[Funland] Các cụ nghĩ sao về giọng hát Hà Trần!!!

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,285
Động cơ
301,228 Mã lực
"Tình ca của Quốc Bảo có nỗi buồn ẩn thân của những phòng trà, sự êm ái của những lời ru, nhưng nhất là sự thanh lọc và vẻ huyền ảo của một bài kinh cầu. "
Có một nhà báo đã viết thế về nhạc của anh. Đầu tháng 8 mời các cụ/mợ nghe bài này qua giọng hát của Trần Thu Hà có thấy đồng cảm với nhà báo không, cụ Asura mà có đôi dòng review thì hay quá ạ :)

Thanh nhạc tuy phát triển sau khí nhạc nhưng nó cũng là một câu truyện dài tít tắp... với vô số dramma, mà danh hiệu Diva được dùng bừa bãi như bây giờ là một ví dụ. Phân loại tiêu chí đánh giá thanh nhạc do vậy cũng có thể đơn giản hơn khí nhạc với 3 yếu tố chính: âm sắc, âm vực và âm trường.

Về âm sắc, hệ thống phân loại của classic cũng khá lằng nhằng nhưng với phần còn lại thì có thể hiểu đơn giản là "chất giọng". Ca sỹ có âm sắc tốt chỉ cần cất tiếng hát là fan hâm mộ có thể nhận ra ngay cho dù đó ko phải bài hát quen thuộc. Về âm vực, VN cũng không thiếu ca sỹ có quãng giọng rộng 3-4 quãng tám. Hai yếu tố này đều thuộc về bẩm sinh nhiều và cũng thuộc về phần "con người" nhiều chứ không phải "Diva" (Nữ thần). Chúng ta thường thấy đa số ca sỹ Pop khi lên cao hoặc xuống quá thấp đều bị "mất giọng", tức âm lượng giảm rất nhanh (thiều thào với note thấp và mỏng,chua, gắt.. với note cao). Có nghĩa là âm sắc không được bảo toàn. Âm vực cũng tương tự, lên cao hay xuống thấp có thể làm được nhưng duy trì được được trong bao lâu mà ko bị lệch cao độ, khả năng điều khiển nó thế nào mới là quan trọng. Những phần đó thuộc về yếu tố cuối cùng - âm trường, và cái này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật hơn là bẩm sinh (ak "con người"). Đó cũng là một trong những lý do mà người ta gọi bel canto là lối hát MỞ còn lối hát mà mọi người gọi là "giàu cảm xúc" là lối hát ĐÓNG. Theo em được biết, khi bel canto xuất hiện, thuật ngữ Diva (tiếng Latin = Nữ thần) cũng xuất hiện theo vì rõ ràng, lối hát dùng này nhiều kỹ thuật mà "con người tự nhiên" không thể làm được....

Trở lại với bài hát trên, rất tiếc, Hà Trần đã từ bỏ lối hát kỹ thuật bel canto như đã làm với Mùa hè đẹp nhất. Cô ấy lao vào cuộc chiến "sắc thái tình cảm" của âm sắc và âm vực, thậm chí còn lạm dụng cả sự hỗ trợ của thiết bị điện tử (tạo echo, reverb) đến nỗi nhiều đoạn còn méo cả tiếng. Xin lỗi mợ, em dị ứng với dòng nhạc và cách thể hiện này nên em ko thể nói được gì.
 

Yeudieuthucnu

Xe tải
Biển số
OF-813258
Ngày cấp bằng
27/5/22
Số km
470
Động cơ
5,715 Mã lực
Thanh nhạc tuy phát triển sau khí nhạc nhưng nó cũng là một câu truyện dài tít tắp... với vô số dramma, mà danh hiệu Diva được dùng bừa bãi như bây giờ là một ví dụ. Phân loại tiêu chí đánh giá thanh nhạc do vậy cũng có thể đơn giản hơn khí nhạc với 3 yếu tố chính: âm sắc, âm vực và âm trường.

Về âm sắc, hệ thống phân loại của classic cũng khá lằng nhằng nhưng với phần còn lại thì có thể hiểu đơn giản là "chất giọng". Ca sỹ có âm sắc tốt chỉ cần cất tiếng hát là fan hâm mộ có thể nhận ra ngay cho dù đó ko phải bài hát quen thuộc. Về âm vực, VN cũng không thiếu ca sỹ có quãng giọng rộng 3-4 quãng tám. Hai yếu tố này đều thuộc về bẩm sinh nhiều và cũng thuộc về phần "con người" nhiều chứ không phải "Diva" (Nữ thần). Chúng ta thường thấy đa số ca sỹ Pop khi lên cao hoặc xuống quá thấp đều bị "mất giọng", tức âm lượng giảm rất nhanh (thiều thào với note thấp và mỏng,chua, gắt.. với note cao). Có nghĩa là âm sắc không được bảo toàn. Âm vực cũng tương tự, lên cao hay xuống thấp có thể làm được nhưng duy trì được được trong bao lâu mà ko bị lệch cao độ, khả năng điều khiển nó thế nào mới là quan trọng. Những phần đó thuộc về yếu tố cuối cùng - âm trường, và cái này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật hơn là bẩm sinh (ak "con người"). Đó cũng là một trong những lý do mà người ta gọi bel canto là lối hát MỞ còn lối hát mà mọi người gọi là "giàu cảm xúc" là lối hát ĐÓNG. Theo em được biết, khi bel canto xuất hiện, thuật ngữ Diva (tiếng Latin = Nữ thần) cũng xuất hiện theo vì rõ ràng, lối hát dùng này nhiều kỹ thuật mà "con người tự nhiên" không thể làm được....

Trở lại với bài hát trên, rất tiếc, Hà Trần đã từ bỏ lối hát kỹ thuật bel canto như đã làm với Mùa hè đẹp nhất. Cô ấy lao vào cuộc chiến "sắc thái tình cảm" của âm sắc và âm vực, thậm chí còn lạm dụng cả sự hỗ trợ của thiết bị điện tử (tạo echo, reverb) đến nỗi nhiều đoạn còn méo cả tiếng. Xin lỗi mợ, em dị ứng với dòng nhạc và cách thể hiện này nên em ko thể nói được gì.
Đoạn bôi đậm em đồng ý với cụ. Có một thời gian em đã “bị tra tấn” bài này (vì công việc – em đã nói rồi) nên giờ nghe lại xem có khác không thì cảm giác vẫn vậy, sủ dụng thiết bị nhiều hơn giọng hát. Em thì chỉ nghe nhạc thông thường chứ không có khả năng thẩm âm như cụ nên em nghĩ ca sỹ và nhạc sỹ cố tình tạo ra hiệu ứng như vậy chăng, một kiểu sáng tạo trong âm nhạc, mà tai thường như mình không cảm được. Còn nói HT đã từ bỏ lỗi hát kỹ thuật thì có vẻ hơi quá, theo em hiểu thì mỗi bài hát ca sỹ sẽ có cách xử lý riêng theo cảm nhận của họ về bài hát. Lại một lần nữa vẫn là tai nghe nhạc khác nhau thôi, về vấn đề này không có chuẩn mực.:)

P/S: cảm ơn về đôi dòng chia sẻ của cụ.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,285
Động cơ
301,228 Mã lực
Đoạn bôi đậm em đồng ý với cụ. Có một thời gian em đã “bị tra tấn” bài này (vì công việc – em đã nói rồi) nên giờ nghe lại xem có khác không thì cảm giác vẫn vậy, sủ dụng thiết bị nhiều hơn giọng hát. Em thì chỉ nghe nhạc thông thường chứ không có khả năng thẩm âm như cụ nên em nghĩ ca sỹ và nhạc sỹ cố tình tạo ra hiệu ứng như vậy chăng, một kiểu sáng tạo trong âm nhạc, mà tai thường như mình không cảm được. Còn nói HT đã từ bỏ lỗi hát kỹ thuật thì có vẻ hơi quá, theo em hiểu thì mỗi bài hát ca sỹ sẽ có cách xử lý riêng theo cảm nhận của họ về bài hát. Lại một lần nữa vẫn là tai nghe nhạc khác nhau thôi, về vấn đề này không có chuẩn mực.:)

P/S: cảm ơn về đôi dòng chia sẻ của cụ.
Nếu phân tích đủ chi tiết để có thể làm rõ vấn đề ở góc độ người nghe/thưởng thức (cơ bản nhất) thì cũng phải mất hơn 10 trang A4 là ít. Em ngại viết lắm, nhất là về những cái mình không thích nên em ko tranh luận với mợ đâu :D

Tuy nhiên, có thể nói là đề tài tranh luận này sẽ không có hồi kết vì lịch sử đã chứng minh, kể cả ở cấp độ cao nhất - giữa những nhà soạn nhạc thiên tài của nhân loại. Phát súng đầu tiên là Wagner.

Cuối thế kỷ 18, Rossini rồi Donizetti và Bellini "phát minh" ra bel canto, kỹ thuật cơ bản nhất là head voice (sử dụng khoang xoang). Nếu lối hát "con người" chỉ sử dụng giọng ngực (chest voice), tức làn hơi được đưa thẳng từ ngực qua thanh quản và thoát ra miệng thì head voice đưa cả làn hơi nên khoang xoang và ra đằng mũi. Nhưng vậy, các "nữ thần" có thể có rất nhiều gấp đôi không gian thể hiện so với "con người". Xa hơn nữa, nếu sử dụng các cách kết hợp với chest voice thì không gian cho các "nữ thần" trở thành không giới hạn. Điểm khác biệt nhìn bằng mắt thường rõ nhất chính là khẩu hình. Lối hát "con người" dùng khẩu hình bản năng (khẩu hình đóng) - mở miệng ngang và hẹp; trong khi vì head voice, lối hát "nữ thần" dùng khẩu hình mở - mở miệng theo chiều dọc và lớn ...Đến đây thì mợ có thể thấy không gian thể hiện của Diva ko cần thiết phải dùng thiết bị điện tử.

Là một hiện tượng vô cùng đặc biệt trong nền âm nhạc classic thế giới, sự xuất hiện của Richard Wagner (1813 - 1883) đã gây nên rất nhiều sự tranh cãi trong suốt thế kỷ 19 và kéo dài cho đến tận bây giờ và không biết bao giờ mới chấm dứt. Thay vì tất cả mọi thứ trong vở opera như kịch bản, lời thoại, các yếu tố sân khấu sinh ra chỉ để phục vụ âm nhạc thì quan điểm của Wagner lại ngược hẳn lại - tất cả mọi thứ từ âm nhạc, lời ca chỉ để phục vụ cho một kịch bản có sẵn mà thôi. Hay nói một cách ngắn gọn, trong opera của Wagner âm nhạc phục vụ tính kịch thay vì tính kịch phục vụ âm nhạc. Lối hát "kiểu Wagner" ra đời, trong đó, ca sỹ chủ yếu chú trọng vào việc thể hiện cảm xúc (aka tính kịch) thay vì kỹ thuật thanh nhạc (theo lối hát bel canto). Xu hướng này được tầng lớp trung lưu đang nổi lên sau cách mạng dân chủ ở Châu Âu ủng hộ và phát triển mạnh mẽ. Họ muốn một tiếng hát hướng thẳng tới tâm hồn họ, diễn đạt tình cảm của họ chứ không phải tiếng hát dẫn dắt tâm hồn họ, truyền tải tình cảm của chúa trời để xoa dịu những stress trần thế mà họ đang chịu đựng. Và Wagner đã chiến thắng trong suốt gần 100 năm. Chỉ đến khi một ngôi sao của trường phái Wagner - Maria Callas - bất ngờ phản bội, chuyển hướng sang Bel Canto, vực dậy trường phái nghệ thuật hát đẹp này và trở lại vị thế áp đảo trên sân khấu âm nhạc classic. Maria Callas không phải giọng ca xuất sắc nhất lịch sử thanh nhạc Bel canto nhưng bà là người được công nhất là La Divina tối thượng của làng nhạc Classic vì sự phản bội đó.

Cho đến ngày nay, các môn đệ của Wagner đã phủ sóng khắp thế giới và chiếm lĩnh hầu hết các bảng xếp hạng của loài người với Rock, metal, pop, hip-hop, jazz, rap, bolero Việt... Tiến bộ công nghệ càng làm ưu thế của họ áp đảo bởi ai cũng có thể trở thành ca sỹ cả, chỉ cần có ý tưởng là đủ. Ở đó, người nghe có thể tìm thấy một phần nào đó của bản thân, đối diện với "cái tôi" và thỏa hiệp với nó. Các tín đồ của Rossini cũng không thua kém khi thủ vững sân khấu classic. Ở đó, Diva/ Divo vẫn miệt mài dùng lối hát kỹ thuật vượt ra khỏi "giới hạn của con người" để truyển tải những thông điệp của nghệ thuật, qua đó chắp cánh cho tâm hồn người nghe thoát khỏi thế giới hiện tại, còn du hành đến đâu thì tùy vào khả năng cảm nhận của từng người.

Mợ thấy đó, tranh luận tiếp sẽ là vô nghĩa ;;)

P/S: Dĩ nhiên, môn đệ của Wagner sẽ tiếp tục chi phối thế giới ở "lối đánh hội đồng" vì muốn nghe Bel Canto đúng nghĩa sẽ đòi hỏi tốn kém cả tiền bạc lẫn công sức thiết lập hệ thống âm thanh có thể diễn đạt đủ "mớ" kỹ thuật phức tạp của nó. Tuy nhiên, nếu so găng trực diện thì ....

 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Nếu phân tích đủ chi tiết để có thể làm rõ vấn đề ở góc độ người nghe/thưởng thức (cơ bản nhất) thì cũng phải mất hơn 10 trang A4 là ít. Em ngại viết lắm, nhất là về những cái mình không thích nên em ko tranh luận với mợ đâu :D

Tuy nhiên, có thể nói là đề tài tranh luận này sẽ không có hồi kết vì lịch sử đã chứng minh, kể cả ở cấp độ cao nhất - giữa những nhà soạn nhạc thiên tài của nhân loại. Phát súng đầu tiên là Wagner.

Cuối thế kỷ 18, Rossini rồi Donizetti và Bellini "phát minh" ra bel canto, kỹ thuật cơ bản nhất là head voice (sử dụng khoang xoang). Nếu lối hát "con người" chỉ sử dụng giọng ngực (chest voice), tức làn hơi được đưa thẳng từ ngực qua thanh quản và thoát ra miệng thì head voice đưa cả làn hơi nên khoang xoang và ra đằng mũi. Nhưng vậy, các "nữ thần" có thể có rất nhiều gấp đôi không gian thể hiện so với "con người". Xa hơn nữa, nếu sử dụng các cách kết hợp với chest voice thì không gian cho các "nữ thần" trở thành không giới hạn. Điểm khác biệt nhìn bằng mắt thường rõ nhất chính là khẩu hình. Lối hát "con người" dùng khẩu hình bản năng (khẩu hình đóng) - mở miệng ngang và hẹp; trong khi vì head voice, lối hát "nữ thần" dùng khẩu hình mở - mở miệng theo chiều dọc và lớn ...Đến đây thì mợ có thể thấy không gian thể hiện của Diva ko cần thiết phải dùng thiết bị điện tử.

Là một hiện tượng vô cùng đặc biệt trong nền âm nhạc classic thế giới, sự xuất hiện của Richard Wagner (1813 - 1883) đã gây nên rất nhiều sự tranh cãi trong suốt thế kỷ 19 và kéo dài cho đến tận bây giờ và không biết bao giờ mới chấm dứt. Thay vì tất cả mọi thứ trong vở opera như kịch bản, lời thoại, các yếu tố sân khấu sinh ra chỉ để phục vụ âm nhạc thì quan điểm của Wagner lại ngược hẳn lại - tất cả mọi thứ từ âm nhạc, lời ca chỉ để phục vụ cho một kịch bản có sẵn mà thôi. Hay nói một cách ngắn gọn, trong opera của Wagner âm nhạc phục vụ tính kịch thay vì tính kịch phục vụ âm nhạc. Lối hát "kiểu Wagner" ra đời, trong đó, ca sỹ chủ yếu chú trọng vào việc thể hiện cảm xúc (aka tính kịch) thay vì kỹ thuật thanh nhạc (theo lối hát bel canto). Xu hướng này được tầng lớp trung lưu đang nổi lên sau cách mạng dân chủ ở Châu Âu ủng hộ và phát triển mạnh mẽ. Họ muốn một tiếng hát hướng thẳng tới tâm hồn họ, diễn đạt tình cảm của họ chứ không phải tiếng hát dẫn dắt tâm hồn họ, truyền tải tình cảm của chúa trời để xoa dịu những stress trần thế mà họ đang chịu đựng. Và Wagner đã chiến thắng trong suốt gần 100 năm. Chỉ đến khi một ngôi sao của trường phái Wagner - Maria Callas - bất ngờ phản bội, chuyển hướng sang Bel Canto, vực dậy trường phái nghệ thuật hát đẹp này và trở lại vị thế áp đảo trên sân khấu âm nhạc classic. Maria Callas không phải giọng ca xuất sắc nhất lịch sử thanh nhạc Bel canto nhưng bà là người được công nhất là La Divina tối thượng của làng nhạc Classic vì sự phản bội đó.

Cho đến ngày nay, các môn đệ của Wagner đã phủ sóng khắp thế giới và chiếm lĩnh hầu hết các bảng xếp hạng của loài người với Rock, metal, pop, hip-hop, jazz, rap, bolero Việt... Tiến bộ công nghệ càng làm ưu thế của họ áp đảo bởi ai cũng có thể trở thành ca sỹ cả, chỉ cần có ý tưởng là đủ. Các tín đồ của Rossini cũng không thua kém khi thủ vững sân khấu classic. Ở đó, Diva/ Divo vẫn miệt mài dùng lối hát kỹ thuật vượt ra khỏi "giới hạn của con người" để truyển tải những thông điệp của nghệ thuật.

Mợ thấy đó, tranh luận tiếp sẽ là vô nghĩa ;;)

P/S: Dĩ nhiên, môn đệ của Wagner sẽ tiếp tục chi phối thế giới ở "lối đánh hội đồng" vì muốn nghe Bel Canto đúng nghĩa sẽ đòi hỏi tốn kém cả tiền bạc lẫn công sức thiết lập hệ thống âm thanh có thể diễn đạt đủ "mớ" kỹ thuật phức tạp của nó. Tuy nhiên, nếu so găng trực diện thì ....

Âm nhạc thì cung chia ra hai hướng, một là hàn lâm mang tính thưởng thức, một là giải trí. Cái nào cũng có giá trị riêng của nó, ko thể lấy dòng hàn lâm đi so với giải trí được cụ ạ.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,285
Động cơ
301,228 Mã lực
Âm nhạc thì cung chia ra hai hướng, một là hàn lâm mang tính thưởng thức, một là giải trí. Cái nào cũng có giá trị riêng của nó, ko thể lấy dòng hàn lâm đi so với giải trí được cụ ạ.
b-) Tại mợ bắt em phân tích Hà Trần chứ tự nhiên em tham gia "cuộc chiến" vô nghĩa này làm chi.
 

Yeudieuthucnu

Xe tải
Biển số
OF-813258
Ngày cấp bằng
27/5/22
Số km
470
Động cơ
5,715 Mã lực
Nếu phân tích đủ chi tiết để có thể làm rõ vấn đề ở góc độ người nghe/thưởng thức (cơ bản nhất) thì cũng phải mất hơn 10 trang A4 là ít. Em ngại viết lắm, nhất là về những cái mình không thích nên em ko tranh luận với mợ đâu :D

Tuy nhiên, có thể nói là đề tài tranh luận này sẽ không có hồi kết vì lịch sử đã chứng minh, kể cả ở cấp độ cao nhất - giữa những nhà soạn nhạc thiên tài của nhân loại. Phát súng đầu tiên là Wagner.

Cuối thế kỷ 18, Rossini rồi Donizetti và Bellini "phát minh" ra bel canto, kỹ thuật cơ bản nhất là head voice (sử dụng khoang xoang). Nếu lối hát "con người" chỉ sử dụng giọng ngực (chest voice), tức làn hơi được đưa thẳng từ ngực qua thanh quản và thoát ra miệng thì head voice đưa cả làn hơi nên khoang xoang và ra đằng mũi. Nhưng vậy, các "nữ thần" có thể có rất nhiều gấp đôi không gian thể hiện so với "con người". Xa hơn nữa, nếu sử dụng các cách kết hợp với chest voice thì không gian cho các "nữ thần" trở thành không giới hạn. Điểm khác biệt nhìn bằng mắt thường rõ nhất chính là khẩu hình. Lối hát "con người" dùng khẩu hình bản năng (khẩu hình đóng) - mở miệng ngang và hẹp; trong khi vì head voice, lối hát "nữ thần" dùng khẩu hình mở - mở miệng theo chiều dọc và lớn ...Đến đây thì mợ có thể thấy không gian thể hiện của Diva ko cần thiết phải dùng thiết bị điện tử.

Là một hiện tượng vô cùng đặc biệt trong nền âm nhạc classic thế giới, sự xuất hiện của Richard Wagner (1813 - 1883) đã gây nên rất nhiều sự tranh cãi trong suốt thế kỷ 19 và kéo dài cho đến tận bây giờ và không biết bao giờ mới chấm dứt. Thay vì tất cả mọi thứ trong vở opera như kịch bản, lời thoại, các yếu tố sân khấu sinh ra chỉ để phục vụ âm nhạc thì quan điểm của Wagner lại ngược hẳn lại - tất cả mọi thứ từ âm nhạc, lời ca chỉ để phục vụ cho một kịch bản có sẵn mà thôi. Hay nói một cách ngắn gọn, trong opera của Wagner âm nhạc phục vụ tính kịch thay vì tính kịch phục vụ âm nhạc. Lối hát "kiểu Wagner" ra đời, trong đó, ca sỹ chủ yếu chú trọng vào việc thể hiện cảm xúc (aka tính kịch) thay vì kỹ thuật thanh nhạc (theo lối hát bel canto). Xu hướng này được tầng lớp trung lưu đang nổi lên sau cách mạng dân chủ ở Châu Âu ủng hộ và phát triển mạnh mẽ. Họ muốn một tiếng hát hướng thẳng tới tâm hồn họ, diễn đạt tình cảm của họ chứ không phải tiếng hát dẫn dắt tâm hồn họ, truyền tải tình cảm của chúa trời để xoa dịu những stress trần thế mà họ đang chịu đựng. Và Wagner đã chiến thắng trong suốt gần 100 năm. Chỉ đến khi một ngôi sao của trường phái Wagner - Maria Callas - bất ngờ phản bội, chuyển hướng sang Bel Canto, vực dậy trường phái nghệ thuật hát đẹp này và trở lại vị thế áp đảo trên sân khấu âm nhạc classic. Maria Callas không phải giọng ca xuất sắc nhất lịch sử thanh nhạc Bel canto nhưng bà là người được công nhất là La Divina tối thượng của làng nhạc Classic vì sự phản bội đó.

Cho đến ngày nay, các môn đệ của Wagner đã phủ sóng khắp thế giới và chiếm lĩnh hầu hết các bảng xếp hạng của loài người với Rock, metal, pop, hip-hop, jazz, rap, bolero Việt... Tiến bộ công nghệ càng làm ưu thế của họ áp đảo bởi ai cũng có thể trở thành ca sỹ cả, chỉ cần có ý tưởng là đủ. Ở đó, người nghe có thể tìm thấy một phần nào đó của bản thân, đối diện với "cái tôi" và thỏa hiệp với nó. Các tín đồ của Rossini cũng không thua kém khi thủ vững sân khấu classic. Ở đó, Diva/ Divo vẫn miệt mài dùng lối hát kỹ thuật vượt ra khỏi "giới hạn của con người" để truyển tải những thông điệp của nghệ thuật, qua đó chắp cánh cho tâm hồn người nghe thoát khỏi thế giới hiện tại, còn du hành đến đâu thì tùy vào khả năng cảm nhận của từng người.

Mợ thấy đó, tranh luận tiếp sẽ là vô nghĩa ;;)

P/S: Dĩ nhiên, môn đệ của Wagner sẽ tiếp tục chi phối thế giới ở "lối đánh hội đồng" vì muốn nghe Bel Canto đúng nghĩa sẽ đòi hỏi tốn kém cả tiền bạc lẫn công sức thiết lập hệ thống âm thanh có thể diễn đạt đủ "mớ" kỹ thuật phức tạp của nó. Tuy nhiên, nếu so găng trực diện thì ....

Em không định tranh luận gì cả, chỉ là chia sẻ suy nghĩ thôi.
Cụ đang “bắt” HT hát như một Diva - danh xưng mà cô ấy được gán cho. Còn như em đã nói sx một bài hát là ý tưởng của cả nhạc sỹ và ca sỹ.

P.S. Thật là trùng hợp khi em cũng định up bài này. Em thật!:) . Cảm ơn cụ đã chia sẻ ạ.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,285
Động cơ
301,228 Mã lực
Em không định tranh luận gì cả, chỉ là chia sẻ suy nghĩ thôi.
Cụ đang “bắt” HT hát như một Diva - danh xưng mà cô ấy được gán cho. Còn như em đã nói sx một bài hát là ý tưởng của cả nhạc sỹ và ca sỹ.

P.S. Thật là trùng hợp khi em cũng định up bài này. Em thật!:) . Cảm ơn cụ đã chia sẻ ạ.
May qúa, vậy là chúng ta thống nhất được.

Cách trình bày/diễn/tấu sử dụng các sáng tạo mới khác với lối hát kỹ thuật. Chứ em cứ thấy bảo hát "kỹ thuật" quá làm khó chịu thì giật mình
 

traiHNcodon

Xe tăng
Biển số
OF-2650
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
1,118
Động cơ
611,782 Mã lực
Nhiều cụ chê xấu,nhưng chắc gì vk các cụ ấy đẹp hơn nhỉ
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,468
Động cơ
199,237 Mã lực
Tuổi
49
Em không biết gì về kỹ thuật thanh nhạc, nhưng nghe hát mà cứ phải nghe tiếng lấy hơi của ca sĩ vào mic rõ mồn một thì hầu như chả còn thấy hay mấy nữa, nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng không tránh được. Bài chị Hà Trần hát ở chương trình PBN một cụ up lên cũng thế. Ví dụ như Cụ Tuấn Ngọc cũng hát ở PBN thì em nghe không bị như vậy. Cụ nào giải thích giúp em được không ạ? Em cảm ơn trước ạ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,258
Động cơ
350,947 Mã lực
May qúa, vậy là chúng ta thống nhất được.

Cách trình bày/diễn/tấu sử dụng các sáng tạo mới khác với lối hát kỹ thuật. Chứ em cứ thấy bảo hát "kỹ thuật" quá làm khó chịu thì giật mình
Em không có chuyên môn nên không rõ nói thế nào nhưng đại khái là các bài hát phổ thông ở VN (chắc thế giới cũng vậy) đều là tiếng lòng / âm thanh của cảm xúc nên nếu hát chỉ tập trung vào kỹ thuật không thì sẽ không có cảm xúc, bị khô khan. Nhiều ca sỹ thính phòng hát nhạc phổ thông đôi khi nghe không hay là vậy, kể cả Lê Dung dù với giọng ca xứng đáng là đỉnh cao nhưng cũng không có nhiều bài "chạm" được quần chúng.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,258
Động cơ
350,947 Mã lực
Em không biết gì về kỹ thuật thanh nhạc, nhưng nghe hát mà cứ phải nghe tiếng lấy hơi của ca sĩ vào mic rõ mồn một thì hầu như chả còn thấy hay mấy nữa, nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng không tránh được. Bài chị Hà Trần hát ở chương trình PBN một cụ up lên cũng thế. Ví dụ như Cụ Tuấn Ngọc cũng hát ở PBN thì em nghe không bị như vậy. Cụ nào giải thích giúp em được không ạ? Em cảm ơn trước ạ.
Em nghĩ có thể với vài ca sỹ là tật khó bỏ nhưng với nhiều người họ chủ động làm vậy như là một phần phong cách thôi, chứ làm nhẹ tiếng lây hơi có gì khó đâu. Nhạc là cảm xúc mà, nghe có tiếng thở hổn hển cũng phê hơn, giống như tiếng rên khi làm tình ấy :))
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,285
Động cơ
301,228 Mã lực
Em không có chuyên môn nên không rõ nói thế nào nhưng đại khái là các bài hát phổ thông ở VN (chắc thế giới cũng vậy) đều là tiếng lòng / âm thanh của cảm xúc nên nếu hát chỉ tập trung vào kỹ thuật không thì sẽ không có cảm xúc, bị khô khan. Nhiều ca sỹ thính phòng hát nhạc phổ thông đôi khi nghe không hay là vậy, kể cả Lê Dung dù với giọng ca xứng đáng là đỉnh cao nhưng cũng không có nhiều bài "chạm" được quần chúng.
Em đã nói rõ bên trên rồi mà ... Cụ thuộc trường phái Wagner ;;).

Mà đã theo Wagner thì ko cần thiết phải phân tích để đánh giá Hà Trần nói riêng và các ca sỹ Việt nói chung (trừ trường hợp quá kém, hát như karaoke xóm). Ca sỹ/nhạc sỹ phối khí sẽ sáng tạo ra cách hát/ biểu diễn khác nhau....đến khi cham vào được khán giả thì thôi. Đánh giá kỹ quá có khi đánh nhau luôn ấy chứ... mỗi người một cách cảm nhận, một "tần số" rung động khác nhau mà
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,258
Động cơ
350,947 Mã lực

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,468
Động cơ
199,237 Mã lực
Tuổi
49
Em nghĩ có thể với vài ca sỹ là tật khó bỏ nhưng với nhiều người họ chủ động làm vậy như là một phần phong cách thôi, chứ làm nhẹ tiếng lây hơi có gì khó đâu. Nhạc là cảm xúc mà, nghe có tiếng thở hổn hển cũng phê hơn, giống như tiếng rên khi làm tình ấy :))
Nếu ca sĩ chủ động hổn hển thì em không dám ý kiến nữa ạ. :D
 

Ocdaonho

Xe tải
Biển số
OF-762147
Ngày cấp bằng
8/3/21
Số km
419
Động cơ
53,419 Mã lực
Tuổi
38

Mời các cụ mợ nghe bài Người buông neo trong album Chuyện của mặt trời chuyện của chúng ta (Đỗ Bảo)

Em thích cách Hà hát như thủ thỉ, không làm quá cái gì lên nhưng lúc cần lại rất sâu (sâu chứ ko phải cố lên nốt cao hay gằn giọng).
Giọng Hà như thức uống ngon, mới uống ko làm người ta phải tấm tắc choáng ngợp nhưng càng uống càng thấm, hậu vị về sau :))
 

Dung G63

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-814436
Ngày cấp bằng
18/6/22
Số km
202
Động cơ
2,353 Mã lực
Tuổi
39
Gu âm nhạc mỗi người mỗi khác. Ngoài ra còn phụ thuộc hoàn cảnh,bối cảnh. Các cụ tranh luận đến cả năm cũng không có tiếng nói chung. Cá nhân tôi thì đơn giản,nghe cái gì,lúc nào,nội dung ra sao....đó là quan trọng. Và thêm một ý nữa là tôi không thích,hay không phù hợp với cách hát của HT hay một số ca sĩ trong nước từ thập niên 90 về đây.
 

Yeudieuthucnu

Xe tải
Biển số
OF-813258
Ngày cấp bằng
27/5/22
Số km
470
Động cơ
5,715 Mã lực
Em nghĩ có thể với vài ca sỹ là tật khó bỏ nhưng với nhiều người họ chủ động làm vậy như là một phần phong cách thôi, chứ làm nhẹ tiếng lây hơi có gì khó đâu. Nhạc là cảm xúc mà, nghe có tiếng thở hổn hển cũng phê hơn, giống như tiếng rên khi làm tình ấy :))

Không hẳn vậy đâu, hát để không phát ra tiếng khi lấy hơi không phải ai cũng làm được. Còn một lý do khác khi "cố tình" để lộ tiếng lấy hơi để minh chứng là hát live, không nhép ạ . J4F :)
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,285
Động cơ
301,228 Mã lực
Không hẳn vậy đâu, hát để không phát ra tiếng khi lấy hơi không phải ai cũng làm được. Còn một lý do khác khi "cố tình" để lộ tiếng lấy hơi để minh chứng là hát live, không nhép ạ . J4F :)
Yess. Cũng như trong truyện võ hiệp, cao thủ nội công đều có hơi thở dài và mảnh (từ đó nhẹ và ko phát ra tiếng động), phàm phu tục tử có hơi thở bản năng - ngắn và nặng nề (phát ra tiếng động lớn). Ca sỹ "con người" và diva cũng khác nhau tương tự như vậy thôi.

Người thường theo bản năng sẽ lấy hơi bằng miệng là chính. Nó có ưu điểm là nhanh gọn và dễ làm nhưng luồn hơi sẽ đi qua kẽ răng, phát ra tiếng rít. Thêm nữa, lấy hơi sẽ chỉ chứa ở ngực nên không được nhiều, nói/hát vài từ là hết. Lấy hơi từ mũi sẽ ít phát ra tiếng động do mũi ko có răng và ít phải thay đổi khẩu hình. Người không bình thường sẽ lấy hơi kết hợp cả mũi và miệng (cũng như dùng cả khoang miệng và khoang xoang để hòa âm vậy). Cách lấy hơi này ít phát ra tiếng động hơn, hơi lấy dài và đẩy sâu xuống cả bụng. Dĩ nhiên, cách lấy hơi này phải tập vì nó là kỹ thuật khó chứ ko đơn giản như em chém gió. Ngoài ra, ca sỹ phải làm chủ hoàn toàn tiết tấu của bài hát để biết tận dụng những note lặng, khoảng trống để lấy hơi thích hợp.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Yess. Cũng như trong truyện võ hiệp, cao thủ nội công đều có hơi thở dài và mảnh (từ đó nhẹ và ko phát ra tiếng động), phàm phu tục tử có hơi thở bản năng - ngắn và nặng nề (phát ra tiếng động lớn). Ca sỹ "con người" và diva cũng khác nhau tương tự như vậy thôi.

Người thường theo bản năng sẽ lấy hơi bằng miệng là chính. Nó có ưu điểm là nhanh gọn và dễ làm nhưng luồn hơi sẽ đi qua kẽ răng, phát ra tiếng rít. Thêm nữa, lấy hơi sẽ chỉ chứa ở ngực nên không được nhiều, nói/hát vài từ là hết. Lấy hơi từ mũi sẽ ít phát ra tiếng động do mũi ko có răng và ít phải thay đổi khẩu hình. Người không bình thường sẽ lấy hơi kết hợp cả mũi và miệng (cũng như dùng cả khoang miệng và khoang xoang để hòa âm vậy). Cách lấy hơi này ít phát ra tiếng động hơn, hơi lấy dài và đẩy sâu xuống cả bụng. Dĩ nhiên, cách lấy hơi này phải tập vì nó là kỹ thuật khó chứ ko đơn giản như em chém gió. Ngoài ra, ca sỹ phải làm chủ hoàn toàn tiết tấu của bài hát để biết tận dụng những note lặng, khoảng trống để lấy hơi thích hợp.
Thế cụ là phàm phu tục tử hay cao thủ nội công thế?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top