Camera gắn thân giúp cả cảnh sát và người dân kiểm soát hành vi, tránh ngụy tạo bằng chứng để vu khống người thi hành công vụ và được coi như bằng chứng buộc tội độc lập.
vnexpress.net
.
ại Trung Quốc, ngày 14/6/2016, Bộ Công an Trung Quốc ban hành
Quy định về ghi hình, ghi âm khi thi hành án tại chỗ của cơ quan công an, gồm 5 chương, 20 điều với mục đích "tăng cường việc ghi hình và ghi âm, chuẩn hóa hoạt động thực thi pháp luật tại chỗ của cơ quan công an và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân".
Điều 8 quy định, trong quá trình ghi hình, ghi âm tại hiện trường, nếu việc ghi hình bị tạm dừng vì lý do khách quan như lỗi thiết bị, hư hỏng, điều kiện thời tiết xấu, không đủ nguồn điện hoặc không gian lưu trữ thì trong đoạn ghi ngay sau, phải có lời giải thích bằng giọng nói về lý do sự gián đoạn. Nếu không, ngay sau đó phải báo cáo cấp trên và phải có văn bản giải trình.
Các sĩ quan được cấp camera đeo trên người tại thành phố Tây An, miền trung Trung Quốc vào năm 2015. Ảnh:
WSJ
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.891px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Các sĩ quan được cấp camera đeo trên người tại thành phố Tây An, miền trung Trung Quốc vào năm 2015. Ảnh:
WSJ
Video phải được bàn giao về đơn vị trong vòng 24 giờ. Thời gian lưu giữ các video này không được ít hơn sáu tháng.
Riêng các tài liệu video và âm thanh ghi lại các tình huống sau đây phải được lưu giữ vĩnh viễn: được sử dụng làm chứng cứ trong vụ án hành chính, hình sự; các bên hoặc những người khác có mặt tại hiện trường cản trở việc thực thi pháp luật hoặc cản trở công vụ; xử lý các sự cố lớn, sự cố lớn khó khăn, phức tạp...
Trước khi có quy định này, năm 2014, Bộ Công an Trung Quốc từng ban hành quy định tương tự, song áp dụng riêng trong hệ thống cảnh sát giao thông.
Tại Singapore, từ tháng 1/2015 Cơ quan thực thi pháp luật nước này đã thí điểm trang bị camera cho các sĩ quan cảnh sát khu vực trung tâm và áp dụng toàn quốc vào tháng 6/2016.
Nhà chức trách nhìn nhận nó là công cụ để tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và lòng tin của công chúng. Các cảnh sát sẽ có quyền quyết định dừng ghi âm trong một số tình huống nhất định, ví dụ như khi xử lý nạn nhân của tội phạm tình dục. Cảnh quay sẽ bị xóa sau 31 ngày kể từ ngày ghi, trừ khi cần thiết để hỗ trợ cảnh sát trong quá trình điều tra.
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và thi hành án, thuộc Lực lượng Phòng vệ Dân sự Singapore bắt đầu đeo camera khi làm nhiệm vụ từ tháng 4/2022. Ảnh:
CNA
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.062px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và thi hành án, thuộc Lực lượng Phòng vệ Dân sự Singapore bắt đầu đeo camera khi làm nhiệm vụ từ tháng 4/2022. Ảnh:
CNA
Nhiều quốc gia cũng đã áp dụng camera gắn thân cho cảnh sát khi làm nhiệm vụ, như Canada, Australia, Ireland, Nhật Bản, Pháp, Itlay, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Nga, Thụy Điển, Arab Saudi, Brazil...
Nên dừng thắc mắc tại sao thằng khựa nó hơn tỷ dân mà ý thức chấp hành gấp vạn lần mình. Trước tiên phải làm cho dân thấy mọi thứ minh bạch thì dân nó mới tin được.