[Funland] Các cụ thích tăng tăng lãi suất, giảm lạm phát hay giảm lãi suất tăng lạm phát ?

Các cụ mợ mong muốn điều gì ?

  • Tăng lãi suất, giảm lạm phát.

    Lượt chọn: 81 71.7%
  • Giảm lãi suất, tăng lạm phát.

    Lượt chọn: 32 28.3%

  • Tổng bình chọn
    113

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,256
Động cơ
514,182 Mã lực
Cụ lý thuyết rồi, và thiếu tính thực tiễn có nhiều gp chống lạm phát. Có 1 cách rất hay đã làm là đổi tiền và giới hạn số tiền được đổi. Cướp của người giàu chia cho người nghèo rất nhân văn.
CP VN đã chống lạm phát thành công trước đây bằng cách này đó cụ.
 
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,320
Động cơ
15,133 Mã lực
CP VN đã chống lạm phát thành công trước đây bằng cách này đó cụ.
Tiền giấy mệnh giá 30 đồng bất chấp quy luật kinh tế
Theo đó, sau đợt đổi tiền tháng 8.1985, lạm phát tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt, tiền mặt thiếu trầm trọng. “Lượng tiền phát hành vào lưu thông rất lớn. Thống kê cho thấy, năm 1986, một năm sau ngày đổi tiền, mức tiền phát hành vào lưu thông bằng 4,7 lần năm 1985; năm 1987 bằng 3,6 lần năm 1986; và năm 1988 bằng 5,3 lần năm 1987, dẫn đến việc phải phát hành bổ sung 1987 - 2000”, sách viết.
Có thể thấy, cả 2 lần phát hành tờ tiền 30 đồng này đều trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo. Lúc này, cả nước đang chật vật với kinh tế kế hoạch, tư duy duy ý chí trong kinh tế.


 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đổi tiền là cách khiến lạm phát trầm trọng hơn đó cụ. Rất nhiều nước mắc phải sai lầm này trong đó có cả Việt nam. Tăng lãi suất cũng chỉ hiệu quả khi lạm phát còn thấp thôi chứ lên mấy chục phần trăm rồi thì lạm phát nó dai dẳng cực kỳ khó giải quyết. Như Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina. Nói chung lạm phát là con ngáo ộp thực sự mà chưa có phuơng thuốc nào hiệu quả cả một khi nó ngoài tầm kiểm soát.
Đổi tiền cưỡng bức là kiểu bớt tăng phi mã tức thời thôi ko giải quyết căn bản. Hồi đó dân sợ đổi tiền nên chuyển qua vàng đút gậm giường, bđs được mua bán hầu hết bằng vàng.

Nhưng căn bản là lúc đó quá thiếu hàng kể cả hàng thiết yếu, cộng thêm in tiền khủng (ko in thì nhà nước lấy gì tiêu?) nên giá hàng tăng vọt là đúng rồi. Nên mình mới nói trong thớt này, nhiều vđ phải giải quyết từ căn bản nền kinh tế, chứ ko chỉ đơn giản tăng hay giảm lãi suất là gp vạn năng.

P/s. Bài cụ Bán đất ăn dần rất rõ: ngân sách thiếu hụt, in tiền vô tội vạ mỗi năm tăng 4.7 lần. Bài đó còn chưa nói 1 ý là hàng kể cả thiết yếu thiếu trầm trọng. Cung ít cầu cao tiền in quá nhiều nên lp phi mã, tiền thành giấy lộn chứ ko phải vì đổi tiền.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-687343
Ngày cấp bằng
13/7/19
Số km
51
Động cơ
102,836 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hỏi ngu tý : ls tăng lại giảm được lạm phát là sao cụ?
Theo em nghĩ thì ls tăng sẽ thu tiền về NH, tiền trong lưu thông ít đi, nhu cầu chi tiêu ít đi => lạm phát giảm. LS giảm thì tiền sẽ ở trong lưu thông nhu cầu chi tiêu cao hơn, nhu cầu vay NH cao hơn => lạm phát tăng :D
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đổi tiền là cách khiến lạm phát trầm trọng hơn đó cụ. Rất nhiều nước mắc phải sai lầm này trong đó có cả Việt nam. Tăng lãi suất cũng chỉ hiệu quả khi lạm phát còn thấp thôi chứ lên mấy chục phần trăm rồi thì lạm phát nó dai dẳng cực kỳ khó giải quyết. Như Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina. Nói chung lạm phát là con ngáo ộp thực sự mà chưa có phuơng thuốc nào hiệu quả cả một khi nó ngoài tầm kiểm soát.
Nếu được nhờ cụ cho thêm 1 bài phân tích căn nguyên lạm phát dai dẳng ở TNK và Argen cũng là 1 tham khảo rất hay. Dù mình nghĩ bối cảnh VN rất khác TNK và Argen, và đợt này lạm phát VN rất khó phi mã vì dân bắt đầu thắt lưng buộc bụng rồi, các kênh thu nhập đều đang co lại, giải ngân đầu tư công vẫn chậm
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Nếu được nhờ cụ cho thêm 1 bài phân tích căn nguyên lạm phát dai dẳng ở TNK và Argen cũng là 1 tham khảo rất hay. Dù mình nghĩ bối cảnh VN rất khác TNK và Argen, và đợt này lạm phát VN rất khó phi mã vì dân bắt đầu thắt lưng buộc bụng rồi, các kênh thu nhập đều đang co lại, giải ngân đầu tư công vẫn chậm
Căn nguyên chính thì khó nói lắm vì nếu mà xác định đc nguyên nhân chính thì mấy ông thống đốc các nước này đã xử lý xong rồi. Tuy nhiên xem qua một số chỉ tiêu kinh tế của TNK em thấy cán cân thương mại mất cân đối liên tục (thâm hụt) do sức sản xuất trong nước quá yếu phải nhập khẩu nên khiến dự trữ ngoại hối giảm mạnh khiến đồng tiền mất giá liên tục (nên vừa rồi Turkey mới phải nhờ Ả Rập gửi 5 tỷ usd vào hệ thống ngân hàng để cứu giá cho tỉ giá, nhưng tổng dự trữ ngoại 62 tỷ usd so với nền kinh tế có GDP 819 tỷ usd cũng là quá thấp. Chưa kể cả 2 nước lạm phát cao ntn thì đi kèm với nó là các con số tỉ giá chính thức đều là fake vì NHTW cố níu tỉ giá để giữ công bố con số lạm phát thấp nhưng tỉ giá chợ đen (tỉ giá thực) lại cao hơn nhiều lần. Do vậy nếu dùng tỉ giá chợ đen để tính GDP theo USD thì khéo con số GDP thực của mấy nước này chỉ bằng 1/2 con số chính thức, đi kèm với nó là GDP đầu người cũng thế. Argentina cũng thế thôi.

Sau tất cả, lạm phát cao cũng xuất phát từ sức sản xuất kém. Cái này thì nước nào cũng nhận ra. Nhưng làm thế nào để thúc đẩy sản xuất là câu chuyện cực kỳ khó khi người sản xuất đều nhận thấy rằng khi sản xuất ra bán hàng thu tiền về theo nội tệ đều bị mất giá. Từ đó chuyển sang dùng ngoại tệ, thì lại bị vướng vào tình trạng đô la hóa hay tệ hóa... Chênh lệch hàng - tiền xảy ra thì lạm phát sẽ xảy ra thôi.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Căn nguyên chính thì khó nói lắm vì nếu mà xác định đc nguyên nhân chính thì mấy ông thống đốc các nước này đã xử lý xong rồi. Tuy nhiên xem qua một số chỉ tiêu kinh tế của TNK em thấy cán cân thương mại mất cân đối liên tục (thâm hụt) do sức sản xuất trong nước quá yếu phải nhập khẩu nên khiến dự trữ ngoại hối giảm mạnh khiến đồng tiền mất giá liên tục (nên vừa rồi Turkey mới phải nhờ Ả Rập gửi 5 tỷ usd vào hệ thống ngân hàng để cứu giá cho tỉ giá, nhưng tổng dự trữ ngoại 62 tỷ usd so với nền kinh tế có GDP 819 tỷ usd cũng là quá thấp. Chưa kể cả 2 nước lạm phát cao ntn thì đi kèm với nó là các con số tỉ giá chính thức đều là fake vì NHTW cố níu tỉ giá để giữ công bố con số lạm phát thấp nhưng tỉ giá chợ đen (tỉ giá thực) lại cao hơn nhiều lần. Do vậy nếu dùng tỉ giá chợ đen để tính GDP theo USD thì khéo con số GDP thực của mấy nước này chỉ bằng 1/2 con số chính thức, đi kèm với nó là GDP đầu người cũng thế. Argentina cũng thế thôi.

Sau tất cả, lạm phát cao cũng xuất phát từ sức sản xuất kém. Cái này thì nước nào cũng nhận ra. Nhưng làm thế nào để thúc đẩy sản xuất là câu chuyện cực kỳ khó khi người sản xuất đều nhận thấy rằng khi sản xuất ra bán hàng thu tiền về theo nội tệ đều bị mất giá. Từ đó chuyển sang dùng ngoại tệ, thì lại bị vướng vào tình trạng đô la hóa hay tệ hóa... Chênh lệch hàng - tiền xảy ra thì lạm phát sẽ xảy ra thôi.
Ok cụ thật Í ẹ nhỉ, từ tháng 9/2022 đến nay đồng Lira Thổ sụt giá đến 55% so với USD (từ 8.5 lira ăn 1 USD tụt còn 19 lira ăn 1 USD) thì cạp đất rồi, vòng xoáy lạm phát - tỷ giá. Không ngờ 1 nước dân rất thông minh, truyền thống hùng cường, vị trí đắc địa mà kinh tế, dự trữ yếu vậy.

VN thì trong cái rủi có cái may, Quý 1 lại xuất siêu nên bớt áp lực tỷ giá. Dự trữ cũng đang khá.
 
Biển số
OF-738580
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,139
Động cơ
75,019 Mã lực
Tuổi
37
Căn nguyên chính thì khó nói lắm vì nếu mà xác định đc nguyên nhân chính thì mấy ông thống đốc các nước này đã xử lý xong rồi. Tuy nhiên xem qua một số chỉ tiêu kinh tế của TNK em thấy cán cân thương mại mất cân đối liên tục (thâm hụt) do sức sản xuất trong nước quá yếu phải nhập khẩu nên khiến dự trữ ngoại hối giảm mạnh khiến đồng tiền mất giá liên tục (nên vừa rồi Turkey mới phải nhờ Ả Rập gửi 5 tỷ usd vào hệ thống ngân hàng để cứu giá cho tỉ giá, nhưng tổng dự trữ ngoại 62 tỷ usd so với nền kinh tế có GDP 819 tỷ usd cũng là quá thấp. Chưa kể cả 2 nước lạm phát cao ntn thì đi kèm với nó là các con số tỉ giá chính thức đều là fake vì NHTW cố níu tỉ giá để giữ công bố con số lạm phát thấp nhưng tỉ giá chợ đen (tỉ giá thực) lại cao hơn nhiều lần. Do vậy nếu dùng tỉ giá chợ đen để tính GDP theo USD thì khéo con số GDP thực của mấy nước này chỉ bằng 1/2 con số chính thức, đi kèm với nó là GDP đầu người cũng thế. Argentina cũng thế thôi.

Sau tất cả, lạm phát cao cũng xuất phát từ sức sản xuất kém. Cái này thì nước nào cũng nhận ra. Nhưng làm thế nào để thúc đẩy sản xuất là câu chuyện cực kỳ khó khi người sản xuất đều nhận thấy rằng khi sản xuất ra bán hàng thu tiền về theo nội tệ đều bị mất giá. Từ đó chuyển sang dùng ngoại tệ, thì lại bị vướng vào tình trạng đô la hóa hay tệ hóa... Chênh lệch hàng - tiền xảy ra thì lạm phát sẽ xảy ra thôi.
Căn nguyên của lạm phát chính là hệ thống tiền tệ fiat hiện tại. Thứ nhất, nó không được bảo đảm bằng gì cả, các nước thi nhau in tiền. Trong khi hàng hóa sản xuất ra không kịp. Nó là cốt lõi của lạm phát. Chẳng có gì cao siêu mà các vị ấy cứ phân tích này nọ. Cung tiền mới của Việt nam những năm qua tăng khoảng 20%/năm. Một con số khủng khiếp. Hậu quả sẽ đến trong thập kỷ này hahaha
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Ok cụ thật Í ẹ nhỉ, từ tháng 9/2022 đến nay đồng Lira Thổ sụt giá đến 55% so với USD (từ 8.5 lira ăn 1 USD tụt còn 19 lira ăn 1 USD) thì cạp đất rồi, vòng xoáy lạm phát - tỷ giá. Không ngờ 1 nước dân rất thông minh, truyền thống hùng cường, vị trí đắc địa mà kinh tế, dự trữ yếu vậy.

VN thì trong cái rủi có cái may, Quý 1 lại xuất siêu nên bớt áp lực tỷ giá. Dự trữ cũng đang khá.
TNK đã là gì, Argentina 20 năm nay toàn trong vòng xoáy khủng hoảng vỡ nợ lạm phát liên tục. Mà đất nước này được coi là nước phát triển và có lúc GDP đầu người cao nhất thế giới đấy. Argentina đc coi là nước có chất lượng giáo dục rất tốt và số tiến sỹ hàng đầu Mỹ La Tinh. Nhang nhác Hy Lạp, đất nước có tỉ lệ bình quân tiến sỹ/dân số cao nhất châu Âu mà cũng cứ khủng hoảng liên tọi. Rặt toàn ông ăn tục nói phét ko lo làm nên nó kém vậy đó =))
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Căn nguyên của lạm phát chính là hệ thống tiền tệ fiat hiện tại. Thứ nhất, nó không được bảo đảm bằng gì cả, các nước thi nhau in tiền. Trong khi hàng hóa sản xuất ra không kịp. Nó là cốt lõi của lạm phát. Chẳng có gì cao siêu mà các vị ấy cứ phân tích này nọ. Cung tiền mới của Việt nam những năm qua tăng khoảng 20%/năm. Một con số khủng khiếp. Hậu quả sẽ đến trong thập kỷ này hahaha
CỤ nói ntn chứng tỏ chẳng hiểu gì về tài chính tiền tệ cả. Hệ thống tiền tệ này là 1 văn minh của nhân loại vì nếu ko có nó, thì thế giới ko thể phát triển được. Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu, mà lạm phát cao mới xấu, lạm phát vừa phải nó lại tốt. Không có nhà sản xuất nào chịu mở rộng sản xuất nếu giá cả mãi không có tăng. Không ai mày mò cố sản xuất ra các sản phẩm tốt hơn trước lại chịu bán với giá như cũ cả.
 
Biển số
OF-738580
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,139
Động cơ
75,019 Mã lực
Tuổi
37
CỤ nói ntn chứng tỏ chẳng hiểu gì về tài chính tiền tệ cả. Hệ thống tiền tệ này là 1 văn minh của nhân loại vì nếu ko có nó, thì thế giới ko thể phát triển được. Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu, mà lạm phát cao mới xấu, lạm phát vừa phải nó lại tốt. Không có nhà sản xuất nào chịu mở rộng sản xuất nếu giá cả mãi không có tăng. Không ai mày mò cố sản xuất ra các sản phẩm tốt hơn trước lại chịu bán với giá như cũ cả.
Cụ hiểu về tài chính tiền tệ trên lý thuyết. Em nói là cái thực tế. Thế giới phát triển là do công nghệ và sức lao động cụ ạ. Tiền về bản chất là một khái niệm xã hội thôi cụ anh nhé (nghĩa là nó có giá trị khi mọi người dùng để trao đổi... và nó tồn tại dưới nhiều dạng đá, gạch, bạc, vàng, giấy...). Cụ nói lạm phát không xấu, lạm phát cao mới xấu cũng là lý thuyết nốt. Thực tế là lạm phát luôn xẩy ra rất cao và xấu. cụ nhé. Còn các nhà kinh tế cứ nói lằng nhằng. Bản chất của lạm phát là tăng tiền.
 

Nikola.Tesla

Xe buýt
Biển số
OF-825169
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
672
Động cơ
25,569 Mã lực
CỤ nói ntn chứng tỏ chẳng hiểu gì về tài chính tiền tệ cả. Hệ thống tiền tệ này là 1 văn minh của nhân loại vì nếu ko có nó, thì thế giới ko thể phát triển được. Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu, mà lạm phát cao mới xấu, lạm phát vừa phải nó lại tốt. Không có nhà sản xuất nào chịu mở rộng sản xuất nếu giá cả mãi không có tăng. Không ai mày mò cố sản xuất ra các sản phẩm tốt hơn trước lại chịu bán với giá như cũ cả.
Cụ bị tuyên truyền và tẩy não nhiều quá rồi. Lạm phát là một thứ thuế vô hình và khủng khiếp nhất bóc lột sạch tài sản của người lao động, hơn tất cả một thứ thuế nào từng được nghĩ ra. Lý do là vì 1 khi giá đã tăng theo lạm phát, gần như không bao giờ nó giảm lại như trước đó nữa, và nó cứ cộng dồn năm này qua năm khác.
Ai được lợi từ lạm phát? Đương nhiên là người nắm được quyền in tiền. Ví dụ với phương Tây là FED đại diện cho các ông trùm tư bản đứng sau. Còn với phương Đông thì em không rõ. Với đám người này thì tiền không có giá trị gì cả (vì họ có thể in được ở chừng mực nào đó), cái quan trọng là phải duy trì được xã hội này dưới sự kiểm soát của họ.
Để giành và giữ được quyền in tiền vào tay mình là cả một quá trình chiến tranh đẫm máu chứ không phải tự nhiên trên trời rơi xuống đâu.
Còn mấy cái câu "lạm phát một tí thì tốt cho nền kinh tê" em thấy là câu tuyên truyền bỉ ối nhất từng được ghi vào giáo trình kinh tế ở các trường đại học.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Căn nguyên của lạm phát chính là hệ thống tiền tệ fiat hiện tại. Thứ nhất, nó không được bảo đảm bằng gì cả, các nước thi nhau in tiền. Trong khi hàng hóa sản xuất ra không kịp. Nó là cốt lõi của lạm phát. Chẳng có gì cao siêu mà các vị ấy cứ phân tích này nọ. Cung tiền mới của Việt nam những năm qua tăng khoảng 20%/năm. Một con số khủng khiếp. Hậu quả sẽ đến trong thập kỷ này hahaha
Ko phải là ko có giải pháp, ví dụ Khóa lượng tiền (thừa) đó trong bđs ví dụ nhồi tạm sang VAMC trì hoãn lại ko cho tiền ra thị trường ồ ạt mà lây nhiễm ra các tiêu dùng khác. Thực tế hiện nay tiền (thừa) đang đóng băng trong bđs rồi - có 1 lượng lớn tín dụng trên sổ tài sản - dư nợ thì to nhưng thực tế là "non-performing loan", tiền ko luân chuyển. Tất nhiên, công tội của mỗi nhiệm kỳ lịch sử sẽ phán xét
 
Chỉnh sửa cuối:

HLV0509

Xe máy
Biển số
OF-567931
Ngày cấp bằng
8/5/18
Số km
90
Động cơ
143,921 Mã lực
Tuổi
39
Ok cụ thật Í ẹ nhỉ, từ tháng 9/2022 đến nay đồng Lira Thổ sụt giá đến 55% so với USD (từ 8.5 lira ăn 1 USD tụt còn 19 lira ăn 1 USD) thì cạp đất rồi, vòng xoáy lạm phát - tỷ giá. Không ngờ 1 nước dân rất thông minh, truyền thống hùng cường, vị trí đắc địa mà kinh tế, dự trữ yếu vậy.

VN thì trong cái rủi có cái may, Quý 1 lại xuất siêu nên bớt áp lực tỷ giá. Dự trữ cũng đang khá.
Thổ hâm thì bị tổng thống Edogan bắt theo học thuyết kinh tế mới là khi lạm phát xảy ra tiếp tục nới lỏng tiền tệ và đến hiện tại thì đang toang =))
 

ManPlus

Xe tải
Biển số
OF-744452
Ngày cấp bằng
28/9/20
Số km
423
Động cơ
63,596 Mã lực
Tuổi
31
Cụ bị tuyên truyền và tẩy não nhiều quá rồi. Lạm phát là một thứ thuế vô hình và khủng khiếp nhất bóc lột sạch tài sản của người lao động, hơn tất cả một thứ thuế nào từng được nghĩ ra. Lý do là vì 1 khi giá đã tăng theo lạm phát, gần như không bao giờ nó giảm lại như trước đó nữa, và nó cứ cộng dồn năm này qua năm khác.
Ai được lợi từ lạm phát? Đương nhiên là người nắm được quyền in tiền. Ví dụ với phương Tây là FED đại diện cho các ông trùm tư bản đứng sau. Còn với phương Đông thì em không rõ. Với đám người này thì tiền không có giá trị gì cả (vì họ có thể in được ở chừng mực nào đó), cái quan trọng là phải duy trì được xã hội này dưới sự kiểm soát của họ.
Để giành và giữ được quyền in tiền vào tay mình là cả một quá trình chiến tranh đẫm máu chứ không phải tự nhiên trên trời rơi xuống đâu.
Còn mấy cái câu "lạm phát một tí thì tốt cho nền kinh tê" em thấy là câu tuyên truyền bỉ ối nhất từng được ghi vào giáo trình kinh tế ở các trường đại học.
Vậy em hỏi cụ, nếu không phải là chính sách tiền tệ như hiện tại, thì nên vận hành như thế nào? Sử dụng các đồng coin? Thử so sánh giữa ai ai cũng được phép phát hành tiền/ giao cho 1 ông phát hành tiền thì phương án nào hơn? Giữa giao cho 1 ông tư nhân phát hành tiền/ giao cho 1 ông sở hữu công phát hành tiền, phương án nào hơn? Hay là thôi ko cần tiền, đi mua hàng bằng cách trao đổi hàng hóa, tự mỗi người thỏa thuận với nhau?

Túm lại là nếu chế độ hiện tại không tốt thì thử đề xuất phương án khác tốt hơn thì có ko? E nghĩ rằng chính cụ mới là người bị tẩy não
 

Nikola.Tesla

Xe buýt
Biển số
OF-825169
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
672
Động cơ
25,569 Mã lực
Vậy em hỏi cụ, nếu không phải là chính sách tiền tệ như hiện tại, thì nên vận hành như thế nào? Sử dụng các đồng coin? Thử so sánh giữa ai ai cũng được phép phát hành tiền/ giao cho 1 ông phát hành tiền thì phương án nào hơn? Giữa giao cho 1 ông tư nhân phát hành tiền/ giao cho 1 ông sở hữu công phát hành tiền, phương án náo hơn?
Túm lại là nếu chế độ hiện tại không tốt thì thử đề xuất phương án khác tốt hơn thì có ko? E nghĩ rằng chính cụ mới là người bị tẩy não
Vâng cụ hỏi thì em trả lời. Miễn không gay gắt quá thành chỉ trích nhau là được.
Không phải ai ai cũng được phép phát hành tiền mà xã hội nào cũng phải thống nhất một vật ngang giá để trao đổi với nhau. Ngày xưa là vỏ sò, rồi đến vàng, bạc. Sau đó đến tiền giấy ở TQ đầu tiên (cũng là lần đầu giới cầm quyền nắm được quyền "in thêm" tiền). Ngày xưa thì in thô thiển bằng giấy, còn bây giờ nghe mĩ miều và khó hiểu hơn như "hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc" hay "giảm lãi suất". Mới đây nhất là có thằng bitcoin mà nếu thuật toán đúng thì sẽ chỉ có 21 triệu bitcoin tồn tại trên đời thôi. Cái nào cũng có lợi và hại, vàng bạc quá nặng để trao đổi và phải kiểm định, tiền giấy thì gây lạm phát, bitcoin cũng còn nhiều bất cập trong thanh toán và chưa được kiểm chứng.
Cụ hỏi tiếp là giao cho thằng tư nhân phát hành hay sở hữu công thì em đồng ý là nếu sở hữu công phát hành tiền ở mức chuẩn chỉ để tốt cho phần lớn dân chúng sẽ tốt hơn là giao cho tư nhân. Tuy nhiên, em nghi ngờ cái gọi là sở hữu công. Thực tế, có không ít công ty vì một lý do nào đó (mà em không biết), được vay tiền với mức lãi suất ưu đãi, thậm chí có lúc thấp hơn cả lạm phát, trong khi các công ty nhỏ hoặc người dân phải đi vay với mức lãi suất rất cao. Nên em nghi ngờ bản chất hai ông công và tư này chưa chắc đã khác nhau đâu.
Cuối cùng, em mà đề xuất được phương án tốt hơn thì em không ngồi đây gõ phím trên otofun rồi. Nhưng với những hệ thống tiền tệ đã từng được áp dụng, em thấy đỡ tệ nhất cho người dân là bản vị vàng (tiền được phát hành tương đương với dự trữ vàng trong ngân khố, đổi ra vàng được ngay), rồi đến vàng, bạc, kim loại quí, bitcoin hiện cũng tạm được. Đất cũng không ngon lắm đâu, có chiến tranh địch họa vác đi với bán được bằng mắt. Tiền giấy theo em là công cụ hữu hiệu nhất để giữ cho phần lớn mọi người phải lao động cật lực suốt đời.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Thổ hâm thì bị tổng thống Edogan bắt theo học thuyết kinh tế mới là khi lạm phát xảy ra tiếp tục nới lỏng tiền tệ và đến hiện tại thì đang toang =))
Edogan làm ăn như kek nhỉ, ko cẩn thận quân đội lại đảo chánh tiếp bi chừ
 

ManPlus

Xe tải
Biển số
OF-744452
Ngày cấp bằng
28/9/20
Số km
423
Động cơ
63,596 Mã lực
Tuổi
31
Vâng cụ hỏi thì em trả lời. Miễn không gay gắt quá thành chỉ trích nhau là được.
Không phải ai ai cũng được phép phát hành tiền mà xã hội nào cũng phải thống nhất một vật ngang giá để trao đổi với nhau. Ngày xưa là vỏ sò, rồi đến vàng, bạc. Sau đó đến tiền giấy ở TQ đầu tiên (cũng là lần đầu giới cầm quyền nắm được quyền "in thêm" tiền). Ngày xưa thì in thô thiển bằng giấy, còn bây giờ nghe mĩ miều và khó hiểu hơn như "hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc" hay "giảm lãi suất". Mới đây nhất là có thằng bitcoin mà nếu thuật toán đúng thì sẽ chỉ có 21 triệu bitcoin tồn tại trên đời thôi. Cái nào cũng có lợi và hại, vàng bạc quá nặng để trao đổi và phải kiểm định, tiền giấy thì gây lạm phát, bitcoin cũng còn nhiều bất cập trong thanh toán và chưa được kiểm chứng.
Cụ hỏi tiếp là giao cho thằng tư nhân phát hành hay sở hữu công thì em đồng ý là nếu sở hữu công phát hành tiền ở mức chuẩn chỉ để tốt cho phần lớn dân chúng sẽ tốt hơn là giao cho tư nhân. Tuy nhiên, em nghi ngờ cái gọi là sở hữu công. Thực tế, có không ít công ty vì một lý do nào đó (mà em không biết), được vay tiền với mức lãi suất ưu đãi, thậm chí có lúc thấp hơn cả lạm phát, trong khi các công ty nhỏ hoặc người dân phải đi vay với mức lãi suất rất cao. Nên em nghi ngờ bản chất hai ông công và tư này chưa chắc đã khác nhau đâu.
Cuối cùng, em mà đề xuất được phương án tốt hơn thì em không ngồi đây gõ phím trên otofun rồi. Nhưng với những hệ thống tiền tệ đã từng được áp dụng, em thấy đỡ tệ nhất cho người dân là bản vị vàng (tiền được phát hành tương đương với dự trữ vàng trong ngân khố, đổi ra vàng được ngay), rồi đến vàng, bạc, kim loại quí, bitcoin hiện cũng tạm được. Đất cũng không ngon lắm đâu, có chiến tranh địch họa vác đi với bán được bằng mắt. Tiền giấy theo em là công cụ hữu hiệu nhất để giữ cho phần lớn mọi người phải lao động cật lực suốt đời.

"Cuối cùng, em mà đề xuất được phương án tốt hơn thì em không ngồi đây gõ phím trên otofun rồi. Nhưng với những hệ thống tiền tệ đã từng được áp dụng, em thấy đỡ tệ nhất cho người dân là bản vị vàng (tiền được phát hành tương đương với dự trữ vàng trong ngân khố, đổi ra vàng được ngay), rồi đến vàng, bạc, kim loại quí, bitcoin hiện cũng tạm được. Đất cũng không ngon lắm đâu, có chiến tranh địch họa vác đi với bán được bằng mắt. Tiền giấy theo em là công cụ hữu hiệu nhất để giữ cho phần lớn mọi người phải lao động cật lực suốt đời."

Những cái khác cụ nói ko có gì mới. Riêng phần này em hỏi cụ tiếp: Theo ý của cụ thì tức là hạn chế ông NHNN phát hành tiền bằng quy định rằng ông phải mua được vàng thì mới được phát hành thêm tiền đúng ko ạ? Một vài kịch bản đơn giản sơ khai mà em tạm nghĩ ra nó thế này:
1. Sản lượng vàng thế giới không đủ nhu cầu bản vị so với quy mô nền kinh tế thế giới hiện tại, vậy khi lượng hàng hóa làm ra nhiều nhưng ko in được tiền ra, tiền khan hiếm --> giá hàng hóa giảm, vậy thì ai thèm sản xuất, ôm tiền là được, lúc đấy tiền lại là một tài sản đầu cơ có khác gì vàng?
2. Các nước đều găm vàng, đẩy giá vàng gấp 2/ gấp 3, x lần. Dân đổ sô đến NHNN đòi đổi tiền ra vàng vì 1-1 mà, thế lấy vàng đâu ra mà dự trữ tiếp? Ko có vàng dự trữ, lại ko đc phát hành tiền tiếp --> vàng lại lên tiếp cứ thế thì ai đi sản xuất làm gì?

Tóm lại e nghĩ cái cơ chế vận hành của hệ thống tài chính tiền tệ hiện tại là tối ưu rồi, nhưng quan trọng vẫn là "con người thực hiện". Chả phải cùng 1 chế độ tư bản mà vẫn có nước giàu, và đầy nước nghèo mạn vận ra đấy thôi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực
Vậy em hỏi cụ, nếu không phải là chính sách tiền tệ như hiện tại, thì nên vận hành như thế nào?
Nhiều người cứ quan trọng trọng hóa hệ thống tiền tệ. Bản chất các nhà chính trị không phải là làm cho tiền tệ đẹp mà phải đạt các mục tiêu đầu tiên là ngân sách đủ thu chi theo kế hoạch, sau là phát triển các dự án kinh tế. Nếu đạt thì mọi việc đều tốt đẹp còn không thì sinh ra lắm chuyện như lạm phát.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
477,001 Mã lực
Như tiêu đề, cháu tò mò (chắc nhiều cụ trên này cũng vậy) câu trả lời .
Cháu thấy báo chí tung hê việc giảm lãi suất, tăng trưởng tín dụng phấn đấu 12-14%. cứ như thể giảm được lãi suất là dân chúng mừng lắm. Cháu thì cứ thấy ghê ghê, cháu tự nhận mình thuộc 90% người dân VN : thu nhập thấp thế nên cháu ủng hộ tăng lãi suất giảm lạm phát. Cứ nghĩ đến lãi suất thấp như năm ngoái là hãi, đùng 1 cái cả đống giá cả tăng, cháu xây nhà mà tưởng như bị ăn trộm xèng. Nhôm, kính, nội thất, đồ điện gia dụng tăng khiếp.
Ngồi ngẫm về dòng tiền thì đúng là mình bị ăn trộm thật, vì lãi suất rẻ mà lạm phát tăng, xèng của mình chảy vào túi mấy bố bđs. Nên cháu ghét. Mà cháu ghét thế thì có đúng, có chính đáng không hử các cụ ?
Nếu 1 người làm công ăn lương, tích góp được 10 năm để xây nhà mà đùng 1 cái lạm phát tăng 10% thì chả phải mất toi 1 năm hộc mật cầy cọt tích góp ?
View attachment 7748401
Tăng lãi suất, kiềm chế làm phát, nhằm ổn định an sinh, bảo vệ người yếu thế, giải pháp hy sinh phát triển kinh tế trong ngắn hạn, chống đỡ lại các khủng hoảng bất ổn về vĩ môn nội/ngoại tác động, rà soát sắp xếp lại nền kinh tế cho hiệu quả đòng vốn hơn, nhưng không thể kéo dài, vì kéo dài cả nền kinh tế sẽ chết tất, đến lúc người yếu thế cũng không thể bảo vệ đc - mất việc làm, tiền không có thì lấy gì mà lo bị lạm phát mất giá tiền. Càng tăng lãi suất, chứng tỏ nền kinh tế + khủng hoảng càng leo thang...ai cũng cần lo lắng cả, kể cả người ôm tiền đi gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu mong hưởng cái lãi suất cao cũng lo ngay ngáy cái NH mình đang gửi tiền có bị phá sản hay không, phá sản mình đc bảo hiểm bao nhiu?
Giảm lãi suất chứng tỏ mọi thứ tốt dần lên hoặc chí ít đã qua điểm xấu nhất, hướng tới tất cả các thành phần kinh tế đều cùng thắng, người yếu thế sẽ có lại đc việc làm, lương tăng, còn có cái để mà được lo lắng là mất giá....
Mặc dù hiện giờ nhiều học giả muốn toả sáng, chứng minh các kiểu đà điểu, băn khoăn các loại chính sách tiền tệ, chỉ trích các NHTW đc quyền in tiền không bản vị...vv, nhưng đến giờ này, loài người chưa có học thuyết kinh tế nào hiệu quả hữu ích vượt được Keynes (trong tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ), nhất là những lúc cần vượt khủng hoảng.
CP Việt Nam đang đi rất đúng bài, tam kiếm hợp bích Thúc đẩy đầu tư công + Tiền tệ nới nỏng + Thể chế kiểm soát chặt chẽ.
P/S: cực kỳ may mắn là VN đang là tâm điểm đón dòng đầu tư + xuất siêu trong chu kỳ đủ dài, cán cân ngoại tệ đủ vênhg cho NHNN múa, không bị sức ép về tỷ giá, không sợ dòng usd đột ngột rút đi...
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top