- Biển số
- OF-175601
- Ngày cấp bằng
- 7/1/13
- Số km
- 808
- Động cơ
- 346,345 Mã lực
Đôi khi e nghĩ cuộc đời công bằng với tất cả mọi người. Nhưng ta có nắm bắt đc cơ hội hay ko thôi.
Cụ nhận định giống eLúc xưng "em" lúc xưng "tôi" thì chắc cụ thớt đã từng post ở nơi khác rồi, xả hàng đi thôi...
E đoán cụ bên e vi en hở cụDạ thôi ạ ! ngành nghề em làm thì cả HN này chỉ có 1 cty thôi , em viết ra là lộ ngay cty nào ! thôi ạ
Cụ giỏi quá em đánh dấu cho thằng cháu nó học cụTyHoang, post: 32241203, member: 472930"]Cuộc đời là trò đùa của số phận, em là một thằng chỉ tốt nghiệp 10/10 (danh nghĩa 12/12) mà suốt 24 năm qua toàn quản lý nhân sự từ Đại học trở lên, vợ em lại là Thạc sỹ hẳn hoi (xịn luôn không phải Ths giấy nhé). Không phải em mở doanh nghiệp riêng mà lại là làm thuê, thêm nữa lại làm thuê cho nước ngoài. Các cụ muốn nghe chuyện em thì em xin mở thớt kể hầu các cụ. Vẫn biết trong này có nhiều cụ thành đạt, thành danh...nhưng cũng không hiếm cụ trẻ và chỉ học đến tầm em, vì vậy nhân có cái thớt này kể về cách kiếm tiền, em cũng muốn góp một phần cuộc sống của em để CCL, CML chiêm nghiệm.
TyHoang, post: 33067308, member: 472930"]Vâng! Vì không mở được thớt mới nên em tạm chia sẻ ở thớt này vậy.
...!
Vì học ở quê, cộng với không chú tâm lắm trong việc học tập nên dù học ở trường huyện, lớp chuyên (khối A-B) nhưng tự cảm thấy không đỗ đạt Đại học, còn cao đẳng hay trung cấp lại không muốn thi nên lúc này em có 3 lựa chọn. Một là đi buôn, vì ông bà nội nhà em có 1 sạp hàng bán phụ tùng xe đạp ở chợ phố, em hay đưa đón bà đi chợ, thu xếp hàng hóa hoặc đi chợ tỉnh lấy hàng, hoặc đi trông hàng nên cũng biết khá rõ về buôn bán hàng phụ tùng xe đạp. Khi đó là cuối năm 1988, đầu năm 1989 nên phương tiện xe đạp đối với người dân vẫn là chủ yếu. Vì thế việc buôn bán về xe đạp và phụ tùng chắc chắn là vẫn thịnh. Lực chọn thứ hai là học rồi ôn thi tiếp, tuy nhiên lựa chọn thứ hai em lại xếp sau cùng. Lựa chọn thứ ba là đi học nghề, bất cứ nghề gì. Em ở với ông bà Ngoại từ nhỏ, ông Ngoại luôn nói với em câu "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", nên cuối cùng em chọn học nghề. Học cái nghề mà em cảm thấy chắc chắn là giỏi trong nghề đó, cái nghề mà được nhìn, tọc mạch, chứng kiến từ bé - vâng, đó là nghề Mộc.
Nghề Mộc lúc này được chia thành 3 kiểu thợ chính. Thợ Mộc ngang, dọc và khắc. Tức là làm nhà, nội thất và chạm khắc. Em theo về nội thất (tủ, giường, bàn ghế...). Em ghi danh vào học Mộc ở trường dạy nghề cách nhà 70km. Bố em bắt em chuyển khẩu đến trường dạy nghề, gia tài em mang theo là 1 chiếc xe đạp Thống Nhất nam, 1 cái radio nhỏ và vài bộ quần áo, tiền thì có khoảng 4-5 chục nghìn, gạo tầm 10kg. Em đạp xe từ nhà đến trường dạy nghề gần 3 tiếng. Tôi được trung tâm bố trí cùng với 5 người khác (2 người 1 phòng, có 1 người ở một mình) ở khu tập thể Trường Đ.ảng của huyện. Khóa học này của chúng tôi có 3 lớp, Mộc, Y (đào tạo y tá), may mặc. Hai lớp kia đa số là nữ, chỉ có lớp Mộc là 100% con trai...thời kỳ này là thanh niên mới lớn, lại sống xa nhà nên cũng có nhiều ký ức hay và thú vị. Trong giới hạn về chủ đề lập nghiệp, và cho ngắn gọn em sẽ không chi tiết. Mới lại trình độ văn chương cấp 3 nó có giới hạn nên em sẽ không kể hoặc sẽ kể ở một dịp khác...
Học nghề gần 2 năm thì em tốt nghiệp. Vì ngày trước học cũng tàm tạm nên mấy cái kiến thức tính toán, hình học không gian của em để tiếp thu nghề Mộc khá dễ dàng và xuất sắc. Học xong là em có thể làm được tất cả các đồ đạc về Mộc (thủ công). Từ ngày em đi học đến khi học xong, ông cụ nhà em đã chuẩn bị rất nhiều gỗ lặt vặt ở nhà để em đóng các đồ đạc trong nhà, từ cửa Ba - nô - chớp cho đến cái gác - măng - giê, ghế ba đai...em làm một sê ri thay đổi hẳn không khí đồ đạc trong nhà. Lúc này em có nhận nhân viên học việc, nuôi ăn và trả lương cho 2 chú.
Xong cái khởi đầu em bắt đầu sắm đồ nghề, gỗ lạt, mon men mở xưởng gỗ để sản xuất. Đầu tiên là 1 cái lán với 3 người cả chủ và thợ, nhận đóng gia công (gỗ khách chỉ tính công) và đóng mới. Em đóng đủ thứ, đột xuất là đóng quan tài, khó khăn là đóng đồ cho khách mà gỗ của khách có giới hạn về kích thước nên không theo một ba rem nào hết, có những bộ ghế nhỏ xinh và cũng có nhưng bộ to quá khổ. Giai đoạn này em có 1 cô bạn học Cao đẳng Y ở trường tỉnh, em ham làm lụng hơn gái gú nên cũng chỉ ở mức bình thường như nhiều cặp đôi nông thôn khác, tuy nhiên em ý thức là không lấy vợ sớm khi mà nghề nghiệp, thu nhập chưa ổn định.
Cảm ơn cụ!cháu đánh dấu để học hỏi ạ
Hiện tại cụ này rất thành công, đang kinh doanh vận tải, 8 xe giường nằm và khoảng 80 xe buýt.Đánh dấu cụ Giáp Dần để theo dõi cụ ạ.
Trả lời cho nhiều cụ thắc mắc: Cụ có biết em đã để trong dấu ngoặc đơn (chỉ mình tôi) rồi không, ý em muốn nói với cụ định viết lên face để chế độ đó để chỉ một mình biết, tức là không công khai, dễ kiểm soát lỗi chính tả và cách hành văn. Có thể các cụ hiểu như cố tình khích tướng để đối tượng lộ chân tướng. Em đang ở quê nên không có thời gian nhiều và không gian không được tĩnh. Vì vậy em chưa gõ tiếp được. Ngần này tuổi đầu rồi thì em không có ý định câu view hoặc câu like như người khác đâu, do vậy mong các cụ cứ tạm tin em đi. Nghĩ đến đâu em gõ đến đấy. Sở dĩ em không muốn post liền mạch bởi nên dừng lại để trả lời những thắc mắc, hoặc giải thích những gì mà các cụ không cho là logic.Lúc xưng "em" lúc xưng "tôi" thì chắc cụ thớt đã từng post ở nơi khác rồi, xả hàng đi thôi...
Tầm 10 tuổi là Bố em bắt em phân tích sự kiện, nói ra thì lại như vạch áo, ông bà nội nhà em đông con, nhiều cháu, lại còn nghèo. Bố em là con đầu, làm cơ quan nhà nước cuối tuần mới về nhà. Trong tuần ở nhà hay có chuyện lục đục, thắc mắc, cãi nhau. Từng sự việc Bố em bắt em phân tích ai đúng, ai sai và phải thế nào cho đúng. Sau này lớn lên, Bố em vẫn hay tham khảo em từng sự việc. Đó là cách Bố em tập cho em cách nhìn nhận, phân tích sự việc đúng sai.Cụ cho thêm chi tiết và kinh nghiệm về những gì ông Bô khuyên bảo con trai nhé.
Muốn theo dõi xem cụ đi qua những quãng đường nào và thành công thế nào,vì cũng sống cùng thời với cụ cùng hưởng mọi thứ của xã hội lúc đó,có chăng chỉ khác là lớn lên ở thành phố.Mà có mong muốn cụ chia sẻ thêm về chuyện gia đình như ông cụ thân sinh chẳng hạn đã chia sẻ với cụ những gì mà cụ tâm đắc.Cảm ơn cụ!
Hiện tại cụ này rất thành công, đang kinh doanh vận tải, 8 xe giường nằm và khoảng 80 xe buýt.
Trả lời cho nhiều cụ thắc mắc: Cụ có biết em đã để trong dấu ngoặc đơn (chỉ mình tôi) rồi không, ý em muốn nói với cụ định viết lên face để chế độ đó để chỉ một mình biết, tức là không công khai, dễ kiểm soát lỗi chính tả và cách hành văn. Có thể các cụ hiểu như cố tình khích tướng để đối tượng lộ chân tướng. Em đang ở quê nên không có thời gian nhiều và không gian không được tĩnh. Vì vậy em chưa gõ tiếp được. Ngần này tuổi đầu rồi thì em không có ý định câu view hoặc câu like như người khác đâu, do vậy mong các cụ cứ tạm tin em đi. Nghĩ đến đâu em gõ đến đấy. Sở dĩ em không muốn post liền mạch bởi nên dừng lại để trả lời những thắc mắc, hoặc giải thích những gì mà các cụ không cho là logic.
Em rất thích đoạn này. Em thì nhỏ hơn cụ rất nhiều. Cái thời mà em mới tiếp xúc internet cũng vậy, cung theo dõi sự kiện xem tin tức từ các bên - mấy đè tài lịch sử sự kiện. Lúc ấy thì chưa có kiểu ca sĩ, nghệ sĩ hay đời tư gì trên mạng cảTầm 10 tuổi là Bố em bắt em phân tích sự kiện, nói ra thì lại như vạch áo, ông bà nội nhà em đông con, nhiều cháu, lại còn nghèo. Bố em là con đầu, làm cơ quan nhà nước cuối tuần mới về nhà. Trong tuần ở nhà hay có chuyện lục đục, thắc mắc, cãi nhau. Từng sự việc Bố em bắt em phân tích ai đúng, ai sai và phải thế nào cho đúng. Sau này lớn lên, Bố em vẫn hay tham khảo em từng sự việc. Đó là cách Bố em tập cho em cách nhìn nhận, phân tích sự việc đúng sai.
Lớn lên một chút thì Bố em giao việc cho em bằng giấy tờ, bản vẽ. Từ trát lại bức tường hỏng cho đến xây mới bờ rào...vân vân. Cuối tuần Bố em về thì nghiệm thu, nhiều sự việc em phải phá đi, làm lại nhiều lần mới đạt. Thường phần thưởng là những vật dụng cá nhân, thời 8X cũng chưa phải là sung túc lắm. Tình trạng chung của dân lao động cả nước vậy mà. Khi thì đôi giày bata, khi thì cái áo phin - pha - l.on,...