Gặp mấy khách VN trẻ trâu, nó cứ giả vờ gắp trượt thức ăn chọc đũa vào người thì "thốn đến tận rốn" cụ nhỉ ...Ăn hết các món đó là đủ năng lượng ăn phần còn lại ạ
Gặp mấy khách VN trẻ trâu, nó cứ giả vờ gắp trượt thức ăn chọc đũa vào người thì "thốn đến tận rốn" cụ nhỉ ...Ăn hết các món đó là đủ năng lượng ăn phần còn lại ạ
Trẻ trâu ko có tiền vào mấy cái này đâu cụGặp mấy khách VN trẻ trâu, nó cứ giả vờ gắp trượt thức ăn chọc đũa vào người thì "thốn đến tận rốn" cụ nhỉ ...
Khổ thổ nhưỡng khí hậu Việt Nam có phải phù hợp nuôi cá hồi đâu. Cụ so cá hồi Sapa với cá hồi Nauy/ Úc l/ NZ làm gì, chắc chắn không ngon bằng rồi.Đầu tiên phải tính từ chất lượng nguyên liệu cá tươi đã.
Cùng là cá hồi tươi vớt từ bể lên nhưng hương vị, độ tanh, độ mềm mượt mịn của cá Nhật hoàn toàn khác vs cá nuôi ở VN (Sapa).
Tôm nó hận ông đầu bếp 1 thì hận ông khách 10. Nhìn nó chết thế mà k cíu nó còn nỡ ăn hếtTrước tôi đã từng thưởng thức món sashimi mà nguyên con tôm hùm, họ làm thế nào mà phần thân nó đã được thái từng lát (nhưng vẫn nguyên hình con tôm) nhưng đầu con tôm vẫn sống, càng và chân nó vẫn cử động. Đến khi ăn hết phần thân....đầu và chân con tôm mới chết. Hic....cũng khá là ám ảnh.
Thay đổi khẩu vị thôi. Có loại xì dầu trước em ăn rất vừa miệng, miếng nào miếng nấy chấm đẫm, thế mà vài tháng nay chỉ chấm tí xíu loại đấy thôi là thấy mặn chát, hỏi vợ thì bảo vẫn thấy bình thường .Vì cụ nói về cá và khoa học. Em xin hỏi cụ nào biết. Em trước ăn cá rất nhiều, ngon choét. Giờ em ăn cá, kể cả kho kỹ hết tanh thì ăn xong cứ lợm giọng vị tanh, khó chịu. Ăn thịt không sao.
Em không đau dạ dày. Kể cũng lạ như các mợ bị nghén nhỉ hiccc. Cụ nào biết em xin cảm ơn.
Em đọc xong lú 1 lúc rồi thì em lú là không rõ lú lúc đọc hay đọc trong lúc lú nữaĐồ ăn Việt nấu kiểu Nhật, tiêu chuẩn Việt nhưng giá tiền Nhật
Ý em chỉ giải thích cho cụ là các con cá của cụ đã đc hóa thạch hết rồi trước khi lên đến đĩa, chứ ko có loại vớt tươi lên đâu cụ. Cái loại vớt tươi lên là bọn Âu Mỹ nó câu ở dưới suối ( cá tự nhiên ) và cũng ko ăn sashimi mà nấu theo công thức của bọn Âu. Còn cái màu cam cam ở con cá cụ ăn là do thuốc nhuộm nó trộn trong thức ăn ( cá nuôi ).E ăn sashimi ở Nhật, Đức vs ở Sapa thì cái miệng cảm nhận khác biệt khá rõ ràng vậy thôi, chứ e cũng chả biết cá nó nhập từ đâu, giống gì
Chính vì nó dùng cá hồi biển và ngon nhất là Nauy nên 1 thời gian dài các quán Nhật ở VN đều nhập cá từ TQ đó cụCá hồi dùng làm nguyên liệu trong món sashimi không dùng cá hồi nước ngọt ( hoặc rất hiếm dùng ) cụ nhé.
Người Nhật thường dùng cá hồi biển cụ nhé, loại cá hồi thường dùng làm món sashimi là loại cá hồi dài khoảng 1m đến 1m rưỡi, nặng khoảng 40-60 Kg.
Cá hồi nuôi trong bể nước ngọt ở VN .....tốt nhất nên dùng chế biến các món "đun sôi, nấu kỹ" cụ nhé.
Những ai đã từng được ăn/ uống ngon "đúng chất" (dù ẩm thực VN, Nhật hay bất kỳ nước nào) thì sẽ nhận ra thôi.Cái sự tinh tế trong nấu nướng này cụ nói thật đúng cái suy nghĩ của em, rất ít khi em gặp được người cùng ý thích !
Tưởng cụ tinh tế thế nào chứ mấy cái cụ kể chỉ là sở thích, cứ cùng sở thích với cụ thì tinh tế ngược lại là không tinh tế.Những ai đã từng được ăn/ uống ngon "đúng chất" (dù ẩm thực VN, Nhật hay bất kỳ nước nào) thì sẽ nhận ra thôi.
Những chi tiết nhỏ xíu nhưng lại rất quan trọng, bọn Nhật và ko chỉ Nhật rất biết giữ kiểu cách truyền thống dù dân nước nó "sống công nghiệp" gấp nhiều lần VN.
Lại vài ví dụ nhỏ:
- Mì/ Bún (Phở): Dân Nhật (kể cả ngoài quán) vẫn giữ kiểu ăn truyền thống chỉ dùng đũa còn nước thì đưa bát lên miệng húp. Ở VN trước cũng thế, giờ hầu như dùng kèm thìa hết. Bản thân e giờ cũng dùng đũa/thìa, nhưng nếu có dịp ăn bát bún riêu cua ngoài đường e vẫn thích dùng đũa + húp, cảm giác ngon hơn
- Tào Phớ: VN truyền thống vs Tàu, Nhật, Thái (gốc Hoa) ăn ấm nóng + nước đường đen, cùng lắm để lạnh. Giờ VN lại rất phổ biến ăn "Tào phớ trộn đá"
- Phở uống kèm trà đá: ko chỉ ngồi xổm lên cách ăn phở truyền thống mà còn phi khoa học. Vì bản thân món phở đã đầy nước dùng nóng hổi, người ăn lại tương thêm cả vại trà đá lạnh cóng vừa có hại cho dạ dày, vừa làm mất hết hương vị tinh tế của bát phở. Cùng lắm như nhiều quán phở xưa ăn phở xong thì nhấp chén nước trà/ vối nóng (miễn phí) có tác dụng "cho thơm miệng", làm trôi hành lá hay dính vào răng , chứ ko phải trà uống kèm phở (thay bánh ngọt)
- Trà mạn, trà đen lipton, cà phê nóng, cacao.... tất cả các nước uống mấy đồ này đều (bắt buộc) phải dùng cốc sành, sứ, gốm... vừa có tác dụng giữ nhiệt, vừa cách nhiệt (người cầm ko bị bỏng tay, bỏng môi khi chạm vào), và cảm giác uống tách trà/cacao nóng đưa lên miệng rất khác với cốc.... thủy tinh. Nhưng ở VN lại rất phổ biến dùng cốc thủy tinh loại cao để ... uống trà đen, ca cao nóng...
Còn rất nhiều ví dụ khác nữa.
"Sáng tạo" ko ai cấm nhưng những kiểu sáng chế tạp pí lù phản khoa học, phi thẩm mỹ thế chỉ làm cho những thế hệ sau mất đi cơ hội được thưởng thức những món ẩm thực truyền thống tinh tế của cha ông họ thôi.
Những cái dễ nhận biết nhất vs đại chúng, cụ nhé.Tưởng cụ tinh tế thế nào chứ mấy cái cụ kể chỉ là sở thích, cứ cùng sở thích với cụ thì tinh tế ngược lại là không tinh tế.
Như thế nào là tinh tế ạ cụ. Vd món thịt heo luộc với món thịt kho tàu đầy gia vị. Em xơi ngon cả 2 món nhé.Nói chung nấu ăn ngon cần tinh tế thì đúng rồi, từ cái nhỏ nhất.
Tuy nhiên, thường nghệ sĩ chân chính hay luộm thuộm, bẩn thỉu và các quán ăn ngon ở VN thì hay thế.
Nhật Bản nhìn có vẻ tinh tế nhưng phần lớn là làm màu thôi. Ai thích đồ Nhật cũng chỉ là sở thích. Đồ ăn Nhật tính ra cũng chả tinh tế hơn VN được.
Món ăn mỗi nước đều có cái tinh tế/ đặc trưng riêng, ko ai nói món VN tinh tế hơn Nhật hoặc ngược lại cả, chưa kể món ăn cũng có nhiều thể loại, món ăn dùng trong mỗi tầng lớp, kể cả cho mấy ông đạp xích lô, cửu vạn... cũng đều có những đặc trưng/ tinh tế riêng phù hợp với khẩu vị của tầng lớp đó.Nói chung nấu ăn ngon cần tinh tế thì đúng rồi, từ cái nhỏ nhất.
Tuy nhiên, thường nghệ sĩ chân chính hay luộm thuộm, bẩn thỉu và các quán ăn ngon ở VN thì hay thế.
Nhật Bản nhìn có vẻ tinh tế nhưng phần lớn là làm màu thôi. Ai thích đồ Nhật cũng chỉ là sở thích. Đồ ăn Nhật tính ra cũng chả tinh tế hơn VN được.
Đa số ai cũng tự đánh giá là mình giỏi, nhưng chỉ thiểu số được nhiều người khác đánh giá là giỏi.Nhật Bản nhìn có vẻ tinh tế nhưng phần lớn là làm màu thôi. Ai thích đồ Nhật cũng chỉ là sở thích. Đồ ăn Nhật tính ra cũng chả tinh tế hơn VN được.
Nấu ăn là một nghệ thuật, nó cũng như âm nhạc thôi cụ, sự tinh tế không có gì ngoài chính người ăn cảm nhận. Nếu người ăn thấy ngon miệng thì đó là một sản phẩm hay, thể hiện sự tinh tế của người làm.Như thế nào là tinh tế ạ cụ. Vd món thịt heo luộc với món thịt kho tàu đầy gia vị. Em xơi ngon cả 2 món nhé.
Nhớ đợt em ăn món thịt cừu ở nhà hàng VN ướp riềng, vãi. Trong khi món cừu tây lông chỉ cho muối.
em thì không đồng ý, tào phớ xưa làm gì có đá mà thêm vào, Phở có thìa ăn văn minh hơn hẳn húp cả bát.Những ai đã từng được ăn/ uống ngon "đúng chất" (dù ẩm thực VN, Nhật hay bất kỳ nước nào) thì sẽ nhận ra thôi.
Những chi tiết nhỏ xíu nhưng lại rất quan trọng, bọn Nhật và ko chỉ Nhật rất biết giữ kiểu cách truyền thống dù dân nước nó "sống công nghiệp" gấp nhiều lần VN.
Lại vài ví dụ nhỏ:
- Mì/ Bún (Phở): Dân Nhật (kể cả ngoài quán) vẫn giữ kiểu ăn truyền thống chỉ dùng đũa còn nước thì đưa bát lên miệng húp. Ở VN trước cũng thế, giờ hầu như dùng kèm thìa hết. Bản thân e giờ cũng dùng đũa/thìa, nhưng nếu có dịp ăn bát bún riêu cua ngoài đường e vẫn thích dùng đũa + húp, cảm giác ngon hơn
- Tào Phớ: VN truyền thống vs Tàu, Nhật, Thái (gốc Hoa) ăn ấm nóng + nước đường đen, cùng lắm để lạnh. Giờ VN lại rất phổ biến ăn "Tào phớ trộn đá"
- Phở uống kèm trà đá: ko chỉ ngồi xổm lên cách ăn phở truyền thống mà còn phi khoa học. Vì bản thân món phở đã đầy nước dùng nóng hổi, người ăn lại tương thêm cả vại trà đá lạnh cóng vừa có hại cho dạ dày, vừa làm mất hết hương vị tinh tế của bát phở. Cùng lắm như nhiều quán phở xưa ăn phở xong thì nhấp chén nước trà/ vối nóng (miễn phí) có tác dụng "cho thơm miệng", làm trôi hành lá hay dính vào răng , chứ ko phải trà uống kèm phở (thay bánh ngọt)
- Trà mạn, trà đen lipton, cà phê nóng, cacao.... tất cả các nước uống mấy đồ này đều (bắt buộc) phải dùng cốc sành, sứ, gốm... vừa có tác dụng giữ nhiệt, vừa cách nhiệt (người cầm ko bị bỏng tay, bỏng môi khi chạm vào), và cảm giác uống tách trà/cacao nóng đưa lên miệng rất khác với cốc.... thủy tinh. Nhưng ở VN lại rất phổ biến dùng cốc thủy tinh loại cao để ... uống trà đen, ca cao nóng...
Còn rất nhiều ví dụ khác nữa.
"Sáng tạo" ko ai cấm nhưng những kiểu sáng chế tạp pí lù phản khoa học, phi thẩm mỹ thế chỉ làm cho những thế hệ sau mất đi cơ hội được thưởng thức những món ẩm thực truyền thống tinh tế của cha ông họ thôi.
Tào Phớ: xưa không có bơ thì bây giờ cho thêm vào cho béo ngậy lên cũng dc nhỉem thì không đồng ý, tào phớ xưa làm gì có đá mà thêm vào, Phở có thìa ăn văn minh hơn hẳn húp cả bát.
Phở uống kèm trà đá cũng ok, trước đây không có đá thì uống nước lọc, bây giờ thì tội gì thế, thích uống gì thì uống, phở bây giờ cũng không nóng lắm,
Âm nhạc/ nghệ thuật hay ẩm thực đều có những quy luật của nó chứ ko phải muốn vẽ hươu vẽ vượn ntn cũng dc rồi bảo đó là "sở thích" của tôi (dĩ nhiên ở trong nhà tự vẽ tự khen ko ai cấm ).Nấu ăn là một nghệ thuật, nó cũng như âm nhạc thôi cụ, sự tinh tế không có gì ngoài chính người ăn cảm nhận. Nếu người ăn thấy ngon miệng thì đó là một sản phẩm hay, thể hiện sự tinh tế của người làm.
Tuy nhiên, cũng như âm nhạc, món ăn ngon lại tùy thuộc vào:
+ sở thích
+ văn hóa
+ trình độ
của người thưởng thức. Tác giả tinh tế là người hiểu được nhu cầu của người nghe, kết hợp với tài năng và triết lý của mình để làm ra sản phẩm khiến người ta thích thưởng thức nó, trầm trồ, hạnh phúc với nó.
Thế nên câu hỏi của cụ về cách xử lý chế biến thịt, ta hay Tây, Tàu không ai sai, không ai hơn ai cả, người làm thực khách của mình thấy ngon là người tinh tế.