Em là dân ngoại đạo thôi mợ (!?). Cái "kỹ thuật cá nhân" mợ nói, theo em, đó là dùng "định tính" để tung hỏa mù nhằm che phần định lượng bị thiếu. Cá nhân em nghe lung tung khá nhiều nhưng chưa bao giờ có cảm giác mệt. Về khoa học thì chúng ta nghe nhạc sẽ có 2 trạng thái tiêu cực chính là (i) Khó chịu, cồn cào ..đến mức phải bịt tai - là khi chúng ta gặp loại nhạc nghịch nhĩ như kiểu tiếng máy khoan, động cơ xe..; (ii) Buồn ngủ - là khi chúng ta gặp các loại nhạc mà sự phức tạp của nó vượt quá sự tiếp nhận của trạng thái não bộ thời điểm đó, khiến hệ thần kinh trung ương tự động bật cơ chế phòng vệ (Shut down hay Sleep), kiểu như cơ thể bị virus xâm nhập sẽ sốt vậy.
Em cũng nghe thập cẩm các thể loại nhưng nghe các Diva nhà mình thể hiện cái tôi nếu vừa phải/ vừa đủ thôi thì hay nhưng nhiều quá thì thấy "bội thực" , như theo cách giải thích của cụ là "vượt quá sự tiếp nhận của trạng thái não bộ thời điểm đó".
Cảm ơn cụ về cách gt "định tính - định lượng" mà lần đầu tiên em thấy dùng trong đánh giá âm nhạc
Mợ đúng một phần. Hát đúng chưa chắc đã hay vì mới có điều kiện cần nhưng chắc chắn hát sai thì không thể hay được. Hà Trần có thể áp dụng những kỹ thuật thanh nhạc chính thông như đã thể hiện trong Mùa hè đẹp nhất vào tất cả các bài hát nhưng cô ấy không làm vậy vì hát đúng chưa chắc đã hay. Giọng hát Hà Trần có rất nhiều nhược điểm nên việc tìm tòi phần định tính (cách thể hiện, truyền thần) vốn rất khó khăn lại càng cản trở cô ấy. Cho nên, cũng chỉ với một số lượng nhỏ bài hát được cô ấy áp dụng kỹ thuật tương tự thôi. Còn với những giọng ca đỉnh cao (như anh chàng David Dior em nói trên) thì hát kiểu gì cũng hay. Mợ có thể chê một chiếc Maybach thiếu tính thẩm mỹ nhưng lái nó ai cũng khoái cả.
Tuy nhiên, Khổng Tử có nhận định, ở gần chợ cá lâu ngày thì sẽ không thấy thối nữa... nên "chạm vào cảm xúc" cũng thấy hay cũng là việc bình thường.