[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

Jack Bauer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147253
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
3,242
Động cơ
391,986 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh mấy khu nhà thổ!
hôm ngồi với mấy ông bên không quân các bố ấy kêu mình có cái tên lửa đối hải loại gì thì em không nhớ nhưng thấy bảo bắt được mục tiêu thì bắn thôi nó tự tách ra làm 3 ..... 2 quả bay lên cao dẫn đường quả còn lại bay sát mặt nước đến mục tiêu ... thấy nói loại này đánh chặn đc nó khó lắm , các cụ xem có đúng không hay các bố ấy rượu say chém ẩu
cứ phải duy trì rượu để nuôi các bố này có biến bắt chúng nó đi oánh bom cảm tử tiện nhất!
 

tqt77

Xe điện
Biển số
OF-7609
Ngày cấp bằng
31/7/07
Số km
2,156
Động cơ
553,212 Mã lực
em cũng nghĩ mấy quả tên lửa này nhằm hù dọa nhau trong chiến tranh hạn chế và giữa các nước nhỏ thôi, chứ chiến tranh tổng lực thì nó ngại gì không mang vũ khí hạt nhân ra. Nếu hạ 1 TSB của mấy thằng khủng thì khả năng ăn 1 đòn hạt nhân là không nhỏ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran trang bị tên lửa hành trình cho xuồng cao tốc

Thứ ba 16/10/2012 13:29

Ngày 15/10, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Mehdi Farah cho biết các xuồng cao tốc của Hải quân nước này đã được lắp các thiết bị để có thể bắn các loại tên lửa hành trình đối hạm.

Hãng tin Fars của Iran dẫn lời ông Farah khẳng định: "Tên lửa của Iran bao gồm các loại Zafar, Nasr, Nour và Qader đều có khả năng phóng từ các xuồng cao tốc khi đang di chuyển với vận tốc 30 hải lý một giờ", đồng thời cho biết trong tương lai gần, tên lửa Qadir cũng sẽ được thiết kế để có khả năng này.

Ảnh minh họa. (Nguồn: realitatea.net).
Trước đó hồi tháng Năm, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), Chuẩn Đô đốc Ali Fadavi từng cho biết Iran đã đưa vào phiên chế quân đội hàng nghìn xuồng cao tốc và nước này hiện giữ độc quyền trong lĩnh vực sản xuất các xuồng cao tốc có khả năng bắn tên lửa.

Tên lửa Zafar (Chiến thắng) là loại tên lửa chống hạm tầm ngắn, dẫn đường bằng rađa và có khả năng phá hủy các mục tiêu nhỏ với độ chính xác cao. Zafar có thể được lắp trên các loại xuồng cao tốc nhẹ.

Tên lửa chống hạm tầm xa Nour (Ánh sáng) do Iran tự chế tạo và đã được lắp trên nhiều thiết bị quân sự.

Qader (Vĩ đại) là loại tên lửa chống hạm mới nhất do Iran tự chế và từng được quân đội Iran giới thiệu lần đầu vào tháng Chín vừa qua.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Trông không khác shaddock mấy nhỉ
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
đúng thật cháu không nắm rõ hàng tầu
con tằm đây


shaddock đây
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
DF-21D sẽ kết hợp với cái này xuyên/ chọc mù (SATCOM) Aegis và khai tử cả nhóm TSB

Trung Quốc phát triển tên lửa chống vệ tinh quỹ đạo siêu cao
Cập nhật lúc :10:06 AM, 22/10/2012
Cơ quan tình báo quân sự Mỹ cho biết, Trung Quốc đang xúc tiến các hoạt động để tiến hành thử nghiệm một loại tên lửa chống vệ tinh mới mang tên DN-2 (Đồng Năng 2).

(ĐVO) Cơ quan tình báo Mỹ đánh giá loại tên lửa này có thể đe dọa các vệ tinh địa tĩnh của Mỹ.

Báo cáo tình báo mới nhất trong tháng 9/2012 cho biết, Trung Quốc sẽ thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh DN-2 từ một căn cứ bí mật vào giữa tháng 11/2012.

DN-2 là một tên lửa chống vệ tinh được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh ở quỹ đạo rất cao so với trái đất, đây là tầm hoạt động các vệ tinh địa tĩnh, đảm nhiệm cho các hoạt động truyền thông trên thế giới.

Tên lửa này tiêu diệt các vệ tinh bằng cú va chạm ở tốc độ cao mà không cần đến thuốc nổ, được đánh giá là vũ khí không gian rất quan trọng.

DN-2 đại diện cho bước ngoặt quan trọng trong khả năng diệt vệ tinh của Trung Quốc được phát triển trong hơn một thập kỷ qua.
Nếu Trung Quốc thành công với tên lửa chống vệ tinh DN-2 có khả năng đạt đến quỹ đạo địa tĩnh đó sẽ là một thảm họa đối với Mỹ.



Quỹ đạo địa tĩnh có độ cao từ 12.000-22.236 dặm (19.200-35.577km) so với mực nước biển.

Trong năm 2007, Trung Quốc đã tiêu diệt thành công một vệ tinh thời tiết bị hỏng ở quỹ đạo thấp 893km. Sự kiện này đã tạo nên một cú “sốc” đối với Mỹ.

Washington đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh mà không thông báo, kích động chạy đua vũ trang không gian. Ngoài ra, các mảnh vỡ từ vụ tiêu diệt vệ tinh này gây ảnh hưởng cho các vệ tinh khác trong vòng tới 100 năm.

Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ dự đoán, Trung Quốc sẽ thử nghiệm tiêu diệt một vệ tinh nào đó như đã làm trong năm 2007 để đánh giá các công nghệ liên quan. Tuy nhiên, khả năng này được cho là rất thấp bởi điều này có thể vấp phải sự phản đối của các quốc gia đang có vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo địa tĩnh. Thay vào đó, thử nghiệm sẽ được tiến hành bằng cách đánh chặn một tên lửa dẫn đường ở độ cao hàng ngàn dặm.

Một quan chức Mỹ cho biết: “Mỹ đang gặp khó khăn trong việc phát triển tên lửa chống vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh”

Quan chức này cho biết, hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Mỹ được sử dụng trong việc dẫn đường chính xác cho tên lửa được đặt ở quỹ đạo có độ cao khoảng 19.200km do đó rất dễ bị tổn thương bởi DN-2.
Minh họa quá trình tiêu diệt vệ tinh của tên lửa chống vệ tinh KT-2.​
Chạy đua với hiệp định hạn chế phát triển vũ khí không gian

Dù thử nghiệm của tên lửa chống vệ tinh DN-2 chưa được tiến hành và khả năng thành công còn bỏ ngỏ nhưng điều này cho thấy rằng Trung Quốc đang ráo riết phát triển vũ khí không gian, ngay cả khi nước này đang tìm kiếm các hiệp định quốc tế hạn chế phát triển vũ khí không gian. Chiến lược của Trung Quốc là cố gắng phát triển thành công tên lửa chống vệ tinh trước khi hiệp định về hạn chế phát triển vũ khí không gian được quốc tế thông qua.

Michael Pillsbury, cựu nhân viên hoạch định chính sách dưới thời Tổng thống Ronald Reagan nhận định, chủ trương của Trung Quốc là triển khai phát triển các chương trình vũ khí bí mật, tên lửa chống vệ tinh. Một phần trong số đó được sử dụng để chống lại hệ thống vệ tinh đồ sộ của Mỹ một cách bất ngờ.

Theo tính toán, một cuộc tấn công quy mô nhỏ nhắm vào khoảng 50 vệ tinh của Mỹ có thể tạo nên một thảm họa không chỉ với lực lượng quân sự Mỹ mà còn là thảm họa đối với nền kinh tế thế giới. Viện nghiên cứu Hudson, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, Mỹ nhận định.

Hệ thống tên lửa chống vệ tinh là một phần rất quan trọng trong kho vũ khí ngày càng tăng của Trung Quốc, đó là những vũ khí bất đối xứng và luôn được bảo mật một cách rất chặt chẽ.


Nguồn tin Lầu Năm Góc cho biết, ít nhất 24 tên lửa chống vệ tinh đã được Trung Quốc sản xuất và đưa vào trang bị. Số tên lửa chống vệ tinh này có thể làm suy yếu khả năng quân sự của Mỹ, nước có hoạt động quân sự phụ thuộc nhiều vào hệ thống vệ tinh.

Theo các nhà phân tích, sự chậm trễ trong việc thử nghiệm DN-2 có thể là do Trung Quốc muốn chờ cho qua đợt bầu cử Tổng thống Mỹ.

Richard Fisher, một chuyên gia nghiên cứu về quân đội Trung Quốc nhận định, sự phát triển của DN-2 được bảo mật rất chặt chẽ. DN-2 có thể là sự kết hợp giữa tên lửa chống vệ tinh KT-2 và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A.

Ông Fisher cho biết thêm, trong năm 2002, các quan chức cấp cao Trung Quốc đã được mời tham quan tên lửa chống vệ tinh KT-2A có trọng lượng 2.000kg, Tên lửa này có thể đạt tới quỹ đạo rất cao. Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa có biện pháp để có thể ngăn chặn DN-2 đe dọa hệ thống vệ tinh đồ sộ của họ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
khéo nó lại lôi 2 quả VINASAT ra bắn thử thì anh em mất xem HBO vấy discovery quá
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
em cũng nghĩ mấy quả tên lửa này nhằm hù dọa nhau trong chiến tranh hạn chế và giữa các nước nhỏ thôi, chứ chiến tranh tổng lực thì nó ngại gì không mang vũ khí hạt nhân ra. Nếu hạ 1 TSB của mấy thằng khủng thì khả năng ăn 1 đòn hạt nhân là không nhỏ.
Chỉ có thể là chiến tranh Thế giới, chứ chiến tranh tổng lực giữa 2 nước thì cũng không!
Ví dụ như Israel có nuke bắn vào Iran thì Mỹ cũng đành ngậm ngùi bắn nuke vào Do Thái,
Bắc Hàn bắn nuke vào Nam Hàn thì Tung Của cũng phải nghiến răng bắn nuke vào đầu anh Kim,
Hiệp ước hạt nhân nó thế!
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
khéo nó lại lôi 2 quả VINASAT ra bắn thử thì anh em mất xem HBO vấy discovery quá
Thôi lại phải nhẹ nhàng phản đối kịch liệt vậy :))
Mà hoàn toàn có thể xảy ra nếu có chiến tranh! Tiêu diệt hệ thống thông tin là chuẩn,
nhất là với mấy quốc gia hệ thống vũ khí phụ thuộc nhiều vào GPS như Mẽo thì cứ lo ngay ngáy, mất đi mấy cái vẹ tinh định vị thì bấm nút phóng tên lửa sang Tàu thế nào nó rơi bố vào Nhà trắng :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thôi lại phải nhẹ nhàng phản đối kịch liệt vậy :))
Mà hoàn toàn có thể xảy ra nếu có chiến tranh! Tiêu diệt hệ thống thông tin là chuẩn,
nhất là với mấy quốc gia hệ thống vũ khí phụ thuộc nhiều vào GPS như Mẽo thì cứ lo ngay ngáy, mất đi mấy cái vẹ tinh định vị thì bấm nút phóng tên lửa sang Tàu thế nào nó rơi bố vào Nhà trắng :))
Nó xạo vậy thôi (xạo ở chỗ dám đánh SAT Mỹ, chứ về mặt công nghệ kĩ thuật hoàn toàn có thể làm được), chứ có Mao Chủ Tịch đội mồ sống dậy cũng điếu dám. Đánh 1 TSB của Mỹ xem chuyện gì xảy ra
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nó xạo vậy thôi (xạo ở chỗ dám đánh SAT Mỹ, chứ về mặt công nghệ kĩ thuật hoàn toàn có thể làm được), chứ có Mao Chủ Tịch đội mồ sống dậy cũng điếu dám. Đánh 1 TSB của Mỹ xem chuyện gì xảy ra
Khựa nó đông với " nguy hiểm " mà bác , toàn ăn mót công nghệ nên ba xạo là điều dễ hiểu . Em nghe nói Mẽo nó giờ đang nghĩ cách chế tên lửa không dùng gprs + dùng mấy con x37 thay thế vệ tinh ( cái này không chắc lắm )
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Khựa nó đông với " nguy hiểm " mà bác , toàn ăn mót công nghệ nên ba xạo là điều dễ hiểu . Em nghe nói Mẽo nó giờ đang nghĩ cách chế tên lửa không dùng gprs + dùng mấy con x37 thay thế vệ tinh ( cái này không chắc lắm )
Việc j phải nghĩ nữa, nó có rồi! Dẫn đường bằng laser, tuy nhiên cự ly ngắn không dùng cho đạn đạo được!
Tóm lại tấn công từ xa kiểu gì cũng GPS
Còn cụ dùng gprs để oánh bom cảm tử à? :))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Việc j phải nghĩ nữa, nó có rồi! Dẫn đường bằng laser, tuy nhiên cự ly ngắn không dùng cho đạn đạo được!
Tóm lại tấn công từ xa kiểu gì cũng GPS
Còn cụ dùng gprs để oánh bom cảm tử à? :))
haha , em đánh nhầm thêm chữ r . Tại hôm nọ em có nghe mấy vụ phóng con x37 của Mẽo , vì thấy nó di chuyển như quỹ đạo vệ tinh + tính cơ động nên chắc dùng mấy con này xem ra đỡ bị ăn tên lửa chống vệ tinh nhiều *-:)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nauy thử NSM - Tên lửa chống hạm thế hệ 5

24/10/2012 15:53:37
>> "TiengAnh123.Com giúp bạn giỏi tiếng Anh – chỉ 250,000 đ /1 năm"
- Đầu tháng 10/2012, Hải quân Na Uy đã bắn thử lần đầu tiên đối với loại tên lửa tấn công hải quân NSM do Công ty Kongsberg Defence & Aerospace (Na Uy) phát triển.


Đây là lần đầu tiên một tên lửa tiên tiến nhất thế giới được bắn thử từ một tàu tên lửa của Na Uy.


NSM - Naval Strike Missile là loại tên lửa chống hạm tầm xa tiên tiến nhất thế giới và được xếp vào thế hệ thứ năm. Tên lửa có thiết kế đặc biệt, mang những đặc tính động học độc đáo, khả năng bay bám sát địa hình, tấn công các mục tiêu trên đất, trên biển, tầm bắn xa (200km) với độ chính xác cao, có khả năng xâm nhập qua hệ thống phòng thủ của đối phương và mang đầu đạn nặng 125kg.

NSM được chế tạo sử dụng vật liệu phức hợp, tạo cho tên lửa có khả năng tàng hình tinh vi.

Dữ liệu về mục tiêu tấn công sẽ được nạp vào trong tên lửa, nhằm giúp tên lửa nhận diện mục tiêu tốt hơn, tránh tấn công nhầm mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu dân sự

NSM có thể được dẫn đường bởi hệ thống định vị vệ tinh GPS, hệ thống tham chiếu quán tính và địa hình.

Tên lửa NSM được phát triển với rất nhiều biến thể, trên máy bay chiến đấu, tàu chiến và các bệ phóng tên lửa bờ biển.
Phạm Thái


 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Aegis lại bỏ sót mục tiêu

Lá chắn tên lửa Mỹ bỏ sót 1 mục tiêu trong tập trận
Cập nhật lúc :8:17 AM, 27/10/2012
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã thực hiện cuộc bắn thử tên lửa phòng thủ lớn nhất và phức tạp nhất từ trước đến nay, tiêu diệt 5 mục tiêu cùng một lúc.

(ĐVO)Các thử nghiệm diễn ra trong khu vực Tây Thái Bình Dương, "nhấn mạnh hiệu quả hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis và các hệ thống phòng không THAAD và PAC-3", MDA cho biết.

Các mục tiêu bao gồm một tên lửa đạn đạo tầm trung , hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn và hai tên lửa hành trình.

Trong đó, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao (THAAD) đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung trong khi hệ thống PAC-3 gần như đồng thời tiêu diệt một tên lửa đạn đạo tầm ngắn và mục tiêu tên lửa hành trình bay thấp. Hệ thống Aegis trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke - USS Fitzgerald đánh chặn thành công một tên lửa hành trình trên mặt nước.

Tuy nhiên, hệ thống này không phá hủy thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn với tên lửa đánh chặn SM-3 block1A.

Bệ phóng tên lửa của hệ thống Patriot. Theo MDA, chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đã thực hiện thành công 56 lần đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu trong 71 lần thử nghiệm kể từ năm 2001.
Tất cả 3 hệ thống phòng thủ tên lửa được dự kiến ​​sẽ trở thành một phần của kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu vào năm 2020, nhằm bảo vệ lãnh thổ và các tài sản quan trọng của Mỹ tại các khu vực khác nhau trên thế giới.

PS: Thế này thì hỏng ăn với DF-21D rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,117
Động cơ
409,666 Mã lực
Nó xạo vậy thôi (xạo ở chỗ dám đánh SAT Mỹ, chứ về mặt công nghệ kĩ thuật hoàn toàn có thể làm được), chứ có Mao Chủ Tịch đội mồ sống dậy cũng điếu dám. Đánh 1 TSB của Mỹ xem chuyện gì xảy ra
Chiến 5ranh Triều Tiên nó bắt sống tướng Mỹ đấy.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chẵng nhẽ Mỹ khoanh tay ?

Chiến lược đối phó Trung Quốc của Hải quân Mỹ
Cập nhật lúc :10:23 AM, 06/09/2012
Đối phó hữu hiệu với sức mạnh quân sự đang trỗi dậy mạnh mẽ đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc là vấn đề hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.
(ĐVO) Phát sốt với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc

Trong bối cảnh các chương trình phát triển các khí tài mới cho hải quân để đối phó với Trung Quốc liên tục bị cắt giảm thì vấn đề trên càng được chú ý hơn

Ngày 10/8/2012, Quốc hội Mỹ phát hành báo cáo với tiêu đề “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: những ảnh hưởng đối với khả năng Hải quân của Mỹ”, báo cáo chỉ rõ tình hình phát triển, thành quả nghiên cứu chế tạo và các vấn đề còn tồn tại của hải quân Trung Quốc; bình luận về kế hoạch xây dựng chiến lược hải dương biển xanh của Trung Quốc; giới thiệu về các loại tên lửa đạn đạo chống tàu và các đạn tên lửa hành trình chống tàu, tàu ngầm, hàng không mẫu hạm, tàu nổi, tàu đổ bộ, những căn cứ không quân trên đất liền cùng các hệ thống máy bay không người lái (UAV), vũ khí hạt nhân, vũ khí điện từ, hệ thống thám trắc và định vị tiên tiến trên biển, các phản ứng của bộ quốc phòng Mỹ cũng như hành động của Mỹ để đối phóng với sự hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc...
Các quyết định của Quốc hội Mỹ liên quan đến các chương trình phát triển vũ khí thế hệ mới để đối phó với mối đe dọa ngày một lớn lên từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cục diện quân sự hai bờ eo biển Đài Loan và cả Thái Bình Dương, cũng như tác động đến sự phát triển chính trị và khả năng thực hiện các mục tiêu chiến lược của Mỹ ở đây và trên toàn thế giới.

Theo báo cáo, quá trình hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 1990, gồm hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM); tàu ngầm; tàu nổi cùng các loại khí tài tiên tiến khác; những nâng cấp trong hệ thống bảo dưỡng hậu cần; lí luận quân sự hải quân; chất lượng quân nhân, quá trình huấn luyện, bồi dưỡng và diễn tập.

Rất nhiều nhà quan sát tin rằng mục tiêu gần của việc nâng cấp toàn diện hải quân Trung Quốc là giúp họ nâng cao quyền chủ động trong vấn đề eo biển Đài Loan. Với mục tiêu lớn nhất này, Trung Quốc hi vọng họ có thể có được khả năng “chống tiếp cận”, đảm bảo được việc không cho Mỹ can thiệp vào trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bờ eo biển Đài Loan, hoặc có thể làm giảm thiểu mức độ can thiệp bằng đường biển và đường không của phía Mỹ.

Việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc còn có một mục tiêu khác ngoài việc nâng cấp khả năng tác chiến, đó là việc họ có thể gia tăng tầm ảnh hưởng trên thế giới, bảo đảm được quyền lợi trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, bảo vệ tuyến hàng hải hay sơ tán các công dân của mình trong trường hợp khẩn cấp.

Mỹ có kế hoạch đến năm 2016 sẽ bắt đầu đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) Flight III.​

Do vậy, báo cáo chỉ ra, Quốc hội Mỹ cần phải đặc biệt quan tâm và tìm cách giải quyết các vấn đề sau: trong vấn đề đối phó với khả năng “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Liệu trong tương lai Mỹ có đủ khả năng thực hiện điều này? Liệu có thể hoàn thành các nhiệm vụ khác để duy trì các loại ích của Mỹ? Mỹ đối phó với tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) và các loại tàu ngầm của Trung Quốc ra sao? Liệu Mỹ có phải thay đổi cấu hình một biên đội tác chiến đường biển để đối phó với khả năng “chống tiếp cận” của Trung Quốc hay không? Dựa theo dự toán ngân sách được đưa ra hồi tháng 8/2011, trong tương lai Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ bị cắt giảm về số lượng. Các tướng lĩnh hải quân nước này cho ,rằng để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên toàn thế giới, người Mỹ cần từ 310-316 tàu chiến các loại.

Trong tương lai 30 năm tới, các tàu khu trục, tàu ngầm chiến đấu và tàu đổ bộ của Mỹ đều ở trong tình trạng thiếu hụt. Dự kiến, năm 2013 Mỹ sẽ mua 7 tàu khu trục mang tên lửa Aegis, 2 tàu đổ bộ cùng với việc kéo dài tuổi đời phục vụ của nhiều tàu khác.

Nếu trong tương lai Mỹ chấp nhận miễn cưỡng duy trì số lượng 310-316 tàu chiến trong đó có 11 hàng không mẫu hạm với bối cảnh ngân sách bị cắt giảm, điều này sẽ gây tổn hại rất lớn cho năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ.
Đẩy mạnh tác chiến không - biển
Ngày 7/11/2011, Thượng nghị sĩ Randy Forbes kiến nghị tới Bộ trưởng Quốc phòng Pannetta, trong đó đề xuất việc tập trung thêm ngân sách hỗ trợ và duy trì mức độ quan tâm cần thiết đối với tác chiến không – biển (còn gọi là học thuyết không - hải chiến), tham khảo thêm kinh nghiệm phát triển của chiến lược không – bộ trong giai đoạn 1970 – 1980, xây dựng các điều lệnh tác chiến tương ứng, chế tạo các vũ khí khí tài phục vụ cho học thuyết này, cũng như đảm bảo việc thay đổi các lí luận tác chiến cho phù hợp với thực tế chiến trường.

Trong giai đoạn sơ khởi phát triển học thuyết tác chiến không - biển như hiện nay, Quân đội Mỹ cần một sự hỗ trợ rất lớn về tiền bạc cũng như các chính sách, quốc hội Mỹ cũng yêu cầu quân đội nước này đưa ra một dự thảo sơ bộ về dự toán chi tiêu thực tế. Bộ quốc phòng Mỹ hiện đã lên kế hoạch phát triển chương trình tác chiến để đối phó với chiến lược chống thâm nhập/ngăn chặn chiến trường (A2/AD), đề xuất các yêu cầu kĩ chiến thuật tương đương với tham vọng bảo đảm quyền chủ động trên toàn chiến trường cho quân đội Mỹ.
Đánh chặn DF-21D bằng biện pháp mềm

Đối phó với những hệ thống vũ khí khí tài mới của hải quân Trung Quốc, trong tương lai người Mỹ sẽ tập trung phát triển khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chống tàu chiến (ASBM) DF-21D của Trung Quốc. Loại vũ khí mới này của Trung Quốc được đánh giá là có khả năng làm thay đổi tương quan lực lượng trên biển.

Hiện tại, người Mỹ chủ yếu thực hiện việc đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương ở pha phóng và pha giữa trên tầng khí quyển, với mỗi hệ thống chuyên nhiệm cho nhiệm vụ đánh chặn ở mỗi giai đoạn, phần đánh chặn tên lửa đạn đạo khi nó bắt đầu trở lại trong vùng khí quyển do hải quân phụ trách. Hiện tại vấn đề này không được hỗ trợ về kinh phí.

Trong vài năm tới đây, hải quân sẽ có 3 đến 5 đạn tên lửa đạn đạo chống tàu dưới dạng mô hình để thực hiện các thí nghiệm đánh chặn trong tầng khí quyển.

Trước đó, ngày 28/2/2012, hải quân cho ra một báo cáo trong đó than phiền về sự thiếu hụt ngân sách cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển một mô hình đạn ASBM kiểu DF-21D của Trung Quốc làm mục tiêu thử nghiệm đánh chặn.

DF-21 của Trung Quốc
Mỹ có xu hướng sẽ sử dụng các phương pháp “mềm” để đối phó với dòng ASBM như tìm cách vô hiệu hóa hệ thống thám trắc, định vị và xác nhận mục tiêu cho các đạn trên, thay vì chọn cách chặn kích trực tiếp như trước đây.

Tháng 9/2011, Trung tướng Herbert Carlisle, Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho rằng lực lượng của mình hoàn toàn có thể phát vỡ tất cả các đòn tấn công từ phía Trung Quốc.

Các tàu nổi của hải quân Mỹ hiện cũng đã được trang bị thêm các khí tài chế áp điện từ thế hệ mới với mục đích giảm thiểu đi khả năng bị ASBM khóa và tiêu diệt, cũng như các bộ khí tài có tác dụng gây nhiễu điện từ nhằm hạn chế các hệ thống do thám đường biển tầm xa của Trung Quốc, can thiệp từ khi ASBM ở giai đoạn phóng.

Những năm gần đây, Mỹ liên tục cho ra đời hoặc tiến hành thử nghiệm các thế hệ và đưa ra các khái niệm vũ khí mới như hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên tàu chiến AEGIS, các đạn tên lửa phòng không Standard Missile 3 Block IIA, đạn tên lửa đánh chặn pha cuối Standard Missile 2 block IV, pháo điện từ EMRG, vũ khí laser, các khí tài tác chiến điện tử thế hệ mới cũng như những thiết bị làm mù đầu dẫn của ASBM trong pha cuối...

Bên cạnh đó, Mỹ có kế hoạch đến năm 2016 sẽ bắt đầu đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) Flight III trị giá khoảng 1,9 tỉ USD. Lớp tàu chiến này trang bị hệ thống Aegis cùng các khí tài phòng không tiên tiên hơn phiên bản trước Flight 2A. DDG-51 được trang bị radar chống tên lửa đạn đạo (AMDR) với đường kính từ 3,5-4,2m, với độ chính xác vượt trội so với radar SPY-1 đời trước đó.

Trong tương lai, người Mỹ có dự định đóng các tàu tuần dương CG(X) với khả năng phòng không và chống tên lửa đạn đạo xuất sắc hơn các lớp tàu trước đó với trọng lượng giãn nước có thể lên đến 20.000 tấn.
Tác chiến chống ngầm
Về phương diện chống ngầm, Mỹ cho rằng họ chưa làm tốt công tác đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.

Ngày 26/10/2006, một tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc đã tiến sát đến một nhóm tác chiến tàu sân bay được dẫn đầu bởi tàu sân bay Kitty Hawk CV-63 đang hành quân ở gần đảo Okinawa của Nhật Bản và chỉ trồi lên khi chỉ còn cách nhóm tàu chiến này 8 km. Điều đáng nói là trước đó, các tàu chống ngầm của nhóm tàu chiến trên của Mỹ không hề phát hiện ra tung tích tàu ngầm Trung Quốc.

Dù chính quyền Bắc Kinh phủ nhận việc tàu ngầm của họ theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ, nhưng vụ việc này cũng đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho công tác chống ngầm của hải quân Mỹ.

Hiện Mỹ thực hiện việc nghiên cứu phát triển các vũ khí chống ngầm mới, các thiết bị truy tìm tàu ngầm, cảm ứng, sonar hay các hệ thống UAV chuyên dụng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top