Cụ ơi, cụ cần phân biệt văn nói và văn viết, yêu cầu sử dụng, mỗi thứ đều cần môi trường ứng dụng và cách thức luyện tập khác nhau, trong nhiều trường hợp nó có những yêu cầu khác nhau nên không phải cứ giỏi nghe, giỏi nói là giỏi đọc, giỏi viết hoặc học mấy cái ngư pháp nhanh lắm đâu. Tiếng Việt thì toàn dân nghe được nói được không phải bàn nhưng kĩ năng đọc và kĩ năng viết thì không phải mặc nhiên là ngon đâu, mặc dù ai cũng nghĩ đọc và viết chỉ là sao chép lại ngôn ngữ bằng kí tự. Tàu công ty em sang bên mấy cảng Missisipi ở Mỹ, đại lý da trắng bản địa hẳn hoi , tiếng Anh giao tiếp thì là ngôn ngữ mẹ đẻ rồi nhưng khi đọc điện tín với báo cáo của họ thì nhiều ông ấm ớ lắm, không những sai chính tả mà hành văn thì khá dị, chả theo chuẩn mực cũng như mang đậm tính văn nói vào. Em không nói tiếng Anh của họ kém nhưng thực sự kĩ năng đọc viết không tương đồng với kĩ năng nghe nói và đây cũng là thực tế bình thường cho mọi ngôn ngữ khác.VÍ dụ một bạn học 5 năm đại học T.A chưa chắc nói tốt bằng trẻ 5 tuổi dân bản xứ. Vậy học giao tiếp cơ bản trc cũng là một phương pháp. Khi nói đc, nghe đc thì học mấy cái ngữ pháp nhanh lắm.
Quay lại với vấn đề nghe nói đọc viết trong topic, em đánh giá nghe/nói và đọc /viết là 2 hướng kĩ năng khác nhau chứ không phải nghe->nói->đọc->viết là theo thứ tự ưu tiên hay học ngoại ngữ là cứ phải 1 tốt rồi 2 rồi 3 rồi 4 mới tốt được. Được cả là quá tốt nhưng không phải nghe nói kém tức là đọc viết không ra cái gì hoặc đọc viết giỏi không đồng nghĩa với nghe nói mặc nhiên ok. Bút đàm trong tiếng Trung là một minh chứng cho vấn đề kĩ năng nghe nói trong 1 quốc gia có nhiều phương ngữ.
Tuy nhiên người ta nói ngôn ngữ nhiều người sử dụng là sinh ngữ, nó vận động và biến đổi hàng ngày, không chỉ từ vựng mà còn cả ngữ pháp, cách hành văn, thậm chí phương thức truyền đạt. Trước đây truyền đạt thông tin trực tiếp, tức thời giữa các cá nhân với nhau chủ yếu là speaking và listening nhưng bây giờ nhờ công nghệ hiện đại, texting với chatting lại đang rất phổ biến, thậm chí 2 người bạn đang ngồi cạnh nhau nói huyện với nhau mà không ai thèm mở mồm. Hoá ra đọc viết lúc này lại đang đóng vai trò nghe nói, cái tay với cái màn hình lại thay luôn cái miệng với cái tai, 1 ông Bắc Triều với 1 ông Việt nam, nói tiếng Anh với nhau không ai hiểu nhau cái gì nhưng chat với nhau thì hiểu hết, thậm chí sử dụng như 2 người bản địa. Mục đích cuối cùng của ngôn ngữ / ngoại ngữ dường như chỉ là công cụ truyền đạt thông tin thôi các cụ nhỉ và nó có nhiều phương thư d khác nhau.