Cụ
DieMannschaft, cháu cũng thấy bất ngờ khi đọc quyển này.
Gửi cụ:
Các hành tinh đá: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa
Các hành tinh khí: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Là những quả cầu khí hidro và heli khổng lồ, chỉ có lõi ở dạng rắn.
Sao Thủy:
Sao Thủy là một trong bốn hành tinh đá, bé mặt cứng được tạo nên bởI đá và kim loạI.
Sao Thủy ở gần Mặt Trời tới mức liên tục bị thiêu đốt và bắn phá bởi các vật chất phun ra từ Mặt Trời.
Nhiệt độ trong chu kỳ ngày của nó lên đến 430°C đủ nóng để nung chảy chì. Nhưng cũng vì tầng khí quyển mỏng, nhiệt trên hành tinh này cũng thoát nhanh đến mức ban đêm nhiệt độ xuống tận -180°C, Không hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời có sự thay đổi khí hậu cực doan đến vậy.
Trong số những đặc đIểm địa hình nổI bật nhất của sao Thủy là hàng trăm vách đá kéo dàI, được gọI là Rupes, uốn lươn hàng kilômét tạo nên cảnh quan hành tinh này. Chúng cũng cắt xuyên qua các hố va chạm cố xưa. Trong đó, Rupes Rarnegie dàI 267 km và cao tớI 2.000 m ở một số nơI.
Sao Kim:
Sao Kim là hành tinh đá.
Những đám mây của Sao Kim tràn ngập các giọt nhỏ axit sunfuric và bầu khí quyển của hành tinh này nặng đến nỗi áp suất trên bề mặt gấp tới 90 lần so với trên Trái Đất. Bề mặt của nó bao gồm mặt đất đá phẳng, cần cỗi hoặc núi lửa, một số trong đó có thể vẫn đang hoạt động, Dưới bầu trời màu da cam, hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát giữ lại nhiệt lượng của Mặt Trời, khiến nhiệt độ của hành tinh tăng vọt lên mức cháy bỏng 470°C và khiến Sao Kim trở thành hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời.
Maxwell Montes là dãy núI cao nhất trên sao Kim, có độ cao gần 11 km tính từ bề mặt trung bình của hành tinh. Dù nhiệt độ tại đây mát hơn một chút so vớI những vùng đất thấp của sao Kim, thậm chí các khoáng chất lấp lánh còn gợi lên áo giác đỉnh núI phủ tuyết, nhưng thực ra mặt núi nóng đến nỗi nung chảy được chì.
Sao Hỏa:
Ảnh chụp Sao Hỏa do tàu vũ trụ của NASA gửi về hé lộ một thế giới quen thuộc đến kỳ lạ, với các hoang mạc rải rác đá, đồi núi nhấp nhô, hẻm núi kỳ vĩ và bầu trời mù mịt, lốm đốm mây trắng...Núi lửa và những thung lũng tách giãn cho thấy các lực kiến tạo địa chất từng được sinh ra từ phần lõi nóng bỏng.
...vùng bên ngoài lõi sắt của hành tinh được cho là vẫn ở trạng thái nóng chảy một phần. Lớp vỏ đá với độ dày khác nhau hình thành nên lớp ngoài cùng của Sao Hỏa. Đây là lớp vỏ rắn, không chia tách thành các màng riêng rẽ, di động như trên Trái Đất. Nằm dưới lớp vỏ là quyển Manti dày hình thành từ đá silicat, từng là lớp chất lỏng chuyển động không ngừng. Khi quyển Manti dịch chuyển, nó khiến diện mạo Sao Hỏa thay đổi, tạo nên các đường nứt khổng lồ trên lớp vỏ và xé toạc bể mặt để hình thành những ngọn núi lửa khổng lồ.