- Biển số
- OF-795404
- Ngày cấp bằng
- 1/11/21
- Số km
- 10,645
- Động cơ
- 225,995 Mã lực
Không có tiền nộp phạt là 1 thực tế cần có giải pháp, như ông nào đòi tính lãi thì sẽ xuất hiện người nghèo nợ tiền phạt cả tỉ đồng khi qua đời vẫn chưa trả được
Cứ phải thế mới ngoanMọi sự thiếu i ốt đều phải trả giá = tiền mặt.
Em không thích gấp. Nhưng cụ ở HN thì mang lên tàu hay lên xe buýt thì càng gọn càng tốtEm đang tính mua cái xe đạp gấp. Chán đạp thì dắt bộ trên vỉa hè. Gấp gọn lại chưa biết xách lên xe buýt dc hay không nữa ?
Môn Đạo đức ở trường là môn phụ cho có. Cuối năm còn bớt tiết để dạy văn, toán vào đó. Ừ thì cũng có cái "lợi" là khi bị bắt thì cãi như văn, không cãi được thì áp dụng môn toán mấy lít, 1 củ để đi mà không áp dụng bài dễ nhất là đạo đức thì chả cần văn với toán nữa.Không phải cụ ạ. Vấn đề là ở đạo đức nền của xã hội bên mình thấp quá. Việc đạo đức thấp nó liên quan từ dân đến tận quan. Ko thể đòi hỏi đạo đức của dân tốt khi đạo đức quan còn kém được. Và ngược lại, quan cũng từ dân mà được bầu chọn lên, và càng lên cao đạo đức càng có xu hướng thấp đi (do quyền lực tăng lên). Đầu nguồn là nước bẩn rồi thì ko có cách gì hạ nguồn sạch được.
Ở các xứ văn minh, việc vi phạm giao thông hay pháp luật là hành vi rất xấu, bị cả xã hội lên án, và bản thân người vi phạm cũng rất xấu hổ khi vi phạm. Cho nên dân có vi phạm thì chủ yếu là nhỡ nhàng thôi chứ ko phải cố tình, phạt tiền cũng chỉ là tượng trưng thôi, hoàn toàn ko ảnh hưởng gì đến thu nhập của dân. Còn ở bên mình, việc vi phạm là cơm bữa, cười hề hề, vi phạm xong qua mặt đc công an hay lôi được quan hệ ra khè công an và được thả họ còn tự hào.
Khác nhau cơ bản ở 1 điểm duy nhất là đạo đức, nên dù có tăng mức phạt đến đâu cũng sẽ bế tắc. Tăng tiền phạt thì dân sẽ đói khổ hơn, sẽ nẩy sinh nhiều mâu thuẫn hơn, xxx cũng nhiều điều kiện để nhũng nhiễu hơn.
À thì đấy, vẫn là Khả năng bị vồ thôi mà bác.Hôm nọ đi grab bike, e có hỏi lái xe là lỗi vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, ko đội mũ (những lỗi hay mắc nhất) giờ khung giá là 500 đến 1tr là trôi. Chúng nó chừa luôn rồi giờ ko dám nữa đâu nhất là những chỗ có công an. Còn chỗ nào ko có công an hoặc nguy cơ bị bắt thấp chúng nó vẫn vượt bình thường. Đen thì dính thôi.
Nếu đc như cụ thì em càng ủng hộ làm nghiêm hơn nữa, làm mạnh hơn nữa. Các tp lớn chật chội giao thông hỗn loạn quá rồi. Ai không chấp hành được cái đúng thì thôi mình rút về chỗ an toàn cũng hợp lý.Em bỏ nghề, giờ chuyển về quê tự sản tự tiêu, may là quê còn đất chứ không cũng chả biết đi đâu về đâu
Em có lái xe nội đô đâu, em chạy du lịch thôi, bẫy đầy đường nên dạo này e bị căng thẳng ko làm ăn được gìNếu đc như cụ thì em càng ủng hộ làm nghiêm hơn nữa, làm mạnh hơn nữa. Các tp lớn chật chội giao thông hỗn loạn quá rồi. Ai không chấp hành được cái đúng thì thôi mình rút về chỗ an toàn cũng hợp lý.
Báo Giao Thông có bài "Nhiều tài xế xe ôm bủn rủn khi nhận phạt 5 triệu vì đi lên vỉa hè", công nhận giờ mà cứ chạy KPI mà dính bất kể lỗi nào thì đúng là có đi làm mấy ngày cũng chưa chắc bù lại được tiền chứ chưa nói điểm phạt, tuy vậy ý thức giao thông sẽ được tăng lên, chứ trước đi ngã tư sợ nhất mấy ông shipper vượt cố ạ.
Nhiều tài xế xe ôm bị CSGT Hà Nội ghi hình vi phạm, sau đó tiến hành dừng xe và xử phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe vì đi xe máy trên vỉa hè.
Chiều 7/1, Tổ công tác Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội lập chốt xử lý vi phạm tại nút giao Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.
Tổ công tác đã cử 1 cán bộ sử dụng camera để ghi hình người điều khiển phương tiện đi lên vỉa hè rồi báo cho tổ công tác cắm chốt dừng xe, kiểm tra.
Chỉ trong vài chục phút, tổ công tác đã phát hiện và xử lý 5 trường hợp điều khiển xe máy đi lên vỉa hè.
Đáng chú ý, các trường hợp vi phạm chủ yếu là tài xế hành nghề xe ôm (giao hàng, chở khách).
Các lý do được những tài xế này đưa ra là "do đường đông, không để khách chờ lâu nên đã đi lên vỉa hè để cho nhanh".
Tài xế V.Q.Đ biên minh, do đường đông phương tiện và khách giục có việc gấp nên bản thân đã đi lên vỉa hè cho nhanh. Anh Đ cũng cho biết, khi nghe thấy CSGT thông báo mức phạt, anh thấy bủn rủn chân tay và cam kết không dám tái phạm thêm lần nào nữa.
"Với mức phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe thì bằng nửa tháng lương của tôi, bản thân thấy mình hơi chủ quan khi nghe khách giục mà đánh đổi bằng mức phạt nặng", anh Đ chia sẻ.
Khoảng 17h25, cảnh sát dừng xe ôm công nghệ của anh V.Q.H (38 tuổi, ở quận Cầu Giấy), đang chở theo khách đi hướng Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy, do đi lên vỉa hè.
Anh H thừa nhận vi phạm và được hướng dẫn vào chốt lập biên bản. Khi được thông báo hành vi này sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng thay vì 800 nghìn - 1 triệu đồng như trước, nam tài xế xót xa nói: "Cuốc xe ôm có 25.000 đồng mà phạt tới 5 triệu đồng thì hết hơn nửa tháng lương. Đây là bài học lớn để không bao giờ tôi vi phạm nữa".
Thiếu tá Nguyễn Văn Bình, Phó đội trưởng Đội CSGT số 6 cho biết vào giờ cao điểm, nhiều người có thói quen đi lên vỉa hè cho nhanh nhưng không ý thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho người đi bộ và làm hỗn loạn giao thông.
"Tại Nghị định 168, mức phạt đối với hành vi này tăng cao nhằm răn đe người vi phạm, buộc họ phải chấp hành, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông", thiếu tá Nguyễn Văn Bình nói.
View attachment 8922438Nhiều tài xế xe ôm bủn rủn khi nhận phạt 5 triệu vì đi lên vỉa hè
Nhiều tài xế xe ôm bị CSGT Hà Nội ghi hình vi phạm, sau đó tiến hành dừng xe và xử phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe vì đi xe máy trên vỉa hè.atgt.baogiaothong.vn
Thế cụ thích văn minh thì cũng sang chỗ nào văn minh sống thôi.Nếu đc như cụ thì em càng ủng hộ làm nghiêm hơn nữa, làm mạnh hơn nữa. Các tp lớn chật chội giao thông hỗn loạn quá rồi. Ai không chấp hành được cái đúng thì thôi mình rút về chỗ an toàn cũng hợp lý.
Đồng ý với cụ phải phạt thật nặng, thí điểm 1 năm thấy vẫn chưa đủ ăn thua và tiền trong ngân hàng còn nhiều thì tiếp tục tăng lên gấp 5 gấp 10. 20 củ đèn đỏ đã là gì, phải lên 200 củ dân mới có ý thức hơn, leo vỉa hẻ cũng phải phạt 100 củ mới xứng tầmCó thể ngày mai, Em, Bố mẹ em, anh chị em em.... sẽ bị mất 6triệu,20triệu... nhưng đổi lại, Cháu em sẽ lớn lên trong một xã hội mà người tham gia giao thông không chạy xe lên vỉa hè, không vượt đèn đỏ, không bấm còi dù đèn đỏ còn 7,8giây...
Sẽ không còn hỗn loạn giao thông điền vào chỗ trống, không còn sự vô ý thức đè vạch... và người đi bộ, người bên đường băng qua đường khi đèn đỏ không còn căng thẳng cảnh xe rẽ trái phải như kiểu "đường của bố".
Và thật sự, từ hôm đấy đến nay. Ra đường em thấy người "Văn minh văn hóa" nhiều hơn lúc trước.
Mồm thì cứ đòi phải như Sing, như Mỹ...trong khi chính những người vượt đèn xanh đỏ đi láo... mà qua nước ngoài thì như con mèo,con thỏ, còn quay về Việt Nam lấy cái xe đi chợ thì lại như bố tướng.
Em mong sau này tiếp tục đánh mạnh vào túi tiền của người dân ném rác, đái bậy, hút thuốc ngoài công cộng... thậm chí nói to ngoài công cộng.
Kỷ nguyên vươn mình không phải dành cho những tệ nạn có sẵn trong tiềm thức bản năng của người thời đại này... mà là dành cho con cháu em và con cháu các cụ.
Đừng cố ngụy biện cho sự nghèo, khó khăn để "em nhỡ vượt đèn đỏ, em lỡ leo lề chạy 1đoạn, em lỡ vi phạm pháp luật, luật giao thông có tí mà căng..."
À, cũng đừng tinh tướng kiểu: "tôi thấy ông kia, bà nọ chạy bậy sao đồng chí không bắt, bla..bla... bất công, không công bằng"
Ủa vậy chứ chẳng nhẽ người ta trộm cướp thành công thì tôi cũng được thành công trộm cắp? Ủa sao trong hồ lắm cá to mà sao không câu mà câu trúng cá nhỏ?
Văn vở, mồm mép... ->Trò hề.
P/s
Chỉnh sửa thêm. Tôi coi thường những kẻ ngụy biện cho hành vi rõ ràng vi phạm pháp luật... rồi khóc lóc cho rằng tôi nghèo, chúng tôi nghèo. Xin lỗi nghèo không liên quan đến Văn minh, văn hóa, Ý thức.
Rồi cụ trồng gì, nuôi gì? Không phải trồng hay nuôi con gì cũng được đâu ạ, khi mà cô nan thú ý, thực vật thì cụ chạy vào mồiEm bỏ nghề, giờ chuyển về quê tự sản tự tiêu, may là quê còn đất chứ không cũng chả biết đi đâu về đâu
Chi phí rủi ro phạm pháp luật. Khi đi đường lạ, ngoại tỉnh thì khó ai dám nói tôi 100% không phạm luật gt được.Em có quan niệm hơi khác chút. Hình thức phạt là nhằm vào các hành vi vi phạm đã được khuyến cáo trước để ngăn chặn và hạn chế nên không thể coi là chi phí của sinh hoạt đời thường được.
Ví dụ không thể lấy số năm sống một đời người để ướm xem phạt giam giữ bao nhiêu năm là vừa....mà cần xem mức độ vi phạm để làm cơ sở
Vang ng khác và gọi đội xe ôm là lũ em không đánh giá cao thành phần này cụ ạVì cụ vang em nên em có đôi lời như này dành cho cụ này. Vì trước đây quan điểm của em y hệt cụ ko lệch 1 ly.
Vạn vật trong vũ trụ này đều có âm có dương, có cứng có mềm có nhu có cương. Trị quốc cũng như vậy, như Lão tử đã nói rất rõ, pháp trị mang tính dương, là cương trực, rõ ràng, nghiêm minh. Còn đức trị là lấy nhân nghĩa mà giáo dục, lấy đạo đức làm lẽ sống con người, lấy danh dự làm điều thiêng liêng tôn quý trong mỗi con người.
Để trị quốc cần cả 2 chứ ko thể chỉ có 1, trong âm có dương trong dương phải có âm. Uyển chuyển nhịp nhàng ấy thế mà sẽ hiệu quả. Thiếu 1 trong 2 là việc trị quốc hỏng bét, dương quá ko được mà âm quá cũng ko xong.
Hiển nhiên hiện giờ việc trị quốc của VN ta âm cũng chẳng ra âm mà dương cũng chẳng ra dương, nó nát từ đạo đức con người trở đi mất rồi. Cơ bản là em thấy vỡ trận rồi hết cơ hội thay đổi rồi. Nhưng nếu còn nước còn tát thì vẫn phải hài hòa âm dương pháp trị và đức trị. Trong đó phải lấy đức trị đi trước pháp trị đi sau cụ nhé.
Sở dĩ cụ thấy các nước tư bản phát triển họ trí quốc = pháp trị rất hiệu quả bởi vì : Đứa trẻ đẻ ra được giáo dục rất tốt, đứa trẻ lớn lên được lấy sự tử tế con người cốt cách làm trọng chứ ko phải chỉ có học cho giỏi như bên mình. Xã hội bên họ cũng chan hòa thân ái không ai làm hại ai. Họ đề cao chủ nghĩa cá nhân, tư do, nhân quyền nhưng đó là trên cơ sở bản chất của họ đã có đạo đức rất tốt, họ có tự do của mỗi người nhưng đó là tự do mà ko làm ảnh hưởng đến tự do của người khác. Do vậy mảnh ghép pháp trị cứng rắn là liều thuốc bổ sung rất hiệu quả. Ngược lại hoàn toàn với bên ta cụ nhé. Láo nháo toàn xã hội từ trên xuống dưới từ dưới lên trên. Ko thể bê nguyên cái pháp trị bên họ vào bên ta được.