[Thảo luận] các cụ cho e hỏi vượt trái khi có vạch liền là lỗi gì ạ

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Hê hê

Về vụ định nghĩa phần đường, e cũng có đọc và viết bài trong đó. Cụ sgb345 khá cứng nhắc trong định nghĩa. Tuy nhiên cũng trong QC giao thông, e đã đọc và ghi nhớ một câu về vạch kẻ đường. Đại loại nội dung là: vạch kẻ đường chia đường thành các phần đường. Tiếc là máy tính em đang hỏng, nên không chụp được cái đoạn đấy trích dẫn lên đây cho cụ xem. Cụ search lại hộ em trong quy chuẩn hộ em. keyword là "phần đường".

Làn đường ngược chiều với phần đường ngược chiều, thì đâu có khác gì nhau đâu hả cụ. Đều là đường dành cho người đi bên phải theo hướng đi của mình mà.
Khi nào máy tính cụ hết hỏng cụ chụp lại rồi post lên đây vẫn ko muộn ạ.
Đọc trong QC 41 em chỉ thấy vạch kẻ đường chia đường thành các làn đường (cùng chiều hoặc ngược chiều).

Làn đường với phần đường nó khác nhau chính là ở câu chữ trong QC đấy ạ, và ý nghĩa cũng khác nhau. Chỉ có "làn đường ngược chiều" chứ ko có "phần đường ngược chiều". Do vậy trong NĐ 171 cũng có lỗi sai "phần đường" và sai "làn đường" đấy thôi. Tuy giống nhau về số tiền phạt, nhưng câu chữ khác nhau chứng tỏ nó vẫn có ý nghĩa khác nhau.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Đây là QL18 tại sao cụ lại nghĩ đó là vạch trắng. Nhưng điều chính muỗn cụ nghĩ đúng là có được "thoải mái" (không điều kiện) đi vào làn đường ngược chiều hay không?
Câu trả lời của em là KHÔNG. Chỉ được đi vào làn ngược chiều nếu thỏa mãn cả hai điều kiện sau:
1) Vạch phân hai làn đường ngược chiều là vạch đứt
2) Mục đích đi vào đó để vượt hoặc rẽ trái
Chỉ cần 1 trong hai điều trên không thỏa mãn thì đã vi phạm đi vào làn đường không được phép đi, đó là lỗi gì chắc cụ biết.
Tất nhiên là ko được "thoải mái" đi vào làn ngược chiều rồi. Phải có điều kiện. Nhưng em cần cụ chứng minh 2 cái điều kiện bôi đậm cụ nói là cụ lấy từ đâu ra?
2 cái dòng bôi đậm, em chỉ đồng ý dòng số 2. Điều này có nói tới trong Điều 14 Luật giao thông đường bộ, khoản 2.

Còn điều số 1 bôi đậm cụ lấy ở đâu ra? Em thấy cụ rất hay suy đoán theo ý nghĩa, mà ko trích dẫn. Ở đây cụ suy đoán theo nghĩa: vạch liền <=> phần đường ngược chiều bị cấm. Và cái em muốn hỏi chính là sự tương đương đấy nằm trong văn bản nào?
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tất nhiên là ko được "thoải mái" đi vào làn ngược chiều rồi. Phải có điều kiện. Nhưng em cần cụ chứng minh 2 cái điều kiện bôi đậm cụ nói là cụ lấy từ đâu ra?
2 cái dòng bôi đậm, em chỉ đồng ý dòng số 2. Điều này có nói tới trong Điều 14 Luật giao thông đường bộ, khoản 2.

Còn điều số 1 bôi đậm cụ lấy ở đâu ra? Em thấy cụ rất hay suy đoán theo ý nghĩa, mà ko trích dẫn. Ở đây cụ suy đoán theo nghĩa: vạch liền <=> phần đường ngược chiều bị cấm. Và cái em muốn hỏi chính là sự tương đương đấy nằm trong văn bản nào?
Cái này đã trích rồi:
"- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim
đường, tuy nhiên tùy tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;" (Vạch số 1, Phụ lục G).

Đây không phải suy diễn mà là đọc hiểu. Luật không được diễn giải theo kiểu như kiểu liệt kê những điều cấm nên không thể hiểu theo kiểu của cụ được.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Cái này đã trích rồi:
"- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim
đường, tuy nhiên tùy tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;" (Vạch số 1, Phụ lục G).

Đây không phải suy diễn mà là đọc hiểu. Luật không được diễn giải theo kiểu như kiểu liệt kê những điều cấm nên không thể hiểu theo kiểu của cụ được.
Em hỏi vạch liền cụ lại trích vạch đứt. Thôi tóm lại chuyện này xong rồi ạ. Em với cụ ko bàn cái chuyện làn ngược chiều nữa.
Cái phần bôi đậm, theo cụ luật ko liệt kê những điều cấm, thì luật viết những gì?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em hỏi vạch liền cụ lại trích vạch đứt. Thôi tóm lại chuyện này xong rồi ạ. Em với cụ ko bàn cái chuyện làn ngược chiều nữa.
Cái phần bôi đậm, theo cụ luật ko liệt kê những điều cấm, thì luật viết những gì?
Cụ xem cụ hỏi về đứt hay liền.
Muốn biết luật viết gì thì trước tiên phải đọc hiểu chứ không phải đọc làm theo.
 
Chỉnh sửa cuối:

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Khi nào máy tính cụ hết hỏng cụ chụp lại rồi post lên đây vẫn ko muộn ạ.
Đọc trong QC 41 em chỉ thấy vạch kẻ đường chia đường thành các làn đường (cùng chiều hoặc ngược chiều).

Làn đường với phần đường nó khác nhau chính là ở câu chữ trong QC đấy ạ, và ý nghĩa cũng khác nhau. Chỉ có "làn đường ngược chiều" chứ ko có "phần đường ngược chiều". Do vậy trong NĐ 171 cũng có lỗi sai "phần đường" và sai "làn đường" đấy thôi. Tuy giống nhau về số tiền phạt, nhưng câu chữ khác nhau chứng tỏ nó vẫn có ý nghĩa khác nhau.
Đây cụ, phần chung về vạch kẻ đường :

 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Đây cụ, phần chung về vạch kẻ đường :

Như cụ trích thì là phần đường xe chạy. Nghĩa là toàn bộ mặt đường, đến sát bờ đất luôn. Chứ ko nói đến phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ. Cụ trích cái đó có thể nói là chung nhất rồi. Nếu theo định nghĩa chung của cụ trích, mà ko nói rõ có những phần đường nào, thì còn ko có lỗi "sai phần đường" ấy chứ. Nó chỉ có 1 phần đường xe chạy thì làm sao mà sai được. Trừ khi đi ra ngoài bờ đất hoặc lên vỉa hè mới sai.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Như cụ trích thì là phần đường xe chạy. Nghĩa là toàn bộ mặt đường, đến sát bờ đất luôn. Chứ ko nói đến phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ. Cụ trích cái đó có thể nói là chung nhất rồi. Nếu theo định nghĩa chung của cụ trích, mà ko nói rõ có những phần đường nào, thì còn ko có lỗi "sai phần đường" ấy chứ. Nó chỉ có 1 phần đường xe chạy thì làm sao mà sai được. Trừ khi đi ra ngoài bờ đất hoặc lên vỉa hè mới sai.
Cụ đọc kỹ để hiểu đúng khái niệm "4.16. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại";
Làn đường có phải là phần đường xe chạy không?
Làn đường có phải là phần của đường bộ không?

Định nghĩa 47.2 được diễn tả đầy đủ như sau:
47.2. Vạch nằm ngang dùng để quy định phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Như cụ trích thì là phần đường xe chạy. Nghĩa là toàn bộ mặt đường, đến sát bờ đất luôn. Chứ ko nói đến phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ. Cụ trích cái đó có thể nói là chung nhất rồi. Nếu theo định nghĩa chung của cụ trích, mà ko nói rõ có những phần đường nào, thì còn ko có lỗi "sai phần đường" ấy chứ. Nó chỉ có 1 phần đường xe chạy thì làm sao mà sai được. Trừ khi đi ra ngoài bờ đất hoặc lên vỉa hè mới sai.
Hehe

Thì đó, cái này e nghĩ là giải quyết luôn được topic về phần đường xe chạy của cụ sbg. Một định nghĩa rất là cơ bản và rất là chung, cũng rất là tổng quát.

- Vạch nằm ngang, là vạch được kẻ trên mặt đường bao gồm các loại vạch liền 10cm, 20 cm, vạch rời đứt, vạch liền vàng vạch vàng song song, vạch cho người đi bộ, vạch thể hiện đảo mềm vân vân và vân vân ....

- Vạch nằm ngang dùng để làm gì, dùng để qui định phần đường xe chạy: có nghĩa là các vạch kia đấy phân chia đường thành các phần đường mà tuỳ theo vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy hoặc không chạy được. Từ qui định hoàn toàn có thể hiểu là phân chia đường bằng cách vạch kẻ.

E thấy hết sức rõ ràng, cụ pnew có thấy thế không ?
 

PBinhvl

Xe buýt
Biển số
OF-208974
Ngày cấp bằng
5/9/13
Số km
515
Động cơ
321,448 Mã lực
Em thì nghi cụ chủ mua bằng... Cụ thông cảm, em thật!
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Hehe

Thì đó, cái này e nghĩ là giải quyết luôn được topic về phần đường xe chạy của cụ sbg. Một định nghĩa rất là cơ bản và rất là chung, cũng rất là tổng quát.

- Vạch nằm ngang, là vạch được kẻ trên mặt đường bao gồm các loại vạch liền 10cm, 20 cm, vạch rời đứt, vạch liền vàng vạch vàng song song, vạch cho người đi bộ, vạch thể hiện đảo mềm vân vân và vân vân ....

- Vạch nằm ngang dùng để làm gì, dùng để qui định phần đường xe chạy: có nghĩa là các vạch kia đấy phân chia đường thành các phần đường mà tuỳ theo vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy hoặc không chạy được. Từ qui định hoàn toàn có thể hiểu là phân chia đường bằng cách vạch kẻ.

E thấy hết sức rõ ràng, cụ pnew có thấy thế không ?
Đầu tiên cụ phải tưởng tượng ra phần đường xe chạy, ở ngoài đường nó là chỗ nào đã. Đường bộ nó là cái gì đã. Cụ có thể nhìn hình em bên dưới.

Chỗ bôi đậm với em là ko đúng. Cụ tự suy ra nthe. Cụ tự nhìn 2 cái chỗ bôi đậm xem nó có tương đương và logic ko? Cụ và cụ pnew trong đầu đã nghĩ phần đường là 1 phần của đường rồi. Cụ thấy hết sức rõ ràng còn em thấy sự suy ra của cụ hết sức...chả liên quan gì cả.

Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy, nghĩa là chỗ nào có vạch nằm ngang, thì coi như thông báo cho người đi đường biết: nó là phần đường xe chạy => xe được phép chạy trên đó. Chỉ mang tính chất thông báo. Em chả thấy chỗ nào ghi vạch nằm ngang phân chia đường ra thành các phần đường, mà cụ dám suy ra như thế. Nó giống như kiểu cái cổng chào "Kính chào quý khách tới tỉnh/thành phố abc". Nó chỉ có ý nghĩa là sắp đến địa phận tỉnh/thành phố đó rồi, chứ ko thể suy ra ở sau cái cổng chào đấy là khu vực đông dân cư hay thưa dân cư cả.

Đúng như cụ nói: Vạch nằm ngang, là vạch được kẻ trên mặt đường bao gồm các loại vạch liền 10cm, 20 cm, vạch rời đứt, vạch liền vàng vạch vàng song song, vạch cho người đi bộ, vạch thể hiện đảo mềm vân vân và vân vân .... Nghĩa là: chỗ nào mà có 1 trong các loại vạch này, thì các phương tiện được đi trên đó. Thế mới gọi là phần đường xe chạy. Còn nó chả mang ý nghĩa phân chia phần đường nào hết, QC đâu có nói.

Vạch ngang nói rất rõ là nó quy định phần đường xe chạy, và chỉ có như thế mà thôi. Ko liên quan gì đến việc tùy vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy dc hay ko cụ nhé. Chỗ đấy cụ lại tự suy ra tiếp. Biển nào quy định xe nào chạy thì đã có biển đó, ko liên quan đến cái định nghĩa này.

Em vẽ ví dụ về phần đường xe chạy, nhìn hình là đã hiểu được vì sao "phần đường xe chạy" lại là "phần của đường bộ"


Các khái niệm ở đây chỉ có: phần đường xe chạy và đường bộ.

Khi bị bắt sai phần đường, thì cách hiểu của các cụ và xxx là đang bị bắt vì "sai 1 phần của phần đường xe chạy" (ví dụ chạy ngược chiều ở đường 2 chiều). Nhưng không có định nghĩa "phần đường", mà chỉ có "phần đường xe chạy", "phần đường dành cho xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ". Nếu hiểu từ phần đường trong cụm "phần đường xe chạy", thì khi đi lên vỉa hè bắt lỗi sai phần đường mới là đúng. Vì vỉa hè ko phải là phần đường xe chạy. Còn kể cả đi ngược chiều đường 2 chiều, vẫn là đang trong "phần đường xe chạy" cơ mà, sao sai "phần đường xe chạy" được.
Còn hiểu phần đường trong những cụm từ "phần đường dành cho xe cơ giới, dành cho xe thô sơ, dành cho người đi bộ" thì các cụ đọc bài cụ sgb345 là hiểu rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Cụ đọc kỹ để hiểu đúng khái niệm "4.16. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại";
Làn đường có phải là phần đường xe chạy không? //Em trả lời: làn đường là 1 phần của "phần đường xe chạy"
Làn đường có phải là phần của đường bộ không? //Em trả lời: như trên. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ rồi. Cụ hỏi 2 câu giống nhau

Định nghĩa 47.2 được diễn tả đầy đủ như sau:
47.2. Vạch nằm ngang dùng để quy định phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;
Em trả lời ngay trong trích dẫn câu hỏi của cụ.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Hehe, e cũng thấy rất khó để giải thích với cụ.

Câu này cụ viết:
Nếu hiểu từ phần đường trong cụm "phần đường xe chạy", thì khi đi lên vỉa hè bắt lỗi sai phần đường mới là đúng. Vì vỉa hè ko phải là phần đường xe chạy. Còn kể cả đi ngược chiều đường 2 chiều, vẫn là đang trong "phần đường xe chạy" cơ mà, sao sai "phần đường xe chạy" được.

Đúng là lên vỉa hè thì rõ là sai rồi, vì vỉa hè dành cho người đi bộ, và cũng có luật phạt cho hành vi này.
Phần đường xe chạy đấy không phải thích chạy là đc. Mà phải phụ thuộc vào biển báo, vạch để xem chiều và thể loại xe có thể chạy trên phần đường đấy. Giả dụ như phần đường dành cho xe thô sơ, cụ đi xe ô tô vào thì nghĩa là sai phần đường. Mặc dù phần đường dành cho xe thô sơ vẫn là phần đường xe chạy. Hehe, đúng không hả cụ ?

Câu nay cụ viết:
Vạch ngang nói rất rõ là nó quy định phần đường xe chạy, và chỉ có như thế mà thôi. Ko liên quan gì đến việc tùy vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy dc hay ko cụ nhé.

Thế e hỏi cụ, vạch nằm ngang nó gồm những cái gì ?
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Hehe, e cũng thấy rất khó để giải thích với cụ.

Câu này cụ viết:
Nếu hiểu từ phần đường trong cụm "phần đường xe chạy", thì khi đi lên vỉa hè bắt lỗi sai phần đường mới là đúng. Vì vỉa hè ko phải là phần đường xe chạy. Còn kể cả đi ngược chiều đường 2 chiều, vẫn là đang trong "phần đường xe chạy" cơ mà, sao sai "phần đường xe chạy" được.

Đúng là lên vỉa hè thì rõ là sai rồi, vì vỉa hè dành cho người đi bộ, và cũng có luật phạt cho hành vi này.
Phần đường xe chạy đấy không phải thích chạy là đc. Mà phải phụ thuộc vào biển báo, vạch để xem chiều và thể loại xe có thể chạy trên phần đường đấy. Giả dụ như phần đường dành cho xe thô sơ, cụ đi xe ô tô vào thì nghĩa là sai phần đường. Mặc dù phần đường dành cho xe thô sơ vẫn là phần đường xe chạy. Hehe, đúng không hả cụ ?

Câu nay cụ viết:
Vạch ngang nói rất rõ là nó quy định phần đường xe chạy, và chỉ có như thế mà thôi. Ko liên quan gì đến việc tùy vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy dc hay ko cụ nhé.

Thế e hỏi cụ, vạch nằm ngang nó gồm những cái gì ?
Vạch ngang là các loại vẽ trên mặt đường, trong QC nói rồi nên cụ ko cần hỏi lại em.

Chỗ bôi đậm và gạch chân là cụ hiểu đúng rồi đấy, như trong bài cụ sgb345. Cụ nói ra ví dụ này là rất đúng. Mấu chốt của chuyện này nhằm kết luận là không có "phần đường ngược chiều" mà chỉ có "làn đường ngược chiều thôi". Còn phần đường thì chỉ có "phần đường dành cho xe cơ giới, dành cho xe thô sơ, dành cho người đi bộ". 1 trong 3 loại phương tiện này đi vào phần đường của phương tiện khác thì sẽ mắc lỗi sai phần đường. Vậy nên khi mắc lỗi liên quan đến làn ngược chiều thì ko được lập biên bản lỗi về "phần đường".
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Hehe, e cũng thấy rất khó để giải thích với cụ.

Câu này cụ viết:
Nếu hiểu từ phần đường trong cụm "phần đường xe chạy", thì khi đi lên vỉa hè bắt lỗi sai phần đường mới là đúng. Vì vỉa hè ko phải là phần đường xe chạy. Còn kể cả đi ngược chiều đường 2 chiều, vẫn là đang trong "phần đường xe chạy" cơ mà, sao sai "phần đường xe chạy" được.

Đúng là lên vỉa hè thì rõ là sai rồi, vì vỉa hè dành cho người đi bộ, và cũng có luật phạt cho hành vi này.
Phần đường xe chạy đấy không phải thích chạy là đc. Mà phải phụ thuộc vào biển báo, vạch để xem chiều và thể loại xe có thể chạy trên phần đường đấy. Giả dụ như phần đường dành cho xe thô sơ, cụ đi xe ô tô vào thì nghĩa là sai phần đường. Mặc dù phần đường dành cho xe thô sơ vẫn là phần đường xe chạy. Hehe, đúng không hả cụ ?

Câu nay cụ viết:
Vạch ngang nói rất rõ là nó quy định phần đường xe chạy, và chỉ có như thế mà thôi. Ko liên quan gì đến việc tùy vạch nào, kèm với biển nào thì xe có thể chạy dc hay ko cụ nhé.

Thế e hỏi cụ, vạch nằm ngang nó gồm những cái gì ?
Em nghĩ cụ đấy hiểu không đúng cụm từ "quy định phần đường xe chạy" trong khái niệm này.
Cụ cracking hiểu "quy định phần đường xe chạy" là chỉ ra đâu là phần đường xe chạy.
Nhưng đúng ra "quy định phần đường xe chạy" phải hiểu là chỉ ra cách sử dung phần đường xe chạy cho đúng.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Em nghĩ cụ đấy hiểu không đúng cụm từ "quy định phần đường xe chạy" trong khái niệm này.
Cụ cracking hiểu "quy định phần đường xe chạy" là chỉ ra đâu là phần đường xe chạy.
Nhưng đúng ra "quy định phần đường xe chạy" phải hiểu là chỉ ra cách sử dung phần đường xe chạy cho đúng.
Cụ trả lời thì cứ trích dẫn và nói ra kết luận của cụ đi. Cụ thấy em trả lời em trích dẫn đầy đủ ko? Và chỉ cần hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ là đã hiểu, ko phải suy ra cái gì cả. Nếu từ câu chữ mà mình suy ra thế này thế kia, mỗi người suy 1 kiểu em e là loạn lắm.

Cách sử dụng phần đường xe chạy thế nào mời cụ cứ trích lên.

Chưa chắc em đã đúng, vì trong cái quy chuẩn đấy rất nhiều câu chữ, bản thân em ko thể xem rồi nhớ hết được. Nhưng hiện tại với những trích dẫn của cụ và cụ sgb345, em thấy em vẫn đang hiểu đúng. Không có gì phải suy luận cả.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Mấu chốt của chuyện này nhằm kết luận là không có "phần đường ngược chiều" mà chỉ có "làn đường ngược chiều thôi". Còn phần đường thì chỉ có "phần đường dành cho xe cơ giới, dành cho xe thô sơ, dành cho người đi bộ". 1 trong 3 loại phương tiện này đi vào phần đường của phương tiện khác thì sẽ mắc lỗi sai phần đường. Vậy nên khi mắc lỗi liên quan đến làn ngược chiều thì ko được lập biên bản lỗi về "phần đường".
Thế em hỏi cụ ví dụ cụ thể: Đường Giải Phóng đi, em đi hướng từ Kim Liên xuống Giáp Bát. Thì cái hướng ngược lại với hướng của em, được phân ra ở giữa bởi cái hàng rào lan can to đùng, và có biển ngược chiều cắm ở đấy. Phía bên đó nó gồm ít nhất 4 làn đường: 2 làn ô tô, 2 làn xe máy, 1 làn xe thô sơ, và mình đều không đi vào được vì có cắm biển ngược chiều.

Thì cụ gọi cái phía ngược đấy là như thế nào : Những làn đường ngược chiều ? Hay phần đường của xe cơ giới và phần đường thô sơ ngược chiều ?
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Đây lại là lần thứ 2, em và cụ pnew lại thảo luận lạc đề so với chủ đề của chủ topic. Vấn đề về phần đường, em hiểu giống cụ sgb345. Các cụ khác quan tâm thì sẽ tìm đọc được. Còn cụ pnew và cụ windys có cách hiểu khác, em rất mong 2 cụ lập 1 topic mới, đưa ra 1 cách nhìn khác về khái niệm "phần đường", trích dẫn và chứng minh cho cách nhìn của 2 cụ, bản thân em rất hưởng ứng. Việc tranh luận lạc đề so với topic cụ chủ thế này ko hay lắm. Mọi người vào tìm đọc lại thấy tranh luận vấn đề đâu đâu. Vấn đề về "phần đường" em xin dừng ở đây.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,388
Động cơ
447,960 Mã lực
Còn kể cả đi ngược chiều đường 2 chiều, vẫn là đang trong "phần đường xe chạy" cơ mà, sao sai "phần đường xe chạy" được.
câu trên của cụ

Em dẫn chứng ra không nhằm đồng tình cụ sbg đúng, mà chỉ nhằm đưa ra kết luận là hoàn toàn có sai phần đường xe chạy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top