 3% họ lại là người chửi hăng nhất. Nhìn vào bài học xăng dầu thì tôi nghĩ nên dẹp bỏ cái tư tưởng này, kẻo có ngày mấy thằng bán điện nó đem mình ra làm con tin, cắt điện.
 

vu_tungbka

Xe đạp
Biển số
OF-573249
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
38
Động cơ
145,220 Mã lực
EVN chưa giải trình được việc lỗ ngoài ngành 26.200 tỷ nên các đại biểu mới hỏi. Chứ đây chỉ nhắc lại lời thôi. Trong khi nguồn cung điện của EVN chỉ chiếm 11/100. 19 dn khác toàn lời có mỗi EVN kêu lỗ trong khi gần 10 năm giá điện tăng gần gấp đôi.
Còn phải mua từ Lào, TQ đâu phải nó gần. Nhiều dn sản xuất điện tái tạo trong nước cung cấp điện còn gần hơn họ đó. Còn đường dây tải điện cùng các hệ thống biến áp xuyên quốc gia cụ không tính tới à. Cụ có thể lý giải thuyết phục hơn cho mình được không?
Cụ lấy thông tin ở đâu ra nói evn lỗ ngoài ngành 26k tỷ vậy, bớt nói xàm đi hộ cái.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Nhiều người thích điện cạnh tranh, chống độc quyền bằng điện mặt trời, điện gió!!!
Nếu tỷ lệ công suất điện từ các nguồn tái tạo rất nhỏ trong mạng lưới chung, khi chúng có dao động một chút, thậm chí tắt hẳn thì cũng ít ảnh hưởng đến chất lượng cả lưới. Nhưng khi tỷ lệ đủ cao, sụt nguồn từ các nguồn tái tạo (không chỉ vào những giờ hết mặt trời, mùa ít gió mà cả lúc mưa, bão, ngày âm u, lặng gió) thì phải có nguồn phát bù. Nguồn phát bù sẽ không hoạt động khi các nguồn tái tạo đang thừa thãi, mà chỉ được phát lên lưới để bù vào phần thiếu hụt khi nguồn tái tạo yếu hay ngừng hẳn.
Nếu cả nguồn tái tạo và nguồn bù cùng do 1 người sở hữu thì vấn đề chỉ ở mỗi vốn đầu tư và thời gian thu hồi, nhưng khi 2 nguồn đó thuộc 2 người khác nhau thì liệu người đầu tư những nguồn phát bù có thể chỉ ngồi chờ phục vụ cho mấy ông tái tạo bán giá cao vào lưới được không?
Đã đầu tư ai cũng muốn nhanh hoàn vốn, khi chỉ mỗi điện gió, điện mặt trời được bán giá cao, các nguồn nhiệt điện bị khống chế giá từ mức lãi lại chỉ được phát ở những thời điểm nhất định làm thời gian thu hồi vốn kéo dài, lại còn phải canh, trực để kịp thời phát bù phục vụ để những ông kia được bán giá cao lại được gọi là "cạnh tranh"?
Thực ra nếu không vì mấy cái cam kết bảo vệ môi trường cho hàng xuất khẩu được chấp nhận thì Nhà nước nên quy định về chất lượng nguồn điện. Chỉ mua điện từ những nhà đầu tư có thế phát ổn định vào lưới ở mức giá "cạnh tranh" (EVN là 1 tập đoàn nhà nước, nên EVN mua đồng nghĩa với Nhà nước mua). Để ổn định nguồn thì ai muốn làm điện gió, điện mặt trời chắc cũng phải làm luôn phần lưu trữ để bù những khoảng khắc gió, mặt trời làm nguồn điện họ phát ra không ổn định. Giá từ nguồn này chắc không rẻ lắm để ai ai cũng thạm gia cạnh tranh!
Để đưa điện mt tham gia thị trường phát điện cạnh tranh có nhiều việc phải làm. Ví dụ, Tương ứng với cơ cấu thị trường và điều độ chung cả nước mà cam kết một lượng bán (kèm chất lượng) nhất định thì chỉ đầu tư pin ở tỷ lệ đó thôi. Ví dụ 100mwp thì đầu tư pin tầm 25mw x 2h.

Ủng hộ 2 tay cho đmt tham gia thị trường phát cạnh tranh, với những quy định phù hợp. BCt & các nm đmt chuyển tiếp (4 GWP) nên làm việc cụ thể để ra được cơ chế thử nghiệm. Khi pin sodium ion thương mại hóa bắt tay đầu tư là vừa đẹp.
 
Chỉnh sửa cuối:

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,214
Động cơ
532,877 Mã lực
Cụ phân tích thế khác lào đếm cua trong lỗ. CP cứ mạnh dạn bỏ đọc quyền . tự nhiên thị trường sẽ điều tiết . giá điện e đảm bảo sẽ rẻ.Thằng Hànvà thằng khựa sẽ đầu tư nhà máy phát điện hạt nhân với tiềm lực của họ điện sẽ còn tối đa 1.5k/kw. sure nuôn.
2023 thế kỷ 21 các cụ còn ủng hộ độc quyền :( mô hình quái thai cả thế giới bỏ chạy mà các cụ... chán .:(
9h sáng rồi còn ngủ say thế cụ.
Chả thằng kinh doanh lõi đời nào ko biết đánh giá tình hình để định giá cụ ạ. Nên kể cả nó có làm ra điện với giá 1k, bán 1.5k/kWh là lãi thì nó cũng dek bán thế mà sẽ nâng giá lên sát với giá đáp ứng của đối thủ. Và khi EVN hay tư nhân trong nước ko đủ khả năng đấu nữa và buộc phải cắt đi thì giá là 5k hay 10k thì vẫn phải mua cụ ạ.
Cụ cứ kêu gào là bỏ độc quyền thì hãy nhìn lại căn nguyên của việc tranh cãi này là việc các nhà máy NLTT ko chịu đấu giá cạnh tranh với nhau mà đòi hưởng giá FIT. Vậy giờ ko giám sát thì họ sẽ bắt tay nhau làm giá hay sẽ đấu giá cho dân hưởng lợi đây.
 

vu_tungbka

Xe đạp
Biển số
OF-573249
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
38
Động cơ
145,220 Mã lực
cái khổ của VN là trình độ dân trí đã thấp nhưng lại theo dân tuý, cũng giống như thằng Nam Phi vậy. Tăng giá cứ chửi cái đã, nếu là tư nhân tăng thì hỏi trách nhiệm nhà nước ở đâu khi ko quản lý mà kinh tế là kinh tế thị trường có phải kinh tế lòng thương đâu, nếu là nhà nước tăng thì độc quyền bla, bla. Cường quốc năng lượng gió, mặt trời, thế buổi tối các ông đại biểu thắp đèn dầu để chiếu sáng à, pin lưu trữ thì ko thằng nào chịu đầu tư, mà đầu tư thì bị bóp giá bán ra, ai chịu lỗ. điện gió thì công suất phập phù, chẳng hiểu sao người ta ko nhìn vào thuỷ điện để rút kinh nghiệm nên hạn chế phụ thuộc vào tự nhiên
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
Coi EVN là Nhà nước em e là khó, nếu EVN là nhà nước thì lỗ nhà nước sẽ dùng thuế bù vào phải không ạ?
EVN là tài sản NN, bù hay không thì tùy nhưng hết tiền thì phải bù thôi, một cách nữa là cho tăng giá điện và ứng trước tiền. Gọi là "ứng trước" nhưng thật ra là ứng sau, lỗ mất tiền rồi mới ứng.

Có thể giảm độc quyền và tăng bình đẳng giữa các nhà phát điện bằng cách tách phần bán lẻ điện và phần phát điện riêng. Và đầu tư siêu khủng cho công ty phát điện.
 

vu_tungbka

Xe đạp
Biển số
OF-573249
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
38
Động cơ
145,220 Mã lực
Screenshot_20230526-085250_Chrome.jpg


Sau quả evn telecom thì evn không đầu tư ngoài nghành nữa
Lỗ vì chi phí phát đầu vào cao (giá mua điện cao vì than tăng, khí tăng)
Cái tôi muốn hỏi là "ngoài ngành'' cụ hiểu chữ ngoài ngành là gì ko, hay là mua điện đối vs evn là ngoài ngành.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top