Hehe
Thì đó, cái này e nghĩ là giải quyết luôn được topic về phần đường xe chạy của cụ sbg. Một định nghĩa rất là cơ bản và rất là chung, cũng rất là tổng quát.
- Vạch nằm ngang, là vạch được kẻ trên mặt đường bao gồm các loại vạch liền 10cm, 20 cm, vạch rời đứt, vạch liền vàng vạch vàng song song, vạch cho người đi bộ, vạch thể hiện đảo mềm vân vân và vân vân ....
- Vạch nằm ngang dùng để làm gì, dùng để qui định phần đường xe chạy: có nghĩa là các vạch kia đấy phân chia đường thành các phần đường mà tuỳ theo vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy hoặc không chạy được. Từ qui định hoàn toàn có thể hiểu là phân chia đường bằng cách vạch kẻ.
E thấy hết sức rõ ràng, cụ pnew có thấy thế không ?
Đầu tiên cụ phải tưởng tượng ra phần đường xe chạy, ở ngoài đường nó là chỗ nào đã. Đường bộ nó là cái gì đã. Cụ có thể nhìn hình em bên dưới.
Chỗ bôi đậm với em là ko đúng. Cụ tự suy ra nthe. Cụ tự nhìn 2 cái chỗ bôi đậm xem nó có tương đương và logic ko? Cụ và cụ pnew trong đầu đã nghĩ phần đường là 1 phần của đường rồi. Cụ thấy hết sức rõ ràng còn em thấy sự suy ra của cụ hết sức...chả liên quan gì cả.
Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy, nghĩa là chỗ nào có vạch nằm ngang, thì coi như thông báo cho người đi đường biết: nó là phần đường xe chạy => xe được phép chạy trên đó. Chỉ mang tính chất thông báo. Em chả thấy chỗ nào ghi vạch nằm ngang phân chia đường ra thành các phần đường, mà cụ dám suy ra như thế. Nó giống như kiểu cái cổng chào "Kính chào quý khách tới tỉnh/thành phố abc". Nó chỉ có ý nghĩa là sắp đến địa phận tỉnh/thành phố đó rồi, chứ ko thể suy ra ở sau cái cổng chào đấy là khu vực đông dân cư hay thưa dân cư cả.
Đúng như cụ nói: Vạch nằm ngang, là vạch được kẻ trên mặt đường bao gồm các loại vạch liền 10cm, 20 cm, vạch rời đứt, vạch liền vàng vạch vàng song song, vạch cho người đi bộ, vạch thể hiện đảo mềm vân vân và vân vân .... Nghĩa là: chỗ nào mà có 1 trong các loại vạch này, thì các phương tiện được đi trên đó. Thế mới gọi là phần đường xe chạy. Còn nó chả mang ý nghĩa phân chia phần đường nào hết, QC đâu có nói.
Vạch ngang nói rất rõ là nó quy định phần đường xe chạy, và chỉ có như thế mà thôi. Ko liên quan gì đến việc tùy vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy dc hay ko cụ nhé. Chỗ đấy cụ lại tự suy ra tiếp. Biển nào quy định xe nào chạy thì đã có biển đó, ko liên quan đến cái định nghĩa này.
Em vẽ ví dụ về phần đường xe chạy, nhìn hình là đã hiểu được vì sao "phần đường xe chạy" lại là "phần của đường bộ"
Các khái niệm ở đây chỉ có: phần đường xe chạy và đường bộ.
Khi bị bắt sai phần đường, thì cách hiểu của các cụ và xxx là đang bị bắt vì "sai 1 phần của phần đường xe chạy" (ví dụ chạy ngược chiều ở đường 2 chiều). Nhưng không có định nghĩa "phần đường", mà chỉ có "phần đường xe chạy", "phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ". Nếu hiểu từ phần đường trong cụm "phần đường xe chạy", thì khi đi lên vỉa hè bắt lỗi sai phần đường mới là đúng. Vì vỉa hè ko phải là phần đường xe chạy. Còn kể cả đi ngược chiều đường 2 chiều, vẫn là đang trong "phần đường xe chạy" cơ mà, sao sai "phần đường xe chạy" được.
Còn hiểu phần đường trong những cụm từ "phần đường dành cho xe cơ giới, dành cho xe thô sơ, dành cho người đi bộ" thì các cụ đọc bài cụ
sgb345 là hiểu rồi.