Riêng chuyện đếm giây, xin làm rõ là thẩm quyền của đếm giây từng được đặt ra đàng hoàng trong qcvn 41 2012-16
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 41:2012/BGTVT quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilômét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng.
luatvietnam.vn
Đèn tín hiệu có kèm đồng hồ đếm ngược có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn chính;
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilômét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có...
luatvietnam.vn
Đèn tín hiệu kèm đồng hồ đếm ngược có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn chính; màu của số trên đồng hồ đếm ngược phải sử dụng cùng màu với tín hiệu của đèn chính đang có tác dụng hiệu lệnh.
Tức là không đếm giây thì thôi, có đếm giây thì có quyền dựa vào đếm giây để ra quyết định xử lí, và nếu đếm giây bị ngớ ngẩn thì có thể coi là lỗi đèn, dùng nó để cãi với xxx được
"Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì", nhưng qcvn 2019-24 nó lại ghi khác cơ
Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT Báo hiệu đường bộ
luatvietnam.vn
Đồng hồ đếm ngược (khi đang hoạt động bình thường) có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn.
-> nếu nó "không hoạt động bình thường" thì là tại trời đất, âm dương ngũ hành..., ai nhìn vào đếm giây để chạy thì tự chịu trách nhiệm trước xxx