Nguy cơ thiếu than để sản xuất điện
www.tinnhanhchungkhoan.vn
EVN nặng phí điện than
Việt Nam từ trước đến nay luôn dựa vào nhiệt điện than để duy trì giá điện thấp nhằm thúc đẩy sản xuất, nhưng hợp đồng mua bán điện cho các dự án nhiệt điện than quy định, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng bao nhiêu thì EVN sẽ phải chịu chi phí đó. Vì vậy, với việc giá than tăng mạnh, áp lực từ mua điện than của EVN vẫn đang rất lớn.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, giá mua điện bình quân của EVN trên thị trường điện đối với các loại hình là
1.844,9 đồng/kWh, gần bằng giá bán điện khi chưa tăng là 1.864,44 đồng/kWh. Trong đó, riêng điện than có giá phổ biến trong khoảng
1.955,5 - 2.100,4 đồng/kWh, cao đáng kể so với mức giá trần của các loại nguồn điện khác.
Thậm chí, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, Tập đoàn còn phải mua điện từ các nhà máy sử dụng than nhập khẩu ở mức giá
4.000 đồng/kWh. Nguyên nhân là do giá than nhập khẩu tăng mạnh, đạt 2.400 đồng/kg, có thời điểm lên tới gần 4.000 đồng/kg. Than trộn nhập khẩu mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) bán cho EVN cũng cao, dao động quanh mức 4.000 đồng/kg.
===========================
Các cụ thấy ở trên với giá điện thạn thì giá điện mặt trời cũng đâu cao đến mức phải lăn tăn khi mua điện kể cả là với giá trần của Bộ công thương :
Theo số liệu cập nhật từ EVN, đến 24/5 có 37 dự án điện tái tạo chuyển tiếp chưa có giá gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC) để đàm phán giá và hợp đồng mua bán.
24 dự án trong số này chấp nhận giá tạm tính bằng 50% mức trần trong
khung giá của Bộ Công Thương, tức khoảng
754-908 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm tính cho 19 dự án, tổng công suất 1.347 MW và đang đẩy nhanh các bước thử nghiệm, công nhận vận hành thương mại (COD) để phát điện. Như vậy, sắp tới sẽ có thêm hơn 1.340 MW bổ sung vào hệ thống điện.
=======================
Nói chung nguồn than sẽ ngày càng khan hiếm và đắt đỏ hơn nên không tối ưu về chuyện đầu tư thêm nhà máy nhiệt điện. Thủy điện cũng đã huy động tối đa và không thể làm hơn được nữa. Điện hạt nhân thì quá xa vời do vốn lớn và đòi hỏi kĩ thuật cao mà Việt Nam khó làm chủ để vận hành được.
Điện gió và điện mặt trời vẫn là tương lai , khó khăn nhất là phần lưu trữ điện thì có thể 5,10 năm tới công nghệ lưu trữ tiến bộ hơn sẽ giúp giảm giá thành hợp lý hơn. Chưa kể đang thí điểm thủy điện tích năng cũng rất hay nhưng phải chờ thực tế sử dụng mới biết được.
==============================
Một số cụ lý luận mua điện của Trung quốc vì nó gần hơn, rẻ hơn và nên xem lại giống Châu Âu phụ thuộc năng lượng Nga nhé (Nước Đức vừa báo tin kinh tế bắt đầu rơi vào suy thoái rồi). Lúc có vấn đề TQ cắt phựt cái thì không ai đỡ nổi đâu. An Ninh năng lượng rất quan trọng nên đừng so đo mấy đồng bạc về giá. Việc mua điện Trung quốc thực ra chỉ là hình thức đối phó của EVN do bị áp lực cung cấp đủ điện tức thời cho phát triển kinh tế thôi.