Vì sao tên lửa DF-21D không thể bắn trúng tàu sân bay Mỹ?
(Soha.vn) - Tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc được một số chuyên gia quân sự gọi là "Vũ khí thay đổi cuộc chơi", tuy nhiên nhận định trên liệu có chính xác?
Một trong những vũ khí do Trung Quốc sản xuất thu hút được nhiều sự chú ý nhất thời gian qua bên cạnh tiêm kích tàng hình
J-20 hay
tàu sân bay Liêu Ninh chính là tên lửa đạn đạo
DF-21D với biệt danh “
Sát thủ tàu sân bay”.
Tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D.
Ý tưởng dùng tên lửa đạn đạo thực hiện cuộc tấn công chính xác từ cự ly 1.500 km vào tàu sân bay Mỹ là chưa từng có tiền lệ do đó đã gây quan ngại sâu sắc cho lực lượng Hải quân lớn nhất thế giới, thậm chí có chuyên gia còn cho rằng thời đại tung hoành trên khắp đại dương của tàu sân bay đã kết thúc.
Tuy nhiên giống như các loại vũ khí khác của Trung Quốc thường được tung hô “trên trời” khi mới giới thiệu, DF-21D cũng gặp phải những rào cản kỹ thuật sau đây khiến nhiều người cho rằng nó đơn giản chỉ là một “Đòn gió”.
DF-21D có thực sự là mối đe dọa với tàu sân bay Mỹ?
Trước hết, DF-21D cũng giống như các tên lửa đạn đạo khác có thể tấn công chính xác mục tiêu thông qua việc điều chỉnh đường bay ở pha chủ động (khi động cơ tên lửa còn hoạt động) và đầu đạn thực hiện cú bổ nhào có căn chỉnh ở pha thụ động (khi động cơ đã không còn làm việc) thông qua bộ cánh lái lắp hệ thống điều khiển tự lập quán tính kết hợp với định vị vệ tinh để thu nhỏ sai số.
BÀI LIÊN QUAN
Việc căn chỉnh điểm rơi của đầu đạn tên lửa bằng định vị vệ tinh chỉ có hiệu quả khi mục tiêu của nó cố định, còn đối với vật thể di chuyển liên tục ở tốc độ cao (có thể lên tới 32 hải lý/h) như tàu sân bay thì các vệ tinh giám sát hiện đại nhất trong hệ thống GPS của Mỹ hiện vẫn chưa đủ độ tinh vi để báo chính xác tọa độ theo thời gian thực cho tên lửa đạn đạo, điều này chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều đối với mạng lưới Bắc Đẩu chưa hoàn thiện của Trung Quốc có tính năng bị đánh giá còn thua xa GPS.
Một điều cũng rất quan trọng nữa đó là việc phát hiện và khóa mục tiêu không hề đơn giản. Để nhắm bắn tàu chiến từ cự ly ngoài đường chân trời thì các tên lửa hành trình đối hạm thường áp dụng phương thức dẫn bắn căn cứ vào tọa độ tương đối của mục tiêu thông qua một biện pháp định vị nào đó (radar phản xạ chân trời hoặc định vị vệ tinh), nhưng hai phương pháp dẫn bắn trên có độ chính xác rất kém vì vậy đòi hỏi tên lửa phải được trang bị radar chủ động mạnh và khả năng bay linh hoạt trong giai đoạn cuối.
https://docs.google.com/forms/d/1Zg9KFmjgIOtV-JSFZ5Dx-m3ZUiNWoccU9nFgDucSK24/viewform
Cả 2 yêu cầu trên là không thể có với tên lửa đạn đạo diệt hạm, do trong giai đoạn công kích chỉ còn đầu đạn rơi xuống vì động cơ tên lửa đã ngừng hoạt động và bị cắt bỏ từ lâu nên sẽ không đảm bảo độ cơ động cần thiết để căn chỉnh lại đường bay khi tọa độ mục tiêu có nhiều sai khác so với tham số được nạp trước khi phóng. Thêm vào đó, tốc độ rất cao của DF-21D (lên tới 2,38 km/s) mặc dù khiến hệ thống phòng thủ chiến hạm gặp nhiều khó khăn khi đánh chặn nhưng đồng thời cũng làm cho bản thân đầu đạn tên lửa có rất ít thời gian để điều chỉnh quỹ đạo rơi sao cho phù hợp.
DF-21D được cho là không thể thực hiện thao tác bay như quảng cáo.
Có thể liên hệ tới trường hợp đạn pháo phản lực EXTRA của Israel (được coi như một tên lửa đạn đạo tầm ngắn) có phương thức dẫn đường tương tự với tầm bắn chỉ 150 km và tốc độ thua kém DF-21D rất nhiều cũng chỉ bắn được mục tiêu cố định, không thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu di động. Trong khi đó nền khoa học công nghệ của Trung Quốc vẫn tụt hậu khá xa so với Israel nên càng khó tin DF-21D với tầm bắn lên tới 1.500 km lại có độ chính xác cao hơn kể cả với mục tiêu cố định chứ chưa nói đến di động.
Thực tế chiến trường còn chỉ ra rằng việc phá tín hiệu định vị GPS của Mỹ không phải là điều quá khó khăn. Với trình độ khoa học công nghệ hàng đầu của mình, Mỹ hoàn toàn có thể làm được điều tương tự với hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc. Khi điều này xảy ra, độ sai lệch của DF-21D với mục tiêu cố định còn có thể lên tới hàng km.
Việc đầu đạn DF-21D có độ chính xác như trên có lẽ mãi chỉ là giấc mơ của người Trung Quốc.
Trong quá khứ, Liên Xô cũng đã phát triển một loại tên lửa đạn đạo diệt hạm tương tự DF-21D nhưng mang đầu đạn hạt nhân chứ không phải đầu đạn thường. Rất có thể DF-21D mà Trung Quốc đang quảng cáo thực ra cũng chính là một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, sẽ được sử dụng như một ván bài tất tay trong trường hợp không còn đường lùi, vì với đầu đạn hạt nhân thì độ sai lệch không quá lớn vẫn đủ để hủy diệt toàn bộ hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Có lẽ việc Mỹ bày tỏ quan ngại với DF-21D là vì chính lý do này hoặc để lấy cớ phát triển các chương trình vũ khí tốn kém khác chứ không phải do lo sợ khả năng đánh chính xác vào mục tiêu bằng đầu đạn thường của “Sát thủ diệt tàu sân bay” do Trung Quốc sản xuất.