- Biển số
- OF-93319
- Ngày cấp bằng
- 28/4/11
- Số km
- 810
- Động cơ
- 408,849 Mã lực
Em thấy vấn đề chạy lề dề nghe điện thoại cần xử lý nặng và bắt quyết liệt hơn.
Thấy mọi người ko quan tâm lắm từ cái 2 trở đi. Chủ yếu là cái đèn đỏ, cho thấy cái người dân sợ ko phải là tai nạn hay sợ phạt mà sợ cái gì đóEm tổng hợp lại thì thấy các mức phạt mới đối với ô tô đáng chú ý "dư lày":
1. Vượt đèn đỏ (nói chung là không tuân thủ đèn tín hiệu tại các ngã tư-ngã ba), đi vào đường ngược chiều : phạt 18-20 tr
2. Mở cửa xe gây tai nạn : phạt 20-22 tr
3. Quay đầu xe trên đường cao tốc : phạt 30 -40 tr
4. Lùi xe trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
5. Đi ngược chiều trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
6. Dừng đỗ không đúng chỗ trên cao tốc : phạt 10-12 tr
Đổng ý với cụ chưa ai thống kê số lượt dừng đèn đỏ bị húc dẹp lép bao nhiêuLỗi "vượt đèn đỏ" tại đô thị thực ra có nhiều cấp độ, và việc quy định như ở VN, là không theo quy chuẩn, không đúng thông lệ quốc tế, rất dễ bị lạm dụng.
Nhìn thấy đèn tín hiệu đang đỏ, cố tình đi, không dừng chờ thì xử phạt là đúng.
Tuy nhiên, đèn đang xanh, khi xe đến gần vạch thì đèn tín hiệu chuyển đèn đỏ, xử phạt "lỗi vượt đèn đỏ" lại là SAI mọi quy chuẩn an toàn. Các quốc gia họ đều có thời gian đèn vàng 3s trong đô thị (5-6s trên đường tốc độ cao) cho thời gian thích ứng của tài xế để xử lý. VN cũng từng như vậy trong nhiều năm.
Cái khoảng thời gian "giao thời" (chuyển tín hiệu) khoảng 0.5-1 giây là sai số được phép cho con người bình thường (nó tương đương với quãng đường xe đi được 5-10m (tính vận tốc thực tế ở đô thị VN 36km/h). Kiểu phạt chính xác đến cm như ở VN quy tội "vượt đèn đỏ" thì là có 1 không 2 trên thế giới. Cách quy định xử phạt không quy chuẩn gây mất an toàn (vì phải phanh), ức chế, tốn kém, lãng phí, vì người ta không đi kể cả còn đèn xanh, để tránh bị phạt, dẫn đến lưu thông chậm càng ùn ứ, ô nhiễm tăng.
Riêng 1 cái lỗi "vượt đèn đỏ" có thể rất nguy hiểm, nhưng cũng có thể không nguy hiểm, và hoàn toàn không bị coi là lỗi ở hàng trăm quốc gia khác, có đèn vàng. Mức phạt mười mấy triệu cho 1 quy định "tùy tiện" thực chất gây lãng phí.
Cái này khó, có lỗi chung là chạy chậm mà ko nhường cho xe xin vượt - nên bắt lỗi chung đó.Em thấy vấn đề chạy lề dề nghe điện thoại cần xử lý nặng và bắt quyết liệt hơn.
Đống lỗi này mà áp dụng phạt nguội thì ông nào ẩu, đi láo thì xác định cuối năm ăn bill vài trăm củ là thường.Em tổng hợp lại thì thấy các mức phạt mới đối với ô tô đáng chú ý "dư lày":
1. Vượt đèn đỏ (nói chung là không tuân thủ đèn tín hiệu tại các ngã tư-ngã ba), đi vào đường ngược chiều : phạt 18-20 tr
2. Mở cửa xe gây tai nạn : phạt 20-22 tr
3. Quay đầu xe trên đường cao tốc : phạt 30 -40 tr
4. Lùi xe trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
5. Đi ngược chiều trên đường cao tốc : phạt 30-40 tr
6. Dừng đỗ không đúng chỗ trên cao tốc : phạt 10-12 tr
Nếu tăng mức phạt em đề nghị cho người dân được giám sát công khai việc thi hành. Thế là công bằng ngay. Cho phép quay phim, ghi hình, livestream chẳng hạn.Việc tăng mức phạt vi phạm giao thông, mặc dù được kỳ vọng sẽ răn đe người dân, nhưng trên thực tế lại đang tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng. Thay vì tuân thủ luật pháp, nhiều người dân chọn cách "thỏa thuận" với người xử phạt, dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng gia tăng.
Trước đây, khi mức phạt còn thấp, tỷ lệ người dân chấp hành pháp luật tương đối cao. Tuy nhiên, với mức phạt mới tăng cao, việc "cò kè mặc cả" đã trở thành chuyện thường ngày. Điều này làm xói mòn niềm tin của người dân vào pháp luật và tạo ra hệ luỵ “ nôn tiền mới chuẩn” còn ko nôn tiền là ngu.
Nguy hiểm hơn, việc đặt ra chỉ tiêu thu tiền phạt cho lực lượng chức năng đã tạo ra một áp lực rất lớn, buộc họ phải tìm mọi cách để "đạt chỉ tiêu, chỉ tiêu cững lẫn chỉ tiêu mềm” Điều này dẫn đến tình trạng "lập lờ" trong việc xử lý vi phạm, thậm chí kể cả là "cài bẫy".
Hệ quả của việc này là đạo đức xã hội bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng "mặc cả", "mua chuộc" trở nên phổ biến, khiến những giá trị như trung thực, liêm chính bị xem nhẹ. Một xã hội mà đạo đức bị băng hoại sẽ khó có thể phát triển bền vững.
Việc đặt nặng vấn đề thu tiền phạt từ vi phạm giao thông là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới, như Trung Quốc, đã hạn chế tối đa việc này để tránh những hệ lụy tiêu cực. Thay vào đó, họ tập trung vào việc nâng cao ý thức của người dân về luật giao thông và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn.
Chúng ta cần rút ra bài học từ những kinh nghiệm của các nước khác và có những điều chỉnh phù hợp. Việc tăng mức phạt không phải là giải pháp lâu dài. Chúng ta cần xây dựng một xã hội mà pháp luật được tôn trọng, nơi mọi người tự giác chấp hành luật giao thông, chứ không phải vì sợ bị phạt."
Ps: Hiện tại chúng ta ko co một cơ quan chức năng độc lập kiểm tra , giám sát việc thực thi xử phạt giao thông đã tuân thủ theo quy định.
Còm em viết lâu rồi cụ, từ khi chưa có cái dự thảo mới đây, các Chã gộp thớt nên cụ thấy nó lên.Xe máy cũng bị tăng mức phạt chứ có phải ko đâu cụ
Những thằng hay vượt đèn đỏ nó lại đếch sợ bị phạt. Em thi thoảng hay đi về buổi đêm, thấy bọn xe tải nó toàn vượt đèn đỏ, kể cả chỗ có Cam phạt nguội vì Cam đếch chụp được biển số. Mức phạt như thế này là quá cao, nâng lên tầm 10tr là hợp lý.Nói thật 99% đi ô tô chả vượt đèn đỏ đâu. Họ cũng thừa ý thức đc sự nguy hiểm này. Nhưng phải có đến 10% xe máy vượt đèn. Chưa tính cái đội nhoi nhoi lên dừng ở giữa ngã 4 với phần đường người đi bộ.
Tại các anh conan đc giữ lại 85% số tiền phạt nên các anh thích tăng lên, vậy thôi.
Ở mình đèn vàng bắt buộc phải dừng thì sinh ra cái đèn vàng làm gì nhỉ? Đỏ với xanh là được rồi. Ở nước ngoài thì đèn vàng vẫn được phép đi qua nếu cảm thấy có nguy hiểm khi dừng (xe phía sau đang theo sát chẳng hạn)Em vừa cãi nhau lúc sáng. Tình huống của em nhạy cảm khi bánh xe qua đèn xanh mới nổ đèn vàng. Chú em cứ khăng khăng em lỗi vượt đèn 4-6tr.
Em bảo: anh ko sai anh ko chấp hành, anh ko xuất trình giấy tờ. Chú thích thì cẩu xe anh luôn. Ko cẩu thì để anh đi. Nếu chú có đủ tài liệu chứng minh thì chú cứ tiến hành phạt nguội đi, anh ko có thời gian tranh luận với chú.
Thế là em lên xe đi.
Em nói thật, mình có vi phạm còn lâu nó mới để cho mà đi. Loè loẹt vớ vẩn thôi.
Ồ, to tiếng + chém là có dash cam là bác được đi à?Đèn giao thông còn chưa chuẩn, nhiều người vẫn oan. Em lâu ko đi qua đường Láng, ko rõ cụm đèn đang 15s xanh bỗng dưng chuyển qua đỏ đã chữa chưa? Em trước bị vịn, phải to tiếng là có cam thì CSGT mới cho đi. Rõ là biết đèn có vấn đề nhưng vẫn chặn dân lại, phạt bừa. Đèn thế, phạt nguội, được cả mớ.
Rà soát hết thì tính Hiệu quả nó lại thấp, bác ạ.Em ủng hộ chủ trương này nhưng nhắc lại chỉ mong được cơ quan chức năng rà soát kỹ hệ thống biển báo, đèn tín hiệu để chúng em yên tâm chấp hành.
Sao lại bớt tắc đường?Theo các cụ, mức phạt vi phạm giao thông mới như này có hạn chế được tai nạn giao thông, có hạn chế được tắc đường .. hay không ?
Lái ôtô vượt đèn đỏ bị phạt 18-20 triệu đồng từ 1/1/2025
Người điều khiển ôtô không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, hay đi ngược chiều, sẽ bị xử phạt 18-20 triệu đồng; với xe máy sẽ bị phạt 4-6 triệu.vnexpress.net
"Người điều khiển ôtô không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, hay đi ngược chiều, sẽ bị xử phạt 18-20 triệu đồng; với xe máy sẽ bị phạt 4-6 triệu."
Mức phạt vượt đèn đỏ và đi vào đường cấm đối với ô tô như qui định mới là gấp 4 lần mức lương tối thiểu vùng 1.
Thế này liệu có quá cao không các cụ ?
Đành rằng cần phải răn đe để mọi người tham gia giao thông có ý thức hơn, nhưng đôi khi giao thông ở VN nó cũng "oẳn tà là vằn" lắm, đôi khi cũng "nhỡ" đà mà quá đèn đỏ-đèn vàng...do đường tắc, đường đông...balabolo...(ai cũng sẽ có lần bị, em chắc chắc vậy)...mà bị phạt vậy thì ...cũng tâm tư ra gì phết các cụ nhỉ.
Êm bổ sung cùng bác cái Đèn này:Chủ trương thì rất đúng nhưng nên chăng đồng bộ với nó cần rà soát lại hệ thống các biển báo, đèn tín hiệu để bảo đảm hạ tầng cũng đồng bộ như quy định để người dân yên tâm chấp hành giao thông. Nếu so sánh với thế giới, ừ đúng là thế giới họ làm thế này lâu rồi nhưng hạ tầng của nọ chuẩn chỉ lắm, hệ thống biển báo rõ ràng, màu sắc đập vào mắt và không bị che khuất. Biển báo giao thông mục đích là để cảnh báo, báo hiệu nên màu sắc, kích thước phải đủ để quan sát rõ và không được để bị che khuất bởi cây hay biển quảng cáo. Ở không ít tuyến phố tình trạng biển báo bị che khuất, mờ,… nên rất cần cơ quan chức năng rà soát cẩn thận; đèn tín hiệu ví dụ như ngã tư Thụy Khuê - Văn Cao không ít lần em chứng kiến nhảy từ 13 giây đèn xanh sang đỏ? Rất nguy hiểm, việc này cần được khắc phục ở các ngã giao có đèn. Em nghĩ tất cả mọi người cần có cam hành trình để ghi lại các vấn đề này phản ánh kịp thời và sẵn sàng bảo vệ mình khi gặp tình trạng tương tự. Em ủng hộ chủ trương này nhưng nhắc lại chỉ mong được cơ quan chức năng rà soát kỹ hệ thống biển báo, đèn tín hiệu để chúng em yên tâm chấp hành.