Thớt này giờ mới biết, oánh dấu đọc sau.
Cụ có người bố tốt. Thời đó, trong bối cảnh XH đó mà suy nghĩ của bố cụ rất thoáng. Tính cách (điều kiện cần cho sự thành công của cụ) của cụ chắc hẳn có sự ảnh hưởng lớn từ giai đoạn này.Bố!
Là người ảnh hưởng đến nhân cách con cái qua cách dạy. Bố em cũng vậy, từ những cái nhỏ nhất như đánh răng, Bố cũng dạy tôi đánh như thế nào. Đặc biệt Bố em hay khuyến khích hoặc "khích tướng" con cái. Thời em khoảng 10 tuổi gì đó, thứ bảy Bố em đi làm về, Bố em nói với em ku nọ, ku kia đi xe thành thạo và chắc chắn ra sao, lại còn đi vòng quanh sân được nữa. Thế là em lại hì hục tập xe cho đến tối mịt, đau vả đỏ hết hai bên háng. Rồi em cũng tập được và đi xe khá cẩn thận.
Bố em là một tấm gương cho con cái noi theo, từ cái cách tận tụy với gia đình như thế nào, giải quyết những khúc mắc gia đinh ra sao? Ông bà Nội em đông con, nhiều cô nhiều chú mà lại ở trong một nhà nên chắc chắn không tránh khỏi những va chạm, khúc mắc. Mỗi lần như vậy thì lại đợi thứ bảy Bố về để giải quyết, và sau đó Bố lại hỏi em sự việc ấy ai đúng, ai sai? Nhận thức của em về sự việc đúng-sai ăn sâu từ những buổi giảng ấy. Có những việc, em thấy mẹ em đúng rõ ràng về lý nhưng Bố em lại không đồng ý. Lý do duy nhất là vì ông bà là cha mẹ, nhiều việc con cái không được phép, như thế là hỗn, như thế là không phải đạo. Chứng kiến nhiều lần mẹ em phải xin lỗi ông bà mà em vẫn ấm ức.
Ở quê em, hoặc bất cứ làng quê Bắc bộ nào thời ấy, cha mẹ thường ở với con cả, Bố em cũng là con cả, rồi em cũng thế. Vì nhà nghèo nên hay xảy ra xung đột, từ việc chia bánh xà phòng 72% không đều, việc các cô lấy chậu rửa mặt của các cháu đi giặt quần áo...vân vân., Bố em vẫn là người giải quyết. Ổn thỏa nhất vẫn là Mẹ em có lỗi, với ông bà hoặc các cô các chú. Có thể Bố em nhu nhược chăng? Hoàn toàn không phải, Bố em làm thế chỉ là khi Bố em đi làm, mẹ con ở nhà được yên ổn.
Năm 1984 (Giáp Tý) nhà em phá bỏ lốt nhà cũ, làm nhà mới. Gỗ trong nhà đa số là các cây xoan Bố em trồng ở vườn, luồng thì mua trong bến sông, gạch ngói thì tự đúc bằng cách vét ao, mở rộng ao lấy đấy hoặc chở đất ở nơi khác về. Cát thì dùng xe cải tiến chở dần về nhà, vôi thì đắp một khoảng vuông ở ao làng để tôi vôi. Tuổi ấy, em cũng làm được khá nhiều việc, kể cả đúc gạch, đúc ngói. Mà gạch ngói nhà em được nấu bằng rơm, rạ và cỏ lác phơi khô, nhà em cũng dành dụm được vài đụn rơm, đụn rạ để nấu gạch. Vì xác định con trai cả sẽ ở đó nên Bố em rất tâm huyết làm căn nhà đó, chỉ là một căn nhà cấp 4 truyền thống.
Chủ Nhật, Bố em thường làm việc nhà, chủ yếu là đóng giường, bàn ghế và gác măng giê cho gia đình, hoặc đan cửa phên bằng nứa, hoặc nhiều hôm đi nhổ mạ. Em còn nhớ, một lần đi nhổ mạ với Bố, Bố đã thốt lên rằng. Giá như miếng đất nhà mình là cái thuyền thì Bố em chống đi nơi khác lâu rồi. Từ bé em đã quyết tâm thoát khỏi mảnh đất làng quê ấy.
Sau khi làm nhà, kinh tế của cả gia đình em có khá hơn, các cô các chú xây dựng gia đình, xin đất ở riêng kể cả ông bà Nội. Lúc này chỉ mấy mẹ con em ở nhà rộng mênh mông, thứ bảy Bố mới về. Tầm năm 86 thì em học cấp 3 trường huyện gần nhà. Bố em hay vẽ việc rồi hướng dẫn cho em làm trong tuần. Xây tường rào, lát sân, làm chuồng lợn..Tết đến thì quyét vôi ve, gói bánh chưng. Nói chung là đúng chất một thanh niên làng quê, việc gì cũng biết, cũng làm tốt. Học cấp 3 nhưng em chưa có một cái quần nào ra hồn, đại đa số là vải chéo xanh, áo phin - gần cuối cấp thì được mặc áo phin pha lon, quần vải tuýt xi. Nói chung là dùng bàn là thì có nếp, lúc đó là oách rồi.
Thứ bảy thường có nhiều người đến nhà em nghe đài (chuyện cảnh giác và sân khấu), những câu chuyện người, chuyện đời Bố em nói chuyện với mọi người em hay hóng. Mỗi tuần là Bố em đều có nhiều chuyện mới để kể, nhất là trong bữa ăn. Bố em là người dạy con khá tỉ mỉ, từ chuyện ăn, đến chuyện nói. Bố dạy đi ăn cỗ phải thế nào để giữ phép, nói năng với người lớn ra sao, kể cả khi vắng mặt người đó. Cả nhà em không ai nói bậy, đến giờ cả mấy anh em không ai hút thuốc hoặc rượu chè bê tha. Các em của em bây giờ đang làm cho cơ quan nhà nước, một chú ở Quân đội, 1 chú làm đường, 1 chú cty riêng. Hoàn toàn độc lập về kinh tế không ai phụ thuộc ai.
Khi đã lớn, Bố em thoải mái trong các lễ nghĩa, không bắt buộc con cái là cái giỗ nào, của ai, ai phải về. Nếu sắp xếp được công việc thì về, không thì Bố em cho miễn hết. Bố em nói sau này tự biết việc nặng nhẹ mà có mặt, không bắt buộc. Tuy nhiên, không phải là bọn em vì thế mà bỏ bê, mỗi lần tụ họp là Bố em lại nói ý nói tứ - rồi mỗi đứa tự xét thấy phần nào chưa đúng mà sửa chữa. Bố em đã mất hơn chục năm rồi, em cũng chỉ nói với các em em là: Giỗ Bố + Tết dứt khoát phải có mặt, không có lý do nào để vắng, còn lại là tùy điều kiện làm việc mà sắp xếp. Nhưng rồi đại đa số anh em tụ tập được những cái giỗ chạp, việc họ, việc làng.
Về dạy con cái, em nói với vợ em rằng: "Dạy con cả năm không bằng làm gương một ngày", việc mình đối nhân xử thế hàng ngày với mọi người, với con cái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách các con. Bởi vậy hãy cẩn trọng với từng lời ăn tiếng nói, từng sự việc.
Cụ mà gần phố thì ra Đường Thành phía đầu chợ Hàng Da, đông anh em mộc đứng đó nhưng phải xem bác nào hiền lành chứ không là quát giá ác đóCó cụ nào biết bác thợ mộc nào sửa chữa đồ gỗ lặt vặt gia đình giới thiệu giúp em
em có cái cửa gỗ hỏng bản lề mà lên mạng các bác chém khiếp quá