Đúng vậy cụ ạ. Ra một chính sách phạt thì ngoài mức phạt đưa ra có tính răn đe hiệu quả thì khâu vận hành thực thi giám sát nó cũng quan trọng ko kém, nghĩa là sẽ phải đảm bảo luật pháp được nghiêm minh từ các bên thì hành, thực hiện. Vd nhu Ko có bẫy tốc độ, biển báo bị che lấp, đèn đỏ nhảy số ko thứ tự chứ ko phải đẩy người dân đến bước đường cùng. Ko một người bình thường nào chê mức phạt ít từ 1 -2 tr mà cố tình vì phạm cả, họ sẽ vi phạm nếu ko có giám sát hoặc chưa nhận biết được mình có lỗi. Có ông nào dám vượt đèn đỏ khi có csgt và có camera đâu, trừ trường hợp ko nắm được tóc của những người vi phạm đó. Cho nên, một mức phạt mà gây hoang mang, lo sợ, có rất nhiều chữ nhưng và đẩy người dân đến bước đường cùng thì em nghĩ cần phải xem lại. Hy vọng truyền Thông, các nhà đưa ra chính sách, các chuyên gia xem lại. Nếu giữ nguyên mức phạt thì cũng phải có mức xử phạt cho những biển báo ko rõ ràng, lỗi thời, đèn xanh đỏ lỗi. Tất cả đều phải đảm bảo minh bạch và từng khâu phải chịu trách nhiệm vì nó tác động đến toàn bộ người tham gia giao thông như gây hoang mang, lo sợ, căng thẳng, tốn thất tài sản, như thế mới công bằng, nghiêm minh. Và, mục đích của mọi chính sách là an sinh xã hội chứ không phải đẩy người dân tới bước đường cùng. Những người lao động phổ thông không phải ai cũng sẵn 6-7 tr trong túi để nộp phạt, rất nhiều người làm hôm nay nghĩ đến bữa ăn ngày mai. Mức thu nhập của những người lao động phổ thông chỉ 5-7tr/tháng, đằng sau họ còn có cả gia đình, họ lấy đâu ra tiền để nộp phạt. Tịch thu phương tiện thì lại ảnh hưởng đến phương tiện lao động của người ta, kéo theo sau hàng bao hệ lụy ấy. Không ai đảm bảo rằng mình đi đường sẽ có lúc ko bị lỡ này lỡ kia.
Em có lần xuống Thanh Hóa cũng bị phạt vượt đèn xanh đèn đỏ vì cái đèn ở trên tận ngọn cây, em đi gần đến ngã tư mà ko thấy đèn xanh đèn đỏ đâu, đường thì vắng, có mỗi mình đi nên cứ chậm chậm phi qua, ai dè chú công an từ đâu nhảy ra nhắc nhở. Đấy là em cũng cố nhìn rồi nhưng ko thấy chứ ko phải em cố tình vi phạm đâu.