[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,089
Động cơ
552,255 Mã lực
Quá hay, mình rất thích đọc những trang, bài viết về các loại vũ khí chiến tranh hiện đại.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vì sao tên lửa DF-21D không thể bắn trúng tàu sân bay Mỹ?

(Soha.vn) - Tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc được một số chuyên gia quân sự gọi là "Vũ khí thay đổi cuộc chơi", tuy nhiên nhận định trên liệu có chính xác?

.
Báo chí nhà mình giờ đưa thông tin loạn hết cả lên, lúc thì bảo không bắn trúng, lúc thì bẩu mỹ run sợ, lúc thì bẩu mỹ thừa nhận là uy lực, thật chả biết lối nào mà lần, haizzz
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất đáng sợ nhất

Tên lửa Tomahawk của Mỹ hay Kh-55 của Nga có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ vài mét từ khoảng cách hàng ngàn kilomet.



MDCN được chế tạo bởi tập đoàn MBDA châu Âu. Chương trình này là nỗ lực lớn của châu Âu trong việc cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực tên lửa hành trình. Tên lửa MDCN là vũ khí chủ lực cho tàu khu trục đa năng lớp FREMM và tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda. Nó được trang bị hệ thống dẫn hướng tối tân kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, GPS và cảm biến hồng ngoại giai đoạn cuối. MDCN có tầm bắn khoảng 1.400 km, mang theo đầu đạn nặng 300 kg. Ảnh: Meretmarine​


Kh-55 được thiết kế để phóng từ máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga. Loại tên lửa này từng là cơn ác mộng đối với Mỹ những năm Chiến tranh Lạnh vì nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Kh-55 được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp dẫn hướng quán tính, radar địa hình và hình ảnh mục tiêu được lưu trong bộ nhớ. Tên lửa này có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ từ 6-9 mét từ khoảng cách 3.000 km. Hiện nay, Kh-55 là vũ khí chủ lực của máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95MS. Ảnh: Defencetalk.​


BGM-109 Tomahawk là loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Tomahawk là quân bài đánh đòn phủ đầu chiến lược của Mỹ. Kosovo, Iraq, Afghanistan, Libya đều đại bại sau đòn tấn công kinh hoàng của nó. BGM-109 được trang bị hệ thống dẫn hướng tối tân kết hợp giữa một loạt cơ chế dẫn hướng quán tính, GPS, men theo địa hình TERCOM và so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC. Tomahawk có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ ±3 mét từ khoảng cách 2.500 km. Đến nay "sứ giả chiến tranh" vẫn là loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia.​


Kh-59 là sản phẩm độc đáo của Tổng công ty tên lửa chiến thuật Nga. Tên lửa được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao. Kh-59 kết hợp giữa dẫn hướng quán tính ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Ở giai đoạn cuối, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng quang - truyền hình để xác định và tấn công mục tiêu. Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số từ 2-3 mét ở khoảng cách 285 km. Kh-59 có thể trang bị cho Su-30MK, Su-25, Su-24M, MiG-27, Su-17 với sự hỗ trợ của giá phóng AKU-58-1. Ảnh: Ausairpower.​


Taurus KEPD-350 là sản phẩm của liên doanh giữa Đức và Thụy Điển. Tên lửa hội tụ những công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới hiện nay. KEPD-350 được dẫn hướng kết hợp giữa quán tính, chuyển hướng tham chiếu địa hình và định vị dựa trên hình ảnh. Pha cuối tên lửa sử dụng một camera 3D để xác định và tấn công mục tiêu. Một tính năng cực đỉnh của tên lửa KEPD-350 là nó có thể hủy bỏ cuộc tấn công nếu có nguy cơ cao về thiệt hại cho các mục tiêu dân sự xung quanh. Tên lửa được hướng đến một địa điểm khác thay vì mạo hiểm thực hiện cuộc tấn công với hậu quả không mong muốn. KEPD-350 có tầm bắn trên 500 km và mang theo đầu đạn nặng 481 kg. Ảnh: Wikipedia​


Storm Shadow được chế tạo bởi liên doanh MBDA, châu Âu. Tên lửa được lập trình trước khi khởi động nên có thể "bắn - quên". Storm Shadow được dẫn hướng kết hợp quán tính, hệ thống định vị toàn cầu GPS, khớp hồ sơ địa hình TERPROM. Pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng cảm biến hồng ngoại tiên tiến. Tên lửa có tầm bắn khoảng 500 km, mang theo đầu đạn nặng 450 kg. Storm Shadow đã chứng minh khả năng hủy diệt ghê gớm của nó trong chiến tranh Libya năm 2011 với tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu tới 97%. Ảnh: Missilethreat.​


Delilah là một tên lửa hành trình tấn công mặt đất độc đáo của Israel. Delilah được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu với sai số chỉ 1 mét. Delilah có thể thực hiện hoạt động tuần tra khu vực và khóa mục tiêu từ xa thông qua liên kết dữ liệu. Tên lửa mang theo đầu đạn chỉ 30 kg nhưng với độ chính xác rất cao nên có thể tiêu diệt mọi mục tiêu ở khoảng cách 250 km. Ảnh: Wikipedia.​


AGM-158 JASSM là một siêu phẩm của tập đoàn Lockheed Martin. AGM-158 được xem là chuẩn mực mới cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất hiện đại. JASSM được thiết kế với khả năng tàng hình cao, công nghệ dẫn hướng tinh vi giúp tên lửa có thể đột nhập mạng lưới phòng không đối phương một cách dễ dàng. AGM-158 có thể lượn lờ hàng giờ trên khu vực tác chiến để tìm - diệt những mục tiêu được ngụy trang kỹ càng nhất. Tên lửa có tầm bắn 370 km với biến thể JASSM và 1.000 km với biến thể JASSM-ER. Ảnh: Yanziyang.wordpress​

 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
ên lửa hành trình mới của Iran có tầm bắn 700 km?

(PetroTimes) - Tư lệnh Không quân Iran – Trung tướng Amir Ali Hajizadeh cho biết, nước này đã phát triển thành công một loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn lên tới 700 km.


Nhiều loại tên lửa do Iran tự phát triển
Theo Trung tướng Amir Ali Hajizadeh, tên lửa hành trình mới mang tên “Ya Ali” có thể được phóng từ các bệ phóng trên mặt đất hay phóng từ các tàu chiến, các loại máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái.
Trung tướng Hajizadeh nói: “Đó là một loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất do lực lượng Không quân Iran phát triển. Ngoài ra, một loại tên lửa hành trình khác cũng đã được Iran chế tạo”.
Tên lửa hành trình “Ya Ali” lần đầu được công bố trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei tới một triển lãm về thành tựu quốc phòng hồi tháng 5 vừa qua.
Những nhà phát triển cho rằng, loại tên lửa mới có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 700km (có nghĩa là tầm bắn gấp 2 lần các tên lửa hành trình trước đó do Iran tự phát triển).

Tên lửa hành trình "Ya Ali"​
Trước đó, Iran cũng đã phóng thử nghiệm các tên lửa nội địa mang tên Ya Zahra 3, Qader và hệ thống pháo binh Safat. Trong đó, “Ya Zahra 3” là hệ thống tên lửa tầm thấp, Qader được quảng bá là rất năng động và có thể được triển khai trong chưa đầy 30 phút. Còn hệ thống pháo binh mới có tên là Safat có khả năng tàng hình trước các hệ thống do thám của đối phương.
Các chuyên gia phương Tây nhận định, Iran đã phóng đại về sức mạnh vũ khí của mình, tuy nhiên vẫn tồn tại một số lo ngại về khả năng thực sự của các tên lửa do nước này tự phát triển sản xuất.
 

lobangtoe

Xe hơi
Biển số
OF-80733
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
124
Động cơ
416,640 Mã lực
toàn loại khủng nể nhất là quả ngư lôi siêu khoang
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc làm nhái tên lửa chống hạm Yakhont
10:01 PM, 06/11/2014, Views: 230 | By Long Xuyên
Print Print Share on Zing Me Go.vn Print Print Print Chia sẻ bài này lên Yahoo Messenger
E-mail Print



VietnamDefence - Trung Quốc đã chế tạo được loại tên lửa làm nhái tên lửa chống hạm P-800 Oniks (Yakhont) của Nga.
CX-1

Theo các bức ảnh chụp tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014 sắp khai mạc được đăng tải thì một maket tên lửa chống hạm mới CX-1 sẽ được trưng bày.

Bề ngoài, tên lửa mới của Trung Quốc rất giống tên lửa Nga P-800 Oniks.

Tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks của Nga dùng để tác chiến chống các cụm tàu nổi và tàu đơn lẻ đối phương trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử có tổ chức, cũng như có thể tấn công các mục tiêu mặt nước và mặt đất có tương phản vô tuyến.

Tên lửa có sơ đồ khí động thông thường với cánh gấp hình thang và cánh đuôi. Đặc tính khí động của khung thân tên lửa kết hợp với mức độ trang bị sức kéo cao bảo đảm sức cơ động cao (góc tấn tối đa đến 150 độ), cho phép tên lửa thực hiện cơ động hiệu quả tránh đạn phòng không.

Trước đây, quân đội Trung Quốc đã mua của Nga một số hệ thống trang bị tên lửa P-800 Oniks để trang bị cho tàu chiến.

Cần lưu ý rằng, khác với P-800 Oniks, tên lửa mới CX-1 của Trung Quốc có kích thước lớn hơn nhiều và chắc chắn là dùng để tác chiến chống các mục tiêu lớn như tàu sân bay.


Nguồn: defence-blog.com, indutrial-news.com, 6.11.2014.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Iran sản xuất hàng loạt tên lửa Ghadir, “nhái” C-802 Trung Quốc
(Vũ khí) - Trang mạng Fars News vừa đăng tải hình ảnh Iran đã sản xuất hàng loạt tên lửa chống hạm Ghadir, được coi là phiên bản nội địa của C-802 Trung Quốc.

Tàu chiến Mỹ ’hạ’ tên lửa đối hạm C-802 Trung Quốc
Iran trình làng tên lửa hành trình Soumar

Chính phủ Iran đặc biệt quan tâm tới bảo vệ dải bờ biển dài của mình, trong đó có vị trí chiến lược của khu vực bờ biển Makran, đặc biệt quan trọng là trung tâm hóa dầu thứ 3 ở Chabahar và khu vực mậu dịch tự do trên dải bờ biển này. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc

Chính phủ Iran đặc biệt quan tâm tới bảo vệ dải bờ biển dài của mình, trong đó có vị trí chiến lược của khu vực bờ biển Makran, đặc biệt quan trọng là trung tâm hóa dầu thứ 3 ở Chabahar và khu vực mậu dịch tự do trên dải bờ biển này.
Vì vậy, Tehran đã tăng cường tàu chiến và các hệ thống tên lửa bờ đối hạm đến bảo vệ dải bờ biển này. Trong thành phần đó, có các hệ thống tên lửa bờ đối hải và tàu mặt nước trang bị tên lửa chống hạm C-802, nhập khẩu từ Trung Quốc và phiên bản quốc nội của loại tên lửa này. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc

Vì vậy, Tehran đã tăng cường tàu chiến và các hệ thống tên lửa bờ đối hạm đến bảo vệ dải bờ biển này. Trong thành phần đó, có các hệ thống tên lửa bờ đối hải và tàu mặt nước trang bị tên lửa chống hạm C-802, nhập khẩu từ Trung Quốc và phiên bản quốc nội của loại tên lửa này. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc
Mấy năm gần đây, nền công nghiệp quốc phòng Iran đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã tự lực sản xuất được rất nhiều trang bị quân dụng quan trọng, có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các loại tên lửa tấn công mặt đất, tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc

Mấy năm gần đây, nền công nghiệp quốc phòng Iran đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã tự lực sản xuất được rất nhiều trang bị quân dụng quan trọng, có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các loại tên lửa tấn công mặt đất, tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc
Hiện Iran đang triển khai ồ ạt 3 dự án đóng tàu là các tàu khu trục lớp Jamaran, tàu hộ vệ lớp Sahand và lớp Sina. Đặc điểm chung của chúng là đều được trang bị tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc hoặc phiên bản quốc nội của loại tên lửa này. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc

Hiện Iran đang triển khai ồ ạt 3 dự án đóng tàu là các tàu khu trục lớp Jamaran, tàu hộ vệ lớp Sahand và lớp Sina. Đặc điểm chung của chúng là đều được trang bị tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc hoặc phiên bản quốc nội của loại tên lửa này. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc
Ngay từ năm 2010, Iran đã phát triển thành công lớp tàu khu trục tên lửa “Jamaran” (thực tế là tàu hộ vệ) do các chuyên gia nước này tự thiết kế, chế tạo, chiếc đầu tiên “Jamaran 01” (số hiệu 76) được biên chế ngày 21/02/2010. Ảnh: Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Iran, sử dụng tên lửa C-802 Trung Quốc

Ngay từ năm 2010, Iran đã phát triển thành công lớp tàu khu trục tên lửa “Jamaran” (thực tế là tàu hộ vệ) do các chuyên gia nước này tự thiết kế, chế tạo, chiếc đầu tiên “Jamaran 01” (số hiệu 76) được biên chế ngày 21/02/2010. Ảnh: Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Iran, sử dụng tên lửa C-802 Trung Quốc
Tàu hộ vệ lớp “Jamaran” có lượng giãn nước 1420 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56km/h), thủy thủ đoàn 120-140 người. Trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm thấp, ngư lôi, pháo và các hệ thống radar và thiết bị điện tử tiên tiến. Ảnh: Tàu chiến Iran phóng tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc

Tàu hộ vệ lớp “Jamaran” có lượng giãn nước 1420 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56km/h), thủy thủ đoàn 120-140 người. Trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm thấp, ngư lôi, pháo và các hệ thống radar và thiết bị điện tử tiên tiến. Ảnh: Tàu chiến Iran phóng tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc
Trên tàu còn trang bị 1 máy bay trực thăng trinh sát chống ngầm. Đặc biệt là trong đó có cả loại tên lửa đối hạm C-802 (phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa hạm đối hạm “Ưng Kích” - YJ-82) của Trung Quốc. Ảnh: Chiến hạm lớp Jamaran mang số hiệu 76 phóng tên lửa chống hạm C-802

Trên tàu còn trang bị 1 máy bay trực thăng trinh sát chống ngầm. Đặc biệt là trong đó có cả loại tên lửa đối hạm C-802 (phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa hạm đối hạm “Ưng Kích” - YJ-82) của Trung Quốc. Ảnh: Chiến hạm lớp Jamaran mang số hiệu 76 phóng tên lửa chống hạm C-802
Hải quân Iran cũng đã hạ thủy tàu hộ vệ lớp “Sahand” vào ngày 08/09/2012, tại cảng Abbas. Ngay sau đó, Tehran tuyên bố nghiên cứu, chế tạo tàu hộ vệ cỡ lớn Sina-7, áp dụng nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến của nước này và hệ thống vũ khí, trang bị rất hiện đại. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran là bản sao y hệt của C-802

Hải quân Iran cũng đã hạ thủy tàu hộ vệ lớp “Sahand” vào ngày 08/09/2012, tại cảng Abbas. Ngay sau đó, Tehran tuyên bố nghiên cứu, chế tạo tàu hộ vệ cỡ lớn Sina-7, áp dụng nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến của nước này và hệ thống vũ khí, trang bị rất hiện đại. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran là bản sao y hệt của C-802
Tàu hộ vệ lớp Sina có lượng giãn nước lớn nhất lên đến trên 2000 tấn. Tàu hộ vệ lớp này có thể được trang bị phiên bản quốc nội của C-802 được định danh là Qadir (Ghadir) do Iran tự chế tạo, có tính năng tương tự, thậm chí còn mạnh hơn cả nguyên bản. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran

Tàu hộ vệ lớp Sina có lượng giãn nước lớn nhất lên đến trên 2000 tấn. Tàu hộ vệ lớp này có thể được trang bị phiên bản quốc nội của C-802 được định danh là Qadir (Ghadir) do Iran tự chế tạo, có tính năng tương tự, thậm chí còn mạnh hơn cả nguyên bản. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran
Gần đây, truyền thông Iran đã tung ra một chùm ảnh về việc Iran đang chế tạo hàng loạt một loại tên lửa chống hạm được coi là phiên bản quốc nội của C-802. Loại tên lửa này có ngoại hình vô cùng giống tên lửa C-802 của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran

Gần đây, truyền thông Iran đã tung ra một chùm ảnh về việc Iran đang chế tạo hàng loạt một loại tên lửa chống hạm được coi là phiên bản quốc nội của C-802. Loại tên lửa này có ngoại hình vô cùng giống tên lửa C-802 của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran
Trước đây, Iran nhập khoảng hơn 200 quả tên lửa loại này từ Trung Quốc, đến nay số lượng tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ đối hạm của nước này đã trở nên rất nhiều nên họ đã tự nghiên cứu và đưa vào sản xuất hàng loạt phiên bản quốc nội của C-802. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran

Trước đây, Iran nhập khoảng hơn 200 quả tên lửa loại này từ Trung Quốc, đến nay số lượng tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ đối hạm của nước này đã trở nên rất nhiều nên họ đã tự nghiên cứu và đưa vào sản xuất hàng loạt phiên bản quốc nội của C-802. Ảnh: Tên lửa chống hạm “Ghadir” của Iran

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/iran-san-xuat-hang-loat-ten-lua-ghadir-nhai-c-802-trung-quoc-3238147/
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Phương tiện chiến đấu nào thì đầu tiên là cơ động tránh né, né không được thì đánh chặn nhất là đối với đạn ngu. Tốc độ thủy lôi đời đầu ko cao, chỉ gấp đôi tốc độ max của tàu chiến khoảng 70-80 km/h.
Đối với thủy lôi hiện đại có tốc độ cao > 150km/h
, có dẫn bằng radio hoặc đầu dò acoustic thì cơ động tránh đúng là vô nghĩa.
Eo
Phán giống THÁNH phết :D
Có bít quả THUỶ LÔI hình dáng, nguyên lý hoạt động ra làm ra sao hôn???
Thế NGƯ LÔI nó là cái giề nhể ???
:)) :)) :))
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
659
Động cơ
249,456 Mã lực
Eo
Phán giống THÁNH phết :D
Có bít quả THUỶ LÔI hình dáng, nguyên lý hoạt động ra làm ra sao hôn???
Thế NGƯ LÔI nó là cái giề nhể ???
:)) :)) :))
Thủy lôi hiện đại còn có tốc độ 150km/h mới kinh =)) =))
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Phương tiện chiến đấu nào thì đầu tiên là cơ động tránh né, né không được thì đánh chặn nhất là đối với đạn ngu. Tốc độ thủy lôi đời đầu ko cao, chỉ gấp đôi tốc độ max của tàu chiến khoảng 70-80 km/h.
Đối với thủy lôi hiện đại có tốc độ cao > 150km/h, có dẫn bằng radio hoặc đầu dò acoustic thì cơ động tránh đúng là vô nghĩa.

Xin thưa với THÁNH là con siêu khoang Shkval nó bơi có được ngót 400 cây số trong vòng 1 giờ thôi đới :D
Con số 150 là con muỗi so với con dơi :))
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Eo
Phán giống THÁNH phết :D
Có bít quả THUỶ LÔI hình dáng, nguyên lý hoạt động ra làm ra sao hôn???
Thế NGƯ LÔI nó là cái giề nhể ???
:)) :)) :))
Thủy với chả ngư, mẹ kiếp toàn từ Hán gian. Các bố nhà mình có tật cứ gọi tiếng phiên Hán gian cho nó sang cái thằng mồm.
Cả ngàn năm nay kho chữ nó thế, chả trách các bố đc. Nào thông tư, nghị định, nghị quyết... chả hiểu mẹ gì luôn!
Nói mẹ nó là bom nước với đạn nước cho nó nhanh!
Ỡm ờ gọi là cà với chim, thích sang mồm cứ ngọc hành với chả dương vật!
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Xin thưa với THÁNH là con siêu khoang Shkval nó bơi có được ngót 400 cây số trong vòng 1 giờ thôi đới :D
Con số 150 là con muỗi so với con dơi :))
Lão vịt lại hoang đường rồi, chém cứ như đúng rồi ... cái gì cũng thần thánh hàng Nga Ngố .. con siêu khoang nó có tốc độ cao nhưng cự ly tác chiến nó lại rất kém tưới nhé, loại mới nhất hình như cũng chỉ 10-15km thôi nhé .. .

Ngoài ra nhược điểm cố hữu của nó khả khả năng cơ động trong quá trình phóng do kết cấu nó dùng động cơ tên lửa lái bằng vector, màng bọt khí ở đầu củaa nó khiến giải pháp các loại vây lái đều vô tác dụng hết & đặc biệt nó rất ồn .. kẻ chỉ điểm đáng kinh sợ cho vị trí đối tượng bắn nó đi .. nói cách khác một khi phóng nó ra là oánh năm ăn năm thua .. diệt được mục tiêu thì cũng lộ vị trí của mình .. với khoảng cách đối phương chỉ 15 km .. nó là đòn đánh .. tự sát ..
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Lão vịt lại hoang đường rồi, chém cứ như đúng rồi ... cái gì cũng thần thánh hàng Nga Ngố .. con siêu khoang nó có tốc độ cao nhưng cự ly tác chiến nó lại rất kém tưới nhé, loại mới nhất hình như cũng chỉ 10-15km thôi nhé .. .

Ngoài ra nhược điểm cố hữu của nó khả khả năng cơ động trong quá trình phóng do kết cấu nó dùng động cơ tên lửa lái bằng vector, màng bọt khí ở đầu củaa nó khiến giải pháp các loại vây lái đều vô tác dụng hết & đặc biệt nó rất ồn .. kẻ chỉ điểm đáng kinh sợ cho vị trí đối tượng bắn nó đi .. nói cách khác một khi phóng nó ra là oánh năm ăn năm thua .. diệt được mục tiêu thì cũng lộ vị trí của mình .. với khoảng cách đối phương chỉ 15 km .. nó là đòn đánh .. tự sát ..
Hàng siêu khoang này hềnh như người Đức cũng phát triển không riêng Ngố nha Mèo :D
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,711
Động cơ
473,646 Mã lực
Lão vịt lại hoang đường rồi, chém cứ như đúng rồi ... cái gì cũng thần thánh hàng Nga Ngố .. con siêu khoang nó có tốc độ cao nhưng cự ly tác chiến nó lại rất kém tưới nhé, loại mới nhất hình như cũng chỉ 10-15km thôi nhé .. .

Ngoài ra nhược điểm cố hữu của nó khả khả năng cơ động trong quá trình phóng do kết cấu nó dùng động cơ tên lửa lái bằng vector, màng bọt khí ở đầu củaa nó khiến giải pháp các loại vây lái đều vô tác dụng hết & đặc biệt nó rất ồn .. kẻ chỉ điểm đáng kinh sợ cho vị trí đối tượng bắn nó đi .. nói cách khác một khi phóng nó ra là oánh năm ăn năm thua .. diệt được mục tiêu thì cũng lộ vị trí của mình .. với khoảng cách đối phương chỉ 15 km .. nó là đòn đánh .. tự sát ..
Đúng là em này chỉ chiến được cự ly ngắn, có nói nôm na là trong tầm nhìn thấy, nhưng mờ để lọt vào tầm ngắm em này thì cũng mệt đới. Với tốc độ khủng khiếp của nó thì chỉ có nước cầu nguyện là thằng ngắm bắn nó nốc vodka nên nạp thông số nhầm, còn chả có cách nào tránh được nó hoặc chặn được nó cả :((
Còn vũ khí nào cũng có xác xuất cả thôi mờ cụ, oánh nhau nhiều lúc may hơn khôn :))
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Đúng là em này chỉ chiến được cự ly ngắn, có nói nôm na là trong tầm nhìn thấy, nhưng mờ để lọt vào tầm ngắm em này thì cũng mệt đới. Với tốc độ khủng khiếp của nó thì chỉ có nước cầu nguyện là thằng ngắm bắn nó nốc vodka nên nạp thông số nhầm, còn chả có cách nào tránh được nó hoặc chặn được nó cả :((
Còn vũ khí nào cũng có xác xuất cả thôi mờ cụ, oánh nhau nhiều lúc may hơn khôn :))
Có hai cái nhà cháu thắc mắc khi dùng chú này trong bối cảnh thực chiến hiện tại ..

Thứ nhất là làm sao mà lân la tiếp cận mục tiêu được với khoảng cách ngắn thế .. các tầu chiến bây h cảm biến đầy mình, khi lâm chiến thì trực thăng chống ngầm lúc nào cũng vè vè cộng thêm cả máy bay cánh quạt chống ngầm nữa ..

Thứ hai là tầu chiến bây h ít khi đi một mình, khi bị dính đạn rồi thì các tầu khác & máy bay trong khu vực đều được báo ngay về vị trí của tầu ngầm khai hỏa .. vậy khả năng hit & run của tầu ngầm sẽ dư lào trong tình trạng bị lộ vị trí ở khoảng cách quá gần ntn ..

Nói chung em thấy dùng được chú ngư lôi siêu khoang này chỉ với một điều kiện là tiềm lực quân sự của mình mạnh hơn hẳn hoặc chí ít tương đương đối phương .. tác chiến thành công chỉ khi có tầu mặt nước hộ tống, tiêm kích che ô ở trên .. mấy cái này không phù hợp với mình .. oánh kiểu du kích ... hit & run ... :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top