[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,307
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Cá nhân em thấy cái thằng nghĩ ra loại tên lửa gắn lên container là thằng ...ngu nhất thế giới...:D. nó không khác gì ngày xưa mang súng rồi nấp vào nhà dân khai hỏa, để cho bọn đối phương nó lấy cớ để làm cỏ cả làng..!
Cũng phải thôi vì thằng Nga ngố nó có phát triển kinh tế đâu mà nó thèm quan tâm , cái trò đem giấu trong container này đến cả VN mình cũng làm được trong vòng vài nốt nhạc....!
 
Chỉnh sửa cuối:

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,986
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Híc Nó còn liên quan đến 1 đống các công nghệ theo sau nữa cụ ná :
Chứ đâu riêng gì đặt trong container
Hệ thống tên lửa Club có các biến thể Club-N, Club-U trang bị cho tàu nổi, Club-S trang bị cho tàu ngầm, Club-M là hệ thống tên lửa cơ động mặt đất và Club-K bố trí trong container triển khai trên tàu thuyền, tàu hỏa và xe tải.
Club-K có thể sử dụng các loại tên lửa: tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 200 km; tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km; tên lửa dưới âm tấn công mặt đất 3M-14E, tầm bắn 275 km và tên lửa Kh-35UE - tên lửa hành trình tấn công mục tiêu trên biển.
Hệ thống tên lửa Club đang hoặc sắp được trang bị cho Hải quân Nga, Ấn Độ, Algeria và Việt Nam (trên 6 tàu ngầm lớp Kilo Project 636).
Cá nhân em thấy cái thằng nghĩ ra loại tên lửa gắn lên container là thằng ...ngu nhất thế giới...:D. nó không khác gì ngày xưa mang súng rồi nấp vào nhà vào nhà dân khai hỏa, để cho bọn đối phương nó lấy cớ để làm cỏ cả làng..!
Cũng phải thôi vì thằng Nga ngố nó có phát triển kinh tế đâu mà nó thèm quan tâm , cái trò đem giấu trong container này đến cả VN mình cũng làm được trong vòng vài nốt nhạc....!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Răn đe và tranh hùng. Vũ hội chết chóc có tên Bal-E


Các hệ thống tên lửa đất - đối - hạm hiện đại không chỉ bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, mà còn để răn đe, “tranh hùng, tranh bá” trên biển.

Kỳ 1: Vũ hội hủy diệt Bal-E

(Đất Việt) Phóng đi 32 tên lửa trong vòng 96 giây, hệ thống tên lửa bờ biển Bal (Bal-E) là không có đối thủ ở tầm bắn từ 7 - 120 km.

Thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô rất chú trọng nghiên cứu chế tạo các tên lửa chống hạm nói chung và tên lửa đất - đối - hạm (hệ thống tên lửa bờ biển) nói riêng để đối phó với ưu thế hải quân của Mỹ và phương Tây.

Bộ ba siêu mạnh

Các hệ thống tên lửa bờ biển Liên Xô sử dụng cả tên lửa chống hạm chiến thuật và tên lửa chiến dịch - chiến thuật có tầm bắn trên 200km. Và cũng từ đó, Liên Xô (sau này là Nga) luôn đi tiên phong trong lĩnh vực tên lửa bờ biển.

Trong thập niên 1980, Liên Xô bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới gồm Bal, Bastion, Kalibr-M (Club-M) và Moskit-E để thay thế các hệ thống Redut và Rubezh. Gần đây, Nga mới hoàn thành và đang chào bán các hệ thống mới, trong đó nổi bật nhất là Bal, Bastion, Kalibr-M (Club-M). Bộ ba có sức mạnh khủng khiếp này đang làm đau đầu Hải quân phương Tây, Mỹ và Israel khi chúng bắt đầu mở rộng sự có mặt ở những điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng như Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Nam Mỹ...

Hệ thống tên lửa bờ biển chiến thuật cơ động Bal-E tấn công mục tiêu. Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bal (tiếng Nga có nghĩa là vũ hội) với biến thể xuất khẩu là Bal-E do Viện KBM thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV phối hợp với hơn 10 xí nghiệp khác phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga. Đây là hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới, dùng để thay thế hệ thống Rubezh sử dụng hơn 20 năm nay.

Vùi dập đối phương

Bal-E được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu trên bờ, chống đổ bộ, kiểm soát vùng biển chủ quyền và eo biển. Hệ thống có thể phát hiện và tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm đến 120 km, tác chiến suốt ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, khi có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương. Bal-E có thể hoạt động như một đơn vị chiến đấu độc lập hoặc nằm trong thành phần một hệ thống phòng thủ tập trung hóa.

Khi thực hiện những “cú đánh” bí mật, bất ngờ, Bal-E có khả năng nhanh chóng chuẩn bị chiến đấu, tấn công, rồi rút khỏi trận địa để cơ động đến khu vực tác chiến mới. Thời gian triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân của hệ thống tại trận địa mới là 10 phút.

Hệ thống Uran-E sử dụng tên lửa Kh-35E trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Bal-E, theo giới chuyên gia Nga, là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển chiến thuật có tính năng tổng hợp vô đối thủ trong dải tầm bắn 7 - 120 km tính từ đường bờ biển. Một hệ thống có thể bảo vệ hiệu quả một khu vực bờ biển trải dài 400 km. Bal-E có sức tấn công vô song mà không hệ thống tương tự nào trên thế giới sánh được khi bắn được tới 32 quả tên lửa trong một loạt bắn từ 4 xe bệ phóng với nhịp phóng 3s/quả.

Chỉ bằng loạt 32 tên lửa, hệ thống có thể tiêu diệt một cụm tàu sân bay, một cụm tàu tấn công gồm 3 tàu frigate hay binh đoàn tàu đổ bộ ở cách bờ từ 7 - 120 km. Một loạt phóng như vậy có thể buộc đối phương từ bỏ nhiệm vụ đặt ra. Sau 30 - 40 phút, hệ thống lại có thể phóng tiếp loạt 32 tên lửa thứ hai. Hệ thống phòng thủ tên lửa của phần lớn tàu chiến không có khả năng đối phó với một cuộc tấn công vũ bão, dữ dội như vậy.

Bức rèm sắt 3 trong 1

Bal-E sử dụng tên lửa chống hạm nổi tiếng Kh-35E (3M-24E). Đây là một trong những tên lửa chống hạm chủ lực của quân đội Nga, Ấn Độ, Việt Nam và Algeria. Kh-35E (nặng khoảng 620kg) được thiết kế để tiêu diệt chiến hạm nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn hay tàu vận tải biển, có thể phóng từ máy bay, trực thăng, tàu chiến...

Tên lửa chống hạm Kh-35UE. Kh-35E có nhiều ưu thế lớn như độ bộc lộ rất thấp do có kích thước nhỏ, độ cao bay cực nhỏ (bay ở độ cao 5 - 10 m, tấn công mục tiêu ở độ cao 3 - 5 m) và sử dụng thuật toán dẫn đặc biệt, bảo đảm độ bí mật tối đa cho hoạt động của đầu tự dẫn, nên phòng không tàu địch rất khó phát hiện, chặn đánh. Khi tấn công tàu địch, tên lửa xuyên hoàn toàn vào thân tàu (3 - 4 m) rồi phần chiến đấu nặng 145kg mới phát nổ tạo sức công phá rất mạnh.

Sắp tới, Kh-35E sẽ được thay bằng biến thể hiện đại hơn là Kh-35UE có tính năng cao gấp 2 - 2,5 lần và tầm bắn tăng gấp đôi (260 km) so với Kh-35E. Như vậy, một hệ thống phòng thủ bờ biển kết hợp hệ thống tên lửa Bal-E, hệ thống tên lửa Uran-E trên tàu chiến và các máy bay chiến đấu đều sử dụng tên lửa Kh-35E có thể giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ chiến thuật-chiến dịch với chi phí tối thiểu. Đặc biệt, sau này, khi được trang bị tên lửa mới Kh-35UE, uy lực chiến đấu của Bal-E sẽ gia tăng mạnh mẽ, không thua kém các hệ thống tên lửa siêu âm Bastion và Club-M.

Một hệ thống (1 tiểu đoàn) Bal-E gồm các xe sử dụng khung gầm xe MAZ-7930: các xe điều khiển và thông tin (SKPUS, đến 2 xe), các xe bệ phóng (SPU, đến 4 xe), các tên lửa chống hạm Kh-35E (3М-24E) để trong thùng phóng kín (TPK), các xe tiếp đạn (TPM, đến 4 xe) chở đạn cho loạt bắn thứ hai, 1 xe thông tin. Ở cấu hình chuẩn, mỗi xe bệ phóng và xe tiếp đạn chở 8 thùng phóng chứa 8 tên lửa, tức tổng cơ số đạn là 64 quả.

Vô đối thủ

Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bal (biến thể xuất khẩu là Bal-E, NATO gọi là SSC-6 Stooge) do Viện KBM thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV phối hợp với hơn 10 xí nghiệp khác phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga. Đây là hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới, dùng để thay thế hệ thống Rubezh cũng do KBM phát triển mà Hải quân Nga và nhiều nước sử dụng hơn 20 năm nay. Bal-E với tên lửa hành trình chống hạm dưới âm Kh-35E (3M-24E) là biến thể giành cho xuất khẩu. Hệ thống Bal trang bị cho quân đội Nga có một số tính năng cao hơn và vẫn được giữ bí mật.
Hệ thống tên lửa bờ biển chiến thuật cơ động Bal-E tấn công mục tiêu (ktrv.ru)​
Hệ thống tên lửa đất-đối-hạm Bal-E dùng để bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ bằng cách kiểm soát vùng biển chủ quyền và eo biển, phát hiện và tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm đến 120 km (Với Bal là 130 km), khi chúng đang tiếp cận bờ, tại các eo biển, các vùng đảo, đảo ngầm.. Nó là không thể thay thế khi làm các nhiệm vụ như ngăn chặn các chiến dịch đổ bộ, phong tỏa các vùng biển hẹp, tiêu diệt các phương tiện vi phạm biên giới trên biển...

Hệ thống có thể tác chiến suốt ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết với khả năng độc lập dẫn đường cho tên lửa sau khi phóng trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương. Bal-E có thể hoạt động như một đơn vị chiến đấu độc lập hoặc nằm trong thành phần một hệ thống phòng thủ tập trung hóa.

Bal-E có thể tác chiến trên địa hình có nhiễm chất độc hóa học và nhiễm xạ và có thể vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy và đường không, nên dễ dàng và nhanh chóng đưa tới bất kỳ chiến trường nào.

Bal-E có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ bí mật, bất ngờ, đảm bảo khả năng sống còn cao. Hệ thống có khả năng nhanh chóng chuẩn bị chiến đấu, tấn công, rồi rút khỏi trận địa để cơ động đến khu vực tác chiến mới. Thời gian triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân của hệ thống tại trận địa mới là 10 phút.

Các xe bệ phóng và xe tiếp đạn có thể triển khai tại các trận địa bí mật nằm sâu sau đường bờ biển. Xe bệ phóng có thể bố trí ở địa hình có vật cản tự nhiên và nhân tạo che khuất hướng bắn mà vẫn có thể tác chiến bình thường, đồng thời sẽ khó bị địch tấn công từ biển và từ trên không. Xe bệ phóng có thể đậu sát vật cản cao, và nhờ tên lửa được phóng nghiêng nên có thể ngụy trang cẩn thận xe bệ phóng từ bên trên.

Ngoài ra, Bal-E còn có thể phóng đạn tấn công từ các trận địa không được chuẩn bị trước. Công nghệ truyền thông tin, dữ liệu số hóa, có bảo mật, các kênh radar phát hiện chủ động và thụ động bảo đảm tính linh hoạt và bí mật sử dụng cho hệ thống.

Một hệ thống (1 tiểu đoàn) Bal-E gồm các xe sử dụng khung gầm xe MAZ-7930: các xe điều khiển và thông tin (SKPUS, đến 2 xe), các xe bệ phóng (SPU, đến 4 xe), các tên lửa chống hạm Kh-35E (3М-24E) để trong thùng phóng kín (TPK), các xe tiếp đạn (TPM, đến 4 xe) chở đạn cho loạt bắn thứ hai, 1 xe thông tin. Ở cấu hình chuẩn, mỗi xe bệ phóng và xe tiếp đạn chở 8 thùng phóng chứa 8 tên lửa, tức tổng cơ số đạn là 64 quả.
Bal-E có khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh và độ chính xác cao, có thể tác chiến với nhiều loại phương tiện tiến công đường biển.

Bal-E theo các chuyên gia Nga là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biến chiến thuật có tính năng tổng hợp vô đối thủ trong dải tầm bắn 7-120 km tính từ đường bờ biển. Một hệ thống có thể bảo vệ hiệu quả một khu vực bờ biển trải dài 400 km.

Bal-E có sức tấn công vô song mà không hệ thống tương tự nào trên thế giới sánh được khi bắn được tới 32 quả tên lửa trong một loạt bắn từ 4 xe bệ phóng. Chỉ bằng một loạt 32 tên lửa, hệ thống có thể tiêu diệt một cụm tàu sân bay, một cụm tàu tấn công gồm 3 tàu frigate hay binh đoàn tàu đổ bộ ở cách bờ từ 7-120 km.

Một loạt phóng như vậy có thể buộc cả một cụm tàu tấn công lớn, một đội tàu đổ bộ hay đoàn tàu vận tải đối phương từ bỏ nhiệm vụ đặt ra. Sau 30-40 phút, hệ thống lại có thể phóng tiếp loạt 32 tên lửa thứ hai.

Do tên lửa 3М-24E khó bị phát hiện, nên hệ thống phòng thủ tên lửa của phần lớn tàu chiến không có khả năng đối phó với một cuộc tấn công vũ bão như vậy. Một loạt bắn của một bệ phóng Bal-E phóng đi các phần chiến đấu có tổng trọng lượng cao gấp gần 2 lần loạt bắn của một bệ phóng BrahMos (1.150 kg so với 600 kg).

Tùy theo chủng loại và số lượng mục tiêu, Bal-E có thể phóng từng quả hay cả loạt tên lửa từ bất kỳ bệ phóng nào. Khi tác chiến chống tàu nhỏ, có thể bắn từng quả tên lửa, còn khi chống tàu lớn (tàu khu trục...), có thể phóng loạt 32 tên lửa với nhịp phóng không quá 3 s/quả.

Bal-E sử dụng loại tên lửa chống hạm nổi tiếng Kh-35E (3M-24E), được giới thiệu công khai lần đầu năm 1992 và hiện là một trong những tên lửa chống hạm chủ lực của quân đội Nga, Ấn Độ, Việt Nam và Algeria.

Hệ thống Uran-E sử dụng tên lửa Kh-35E trên tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ (QĐND)​
Kh-35E được thiết kế để tiêu diệt chiến hạm nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và tàu vận tải biển và có thể phòng từ máy bay, trực thăng, tàu chiến và hệ thống tên lửa bờ biển. Tên lửa có thể tác chiến trong mọi thời tiết, cả ngày lẫn đêm, khi có sự đối kháng hỏa lực và điện tử của đối phương.

Kh-35E có nhiều ưu thế lớn như độ bộc lộ rất thấp do có kích thước nhỏ, độ cao bay cực nhỏ (bay ở độ cao 5-10 m, tấn công mục tiêu ở độ cao 3-5 m) ở tốc độ cận âm cao và sử dụng thuật toán dẫn đặc biệt, bảo đảm độ bí mật tối đa cho hoạt động của đầu tự dẫn trên tên lửa, tên lửa được dẫn hoàn toàn tự hoạt sau khi phóng, nên phòng không tàu địch rất khó phát hiện, chặn đánh.

Phần chiến đấu dạng xuyên (phá-mảnh-cháy) của Kh-35E nặng 145 kg. Khi tấn công tàu địch, tên lửa xuyên hoàn toàn vào thân tàu (tức 3-4 m) rồi mới phát nổ nên sức công phá rất mạnh. Để loại khỏi vòng chiến một tàu khu trục cần 2 tên lửa, một tàu tên lửa nhỏ cần 1 quả.

Tên lửa chống hạm Kh-35E (wikipedia)​
Nhờ Bal-E có nhịp phóng nhanh nên các tên lửa Kh-35E gần như cùng lúc tiếp cận binh đoàn tàu địch khiến đối phương khó bề chống trả. Là tên lửa dưới âm, Kh-35E đối phó các mục tiêu nhỏ, nhanh và cơ động cao tốt hơn so với tên lửa siêu âm hạng nặng.

Tên lửa có thiết khí động thông thường với cánh gấp hình chữ thập, cánh đuôi dài, một bộ hút khí hình thang ở dưới thân và động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, lắp nối tiếp với động cơ hành trình (động cơ turbine phản lực cỡ nhỏ dùng xăng máy bay).

Tên lửa được trang bị hệ dẫn kết hợp (quán tính ở giai đoạn đầu và radar chủ động giai đoạn cuối). Đầu tự dẫn radar ARGS-35 cho phép phát hiện và lựa chọn mục tiêu mặt nước, xác định tọa độ (phương vị, góc tà, cự ly) của mục tiêu, tốc độ tiếp cận mục tiêu, cũng như cung cấp thông tin cần thiết đến hệ dẫn tên lửa. Có tin Kh-35E cũng có biến thể lắp đầu tự dẫn ảnh hồng ngoại.

Các tên lửa được chứa trong các contenơ vận chuyển kiêm ống phóng kín, bảo đảm độ tin cậy cao trong điều kiện khí hậu phức tạp và giảm thiểu công sức bảo dưỡng kỹ thuật.

Việc kiểm soát tình trạng tên lửa, chuẩn bị phóng, tiếp nhận, xử lý và nạp thông tin chỉ thị mục tiêu trước khi bắn do hệ thống điều khiển tự động hóa thực hiện. Việc chuẩn bị phóng cho tên lửa được tự động hóa, thời gian chuẩn bị phóng từ trạng thái lạnh không quá 60 s.

Vươn xa với Super Uran

Sắp tới, Kh-35E sẽ được thay bằng biến thể hiện đại hơn là Kh-35UE có tính năng chính hơn nhiều Kh-35E, nhất là khi đối phương chống trả bằng hỏa lực và vô tuyến điện tử. Xét về giá thành/hiệu quả đây là tên lửa chống hạm không có đối thủ.

Tên lửa chống hạm Kh-35UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E​
Điểm nổi bật của Kh-35UE là tầm bắn tăng gấp đôi (260 km) so với Kh-35E trong khi kích thước vẫn giữ nguyên và có hệ thống điều khiển bay tiên tiến hơn, nhờ đó tên lửa có 4 điểm thay đổi đường bay, có khả năng bay vòng tránh các đảo, tấn công mục tiêu trong các lòng lạch hẹp, vịnh hẹp và dải duyên hải. Một ưu điểm khác là sau khi phóng đi, Kh-35UE có thể vòng ngoặt theo phương ngang với góc 130 độ so với 90 độ của Kh-35E.

Kh-35UE là tên lửa kỹ thuật số hoàn toàn, kế thừa được những phẩm chất tốt nhất của Kh-35E và có thể sử dụng cho các phương tiện mang giống như Kh-35E. Tên lửa Kh-35UE được trang bị hệ dẫn kết hợp (hệ dẫn quán tính, khối dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ-thụ động). Nếu như đầu tự dẫn Kh-35E có tầm bắt mục tiêu là 20 km, thì đầu tự dẫn của Kh-35UE đưa tàu địch “vào vòng ngắm” ở khoảng cách đến 50 km. Các chuyên gia đánh giá, Kh-35UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E.

Như vậy, nếu xây dựng hệ thống phòng thủ bờ biển trên cơ sở kết hợp các hệ thống tên lửa Bal-E, các hệ thống tên lửa Uran-E trên tàu chiến và các máy bay chiến đấu vốn đều sử dụng tên lửa chống hạm tiêu chuẩn Kh-35E, có thể giải quyết được các nhiệm vụ chiến thuật-chiến dịch với chi phí tối thiểu sử dụng một hệ thống khai thác, sửa chữa tên lửa duy nhất. Đặc biệt, sau này, khi được trang bị tên lửa mới Kh-35UE, uy lực chiến đấu của Bal-E sẽ gia tăng mạnh mẽ, không thua kém các hệ thống tên lửa siêu âm Bastion và Club-M.

Đáng lưu ý là Bal-E sử dụng chung khung gầm với hệ thống tên lửa phòng không S-300P nên các nước trang bị cả hai loại vũ khí này sẽ rất thuận lợi cho công tác bảo đảm kỹ thuật.
Các tính năng kỹ-chiến thuật chính của Bal-E

Tầm bắn, km 7-120 Khoảng cách từ trận địa phóng đến đường bờ biển, km đến 10 Số tên lửa trên mỗi xe bệ phóng và xe tiếp đạn, quả đến 8 Nhịp phóng tên lửa khi phóng loạt, s ≤3 Tốc độ hành quân trên đường nhựa/địa hình chia cắt, km/h 60/20 Trọng lượng phóng của tên lửa, kg : ~620 Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa, kg: 145
Tổng cơ số đạn tên lửa của hệ thống, quả 64 Dự trữ hành trình (không tiếp dầu), km ≥850 Số phận long đong

Hệ thống Bal (Bal-E) hoàn thành thử nghiệm vào tháng 9.2004, đưa vào trang bị năm 2008 (1 tiểu đoàn) và dự kiến nhận vào trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển của cả 4 hạm đội Nga.

Hệ thống Bal-E tại trận địa​
Năm 2011, một hệ thống Bal-E đã đưa được biên chế cho tiểu đoàn tên lửa bờ biển của Hải đoàn Caspie, thuộc Quân khu phía Nam của Nga. Việc trang bị này được thực hiện trong khuôn khổ chương trình đặt hàng nhà nước năm 2011 theo chương trình trang bị lại cho Hải đoàn Caspie. Trước đó có tin cho biết, địa điểm triển khai chính của hệ thống Bal-E sẽ là Kaspyisk, các trận địa phụ được xây dựng ở khu vực Izberbazh.

Các nhà sản xuất Nga cho biết, cấu trúc hệ thống và số lượng xe SKPUS, SPU và TPK có thể tùy biến yêu cầu của khách hàng. Bal-E có tiềm năng hiện đại hóa lớn, có thể bổ sung các phương tiện trinh sát (trực thăng mang radar cảnh giới, máy bay không người lái), các hệ thống gây nhiễu tiêu cực để tăng khả năng đối phó với vũ khí có điều khiển của đối phương, thay đổi loại xe bệ phóng khác nhẹ và cơ động hơn như KamAZ…
Bổ sung thêm (cái này đã có giới thiệu) Kh-35UE là long-range của Kh-35E có tầm bắn lên tới 260 km tương lai sẽ trang bị cho T50
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Cũ nhiều, mới ít, song đáng nể

Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…




Sự kiện tàu khu trục Eilat của Hải quân Israel bị tàu tên lửa Ai Cập đánh đắm bằng một quả tên lửa chống hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx) của Liên Xô vào năm 1967 đã tạo ra một cú sốc mạnh, khiến phương Tây thức tỉnh trước hiệu quả ghê gớm của loại vũ khí đối hạm mới.

Các nước phương Tây (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Thụy Điển, Nauy…) lập tức lao vào cuộc đua nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa tương tự và cho ra đời nhiều loại tên lửa chống hạm trang bị cho tàu chiến, máy bay, tàu ngầm và các hệ thống tên lửa bờ biển.

Trải nghiệm đáng nể

Các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây được trang bị các loại tên lửa đối hạm nổi tiếng nhất như Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Otomat của Italy - Pháp, RBS-15, RBS-17 của Thụy Điển. Mặc dù là tên lửa đối hạm nổi tiếng và phổ dụng nhất thế giới, Harpoon chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ trong các hệ thống tên lửa bờ biển của Đan Mạch, Tây Ban Nha, Ai Cập và Hàn Quốc.

Hệ thống tên lửa bờ biển sử dụng tên lửa Exocet MM39 được sử dụng ở Argentina, Chile, Hy Lạp, Síp, Qatar, Thái Lan, Saudi Arabia, một số nước đã chuyển sang sử dụng biến thể MM40 hiện đại hơn. Hệ thống phòng thủ bờ biển Otomat có mặt ở Ai Cập, Saudi Arabia và Kenia. Thụy Điển, Phần Lan, Nauy sở hữu hệ thống đất đối hạm RBS-15. Sau Thụy Điển, Nauy cũng nhận vào trang bị RBS-17.


Tên lửa RBS 17 của Hải quân Thụy Điển.
Dường như ỷ vào ưu thế không quân và hải quân của mình, phương Tây, trừ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, không thật sự chú trọng phát triển, trang bị các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại. Bởi vậy, đa số các hệ thống này của phương Tây hiện vẫn là những hệ thống cũ, song được nâng cấp liên tục, đặc biệt là về tên lửa và các phương tiện điều khiển - trinh sát để đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện tại và tương lai.

Điển hình như Exocet ở biến thể đầu chỉ có tầm bắn 40 km thì đến biến thể mới nhất MM40 Block 3 đã có tầm 180 km, Harpoon cải tiến cũng có tầm tăng từ 120 km lên tới 280 km, tầm bắn tối đa của RBS-15 đã tăng từ 100 km lên tới 200 km, tương lai có thể tăng tới 400 km, thậm chí trên 1.000 km… Một số loại trở thành vũ khí đa năng khi có thêm khả năng tấn công mặt đất tầm xa.

Đặc biệt, một số hệ thống của phương Tây sử dụng tên lửa đối hạm đã qua thực chiến như Exocet và Harpoon (vang danh trong các cuộc chiến tranh như ở quần đảo Malvinas năm 1982, Iran-Iraq 1980-1988, xung đột Mỹ-Libya năm 1986, vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991). Vì vậy, tuy tồn tại với nhiều cái tên cũ, các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây vẫn là những vũ khí tiên tiến và đáng nể cả trên thị trường và chiến trường.

Ngoài những vũ khí đối hạm tiếng tăm trận mạc, ta cần kể đến những hệ thống tên lửa đất đối hạm độc đáo và mới của phương Tây mà điển hình là hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hạng nhẹ RBS-17 và tên lửa chống hạm tàng hình thế hệ mới NSM.

Tên lửa chống hạm… mang vác

Một trong các hệ thống tên lửa bờ biển độc đáo nhất phải kể đến RBS 17 (RBS 17KA) của Thụy Điển. Tháng 10/1984, hãng Rockwell (Mỹ) ký với Thụy Điển hợp đồng 7,7 triệu USD phát triển hệ thống tên lửa đất đối hạm tầm ngắn chuyên dùng để chống tàu đổ bộ và tàu chiến nhỏ. RBS 17 được thiết kế dựa trên tên lửa chống tăng AGM-114B Hellfire, được trang bị một bệ phóng mang vác chuyên dụng độc đáo lắp một tên lửa và một quả tên lửa tự dẫn laser bán chủ động Hellfire cải tiến với đầu đạn phá mảnh của Bofors.

Gọn nhẹ, cơ động với kíp chiến đấu chỉ 2 người, RBS 17 rất thích hợp cho tác chiến phòng thủ đảo chống đổ bộ.

Một đại đội RBS 17 có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội; và mỗi tiểu đội được biên chế 2 bệ phóng và một thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, đặt cách bệ phóng 4 - 5 km để dẫn tên lửa đến mục tiêu. Khi cần, các đơn vị RBS 17 có thể cơ động bằng ô tô, xuồng cao tốc và trực thăng. Tên lửa và bệ phóng có thể mang vác trong các túi chuyên dụng bằng kíp chiến đấu 2 người.

Tuy gọn nhẹ, song RBS 17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh. Một quả RBS 17 có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2 - 3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn. RBS 17 được chuyển giao cho Thụy Điển năm 1989-1991; năm 1997-1998, Nauy cũng mua sắm và trang bị các hệ thống này.

Siêu tên lửa NSM
Tên lửa chống hạm tàng hình NSM phóng từ bệ phóng trên bờ biển (defpro)​
Trong số các hệ thống tên lửa đất đối hạm hoàn toàn mới ít ỏi của phương Tây phải kể đến NSM. Tên lửa đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do công ty Kongsberg Defence & Aerospace (Nauy) phát triển, dự định trang bị cho các tiêm kích Eurofighter, Gripen và tiêm kích thế hệ 5 F-35 và hệ thống tên lửa bờ biển.

Năm 2008, Nauy ký với Ba Lan hợp đồng 115 triệu USD cung cấp 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển NSM-CDS cung cấp vào năm 2012. Biên chế đầy đủ của đơn vị gồm 6 bệ phóng và 48 tên lửa. Đây là hợp đồng đầu tiên được biết đến mua bán hệ thống tên lửa bờ biển của Tây Âu trong một thập kỷ gần đây. Tháng 12.2010, Ba Lan ký hợp đồng trị giá 110 triệu USD mua thêm 38 tên lửa NSM. Sau này, Nauy có thể cũng mua biến thể tên lửa bờ biển NSM.

Cuối năm 2011, có thông tin chính thức xác nhận hợp đồng của Bộ Quốc phòng Ba Lan mua thêm tên lửa NSM (Naval Strike Missile) ký với công ty Kongsberg (Nauy) được công bố ngày 7.12.2010 đã được chấp thuận. Đây là hợp đồng kế tiếp hợp đồng chính ký ngày 30.12.2008. Hợp đồng mới này trị giá 712 triệu Krone Nauy.
NSM sẽ là hệ thống tên lửa bờ biển chủ lực của Hải quân Ba Lan. Hệ thống này đang ở giai đoạn xây dựng vào năm 2012. Về chỉ huy và hệ thống điều khiển hỏa lực, NSM giống với hệ thống phòng không NASAMS của Kongsberg.
Đầu năm 2011, đã tiến hành thử nghiệm tên lửa NSM từ hệ thống tên lửa bờ biển Ba Lan, trong đó NSM đã thể hiện là tên lửa tấn công tiên tiến nhất chống cả mục tiêu mặt đất và mặt nước.
Kongsberg sẽ sử dụng nhiều xí nghiệp Ba Lan làm phụ thầu, tham gia hợp tác chặt chẽ vốn liên quan đến cả chuyển giao công nghệ và quan hệ đối tác lâu dài. Một số bộ phận chính của hệ thống như các hệ thống radar, liên lạc và xe tải hiện đang được công nghiệp Ba Lan phát triển và cung cấp.

Mỹ, Australia và Canada cũng đang xem xét khả năng mua NSM.

NSM rời bệ phóng (army-news)​

NSM đang bay đến mục tiêu (defenseindustrydaily.com)​

Nauy yêu cầu tên lửa NSM phải được tích hợp cho F-35 bán cho Nauy (army-news)​
NSM được thiết kế để tác chiến trong môi trường duyên hải phức tạp. NSM là tên lửa ứng dụng công nghệ tàng hình để giảm độ bộc lộ radar và hồng ngoại. Vỏ tên lửa không có những cạnh nhọn, hay khe làm tăng độ phản xạ radar, tên lửa được làm bằng vật liệu composite và hấp thụ radar, và có một thiết bị rất tinh vi để nâng cao xác suất đánh trúng và giảm thiểu tín hiệu bộc lộ của tên lửa.

Tên lửa bay tới mục tiêu ở độ cao cực nhỏ, còn ở giai đoạn cuối, tên lửa thực hành các thao tác cơ động ngẫu nhiên và có thể phát nhiễu gây khó khăn các hệ thống phòng không hạm tàu trong việc đánh chặn tên lửa. Tên lửa hệ dẫn hỗn hợp quán tính, so sánh ảnh địa hình TERCOM, GPS và hồng ngoại thụ động giai đoạn cuối. Hệ dẫn hồng ngoại thụ động có khả năng tự động phát hiện và nhận dạng mục tiêu, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong cụm tàu. Tức là tên lửa có khả năng bắn-quên, kể chí cả khi bắn ở tầm tối đa 185 km.

NSM được coi là vũ khí tấn công chính xác tầm xa thế hệ 5 nhờ có những tính năng cao, trước hết là độ bí mật cao khi bay và khả năng lọc mục tiêu thông minh, loại trừ khả năng bắn nhầm tàu dân sự, nên có thể sử dụng trong điều kiện giao thông hàng hải cường độ cao.

Tên lửa chống hạm tàng hình NSM (army-news)​
 

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
112
Động cơ
351,410 Mã lực
Nhìn đồ của Mỹ có khác, sướng thật VN mà có mấy con này thì bá đạo
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
bác nào cho em hỏi hệ thống phòng không trên con Type 45 của Anh ngon hơn hay Arleigh Burke ngon hơn , vì em thấy hình như con của Anh nó thiên về khoản radar và tên lửa đánh chặn phòng không hơn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Hàng Nga Âu thập cẩm nè cả nhà :)

Tu-22M3 phóng phương tiện bay siêu vượt âm LEA.

10/4/2012 2:18:50 PM | Lượt xem: 0 Nam Xương


VietnamDefence - Nga giúp châu Âu làm chủ công nghệ siêu vượt âm.

Mẫu trình diễn đúng kích cỡ phương tiện vận tải siêu vượt âm LEA của châu Âu đã vượt qua thử nghiệm trong ống khí động và sẵn sàng đưa sang Nga bay thử.

Các thử nghiệm đầu tiên đối với khung thân LEA tiến hành ở Pháp đã hoàn tất. Việc thử nghiệm một cách đầy đủ động cơ phản lực-không khí dòng thẳng, hai chế độ trong phòng thí nghiệm là khó khăn, nhưng các thử nghiệm trong ống thổi khí động S4 ở thành phố Modane, Pháp, cho thấy LEA đã sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên ở tốc độ 6М.

Việc bay thử LEA dự định tiến hành từ một máy bay ném bom siêu âm Tu-22М3 của Nga. Năm 2014 và 2015 sẽ thực hiện 2 chuyến bay thử với tốc độ bay dự kiến đạt được là 4М và 8М. Song song sẽ tiến hành thổi LEA trong ống thổi khí động S4 với tốc độ 6М.

Phương tiện vận tải siêu vượt âm LEA Phương tiện bay siêu vượt âm LEA đang được tập đoàn quốc phòng MBDA (châu Âu) và Cơ quan nghiên cứu Onera (Pháp) phát triển.

Ngay trước vòng thử nghiệm cuối cùng trong ống thổi khí động của Pháp, sẽ tiến hành thổi tại Viện Khí-thủy động học trung ương (TsAGI) của Nga. Mô hình LEA sẽ được thổi cùng với máy bay mang Tu-22М3.

Khi bay thật, LEA dài 4,2 m sẽ được thả từ máy bay ném bom Tu-22M3 ở tốc độ 1,7 М, sau đó tầng khởi tốc được chế tạo dựa trên tên lửa chống hạm Kh-22 của Nga sẽ bắt đầu hoạt động.

Tính cả tầng khởi tốc, LEA sẽ có chiều dài 12 m và trọng lượng gần 5,6 tấn. LEA sẽ được thả ở độ cao 13 km, sau đó tầng tên lửa sẽ tăng tốc LEA lên đến tốc độ 4М. Trong vòng 20-30 s, động cơ phản lực-không khí dòng thẳng của LEA sẽ đưa nó đạt tốc độ 8М. Nếu tất cả diễn ra tốt đẹp, LEA sẽ bay xa đến 40 km ở chế độ tự hoạt, cho đến khi hết nhiên liệu.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Liên xô nó dã có cái KH-90 làm từ đời tám hoánh nào


Tên lửa siêu thanh không đối đất, không đối hải Kh-90 Meteorit-A là loại tên lửa hành trình do Liên Xô nghiên cứu và chế tạo vào năm 1991. Kh-90 Meteorit-A có trọng lượng 2 tấn, tầm bay 3.000 km, độ dài 12x6, tốc độ 5 Mach, trọng lượng đầu đạn (hạt nhân) 2x200 kt.Tên lửa siêu thanh Kh-90 Meteorit-A còn có các phiên bản với những tên gọi khác như AS-19 Koala /SS-N-24 SCORPION / Kh-90 Meteorit-A.Phiên bản The AS-X-19 Koala là loại phóng từ tàu ngầm cải biên từ loại SS-NX-24 Scorpion.
Giai đoạn đầu của những năm 1970, Liên Xô đã có ý tưởng phát triển một loại tên lửa hành hành trình đặc biệt có khả năng tốc độ vượt âm và tích hợp đầu đạn hạt nhân.
KH-90 là một loại tên lửa hành trình phóng từ trên không của Nga, được thiết kế bởi hãng tên lửa Raduga, có tầm bắn lên đến 3.000 km và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Nó được dành cho các máy bay ném bom.

"Tên lửa chưa từng có"

Điển hình cho ý tưởng đó là tên lửa hành trình KH-90, có lịch sử phát triển bắt đầu từ năm 1971. Khi đó, các nghiên cứu tên lửa của Liên Xô đã đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng ý tưởng chế tạo tên lửa hành trình siêu âm chiến lược, có khả năng hoạt động ở độ cao thấp khác nhau của từng địa hình và tích hợp đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, ngay lúc đó, đề xuất này đã không nhận được phản hồi từ phía lãnh đạo chính quyền. Mãi tới năm 1975, khi Mỹ có ý tưởng tương tự, các nhà khoa học Liên Xô mới nhận được lệnh nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa hành trình chiến lược mới.
Chính quyền Liên Xô đặt ra yêu cầu cho các nhà nghiên cứu phải hoàn thành dự án vào giữa năm 1982. Đến ngày 31/12/1983, nguyên mẫu tên lửa hành trình mới đầu tiên đã được thông qua có tên KH-90 Koala.

Qua quá trình thử nghiệm, tên lửa hành trình KH-90 mới đã đáp ứng về yêu cầu tốc độ của một tên lửa siêu âm chiến lược, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển tên lửa hành trình cấp chiến lược.

Trong một loạt các cuộc thử nghiệm vào cuối những năm 1970, tên lửa KH-90 đạt được tốc độ siêu âm từ Mach 2,5 tới Mach 3. Khi đó các nhà nghiên cứu cho rằng, một tên lửa tầm chiến lược cần phải có tốc độ siêu âm lớn hơn, nên họ bắt tay vào việc nâng cấp tên lửa KH-90. Sang đầu những năm 1980, tên lửa hành trình KH-90 được cải tiến, nâng tốc độ siêu âm lên tới Mach 4.
Tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS-1997, trong gian trưng bày các loại tên lửa của Nga, khách thăm quan đã được chiêm ngưỡng một biến thể tên lửa siêu âm chiến lược mới KH-90 của Nga. Tên lửa được tích hợp hai đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 100 km ở giai đoạn phân tách từ độ cao 7-20km trên máy bay ném bom Tu-160M (>> xem thêm). Sau khi tách từ máy bay ở độ cao thích hợp, tên lửa lập tức mở cánh và bay theo quỹ đạo được lập trình sẵn, cánh của tên lửa có chiều dài khoảng 7m.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về tên lửa của Nga, vào thời điểm đó các tên lửa thông thường có chiều dài khoảng 8-9 m, nhưng Tên lửa hành trình KH-90 có chiều dài lên tới 12 m, và vào thời điểm đó, không một quốc gia nào trên thế giới có một tên lửa hành trình siêu âm tiên tiến như của Nga.

Đại diện của Bộ quốc phòng Nga, Đại tá Yuri Baluyevsky cho biết, tên lửa KH-90 có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực với các trang bị các đầu đạn hạt nhân, tên lửa này có khả năng thay đổi đường bay tuỳ thuộc vào địa hình hoặc lãnh thổ của đối phương.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Tu-160 được chia cho các nước cộng hòa thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. Hiện nay, Nga chỉ có 14 chiếc máy bay ném bom tầm xa Tu-160.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, các hiệp ước cấm triển khai vũ khí hạt nhân đã hạn chế việc triển khai các tên lửa hạt nhân tầm xa, Nga đã thực hiện các nỗ lực để phát triển các biến thể của KH-90 với các đầu đạn thông thường.

Tên lửa được trang bị một động cơ turbofan R95-300, với các cánh bật ra khi bay ở vận tốc hành trình. Nó có thể được phóng từ trên độ cao lớn và thấp, và bay ở tốc độ siêu âm ở độ cao thấp.

Sau khi phóng, tên lửa triển khai động cơ, đuôi và cánh gấp. Tên lửa được điều khiển qua một hệ thống dẫn đường kết hợp với hệ thống dẫn đường tham chiếu địa hình sử dụng radar và hình ảnh lưu trữ trong bộ nhớ để tìm đến mục tiêu, với sai số khoảng 15 m.

NATO gọi KH-90 là AS-19 Koala, là loại tên lửa hành trình siêu âm chiến lược mang 2 đầu đạn hạt nhân, có tốc độ siêu âm Mach 4-5.
Đây được cho là tên lửa hành trình siêu âm hiện đại nhất trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển tên lửa hành trình chiến lược của Quân đội Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
DF 21D VS bRAHMOS 2 HYPERSONIC aSCM A LAYMAN COMPARISION

DF-21D hay Brahmos 2 mới xứng là sát thủ diệt hạm.

1.INTRODUCTION



DF 21 D (ASBM) là một hệ thống tên lửa quasiballistic (tên lửa đạn đạo) hiện đang phát triển, với phạm vi trung bình, nhằm mục đích tấn công tàu chiến các loại. Vì tốc độ thường đạt Mach 10, nên hiên tại không có hệ thống bảo vệ tàu nào có thể chống lại một ASBM trong pha cuối.

ASBM được trang bị với một đầu đạn thông thường đủ lớn, cùng với động năng, với một cú đánh duy nhất có khả năng làm tê liệt hoặc phá hủy hoàn toàn một siêu hàng không mẫu hạm, nhưng không giống như vũ khí hạt nhân để đạt các mục tiêu chính xác có hiệu quả. Do đó, không giống như một tên lửa đạn đạo điển hình, mà sau một đường bay đạn đạo sau khi giai đoạn tương đối ngắn gọn hỗ trợ ban đầu của các chuyến bay, ASBM sẽ cần 1 hệ thống thiết bị dẫn đường pha cuối chính xác và hiệu suất cao. (Baidu - hệ thống vệ tinh chưa hoàn thiện của TQ).

Trung Quốc đã phát triển và đã đạt đến khả năng hoạt động ban đầu của siêu vũ trang chống hạm đất liền (ASBM) dựa trên DF-21 - tức phiên bản DF-21D. Đây sẽ là ASBM đầu tiên trên thế giới và là hệ thống vũ khí đầu tiên trên thế giới có khả năng nhắm mục tiêu là một nhóm tàu ​​sân bay và tấn công từ tầm xa, với bệ phóng di động trên bờ.


BrahMos 2 Tên Lửa Siêu Thanh Chống Tàu
Tên lửa hành trình siêu thanh là một tên lửa hành trình có tốc độ di chuyển ít nhất là 6-7 lần tốc độ âm thanh (MACH 6-7) được trang bị động cơ scramjet. BrahMos II là 1 tên lửa hành trình siêu thanh tàng hình, cũng đang được phát triển, có thể bay ở tốc độ Mach 7. Nhưng brahmos2 có thể là hydrocarbon dựa trên dualmode ramjet & scramjet hỗ trợ nền tảng, hoặc hõ trợ 1 chế độ trang bị trên phuơng tiện cơ giới.



DF 21D ASBM :
Trung Quốc đã thông báo phát triển và thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống tàu đầu tiên trên thế giới được gọi là DF-21D, với tầm bắn tối đa khoảng 3.000 km (1.900 dặm), trong năm 2005, theo Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

BRAHMOS 2 HYPERSONIC ANTI SHIP CRUISE MISSILE:
Đã được thống nhất rằng giới hạn phạm vi của Brahmos 2 sẽ là 290 km, phù hợp với quy định về chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa MTCR mà Nga đã ký kết. Rằng cấm xuất khẩu bất cứ tên lửa nào vượt quá phạm vi 300 km.

Theo cựu phi công ưu tú Ấn Độ Vijainder K Thakur cho biết.

Phạm vi của Brahmos 2 sẽ dễ dàng tăng lên, tất cả chỉ là vấn đề trên giấy tờ. Vì bối cảnh và tình hình khu vực Ấn Độ và Châu Á hiện nay hết sức phức tạp, chắc chắn trong tình hình này nó sẽ được sử dụng các khả năng đầy đủ nhất, như vậy DF-21D có phạm vi dài hơn so với Brahmos 2. Như MTCR đã hạn chế phạm vi của nó Brahmos 2 như vậy lợi thế của DF-21D ở điều khoản của phạm vi



Còn Tiếp
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Liên xô nó dã có cái KH-90 làm từ đời tám hoánh nào
Em KH-90 này hình như toi rồi sao ấy, nếu nó còn thì chú Ngố là la lối ầm ĩ lên rồi .. do thiếu xiền hay công nghệ các cụ nhể .. \:D/
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nó chết vì lão nghiện rượu Enxin đấy
liên xô sụp đổ để kiếm xiền lão ấy có ký mấy cái hiệp ước hạn chế tên lửa hột nhưn tầm xa và thế là KH-90 tèo
khả năng thằng Ấn chém là con bò 2 có thể tăng vận tốc lên M5 hay 6 gì đó có thể là do nó nắm đc công nghệ của Kh-90 mặc dù có từ nhưng năm 70 nhưng đã đạt tốc độ hành trình M5
mụ Mèo khỏi phải thắc mắc sao mấy cái tên lửa chống đạn đạo ABM lại có M5 M6 nhé
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
nó chết vì lão nghiện rượu Enxin đấy
liên xô sụp đổ để kiếm xiền lão ấy có ký mấy cái hiệp ước hạn chế tên lửa hột nhưn tầm xa và thế là KH-90 tèo
khả năng thằng Ấn chém là con bò 2 có thể tăng vận tốc lên M5 hay 6 gì đó có thể là do nó nắm đc công nghệ của Kh-90 mặc dù có từ nhưng năm 70 nhưng đã đạt tốc độ hành trình M5
mụ Mèo khỏi phải thắc mắc sao mấy cái tên lửa chống đạn đạo ABM lại có M5 M6 nhé
Tên lửa mắc lắm thường là bay cao, không khí nó loãng, ma sát ít .. mấy chú tên lửa hành trình lại hay bay thấp thì hệ số ma sát nó lớn, bắn xa thế quái nào được nếu vẫn cố tăng tốc tên lửa ... bài toán muôn thủa đến nay khoa học vẫn chưa giải được hết ..
Mấy chú bờ ra mốt vẫn nổ là lên mắc 5, măc 6 .. đang thử nghiệm thấy đã đưa vào sx hàng loạt đâu nhể ..
 

buonchuoi

Xe tăng
Biển số
OF-9454
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,056
Động cơ
545,506 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
hà lội
hôm ngồi với mấy ông bên không quân các bố ấy kêu mình có cái tên lửa đối hải loại gì thì em không nhớ nhưng thấy bảo bắt được mục tiêu thì bắn thôi nó tự tách ra làm 3 ..... 2 quả bay lên cao dẫn đường quả còn lại bay sát mặt nước đến mục tiêu ... thấy nói loại này đánh chặn đc nó khó lắm , các cụ xem có đúng không hay các bố ấy rượu say chém ẩu
 

0oMinho0

Xe tăng
Biển số
OF-21857
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
1,007
Động cơ
505,760 Mã lực
hôm ngồi với mấy ông bên không quân các bố ấy kêu mình có cái tên lửa đối hải loại gì thì em không nhớ nhưng thấy bảo bắt được mục tiêu thì bắn thôi nó tự tách ra làm 3 ..... 2 quả bay lên cao dẫn đường quả còn lại bay sát mặt nước đến mục tiêu ... thấy nói loại này đánh chặn đc nó khó lắm , các cụ xem có đúng không hay các bố ấy rượu say chém ẩu
loại này E thấy trước ở bình đà sản xuất nhiều lắm,độ khoảng 15 năm về trước bị cấm rồi ah
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
hôm ngồi với mấy ông bên không quân các bố ấy kêu mình có cái tên lửa đối hải loại gì thì em không nhớ nhưng thấy bảo bắt được mục tiêu thì bắn thôi nó tự tách ra làm 3 ..... 2 quả bay lên cao dẫn đường quả còn lại bay sát mặt nước đến mục tiêu ... thấy nói loại này đánh chặn đc nó khó lắm , các cụ xem có đúng không hay các bố ấy rượu say chém ẩu
Hệ thống tên lửa đối hải Bastion í mờ.
Nhà ta đã đưa vào trang bị 2 hệ thống như vậy :)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Bổ sung về Radar, Sonar và Aegis trong hạm đội nhóm TSB

Tàu tuần dương Mỹ đâm phải tàu ngầm hạt nhân
Quote:
(GDVN) - Một vụ va chạm đã xảy ra giữa tàu tuần dương USS San Jacinto và tàu ngầm hạt nhân USS Montpelier vào hồi 3h30 chiều (giờ địa phương) ngày thứ Bảy 13/10 trong một cuộc tập trận tại vùng biển East Coast của Mỹ.

Reuters ngày 14/10 đưa tin, Hải quân Mỹ cho hay một vụ va chạm đã xảy ra giữa tàu tuần dương USS San Jacinto và tàu ngầm hạt nhân USS Montpelier vào hồi 3h30 chiều (giờ địa phương) ngày thứ Bảy 13/10 trong một cuộc tập trận tại vùng biển East Coast của Mỹ, tuy nhiên không tiết lộ địa điểm cụ thể xảy ra tai nạn.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x588.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x588.

Tàu tuần dương USS San Jacinto của Hải quân Mỹ

Một quan chức hải quân cho hay tổ quan sát trên tàu San Jacinto nhìn thấy một ống kính tiềm vọng nhô lên trên mặt nước phía trước con tàu chừng 100-200 mét. Thuyền trưởng ra lệnh cho con tàu lùi lại, tuy nhiên San Jacinto vẫn đâm vào chiếc tàu ngầm.

Quan chức hải quân giấu tên nói rằng vụ va chạm đã phá hủy hệ thống vòm radar siêu âm của chiếc tàu tuần dương nằm phía trước ngay dưới mực mớn nước chứa các thiết bị điện tử dẫn đường, dò tìm và đo khoảng cách của con tàu.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 2100x1500.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 2100x1500.

Tàu ngầm hạt nhân USS Montpelier
Hải quân Mỹ cho biết không có ai bị thương trong vụ tai nạn này và lò phản ứng của chiếc tàu ngầm hạt nhân không bị hư hại.

Hai chiếc tàu này nằm trong cụm tàu tấn công do tàu sân bay USS Harry S. Truman dẫn đầu. Tàu Truman có mặt tại hiện trường lúc xảy ra tai nạn và đã tiến hành hỗ trợ hai chiếc tàu va chạm.

Hải quân Mỹ hiện đang điều tra nguyên nhân tai nạn và đánh giá mức độ thiệt hại của cả hai chiếc tàu.

Tàu to của phe ta còn tịt, vậy tàu địch thì làm sao ???? tuần duơng hạm mà phải phát hiện tàu ngầm = mắt thường !!!
 
Chỉnh sửa cuối:

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
hôm ngồi với mấy ông bên không quân các bố ấy kêu mình có cái tên lửa đối hải loại gì thì em không nhớ nhưng thấy bảo bắt được mục tiêu thì bắn thôi nó tự tách ra làm 3 ..... 2 quả bay lên cao dẫn đường quả còn lại bay sát mặt nước đến mục tiêu ... thấy nói loại này đánh chặn đc nó khó lắm , các cụ xem có đúng không hay các bố ấy rượu say chém ẩu
Không phải là nó tự tách ra 3 quả mà hệ thống Bastion bắn 3 quả Yakhont một loạt, 1 quả bay cao dò tìm mục tiêu, 2 quả luồn dưới thấp oánh chén!
Về lý thuyết là cực kỳ khó oánh chặn nhưng cũng chưa choén nhau trực tiếp nên chưa rõ!
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Không phải là nó tự tách ra 3 quả mà hệ thống Bastion bắn 3 quả Yakhont một loạt, 1 quả bay cao dò tìm mục tiêu, 2 quả luồn dưới thấp oánh chén!
Về lý thuyết là cực kỳ khó oánh chặn nhưng cũng chưa choén nhau trực tiếp nên chưa rõ!
Đọc thấy nó nói Bastion bắn cả đống tên lửa/loạt. 1 sẽ ngổng cao, bật radar soi mục tiẻu, truyền dữ liệu cho đàn bay sát mặt biển. Con này nếu bị bắn hạ, lập tức 1 con khác đang bay thấp sẽ tự động ngoi lên thay thế. Và cứ như thế, cả đàn tên lửa được dẫn đến mục tiêu. Nếu mục tiẻu là 1 cụm tàu thì đàn tên lửa kia sẽ tự chia ra để đánh các mục tiêu nhỏ.
 

ekira

Xe máy
Biển số
OF-146537
Ngày cấp bằng
21/6/12
Số km
97
Động cơ
361,570 Mã lực
hôm ngồi với mấy ông bên không quân các bố ấy kêu mình có cái tên lửa đối hải loại gì thì em không nhớ nhưng thấy bảo bắt được mục tiêu thì bắn thôi nó tự tách ra làm 3 ..... 2 quả bay lên cao dẫn đường quả còn lại bay sát mặt nước đến mục tiêu ... thấy nói loại này đánh chặn đc nó khó lắm , các cụ xem có đúng không hay các bố ấy rượu say chém ẩu
cái này gọi là chiến thuật bầy sói phải ko ta
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top