Em lăn tăn mỗi cái tín hiệu đèn, khá rủi ro và gây tranh cãi với các anh csgt, còn lại ủng hộ phạt nặng
Cụ xem toàn văn cái nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu vậy ? Em search đâu có ra nhỉ ?E vừa cày nát nghị định 168, vượt đèn đỏ chỉ phạt 6-8tr với oto. Một số lỗi cũng k hề phạt nhiều như báo đăng? Ko hiểu sao báo chí vống các mức phạt lên làm gì
Cụ xem toàn văn cái nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu vậy ? Em search đâu có ra nhỉ ?
trang chinhphu .vn cũng chỉ thấy có tới nghị định 164/2024/NĐ-CP ngày 25/12/2024
thôi mà
File này đâu phải nguồn chính thức , đáng tin cậy đâu cụ.Link tải Nghị định 168/2024/NĐ-CP xử phạt lĩnh vực giao thông đường bộ
Link tải Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 27/12/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (file Word, PDF).www.tracuuphapluat.info
Thấy mọi người ko quan tâm lắm từ cái 2 trở đi. Chủ yếu là cái đèn đỏ, cho thấy cái người dân sợ ko phải là tai nạn hay sợ phạt mà sợ cái gì đóEm tổng hợp lại thì thấy các mức phạt mới đối với ô tô đáng chú ý "dư lày":
1. Vượt đèn đỏ (nói chung là không tuân thủ đèn tín hiệu tại các ngã tư-ngã ba), đi vào đường ngược chiều : phạt 18-20 tr
2. Mở cửa xe gây tai nạn : phạt 20-22 tr
3. Quay đầu xe trên đường cao tốc : phạt 30 -40 tr
4. Lùi xe trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
5. Đi ngược chiều trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
6. Dừng đỗ không đúng chỗ trên cao tốc : phạt 10-12 tr
Đổng ý với cụ chưa ai thống kê số lượt dừng đèn đỏ bị húc dẹp lép bao nhiêuLỗi "vượt đèn đỏ" tại đô thị thực ra có nhiều cấp độ, và việc quy định như ở VN, là không theo quy chuẩn, không đúng thông lệ quốc tế, rất dễ bị lạm dụng.
Nhìn thấy đèn tín hiệu đang đỏ, cố tình đi, không dừng chờ thì xử phạt là đúng.
Tuy nhiên, đèn đang xanh, khi xe đến gần vạch thì đèn tín hiệu chuyển đèn đỏ, xử phạt "lỗi vượt đèn đỏ" lại là SAI mọi quy chuẩn an toàn. Các quốc gia họ đều có thời gian đèn vàng 3s trong đô thị (5-6s trên đường tốc độ cao) cho thời gian thích ứng của tài xế để xử lý. VN cũng từng như vậy trong nhiều năm.
Cái khoảng thời gian "giao thời" (chuyển tín hiệu) khoảng 0.5-1 giây là sai số được phép cho con người bình thường (nó tương đương với quãng đường xe đi được 5-10m (tính vận tốc thực tế ở đô thị VN 36km/h). Kiểu phạt chính xác đến cm như ở VN quy tội "vượt đèn đỏ" thì là có 1 không 2 trên thế giới. Cách quy định xử phạt không quy chuẩn gây mất an toàn (vì phải phanh), ức chế, tốn kém, lãng phí, vì người ta không đi kể cả còn đèn xanh, để tránh bị phạt, dẫn đến lưu thông chậm càng ùn ứ, ô nhiễm tăng.
Riêng 1 cái lỗi "vượt đèn đỏ" có thể rất nguy hiểm, nhưng cũng có thể không nguy hiểm, và hoàn toàn không bị coi là lỗi ở hàng trăm quốc gia khác, có đèn vàng. Mức phạt mười mấy triệu cho 1 quy định "tùy tiện" thực chất gây lãng phí.
Cái này khó, có lỗi chung là chạy chậm mà ko nhường cho xe xin vượt - nên bắt lỗi chung đó.Em thấy vấn đề chạy lề dề nghe điện thoại cần xử lý nặng và bắt quyết liệt hơn.
Đống lỗi này mà áp dụng phạt nguội thì ông nào ẩu, đi láo thì xác định cuối năm ăn bill vài trăm củ là thường.Em tổng hợp lại thì thấy các mức phạt mới đối với ô tô đáng chú ý "dư lày":
1. Vượt đèn đỏ (nói chung là không tuân thủ đèn tín hiệu tại các ngã tư-ngã ba), đi vào đường ngược chiều : phạt 18-20 tr
2. Mở cửa xe gây tai nạn : phạt 20-22 tr
3. Quay đầu xe trên đường cao tốc : phạt 30 -40 tr
4. Lùi xe trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
5. Đi ngược chiều trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
6. Dừng đỗ không đúng chỗ trên cao tốc : phạt 10-12 tr
Nếu tăng mức phạt em đề nghị cho người dân được giám sát công khai việc thi hành. Thế là công bằng ngay. Cho phép quay phim, ghi hình, livestream chẳng hạn.Việc tăng mức phạt vi phạm giao thông, mặc dù được kỳ vọng sẽ răn đe người dân, nhưng trên thực tế lại đang tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng. Thay vì tuân thủ luật pháp, nhiều người dân chọn cách "thỏa thuận" với người xử phạt, dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng gia tăng.
Trước đây, khi mức phạt còn thấp, tỷ lệ người dân chấp hành pháp luật tương đối cao. Tuy nhiên, với mức phạt mới tăng cao, việc "cò kè mặc cả" đã trở thành chuyện thường ngày. Điều này làm xói mòn niềm tin của người dân vào pháp luật và tạo ra hệ luỵ “ nôn tiền mới chuẩn” còn ko nôn tiền là ngu.
Nguy hiểm hơn, việc đặt ra chỉ tiêu thu tiền phạt cho lực lượng chức năng đã tạo ra một áp lực rất lớn, buộc họ phải tìm mọi cách để "đạt chỉ tiêu, chỉ tiêu cững lẫn chỉ tiêu mềm” Điều này dẫn đến tình trạng "lập lờ" trong việc xử lý vi phạm, thậm chí kể cả là "cài bẫy".
Hệ quả của việc này là đạo đức xã hội bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng "mặc cả", "mua chuộc" trở nên phổ biến, khiến những giá trị như trung thực, liêm chính bị xem nhẹ. Một xã hội mà đạo đức bị băng hoại sẽ khó có thể phát triển bền vững.
Việc đặt nặng vấn đề thu tiền phạt từ vi phạm giao thông là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới, như Trung Quốc, đã hạn chế tối đa việc này để tránh những hệ lụy tiêu cực. Thay vào đó, họ tập trung vào việc nâng cao ý thức của người dân về luật giao thông và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn.
Chúng ta cần rút ra bài học từ những kinh nghiệm của các nước khác và có những điều chỉnh phù hợp. Việc tăng mức phạt không phải là giải pháp lâu dài. Chúng ta cần xây dựng một xã hội mà pháp luật được tôn trọng, nơi mọi người tự giác chấp hành luật giao thông, chứ không phải vì sợ bị phạt."
Ps: Hiện tại chúng ta ko co một cơ quan chức năng độc lập kiểm tra , giám sát việc thực thi xử phạt giao thông đã tuân thủ theo quy định.
Còm em viết lâu rồi cụ, từ khi chưa có cái dự thảo mới đây, các Chã gộp thớt nên cụ thấy nó lên.Xe máy cũng bị tăng mức phạt chứ có phải ko đâu cụ