Vâng, ý cụ cũng hay và có tầm nhìn xa, đi tắt đón đầu thời đại, có thể?!
Qua chủ đề mà mợ Trang Nguyên đưa ra, và xu hướng của các comments, E mạnh dạn đưa ra suy nghĩ thế này:
Chúng ta tạm gác nội dung câu chuyện cười sang một bên để nói về sự thể hiện ngôn ngữ trong trích dẫn của chủ thớt,
Nôm na thế này, nếu một câu chuyện cười của nước ngoài,( đặc biệt là ngoài châu á ) có văn hóa, ngôn ngữ, tư duy..... khác văn hóa phương đông,( trong đó có Việt nam) nếu người dịch không hiểu hết ý nghĩa, hoặc cứ dịch y chang nguyên tác, câu từ, thì cho dù về ngữ pháp vẫn đúng, nhưng người đọc sẽ rất khó hiểu, và mất đi tính hài hước vốn có.
Dịch truyện cười, ngụ ngôn, hay thơ ca, mà theo kiểu ghép từ : " umbrella tomorrow = ô mai ", thì đúng là thảm họa
Tương tự như một câu ngạn ngữ Vn như: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" ở phương tây họ cũng có câu ngạn ngữ có cùng ý nghĩa như vậy, nhưng cách thể hiện lại không hề có"con đường", hay "cái sàng".......
Bởi vậy một câu chuyện cười, hay một vần thơ, một câu ngạn ngữ, câu chuyện ngụ ngôn........ của nước ngoài, thường dùng nghệ thuật ngôn từ của chính họ trong thể hiện, được dịch sang tiếng Việt như thế nào, để người đọc trong nước hiểu và cảm nhận được,nhưng vẫn không sai nội dung, là tùy thuộc rất nhiều ở trình độ, khả năng của dịch giả.
Chính vì lý do ấy, những nhà nghiên cứu họ thường hay giỏi ngoại ngữ, đơn giản họ sẽ hiểu đầy đủ và sâu hơn nội dung nếu tự mình tìm tòi,
Thay vì phụ thuộc theo chủ quan cá nhân của người khác (người dịch)