Các cụ phang nhau ác quá nhưng đúng kiểu nhà Đường , bây giwof anh em phải tổ chức đoàn đi thỉnh kinh tại đó xem thế nào chứ cứ tranh luận thế này cụ nào mà chẳng....đúng
Xin lỗi cụ, phiền cụ đọc và ngẫm lại thật kỹ xem ý cháu đang nói là gì, nhằm mục đích gì, cháu không muốn tranh luận với người không hiểu cháu đang nói gì
Cụ coi sao chứ em thấy ông sư này không bị xỏ mũi.Công nhận là cụ Sư này rất bá đạo, nhưng phải nói tuy là cao thủ tăng như sư vẫn bị đám trẻ trâu lều báo nó xỏ mũi!
1. Cái này cụ nói đúng, nhưng ko liên quan đến câu hỏi của em. Với lại ví dụ vợ em nghiện ăn sầu riêng, thế hạn chế ăn sầu riêng là câu thúc nhu cầu bản thân?Theo những gì em hiểu thì lợi ích của việc ăn chay như sau:
1. Tập một thói quen tiết giảm lòng ham muốn trong ăn uống. Điều này đồng nghĩa với việc tập luyện tự câu thúc bản thân trước những ham muốn với bên ngoài. Chỉ khi không còn lệ thuộc vào những điều kiện ngoại cảnh mà vẫn giữ được sự bình an, con người mới thực sự thoát khỏi khổ đau. Khi sự thích nghi với những điều kiện kham khổ trong việc ăn sẽ giúp con người bớt khổ đau vì ham muốn. Ví dụ như khi thèm ăn những thức ăn ngon nếu không được đáp ứng - sự khó chịu sẽ đến và dầy vò.
2. Hạn chế việc sát sinh hay gián tiếp sát sinh để phục vụ nhu cầu ăn uống.
3. Những chủng tử xấu trong động vật sẽ làm cấu nhiễm cho người ăn chúng. Khi ăn chay, sự tiếp nhận vào cơ thể sẽ là những thành phần được gọi bằng 2 từ thanh tịnh.
4. Nói như vậy không có nghĩa ăn chay là thanh tịnh hay ăn mặn là ô nhiễm bởi sự ô nhiễm trước hết và nhiều nhất đến từ trong chính từng tư tưởng, suy nghĩ, lời nói và hành động của bản thân. Ăn chay chỉ như một phương tiện bôi trơn làm gia tăng tốc độ cho chiếc xe đời đi trên con đường đạo.
Cụ gian nhỉ?Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập ra Làng Mai, viết hàng trăm cuốn sách về Phật Pháp, còn có cả vợ và 2 con gái sau khi đi tu cơ mà?
Có sao đâu mấy cái vặt này.
http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/16343-phan-bien-ong-lam-le-trinh-ve-thien-su-thich-nhat-hanh.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thích_Nhất_Hạnh
Ảnh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cùng vợ và 2 con gái.
Cụ này nói nhiều nhưng cũng duy ý chí, cách ăn uống của ông ấy sai thế nào. Nếu ăn gì là tuỳ ông ấy thì cách ăn uống như thế nào cũng là quan điểm cá nhân ông ấy chứ sao lại áp đặt là sai với đúng.1. Cái này cụ nói đúng, nhưng ko liên quan đến câu hỏi của em. Với lại ví dụ vợ em nghiện ăn sầu riêng, thế hạn chế ăn sầu riêng là câu thúc nhu cầu bản thân?
2. ý cụ là theo kiểu Cầu giảm thì Cung sẽ giảm theo ạ? nhưng người khác bớt sát sinh đi thì nó liên hệ như thế nào đến tính cách cụ, dù cụ ăn chay hay mặn thì tâm trí cụ đâu có ý thức được là người khác đang sát sinh nhiều it như thế nào?
3. Cái này em cũng nghe nhiều người nói, nhưng liệu có chứng minh được không, hay cứ tin thôi?
4. Nếu chỉ là phương tiện thì sao lại chỉ trích những người không cùng dùng phương tiện như mình? người ta chọn phương tiện khác để đến cùng 1 đích như mình thì có gì sai?
Em chẳng ủng hộ nhà sư nọ, cá nhân em thấy ông ý sai, nhưng ko sai ở việc ăn gì uống gì mà cách ăn, cách uống của ông ý.
Tuy nhiên những gì ông ý nói về vấn đề ý niệm khá là gợi mở. Có thể dẫn kinh văn, lời dạy ra để phản biện. Nhưng theo em hiểu Đức Phật chỉ là người mở đường, người tu hành phải tự giác ngộ chứ ko phải qua tuân thủ các giáo lý, thuộc làu làu kinh văn. Hệ thống tổ chức, phân cấp, trụ trì, ...đều là sau này hình thành và ko đúng lắm với tinh thần ban đầu của Đức Phật. Cả bên thiên chúa giáo cũng vậy, Đức Jesus đâu có nói phải xây nhà thờ hoành tráng để thờ phụng, phải lập giáo hội đồ sộ.
Em không hiểu cụ ATNX là ai mà phát biểu của cụ ấy uy lực thế ạ?Cụ ATXN đã vào phát biểu, mọi commen đều ko có ý nghĩa, đề nghị Min, Mod đóng theard
Điều này thì e đồng í với cụ, thêm cái ý nghiệp nữa e cũng rất tâm đắc, k nghĩ ác nghĩ xấu tự thấy an nhiên và tự tại.Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người (nghiệp khẩu)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
Nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, cùa Thân, Miệng và Ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành” luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi.
Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”, nghĩa là: Xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác.
Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười ( 10 ) cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn ( 4 ) gần một nửa:
1/ Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2/ Nói lời hung ác
3/ Nói lưỡi đôi chiều
4/ Nói lời thêu dệt.
Nhưng trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:
5/ Ăn uống cầu kỳ
6/ Phê bình, khen chê
7/ Rêu rao lỗi của mọi người (Tứ chúng), toàn là những điều tổn phước và tội phải đoạ vào địa ngục, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.
Do vậy kinh cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh:
1/ Hay nói lỗi kẻ khác
2/ Hay nói chuyện mê tín, tà kiến
3/ Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)
4/ Làm ít kể nhiều. Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
Người xưa cũng có dạy: “ Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”, tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tỗn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê...để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.
Đấy là chỉ nói sơ qua những điều tai hại thường xảy ra hằng ngày của cái miệng, còn lại suốt trong một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy: ”Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy.
Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người:
“Thần khẩu nó hại xác phàm,
Người nào nói quá họa làm khổ thân.
Lỡ chân gượng được đỡ lên.
Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi"
Cái miệng nầy rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khóai khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên sử dụng hóa chất rất nhiều, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y mang vào thân, để tự làm khổ mình và làm khổ bao người, phải lo chạy chữa, là chuyện đương nhiên.
Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp trong hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người.
Lại cũng có thơ:
“Bớt đi lời nói thị phi,
Bớt đi tội lỗi sân si đau buồn
Thêm câu niệm Phật nhiều hơn.
Phước điền thêm lớn tâm hồn thêm vui"
Và:
“Ít nói một câu chuyện,
Niệm nhiều một câu Phật,
Đánh chết được vọng niệm,
Pháp thân ta hiện tiền”.
Trong kinh Pháp Cú, Phật có dạy:
- “ Dầu nói ngàn ngàn lời, Nhưng không gì lợi ích, tốt hơn một câu nghĩa, nghe xong được tịnh lạc”. PC 100.
hay:
- “ Không phải vì nói nhiều, mới xứng danh bậc trí, an ổn không oán sợ, thật đáng gọi bậc trí” PC 258
- “ Không phải vì nói nhiều, là thọ trì chánh pháp, người nghe ít diệu pháp, nhưng trực nhận viên dung, chánh pháp không buông lung, là thọ trì Phật Pháp”. PC 259.
Phật cũng có dạy: “Làm thinh như chánh pháp, nói năng như chánh pháp” là như vậy.
Là người tu, một lời nói ra phải giúp cho nhiều người thông hiểu, an lạc, lợi ích thì chúng ta không tiếc lời, phước đức cũng rất vô biên, nhưng rất phải cẩn ngôn, cẩn ngữ khi phải nói ra những lời khiến người khác phải khổ đau, thiệt hại, thì chúng ta sẽ phải gặt hái những điều tương ứng.
Tạo Phước đức cả một đời, nhưng chỉ cần một lời ác khẩu nói ra là tiêu tan trong giây phút. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhất là chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.