[Thảo luận] các cụ cho e hỏi vượt trái khi có vạch liền là lỗi gì ạ

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Cụ đọc kỹ các đoạn sau đây trong QC để biết được cách sử dụng làn ngược chiều:

"- Vạch liền vàng: Khi theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ;"

Không được lấn làn đồng nghĩa với không được đi vào làn đó chính là không được mượn làn trong trường hợp này.

"b) Vạch đường tim trên mặt đường để phân cách hai luồng xe ngược chiều:
- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tùy tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;''

Chỉ được mượn làn ngược chiều khi vạch phân chia là vạch đứt và chỉ với mục đích để vượt hay rẽ trái. Nói cách khác trường hợp đi vào làn ngược chiều khi không có các điều kiện vạch phân chia là vạch đứt và mục đích để vượt hay rẽ trái thì vi phạm đi vào làn không được phép, lỗi sẽ là sai làn"
Các trích dẫn của cụ đều nói về vạch màu vàng. Trích thứ 2 về vạch đứt vàng thì vẫn cho đè vạch, cụ trích vào làm gì vậy? Câu hỏi của cụ chủ em nghĩ là vạch liền trắng. Thực tế vạch liền thì vạch liền trắng chiếm đến 90% ngoài đường.
Ngay từ đầu em trả lời câu hỏi cụ chủ là em nói về vạch liền trắng, cụ có thể đọc lại. Em ko bàn về các loại vạch khác.

Em trích luôn vạch liền trắng cho các cụ khác đọc:
Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;
Và câu hỏi đặt ra là: tại sao vạch liền vàng có ghi "Không được lấn làn", trong khi vạch liền trắng thì ko ghi? Và ko ghi ta lại phải tự hiểu như cụ nói?
2 vạch ý nghĩa khác nhau, mà ta lại phải hiểu theo cùng 1 nghĩa. Có phải là ko công bằng ko?
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Đồng í với cụ Pnew. Cụ cracking e thấy mấy topic rồi vẫn tranh luân về vấn đề làn với vạch liền nhỉ ?

Giả dụ cụ được đi sang phần đường bên ngược chiều đi, vạch ở giữa là vạch liền, mà gặp xe ngược chiều, thì cụ xử lí thế nào ? Đi thi đâm, mà về làn thì luật không cho phép ?
Trả lời câu hỏi của cụ: trong trường hợp này đè vạch là đã ko cho phép rồi. Để đảm bảo tính mạng thì phải quay lại làn ngay, dù gì vẫn là đè vạch cả. (Mà khi vượt thì ít cũng phải quan sát bên kia có xe ko rồi hãy vượt, giả dụ như cụ thì hơi hiếm, vì giả dụ như thế mà vạch đứt thì nguy hiểm như nhau)

Cái vấn đề ở đây là: khi đè vạch sang làn bên kia để vượt, thì là lỗi gì? Vạch liền trắng nhé. Chứ cụ ko nên nghĩ là được làm như thế. Chắc chắn là ko dc làm rồi. Nhưng là lỗi gì mới là quan trọng.

Em trao đổi trên tinh thần rất vui vẻ, ko phá bĩnh hay làm loạn suy nghĩ của các cụ vào đọc. Các cụ vào đọc thì sẽ đọc từng ý kiến và thấy ý nào đúng thì theo thôi. Các cụ cũng đều là người có thâm niên cả. Em vào OF cũng mới, cũng phải đọc rất kĩ trước khi đưa ra câu trả lời.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Trả lời câu hỏi của cụ: trong trường hợp này đè vạch là đã ko cho phép rồi. Để đảm bảo tính mạng thì phải quay lại làn ngay, dù gì vẫn là đè vạch cả. (Mà khi vượt thì ít cũng phải quan sát bên kia có xe ko rồi hãy vượt, giả dụ như cụ thì hơi hiếm, vì giả dụ như thế mà vạch đứt thì nguy hiểm như nhau)

Cái vấn đề ở đây là: khi đè vạch sang làn bên kia để vượt, thì là lỗi gì? Vạch liền trắng nhé. Chứ cụ ko nên nghĩ là được làm như thế. Chắc chắn là ko dc làm rồi. Nhưng là lỗi gì mới là quan trọng.
Hị, em hiểu í cụ

Bị 2 lỗi trong trường hợp cụ nói: sai phần đường và đè vạch liền

"(vì giả dụ như thế mà vạch đứt thì nguy hiểm như nhau)" em nói thêm í này tí cho rõ. Vạch liền (đang nói đến đường được phân ra 2 chiều bằng 1 vạch liền) thường được kẻ ở những đoạn có mức độ nguy hiểm cao, như khúc cua, đoạn đường hẹp mà đông dân cư ... để tránh cho việc lấn làn đường. Còn vạch rời sẽ được kẻ ở những nơi thông thoáng, tầm nhìn không hạn chế ... để tạo điều kiện cho xe sang làn ngược chiều đề vượt.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Hị, em hiểu í cụ

Bị 2 lỗi trong trường hợp cụ nói: sai phần đường và đè vạch liền

"(vì giả dụ như thế mà vạch đứt thì nguy hiểm như nhau)" em nói thêm í này tí cho rõ. Vạch liền (đang nói đến đường được phân ra 2 chiều bằng 1 vạch liền) thường được kẻ ở những đoạn có mức độ nguy hiểm cao, như khúc cua, đoạn đường hẹp mà đông dân cư ... để tránh cho việc lấn làn đường. Còn vạch rời sẽ được kẻ ở những nơi thông thoáng, tầm nhìn không hạn chế ... để tạo điều kiện cho xe sang làn ngược chiều đề vượt.
Vâng cụ nói đúng ạ. Chỗ nào mật độ giao thông đông với đường cong, đường khuất tầm nhìn là y rằng họ sẽ vẽ vạch liền.

Về cái sai phần đường thì topic của cụ sgb345 chắc cụ đọc rồi. Em đọc topic đấy em đúc ra là chỉ có phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, và người đi bộ. Ko có cụm từ nào là "phần đường ngược chiều" trong QC41 cả (em đã search từ "phần đường" trong QC41 và đúng là như thế, cụ ko tin có thể tìm thử). Chỉ có làn đường ngược chiều thôi. Đến đây có thể cụ sẽ nói là sai làn. Nhưng từ đầu em vẫn nói là làn ngược chiều ko bị cấm. Thế mới khổ :D

Nhân tiện cụ đọc luôn cách sử dụng của vạch liền vàng và vạch liền trắng em trả lời cụ pnew ở trên, theo ý cụ thì nó khác nhau như nào?
Vạch liền vàng: Khi theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ;
Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Comment này ko liên quan đến việc của cụ chủ thớt, em xin phép được nói ngoài lề tí.

Đọc lại quy chuẩn 41 1 lần, em lại phát hiện ra thêm 1 điều: với đường có tốc độ >= 60km/h. Vạch phân chia 2 làn ngược chiều phải là vạch đứt màu vàng.
b) Vạch đường tim trên mặt đường để phân cách hai luồng xe ngược chiều:
- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường,
tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;
Nói thật em chưa đi đường nào 2 chiều mà vạch phân chia 2 làn ngược chiều là vạch đứt màu vàng cả, toàn vạch đứt màu trắng (em chỉ đi các tỉnh loanh quanh HN). Ít nhất thì ví dụ ngay quốc lộ 1a cũ qua nhà em nó là vạch đứt màu trắng (đường 2 chiều).
- Vạch đứt khúc trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân chia các làn xe cùng chiều để lái xe nhận biết điều khiển xe chạy an toàn. Nếu vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường;
Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe;
Như vậy liệu giao thông có vẽ sai ko?

Tiếp tục với những cung đường >60km/h. Em suy ra tiếp, kể cả là đường cấm vượt, đường cong, khuất tầm nhìn, mà vẽ cái vạch liền trắng 10cm thì cũng sai bét. Muốn cấm vượt thì vẽ vạch liền vàng mới đúng, hoặc vạch liền - kép - màu vàng
 
Chỉnh sửa cuối:

laobo

Xe buýt
Biển số
OF-176607
Ngày cấp bằng
14/1/13
Số km
960
Động cơ
348,793 Mã lực
Nơi ở
Cơm ăn 3 bữa
Vạch liền giữa đường vẫn vượt vô tư, miễn là không thò chân nào sang nửa bên kia.
Quan trọng là có biển cấm vượt hay ko. Nếu ko có biển thì là vc của cụ đã rõ, nếu độ rộng của đường ko đủ cho 2 xe oto cùng đi thì chắc cụ vợt xe máy hoặc nghiêng xe thì sẽ ko thò chân, đè vạch...^0^
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Đối với đường có tốc độ <= 60km/h, vạch liền cấm đè là vạch 1.1.
a) Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.
Vạch này mà vẽ ở đường 1 chiều, hoặc đường 2 chiều có tốc độ >= 60km/h thì sai luôn. Em nghĩ ko phải bàn luận nữa.

Còn trong thành phố thường phân đường 2 chiều bằng dải phân cách cứng. Cụ chủ đi ở quốc lộ 18, em ko biết là đường nó như nào. Nếu vào 1 trong 2 trường hợp bôi đậm trên, thì cụ bị oan rõ rồi nhé. Còn nếu cụ đi trong thành phố, con phố đó 2 chiều thì mới sai. Còn sai đè vạch hay sai làn thì cụ đọc comment của em và các cụ khác sẽ tự đưa ra được câu trả lời.

Mà từ hôm cụ chủ tạo thớt mới thấy có 1 comment. Chả thấy mặt mũi đâu nữa nhỉ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Comment này ko liên quan đến việc của cụ chủ thớt, em xin phép được nói ngoài lề tí.

Đọc lại quy chuẩn 41 1 lần, em lại phát hiện ra thêm 1 điều: với đường có tốc độ >= 60km/h. Vạch phân chia 2 làn ngược chiều phải là vạch đứt màu vàng.

Nói thật em chưa đi đường nào 2 chiều mà vạch phân chia 2 làn ngược chiều là vạch đứt màu vàng cả, toàn vạch đứt màu trắng (em chỉ đi các tỉnh loanh quanh HN). Ít nhất thì ví dụ ngay quốc lộ 1a cũ qua nhà em nó là vạch đứt màu trắng (đường 2 chiều).


Như vậy liệu giao thông có vẽ sai ko?

Tiếp tục với những cung đường >60km/h. Em suy ra tiếp, kể cả là đường cấm vượt, đường cong, khuất tầm nhìn, mà vẽ cái vạch liền trắng 10cm thì cũng sai bét. Muốn cấm vượt thì vẽ vạch liền vàng mới đúng, hoặc vạch liền - kép - màu vàng
Cho cụ cái hình vạch đứt mầu vàng:



Còn luật thì em nghĩ cụ nên học kỹ hơn chút.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Cho cụ cái hình vạch đứt mầu vàng:



Còn luật thì em nghĩ cụ nên học kỹ hơn chút.
Em bảo chỉ đi loanh quanh các tỉnh quanh HN nên ko bao giờ thấy mà. Cụ cho hình này em thấy chuẩn rồi đấy. :D
Em có gì sai sót khi đọc luật mong cụ chỉ giáo. Em cũng sợ nhất là ko biết mình sai cụ ạ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em bảo chỉ đi loanh quanh các tỉnh quanh HN nên ko bao giờ thấy mà. Cụ cho hình này em thấy chuẩn rồi đấy. :D
Em có gì sai sót khi đọc luật mong cụ chỉ giáo. Em cũng sợ nhất là ko biết mình sai cụ ạ.
Cụ tìm hiểu xem vạch vàng và vạch trắng khác như như thế nào thì sẽ rõ.
 

sylilave

Xe buýt
Biển số
OF-41950
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
514
Động cơ
471,295 Mã lực
Dạ vâng ạ :( chung quy vượt khi có vạch liền vẫn là lỗi sai làn ạ :D
Tại nhiều khi vạch đứt và liền nối tiếp nhau em vượt từ vạch đứt ko vào kịp ạ
Bị báo lỗi sai lần 1tr1 + thu bằng chắc chuẩn rồi ạ :D
Để lần này em lái cẩn thận vậy.
Em cảm ơn các cụ ạ
Lỗi này hơi nhạy cảm. Phạt cũng không sai vì lái xe chưa chú ý quan sát đường và các cảnh báo - nếu có, nhưng có thể thanh minh vì tình huống và xin xxx cho qua. Nếu cứ cố cãi thì sẽ bị phạt.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Các trích dẫn của cụ đều nói về vạch màu vàng. Trích thứ 2 về vạch đứt vàng thì vẫn cho đè vạch, cụ trích vào làm gì vậy? Câu hỏi của cụ chủ em nghĩ là vạch liền trắng. Thực tế vạch liền thì vạch liền trắng chiếm đến 90% ngoài đường.
Ngay từ đầu em trả lời câu hỏi cụ chủ là em nói về vạch liền trắng, cụ có thể đọc lại. Em ko bàn về các loại vạch khác.

Em trích luôn vạch liền trắng cho các cụ khác đọc:


Và câu hỏi đặt ra là: tại sao vạch liền vàng có ghi "Không được lấn làn", trong khi vạch liền trắng thì ko ghi? Và ko ghi ta lại phải tự hiểu như cụ nói?
2 vạch ý nghĩa khác nhau, mà ta lại phải hiểu theo cùng 1 nghĩa. Có phải là ko công bằng ko?
Đây là QL18 tại sao cụ lại nghĩ đó là vạch trắng. Nhưng điều chính muỗn cụ nghĩ đúng là có được "thoải mái" (không điều kiện) đi vào làn đường ngược chiều hay không?
Câu trả lời của em là KHÔNG. Chỉ được đi vào làn ngược chiều nếu thỏa mãn cả hai điều kiện sau:
- Vạch phân hai làn đường ngược chiều là vạch đứt
- Mục đích đi vào đó để vượt hoặc rẽ trái
Chỉ cần 1 trong hai điều trên không thỏa mãn thì đã vi phạm đi vào làn đường không được phép đi, đó là lỗi gì chắc cụ biết.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vâng cụ nói đúng ạ. Chỗ nào mật độ giao thông đông với đường cong, đường khuất tầm nhìn là y rằng họ sẽ vẽ vạch liền.

Về cái sai phần đường thì topic của cụ sgb345 chắc cụ đọc rồi. Em đọc topic đấy em đúc ra là chỉ có phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, và người đi bộ. Ko có cụm từ nào là "phần đường ngược chiều" trong QC41 cả (em đã search từ "phần đường" trong QC41 và đúng là như thế, cụ ko tin có thể tìm thử). Chỉ có làn đường ngược chiều thôi. Đến đây có thể cụ sẽ nói là sai làn. Nhưng từ đầu em vẫn nói là làn ngược chiều ko bị cấm. Thế mới khổ :D

Nhân tiện cụ đọc luôn cách sử dụng của vạch liền vàng và vạch liền trắng em trả lời cụ pnew ở trên, theo ý cụ thì nó khác nhau như nào?
Cái topic của cụ sbg345 em cũng chỉ ra một số nhận thức chưa đúng. "Phần đường" bản thân nó không phải là khái niệm riêng biệt được định nghĩa nên không thể nói cái gì phải có chữ phần đường mới là phần đường. Phần đường là một phần của đường bộ. Trong trường hợp này, vạch giữa đường đã phân chia hai phần của đường bộ, một phần dành cho xe ngược chiều được gọi là làn đường ngược chiều. Phần còn lại dành cho xe xuôi chiều.

Còn khác nhau của hai vạch cụ hỏi là một cái phân chia theo hướng (ngược và xuôi) còn một cái phân chia theo loại (cơ giới và thô sơ). Mà đã phân chia rồi thì không tùy tiện dùng của nhau được, phải có điều kiện. Loại "vạch vàng liền" chỉ được dùng trong tình huống bất khả kháng. Còn loại "vạch liền trắng" (phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ) ngoài tình huống bất khả kháng còn có thêm tình huống để rẽ. Tất nhiên, các tình huống được dùng này đều phải đảm bảo an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Thường vạch liền ở tâm đường là có biển cấm vượt, kể cả ko có biển cấm vượt cụ cũng không được lấn làn bên kia để vượt.
Còn khi đường có vạch đứt và ko có biển cấm vượt thì cụ cứ lấn hẳn sang làn đường ngược chiều để vượt, tất nhiên là khi thoáng xe.
Đường 18 ngại nhất là nhiều chỗ vạch liền, đi sau xe tải đành chịu thôi. Đi Quảng ninh em toàn chạy đường 5 tới Phú thái rồi rẽ đi qua Kinh Môn nhập vào đường 18 ở Mạo Khê.
Cụ khôn nhể :D
Đường 388 này vắng xe, chạy được nhanh dưng dạo này xxx HD cũng rình bắn ở quãng này roài nha.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ khôn nhể :D
Đường 388 này vắng xe, chạy được nhanh dưng dạo này xxx HD cũng rình bắn ở quãng này roài nha.
Trước đây đường Kinh Môn có mấy biển hạn chế 25km/h, và thi thoảng xxx bắn. Gần đây em đi thì thấy bỏ rồi. Nói chung đường vắng, đi đỡ phải bon chen. Về khoảng cách thì tương đương với đường 18, hơn kém nhau vài ba km. Đường 5 thì dù sao vẫn thoải mái hơn đường 18.
 
Biển số
OF-71374
Ngày cấp bằng
24/8/10
Số km
1,054
Động cơ
437,759 Mã lực
Nơi ở
11 Đường Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Website
www.facebook.com
Các cụ lưu ý tuy QC 41 đã có hiệu lực nhưng biển vạch đa phần vẫn theo quy định biển báo hiệu đường bộ cũ nhé, ngoại trừ các đường mới làm.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Vâng cụ nói đúng ạ. Chỗ nào mật độ giao thông đông với đường cong, đường khuất tầm nhìn là y rằng họ sẽ vẽ vạch liền.

Về cái sai phần đường thì topic của cụ sgb345 chắc cụ đọc rồi. Em đọc topic đấy em đúc ra là chỉ có phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, và người đi bộ. Ko có cụm từ nào là "phần đường ngược chiều" trong QC41 cả (em đã search từ "phần đường" trong QC41 và đúng là như thế, cụ ko tin có thể tìm thử). Chỉ có làn đường ngược chiều thôi. Đến đây có thể cụ sẽ nói là sai làn. Nhưng từ đầu em vẫn nói là làn ngược chiều ko bị cấm. Thế mới khổ :D

Nhân tiện cụ đọc luôn cách sử dụng của vạch liền vàng và vạch liền trắng em trả lời cụ pnew ở trên, theo ý cụ thì nó khác nhau như nào?
Hê hê

Về vụ định nghĩa phần đường, e cũng có đọc và viết bài trong đó. Cụ sgb345 khá cứng nhắc trong định nghĩa. Tuy nhiên cũng trong QC giao thông, e đã đọc và ghi nhớ một câu về vạch kẻ đường. Đại loại nội dung là: vạch kẻ đường chia đường thành các phần đường. Tiếc là máy tính em đang hỏng, nên không chụp được cái đoạn đấy trích dẫn lên đây cho cụ xem. Cụ search lại hộ em trong quy chuẩn hộ em. keyword là "phần đường".

Làn đường ngược chiều với phần đường ngược chiều, thì đâu có khác gì nhau đâu hả cụ. Đều là đường dành cho người đi bên phải theo hướng đi của mình mà.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Hê hê

Về vụ định nghĩa phần đường, e cũng có đọc và viết bài trong đó. Cụ sgb345 khá cứng nhắc trong định nghĩa. Tuy nhiên cũng trong QC giao thông, e đã đọc và ghi nhớ một câu về vạch kẻ đường. Đại loại nội dung là: vạch kẻ đường chia đường thành các phần đường. Tiếc là máy tính em đang hỏng, nên không chụp được cái đoạn đấy trích dẫn lên đây cho cụ xem. Cụ search lại hộ em trong quy chuẩn hộ em. keyword là "phần đường".

Làn đường ngược chiều với phần đường ngược chiều, thì đâu có khác gì nhau đâu hả cụ. Đều là đường dành cho người đi bên phải theo hướng đi của mình mà.
Phải là "Đều là đường dành cho người đi ngược hướng đi của mình" chứ cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top