[Funland] Các phương án mở rộng Tân Sơn Nhất

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Em thấy bác rất nhiệt tình. Tuy không chuyên nghiệp về lĩnh vực, sân bay, cảng HK nhưng bác đã đưa ra những vấn đề cần làm rõ và phải giải quyết tương đối rõ ràng.
Trong khuôn khổ OF anh em bất kỳ ai cũng có thể tham gia ý kiến, chuyên nghiệp hay không cũng không sao. Tuy nhiên ta cần tránh những ý tưởng cực đoan và tránh sa đà vào các vấn đề quá sâu về chính trị.
Em cố gắng đưa vào các thông tin thực và có tính chuyên ngành cao một cách tương đối đơn giản, dễ hiểu gọi là bổ sung kiến thức để anh em có thể hiểu sung, đỡ bị lệch lạc.
Còn kiến thức chuyên sâu thì em xin lỗi trong khuôn khổ OF không thể nói rõ và thể hiện đc - nếu không sau thớt này anh em Ofers chuyển ngành sang thiết kế và xây dựng cảng hàng không hết thì nhiều người lại kiện cáo mất! :))

Thứ nhất : Sân bay TSN hiện nay không còn hoạt động quân sự các đơn vị quân sự ( 917, 918) đều đã chuyển sân đi các sân bay khác ( Cần thơ, Biên hòa). A41 thì cũng gần như teo tóp không hoạt động gì cả năm chỉ còn sửa chữa vài cái máy bay huân luyện YAK52 (152), L39. Không biết bao giờ giải thể. Đất đai bên ngoài đã cho thuê để các bên HK khác sử dụng (TESC, SCSC, Vietjejet....). Sư đoàn bộ 370 cũng chỉ còn mấy xác nhà không chắc cũng không còn hoạt động gì.
Tuy nhiên TSN cũng như bất kỳ sân bay nào khác ở VN đều phải có trách nhiệm dự phòng cho các hoạt động quân sự. Em nghĩ chuyện này không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày thường xuyên. Một số trường hợp cũng bị ảnh hưởng ít nhiều thậm chí nghiêm trọng - ví dụ cách đây khoảng 1 năm các bác xem báo thấy có vụ om xòm về việc hệ thống điều hành bay tiếp cận hạ cánh bị gây nhiễu , máy bay không liên lạc để hạ cánh được và 1 số chuyến phải chuyển sân.
Kết luận về việc này : giả thiết của bác chuyển quân sự lên phía bắc để HKDD dùng cơ sở phía nam - không cần thiết. Quân sự đã bỏ ngỏ TSN như trên em đã nói và trong 1 post trước ( Có QĐ của BQP giao 17 ha của 917 từ 6 năm trước cho Vietstar Air). Còn các cơ sở khác như doanh trại, các đơn vị quân sự bảo vệ sân bay, A41 ... chiếm diện tích không đáng kể và dễ giải quyết.

Ở đây em không nói đến sân golf - đang là mục tiêu gây bức xúc cho toàn dân, cả nước - về danh nghĩa vẫn đang trong sự quản lý của BQP.

Như vậy có thể nói như bác : TSN - đang chuyên trách phục vụ dân sinh !

Theo dõi thớt đã lâu và lặn lội qua mấy chục trang … em vốn là dân “ngoại đạo” cũng đã lĩnh hội khá nhiều điều (…). Xin mạnh dạn đóng góp một vài thiển kiến để cùng các Cụ đàm đạo thêm:

· Về chiến lược (Trung và Dài hạn) thì cần phải có cả sân bay LT và TSN

+ Long Thành sẽ đảm nhận CHK quốc tế (đạt chuẩn ICAO, có quy hoạch dài hạn >50 năm)

+ TSN: đảm nhận sẽ chủ yếu dành khách nội địa, HKGRẻ, dự bị cho LT…

· Chiến thuật/Ngắn hạn (~10-12 năm)

+ Ưu tiên CẢI TẠO và TẬN DỤNG Tân Sơn Nhất

+ Triển khai bài bản và khẩn trương dự án LT (việc QH vừa mới thông qua NQ cho phép tách phần GPMB ra để triển khai trước là động thái tích cực nhằm hạn chế bớt tiêu cực và đẩy nhanh tiến độ…)

Giờ đi sâu vào vấn đề nóng là Giải pháp ngắn hạn cho TSN: (cho tới khi LT hoàn thành giai đoạn 1)

· Trước hết phải thống nhất là không mở rộng sang vấn đề chính trị (vd như: đấu đá giữa các nhóm lợi ích, tranh chấp vị thế dân sự và quân sự, giữa tp SG với BQP, giữa lề phải lề trái…) và chỉ tập trung vào các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, môi trường, an toàn… theo tiêu chí: thực tế, hợp lý, khả thi, tiết kiệm.

· Thứ hai là phải chấp nhận không thể có giải pháp nào hoàn hảo, tối ưu (vì …) mà chỉ cố gắng tìm giải pháp thực tế và khả dĩ nhấtvới thực trạng hiện nay?!

Để tìm giải pháp ngắn hạn phù hợp, em xin đặt ra một số câu hỏi mang tính tiền đề/gợi mở sau:

· Sân bay TSN có thể chuyên trách phục vụ dân sinh không? Hay là TSN buộc phải là sân bay “lưỡng dụng” (dân sự + quân sự)? Có thể chuyển chức năng quân sự của TSN về Biên Hòa & Phan Rang… k0?

· Nếu TSN phải là sân bay lưỡng dụng thì có thể hoán đổi vị trí của bộ phận quân sự (phía Nam) lên phía Bắc (khu vực sân golf hiện tại ) được không? Nếu được thì sau khi tiếp quản, phần dân sự có thể mở thông nhà ga T3/4 kết nối với các đường giao thông bên ngoài sân bay để tăng năng lực tiếp nhận HK được không? Khi TSN mở rộng xuống phía nam thì có đảm bảo an toàn bay không?

· Về giao thông khu vực ngoài sân bay của SG, giải pháp giải quyết ùn tắc khả dĩnhanh (vd: đường sắt/bộ 2 tầng trên cao, bãi đỗ xe cao tầng, xe bus BRT hoặc phân luồng 1 chiều… vì đều tiết giảm chi phí & thời gian GPMB) có khả thi không?

· Có thể điều tiết “phụ tải” HK cho TSN cho các sân bay vệ tinh (Cần Thơ, Phan Thiết 2018, …) và việc giảm/chia sẻ chức năng đầu mối, cửa ngõ của TSN có khả thi không?

· Trong số HK (pass.) đến TSN thì tỷ lệ HK “quá cảnh” (mà đích đến cuối không phải là SG) thực tế là bao nhiêu…?

· …v…v… (mời CC bổ sung thêm, ví dụ như về giải pháp tài chính, khả năng XHH…)

Mong các CCCM, đặc biệt các Cụ am hiểu/tâm huyết như Lầm, @Ksxdcd,, @5599, @SesameStreet…. cùng trao đổi giải đáp/làm rõ những “tiền đề” nêu trên ngõ hầu tìm được giải pháp khả dĩ và phù hợp nhất cho TSN!

PS: E vote cho PA thu hồi sân golf và ưu tiên cho việc hoán đổi mục đích sử dụng phục vụ quân sự (nếu TSN là lưỡng dụng).
 
Chỉnh sửa cuối:

lamson_2372007

Đi bộ
Biển số
OF-517284
Ngày cấp bằng
20/6/17
Số km
8
Động cơ
178,040 Mã lực
Chào các cụ, các ae trong forum, mấy ngày nay mình cũng theo dõi thread này, nói thật là trong lúc này mình ko thích dự án Long Thành. Tình cờ thấy được video phân tích của kts Ngô Viết Nam Sơn ( con Kts Ngô Viết Thụ ), gửi ae xem, mình thấy đây là một phân tích hay (có những rủi ro như sân bay Mirabel ở Canada cũng được nhắc tới, nhưng cũng ko hề hạ thấp Long Thành )


https://en.wikipedia.org/wiki/Montréal–Mirabel_International_Airport
 
Chỉnh sửa cuối:

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Chào các cụ, các ae trong forum, mấy ngày nay mình cũng theo dõi thread này, nói thật là trong lúc này mình ko thích dự án Long Thành. Tình cờ thấy được video phân tích của kts Ngô Viết Nam Sơn ( con Kts Ngô Viết Thụ ), gửi ae xem, mình thấy đây là một phân tích hay (có những rủi ro như sân bay Mirabel ở Canada cũng được nhắc tới, nhưng cũng ko hề hạ thấp Long Thành )


https://www.google.com/url?q=https://en.m.wikipedia.org/wiki/Montr%C3%A9al%E2%80%93Mirabel_International_Airport&sa=U&ved=0ahUKEwiav4ep58zUAhXGGJQKHYMiBx8QFghHMBA&usg=AFQjCNEjgKXGCunhs6RNFNi5J8OlxJvQvg
Cảm ơn bác đã đưa 1 tài liệu, 1 góc nhìn khách quan về vần đề đang tranh luận trong thread này. Em đã xem rất kỹ clip này.

Anh Sơn em cũng đã biết ngoài đời thật. Chuyên ngành của anh ấy là kién trúc qui hoạch đô thị và trong clip này cũng đã thể hiện rất rõ ý kiến của chuyên gia qui hoạch kiến trúc đô thị. Những ý kiến này em hoàn toàn đồng ý và cũng để nhiều bác ofers hiểu rõ vấn đề kẹt đường bên ngoài đối với cảng hàng không thế nào kể cả trong tương lai. Điều này nó sẽ giới hạn công suất TSN chứ không thể nói đại khái như 1 số "chuyên gia" như anh Tống, anh Phúc là TSN có thể đơn giản tăng công suất lên đến 70-80 tr pass/năm.

Thứ hai em cũng nói luôn anh ấy không trong ngành HK nên anh ấy hoàn toàn không đả động gì đến vấn đề an toàn hàng không của 1 cảng hàng không lớn hàng chục triệu khách năm nằn giữa 1 thành phố đông dân nhất đông nam á như tp HCM. Chưa nói đến môi sinh môi trường. Mà đối với qui hoạch kiến trúc đô thị thì bắt buộc phải tính toán đến vấn đề này.

Thứ ba anh Sơn có nói đến thành phố sân bay ( airport city) - đây là thuật ngữ chuyên ngành mới xuất hiện khoảng 20-30 năm nay. Đây thực tế là mảng rất màu mỡ và rất nhiều nhóm nhòm ngó. Nói trắng ra đây là mảng màu mỡ nhất cho cả DA TSN cũng như LTIA. Em nói thế chắc nhiều bác hiểu. Không có ai quên ở đây như anh Sơn lầm tưởng. Có thể nó không mang tính chuyên nghiệp phục vụ thuần túy HK nhưng không ai quên chuyện này cả. DA LTIA khởi động lại năm 2007 cũng đã rất chú trọng việc này.
Ở đây anh Sơn có lầm hoặc không biết rõ là nhân viên phục vụ cảng HK lên đến hàng trăm ngàn người - thực tế nó ít hơn 10 lần. Airport city không chỉ phục vụ cho nhân viên sân bay - họ chỉ là số ít.

Thứ tư việc so sánh mức độ hiệu quả kinh tế thì cần làm nghiêm túc và rộng chứ không thuần túy chỉ là cộng các chi phí về hạ tầng giao thông xung quanh. Hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực miền là cần tính toán đến.
Vấn đề qui hoạch là cần nhìn về tương lai 50-100 năm là hoàn toàn đúng !

Về ví dụ cảng HK Dorval và Mirabel của Monreal (Canada) như anh Sơn đã nói trong clip thì em cũng đưa hình ( từ Google Earth ngày hôm nay) lên đây để các bác hiểu rõ cho trường hợp so sanh với TSN là hoàn toàn khập khiễng. Mặc dù anh Sơn cũng nói không được so sánh táo với cam mà cần so táo với táo.

Đây là Dorval





và đây là Mirabel



 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Em viết tiếp post trước.

Đồng ý Mirabel là sai lầm - tuy nhiên nó không phải sai do quá xa Monreal ( ~38km) so với Dorval ( ~14km). Nó sai từ thiết kế. Các bác đã theo rõi thấy nó tuy có 2 đường HCC nhưng đấu đầu vào nhau - gần như phụ thuộc nhau hàn toàn. Công suất 2 đường HCC này chỉ bằng 1.2 của 1 đường HCC độc lậo. Nó không là gì so với Dorval!

Thêm nữa bản thân Dorval nó đảm bảo công suất khá lớn 60-70 tr pass/năm : hiện nay là quá đủ cho Monreal.

Còn so Dorval với TSN thì các bác tự cho ý kiến . Em nói ngắn gọn như trăng rằm với đom đóm mà thôi.
Bản thân Dorval có 3 đường HCC trong đó 2 đường HCC độc lập ( khoảng cách giữa chúng 24L-06R và 24R-06R ~ 1600m) có chiều dài lần lượt 2920m và 3350m. Chiều rộng 60m ( TSN chiều rộng 45.72m).
Đầu 06 không bị vướng tĩnh không gì cả thông ra sông.
Do đó so sánh như anh Sơn nói tình trạng TSN hiện nay cũng như Dorval thì em thây nó cũng như "táo" so với "cam" vậy. Em hoàn toàn không muốn nói tệ hơn rất nhiều cho trường hợp này vì em hiểu anh Sơn không có chuyên ngành HK.
 

lamson_2372007

Đi bộ
Biển số
OF-517284
Ngày cấp bằng
20/6/17
Số km
8
Động cơ
178,040 Mã lực
Cảm ơn bác Ksxdcd đã đưa nhiều thông tin, đọc trong thread này mình nghĩ bác là người có chuyên môn về sân bay ... nên những thứ quá chuyên môn về sân bay mình không rành nên mình sẽ không đưa ý kiến.
Mình đồng ý là KTS Ngô Viết Nam Sơn không phải là người chuyên thiết kế sân bay, nhưng mình nghĩ ít nhất về mặt đô thị KTS Sơn cũng đã từng làm quy hoạch liên quan tới sân bay ở San Fransisco, Philippines, Seattle...
KTS Sơn chỉ phân tích lợi ích của việc mở rộng nhà ga về phía Bắc, còn chuyện đường băng thứ 3 thì là điều chưa bàn tới ( chỉ dành cho tương lai) và cũng không hề phủ nhận giá trị của Long Thành.
Xét trong hoàn cảnh hiện này mình thích chữ "liệu cơm gắp mắm" của KTS Sơn, mình là một người dân bình thường cảm thấy giải thích của các bác bên bộ GTVT hoàn toàn chưa rõ ràng so với những điều mà mình thấy trong clip trên


Em viết tiếp post trước.

Đồng ý Mirabel là sai lầm - tuy nhiên nó không phải sai do quá xa Monreal ( ~38km) so với Dorval ( ~14km). Nó sai từ thiết kế. Các bác đã theo rõi thấy nó tuy có 2 đường HCC nhưng đấu đầu vào nhau - gần như phụ thuộc nhau hàn toàn. Công suất 2 đường HCC này chỉ bằng 1.2 của 1 đường HCC độc lậo. Nó không là gì so với Dorval!
Chuyện này thì mình xem nhiều thông tin trên wikipedia, google... thấy khác, nên mình trích lại cho rõ ( trong môi trường học thuật wiki không được khuyến khích, nhưng mình nghĩ trong trường hợp này nó có ít nhiều giá trị )
https://en.wikipedia.org/wiki/Montréal–Mirabel_International_Airport
https://en.wikipedia.org/wiki/Montréal–Pierre_Elliott_Trudeau_International_Airport

Về Mirabel
The airport was intended to replace the existing Dorval Airport as the eastern air gateway to Canada. Accordingly, from 1975 to 1997, all international flights to and from Montreal (except for flights to and from the United States) were required to use Mirabel. However, Mirabel's distant location, the lack of adequate transport links to urban centres and the continued operation of domestic flights from Dorval Airport made Mirabel very unpopular with travellers and airlines. That as well as Montreal's economic decline relative to Toronto were some of the reasons that kept passenger volumes from rising to the levels that had been anticipated.

Passenger volumes remained lower than what Dorval Airport could handle when renovated. When the decision was made to consolidate passenger traffic at one airport, Dorval was chosen, and Mirabel was relegated to the role of a cargo airport. Mirabel thus turned out to be a white elephant.[7] Dorval Airport was renamed Montréal–Pierre Elliott Trudeau International Airport, after the Canadian Prime Minister whose government initiated the project whose aim was to close and replace that airport.[8] By surface area, it was the largest airport in the world that had ever been envisioned, with a planned area of 39,660 hectares (396.6 km2; 98,000 acres); King Fahd International Airport in Saudi Arabia, completed in 1999, eventually surpassed its surface area. In 1989, 32,780 hectares (81,000 acres) of the 39,660 hectares (98,000 acres) were deeded back to their original owners.[9]

Montréal–Mirabel International Airport is classified as an airport of entry by Nav Canada and is staffed by the Canada Border Services Agency (CBSA). CBSA claims that its officers at this airport can handle general aviation aircraft only with no more than 15 passengers,[2] but larger aircraft have been serviced. It is one of two airports in Canada with sufficient right-of-way that can be expanded to accommodate 50 million passengers per year, the other being Toronto Pearson International Airport. A lack of traffic meant that Mirabel was never expanded beyond its first phase. It is one of only two non-capital airports with fewer than 200,000 passengers a year to be part of the National Airports System.
Mình nghĩ hình google earth hiện nay không phản ánh được đúng tình trạng từ những năm 1960s, 1970s, hình chụp hiện nay khi mà Mirabel không bao giờ được xây dựng các giai đoạn tiếp theo ( do thất bại về nhiều mặt ở trên ), trong lúc Dorval lại được mở rộng nhiều so với những năm 1960s.
( Đó là lý do KTS Sơn phát biểu là nên nghĩ xa hơn cho sân bay TSN, trong trường hợp Long Thành failed ! )

Qua ví dụ này có thể thấy các dự báo hoàn toàn có thể sai, Canada là một nước phát triển hàng đầu thế giới mà người ta còn sai đấy thôi; bởi vậy mình nghĩ phải tính toán kỹ, chi tiết thì mới thuyết phục được.
Các phương án xây Long Thành hiện nay làm mình cảm thấy chưa có niềm tin rõ ràng với nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Em hoàn toàn tôn trọng anh Sơn về tính chuyên nghiệp và những nội dung anh Sơn nói về kiến trúc qui hoạch đô thị. Ngoài đời em cũng đã biết anh Sơn thực tế!
Có thể anh Sơn tham gia 1 số da qui hoạch liên quan đến cảng HK - tuy nhiên cũng chỉ thuần túy về mặt kết nối ngoài sân bay với đô thị mà thôi. Những ý kiến này về kết nối đô thị xung quanh TSN em cũng đánh giá cao - như trên em cũng đã nói cho nhiều ofers thấy rõ việc mở rộng TSN phức tạp thế nào chỉ riêng việc đáp ứng giao thông quanh sân bay.

Về phương án mở rộng lên phía bắc ở vị trí sân golf - nếu bác xem các posts trước của em em cũng đã nói về pa này và em cũng đã nói nó giảm tải giao thông kết nối hơn pa mở rộng nhà ga phía nam .
Thực ra đây cũng là pa qui hoạch phát triển TSN của Mỹ ( năm 1967-1969) để lại và mang tính tối ưu hơn pa mở rộng phía nam. Ở đây có thể anh Sơn cũng không biết là Mỹ qui hoạch khi nhà ga TSN phía nam đạt công suất 15 tr pass/năm thì đã phải mở nhà ga lên phía bắc ( không làm thêm 1 đường HCC thứ 3). Nhà ga phía bắc kết hợp với phía Nam sẽ chỉ đáp ứng công suất TSN lên đến 25 tr pass/năm thì phải tính di rời TSN ra khu vực Nhơn trạch để làm cảng HK mới cho phép tăng công suất lên nhiều hơn. Đây là nguyên bản qui hoạch TSN của Mỹ để lại mà em được biết.
ANh Sơn không biết tài liệu này cũng như không biết cách tính công suất của 1 cảng HK nên cũng nói theo dự luận hiện nay là TSN có thể nâng công suất lên mấy chục triệu khách ( gấp đôi hiện nay - đang trong tình trạng quá tải nặng 32-34 tr pass/năm cho 2016-2017) - tuy nhiên cũng đã hiểu nếu TSN năm giữa thành phố như hiện nay thì không thể tăng cơ học thuần túy chỉ vì mở rộng nội sân bay và nhà ga mà không thể mở rộng giao thông xung quanh sân bay.

Còn chuyện làm thêm đường HCC thứ 3 có lẽ em không nói thêm trong post này nữa. ANh Sơn cũng nói nước đôi là chỉ nên dự phòng cho tương lai nếu cần chứ cũng không đánh giá có làm được hay không và mức độ khả thi ra sao.

Còn việc so sánh TSN với Dorval thì cũng như em đã nói hiện trạng như hiện nay thì cũng như "táo" với "cam" thôi. Còn nếu giải tỏa xung quanh TSN để làm được như Dorval hiện nay thì em nghĩ kinh phí để thực hiện sẽ làm được hơn 1 LTIA hoành tráng và làm LTIA còn nhanh hơn rất nhiều! Vấn đề LTIA phải làm đúng ngay từ đầu chứ không lặp lại sai lầm như Mirabel !

Em cũng đánh giá cao tư duy của anh Sơn là cần kết hợp nhiều ngành, nhiều chuyên gia để giải quyết việc này ( cụ thể bộ GTVT + bộ XD + tp HCM...) chứ tránh tình trạng như xẩm sờ voi môi ông chỉ phán đúng 1 lĩnh vực hẹp cho là phán "đúng" chứ không nói đến "sai", thiếu chuyên nghiệp như hiên nay.

Một điều nữa em đánh giá cao anh Sơn về việc anh nhận thức chuyện thuê Tư vấn nước ngoài - nếu ta không đặt đầu bài rõ ràng, không kiểm soát và hiểu rõ việc họ làm thì cũng mất tiền toi mà thôi!

Cảm ơn bác Ksxdcd đã đưa nhiều thông tin, đọc trong thread này mình nghĩ bác là người có chuyên môn về sân bay ... nên những thứ quá chuyên môn về sân bay mình không rành nên mình sẽ không đưa ý kiến.
Mình đồng ý là KTS Ngô Viết Nam Sơn không phải là người chuyên thiết kế sân bay, nhưng mình nghĩ ít nhất về mặt đô thị KTS Sơn cũng đã từng làm quy hoạch liên quan tới sân bay ở San Fransisco, Philippines, Seattle...
KTS Sơn chỉ phân tích lợi ích của việc mở rộng nhà ga về phía Bắc, còn chuyện đường băng thứ 3 thì là điều chưa bàn tới ( chỉ dành cho tương lai) và cũng không hề phủ nhận giá trị của Long Thành.
Xét trong hoàn cảnh hiện này mình thích chữ "liệu cơm gắp mắm" của KTS Sơn, mình là một người dân bình thường cảm thấy giải thích của các bác bên bộ GTVT hoàn toàn chưa rõ ràng so với những điều mà mình thấy trong clip trên




Chuyện này thì mình xem nhiều thông tin trên wikipedia, google... thấy khác, nên mình trích lại cho rõ ( trong môi trường học thuật wiki không được khuyến khích, nhưng mình nghĩ trong trường hợp này nó có ít nhiều giá trị )
https://en.wikipedia.org/wiki/Montréal–Mirabel_International_Airport
https://en.wikipedia.org/wiki/Montréal–Pierre_Elliott_Trudeau_International_Airport

Về Mirabel


Mình nghĩ hình google earth hiện nay không phải ánh được đúng tình trạng từ những năm 1960s, 1970s, hình chụp hiện nay khi mà Mirabel không bao giờ được xây dựng các giai đoạn tiếp theo ( do thất bại về nhiều mặt ở trên ), trong lúc Dorval lại được mở rộng nhiều so với những năm 1960s.
( Đó là lý do KTS Sơn phát biểu là nên nghĩ xa hơn cho sân bay TSN, trong trường hợp Long Thành failed ! )

Qua ví dụ này có thể thấy các dự báo hoàn toàn có thể sai, Canada là một nước phát triển hàng đầu thế giới mà mà người ta còn sai đấy thôi; bởi vậy mình nghĩ phải tính toán kỹ, chi tiết thì mới thuyết phục được.
Các phương án xây Long Thành hiện nay làm mình cảm thấy chưa có niềm tin rõ ràng với nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

showroom

Xe buýt
Biển số
OF-68828
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
596
Động cơ
434,343 Mã lực
Chào các cụ, các ae trong forum, mấy ngày nay mình cũng theo dõi thread này, nói thật là trong lúc này mình ko thích dự án Long Thành. Tình cờ thấy được video phân tích của kts Ngô Viết Nam Sơn ( con Kts Ngô Viết Thụ ), gửi ae xem, mình thấy đây là một phân tích hay (có những rủi ro như sân bay Mirabel ở Canada cũng được nhắc tới, nhưng cũng ko hề hạ thấp Long Thành )


https://en.wikipedia.org/wiki/Montréal–Mirabel_International_Airport
Cảm ơn bác đã trích dẫn, cảm ơn KTS Ngô Viết Nam Sơn đã phân tích rất chi tiết và khái quát được bức tranh tổng thể về vấn đề cải tạo sân bay TSN cũng như xây dựng sân bay LT.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Tình trạng quá tải ở các sân bay trên thế giới là phổ biến, không riêng gì TSN.
Em dân ngoại đạo, chỉ muốn có một sân bay Long Thành thật quy mô, đủ khả năng giải quyết nhu cầu đến và đi, khiến khách hàng giảm thời gian chờ đợi, thời gian xếp hàng làm thủ tục...
Việc tách riêng TSN là sân bay nội địa cũng bất tiện cho khách. Ví dụ khách chỉ transit ở TP HCM mà phải chuyển từ Long Thành sang Tân Sơn Nhất thì bất tiện quá.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Hiện nay Long thành chưa có. Bỏ phương án Long thành ra và "liệu cơm gắp mắm", ý kiến của ông Nam Sơn là mở được cửa ra ở phía Bắc, xây nhà ga trên sân golf sẽ khiến cho khách ở phía Bắc thành phố không phải vòng xuống phía Nam để đi vào cổng.
Riêng việc này đã giải toả được cho con đường Hoành văn Thụ rồi.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Vấn đề còn lại là có thể nâng công suất lên bao nhiêu, và nâng lên như thế thì có ảnh hưởng gì đến giao thông xung quanh không?
Nhiều người nói rằng vấn đề của TSN không phải là đường băng mà là bãi đỗ, sân đậu, nhà ga. Vậy thì xây nhà ga, bãi đỗ thì có thể nâng công suất tối đa của nó lên 70 triệu khách/ năm được không? Khi mà khách nội địa chủ yếu đi vào bằng cửa phía bắc?
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,810
Động cơ
239,562 Mã lực
Tình trạng quá tải ở các sân bay trên thế giới là phổ biến, không riêng gì TSN.
Em dân ngoại đạo, chỉ muốn có một sân bay Long Thành thật quy mô, đủ khả năng giải quyết nhu cầu đến và đi, khiến khách hàng giảm thời gian chờ đợi, thời gian xếp hàng làm thủ tục...
Việc tách riêng TSN là sân bay nội địa cũng bất tiện cho khách. Ví dụ khách chỉ transit ở TP HCM mà phải chuyển từ Long Thành sang Tân Sơn Nhất thì bất tiện quá.
Sân bay quốc tế đến NARITA cách sân bay quốc nội HANEDA ~60 phút xe bus cao tốc (130km/hr). :D
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
726
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
34
Sân bay quốc tế đến NARITA cách sân bay quốc nội HANEDA ~60 phút xe bus cao tốc (130km/hr). :D
Bây giờ sân bay Haneda cũng là sân bay quốc tế cụ à. VN airlines lẫn All Nippon Airways vẫn đang có chuyến Hà Nội - Haneda bay hàng ngày. Về công suất thì Haneda khoảng 80 triệu hành khách còn ông Narita thì độ 40 triệu.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,810
Động cơ
239,562 Mã lực
Bây giờ sân bay Haneda cũng là sân bay quốc tế cụ à. VN airlines lẫn All Nippon Airways vẫn đang có chuyến Hà Nội - Haneda bay hàng ngày. Về công suất thì Haneda khoảng 80 triệu hành khách còn ông Narita thì độ 40 triệu.
Chết thật, em lạc hậu rồi. :D
 

lamson_2372007

Đi bộ
Biển số
OF-517284
Ngày cấp bằng
20/6/17
Số km
8
Động cơ
178,040 Mã lực
Chết thật, em lạc hậu rồi. :D
Bây giờ sân bay Haneda cũng là sân bay quốc tế cụ à. VN airlines lẫn All Nippon Airways vẫn đang có chuyến Hà Nội - Haneda bay hàng ngày. Về công suất thì Haneda khoảng 80 triệu hành khách còn ông Narita thì độ 40 triệu.
Mình từng đến Nhật qua cả 2 sân bay này nên xác nhận.
Mình nghĩ xa quá ( như Narita ) cũng là điểm bất lợi, mình nghĩ ai tới Tokyo cũng thích Haneda hơn.
Mặc dù phương tiện giao thông tới Narita là tuyệt vời ( tàu Narita express... ) nhưng di chuyển cũng khá lâu mới về được Tokyo.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Hội Nhật này nhiều tiền nên xây dựng, cải tiến liên tục mà cụ. Em nghĩ sau này có Long Thành mà TSN vẫn bay quốc tế thì mọi người vẫn chọn TSN cho tiện.
Ai cho cụ chọn ? Chuyến bay nào xuát phát từ đâu HK đâu có là người chọn
HK có thể chọn chuyến bay xuất phát/đến la abc để mua vé, dưng mà chắc lượng khách QT lựa chọn đến mức cụ thể như thế không phải là nhiều.
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
726
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
34
Ai cho cụ chọn ? Chuyến bay nào xuát phát từ đâu HK đâu có là người chọn
HK có thể chọn chuyến bay xuất phát/đến la abc để mua vé, dưng mà chắc lượng khách QT lựa chọn đến mức cụ thể như thế không phải là nhiều.
Em đoán thế vì có ví dụ cụ thể là Haneda và Narita đều có chuyến bay từ Viet Nam sang nhưng bây giờ mọi người thích chuyến đến Haneda do gần thành phố hơn. Còn Sài Gòn thì chăc phải 10 năm nữa có Long Thành thì ta mới biết chắc được.
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Thấy cụ Lầm và cụ ksxdcd bẩu nhất quyết phải xây Long Thành. Em ngoi vào đây đóng góp ý kiến

1 Mở rộng phía nam và sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón tối đa được bao nhiêu hành khách

2 Sau khi mở rộng thì đáp ứng được nhu cầu bao nhiêu năm nữa

3 Ước tính diện tích cần mở rộng ngoài sân bay, chi phí cho mở rộng sân bay và hạ tầng ngoài sân bay

4 Cần bao tiền để xây sb Long Thành

5 Số tiền dùng xây Long Thành nếu đầu tư vào TSN sẽ làm được những gì.

1 Mở rộng phía nam và sân golf phía bắc cho sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón tối đa được bao nhiêu hành khách

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn là Công ty TNHH MTV Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không, công suất của nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất là 15 triệu hành khách/năm, nhà ga quốc tế là 13 triệu /năm. Tổng công suất khoảng 28 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, trong năm 2016 sân bay Tân Sơn Nhất đã đạt 32,5 triệu lượt hành khách/năm, trong đó nhà ga quốc nội đã khai thác 20,6 triệu lượt, vượt công suất 15 triệu hành khách/năm. Tổng số chỗ đỗ máy bay hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất là 50 vị trí nhưng với 32,5 triệu hành khách như năm 2016 thì cần phải có 67 vị trí. (1)

Nếu xây nhà ga T4 ở phía nam, bổ sung đường lăn, sân đậu thì đón thêm được 15 triệu khách / năm (2).Nếu bổ sung nhà ga T3 ở phía Nam thì đón thêm được 10 triệu khách 1 năm (3).

Mặt bằng T4 và T3 (4)



Nếu bổ sung T4 và T3 thì Tân Sơn Nhất đón được 25+15+10=50 triệu khách 1 năm, tối đa 32+15+10=57 triệu khách 1 năm. Nếu thu hồi sân golf và làm theo ảnh minh họa bác fishbed thì em giả thiết đón được 25 triệu khách 1 năm. Như vậy tổng số hành khách 1 năm của TSN dao động từ 75-82 triệu.



2 Sau khi mở rộng thì đáp ứng được nhu cầu bao nhiêu năm nữa

Em là dân tay ngang. Ước tính với khả năng 75-82 triệu khách 1 năm thì đủ dùng cho Tân Sơn Nhất 30 năm nữa.

Em kết thúc phần 1, 2. Mời các bác cho ý kiến.

(1) http://www.thesaigontimes.vn/156675/Khong-mo-rong-Tan-Son-Nhat-qua-40-trieu-hanh-khachnam.html
(2) http://www.thesaigontimes.vn/159619/Nhieu-nha-dau-tu-muon-xay-nha-ga-T4-Tan-Son-Nhat.html
Nguồn:
(3) http://baodautu.vn/phuong-an-moi-nhat-se-mo-rong-nang-cap-san-bay-tan-son-nhat-the-nao-d63855.html
(4) http://vtv.vn/trong-nuoc/19700-ti-dong-tang-cong-suat-san-bay-tan-son-nhat-20170121105445678.htm
 

thtvuf

Xe container
Biển số
OF-19944
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
5,561
Động cơ
546,012 Mã lực
Hom nay có ông kễnh làng phán là vẫn mở rông TSN và vẫn giữ sân golf vì DN bỏ nhiều tiên ra để xd sân golf...mịa, đúng là!
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Thấy cụ Lầm và cụ ksxdcd bẩu nhất quyết phải xây Long Thành. Em ngoi vào đây đóng góp ý kiến

1 Mở rộng phía nam và sân golf cho sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón tối đa được bao nhiêu hành khách

2 Sau khi mở rộng thì đáp ứng được nhu cầu bao nhiêu năm nữa

3 Ước tính diện tích cần mở rộng ngoài sân bay, chi phí cho mở rộng sân bay và hạ tầng ngoài sân bay

4 Cần bao tiền để xây sb Long Thành

5 Số tiền dùng xây Long Thành nếu đầu tư vào TSN sẽ làm được những gì.

1 Mở rộng phía nam và sân golf phía bắc cho sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón tối đa được bao nhiêu hành khách

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn là Công ty TNHH MTV Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không, công suất của nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất là 15 triệu hành khách/năm, nhà ga quốc tế là 13 triệu /năm. Tổng công suất khoảng 28 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, trong năm 2016 sân bay Tân Sơn Nhất đã đạt 32,5 triệu lượt hành khách/năm, trong đó nhà ga quốc nội đã khai thác 20,6 triệu lượt, vượt công suất 15 triệu hành khách/năm. Tổng số chỗ đỗ máy bay hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất là 50 vị trí nhưng với 32,5 triệu hành khách như năm 2016 thì cần phải có 67 vị trí. (1)

Nếu xây nhà ga T4 ở phía nam, bổ sung đường lăn, sân đậu thì đón thêm được 15 triệu khách / năm (2).Nếu bổ sung nhà ga T3 ở phía Nam thì đón thêm được 10 triệu khách 1 năm (3).

Mặt bằng T4 và T3 (4)



Nếu bổ sung T4 và T3 thì Tân Sơn Nhất đón được 25+15+10=50 triệu khách 1 năm, tối đa 32+15+10=57 triệu khách 1 năm. Nếu thu hồi sân golf và làm theo ảnh minh họa bác fishbed thì em giả thiết đón được 25 triệu khách 1 năm. Như vậy tổng số hành khách 1 năm của TSN dao động từ 75-82 triệu.



2 Sau khi mở rộng thì đáp ứng được nhu cầu bao nhiêu năm nữa

Em là dân tay ngang. Ước tính với khả năng 75-82 triệu khách 1 năm thì đủ dùng cho Tân Sơn Nhất 30 năm nữa.

Em kết thúc phần 1, 2. Mời các bác cho ý kiến.

(1) http://www.thesaigontimes.vn/156675/Khong-mo-rong-Tan-Son-Nhat-qua-40-trieu-hanh-khachnam.html
(2) http://www.thesaigontimes.vn/159619/Nhieu-nha-dau-tu-muon-xay-nha-ga-T4-Tan-Son-Nhat.html
Nguồn:
(3) http://baodautu.vn/phuong-an-moi-nhat-se-mo-rong-nang-cap-san-bay-tan-son-nhat-the-nao-d63855.html
(4) http://vtv.vn/trong-nuoc/19700-ti-dong-tang-cong-suat-san-bay-tan-son-nhat-20170121105445678.htm
3/ Giao thông bên ngoài sân bay. Cụ nên xem phần phát biểu của ông Ngô Viết Nam Sơn trong clip. Ổng bảo nếu mở được cửa ra ở phía Bắc thì người dân ở phía Bắc sẽ không phải đi đường HHàng Văn Thụ để vào từ phía Nam, sẽ giải toả cho con đường này rất nhiều. Phương án bắc cầu vượt hay mở rộng đường Hoàng Văn thụ sẽ tốn hàng nghìn tỉ. Lý tưởng nhất là mở cổng vào sân bay từ phía Bắc.
4/ Kinh phí làm Long Thành là 18 tỷ đô la, sau giảm xuống còn 16 tỷ. Giai đoạn đầu làm sân bay công suất 25 triệu khách dự tính hết 5 tỷ 6 đô la Mẽo. Kinh phí giải phóng mặt bằng là 28 nghìn tỷ.
5/ 18 tỷ đáng ra làm Long Thành mà để đầu tư vào TSN thì làm được rất nhiều thứ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top