[Funland] Các bài nhạc tụng ưa thích

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
https://daitangkinh.net/?f=Kinh-Di-Giao

Kinh Di Giáo
Khi Đức Phật Năng Nhân Tịch Tĩnh chuyển Pháp luân đầu tiên, Ngài độ Tôn giả Giải Bổn Tế. Lần thuyết Pháp sau cùng, Ngài độ Tôn giả Thiện Hiền. Những ai đáng độ, Ngài cũng đều độ xong.

Khi sắp vào tịch diệt, Ngài nằm ở giữa hai cây kiên cố. Lúc bấy giờ là nửa đêm, tất cả đều lặng yên, không một âm thanh.
Lúc ấy Đức Phật lược giảng Pháp yếu cho các đệ tử:
***​
"Này các vị Bhikṣu [bíc su]! Sau khi Ta diệt độ, các ông phải nên tôn trọng và trân kính Biệt Giải Thoát. Nó như trong bóng tối gặp được ánh sáng, như kẻ nghèo được châu báu. Phải biết rằng nó tức là vị đại sư của các ông, và cũng y như chính Ta trụ thế không khác.

Phàm người trì giới thanh tịnh thì không được kinh doanh buôn bán, không được sở hữu nhà cửa ruộng vườn, lưu giữ nô tỳ, hay chăn nuôi súc vật. Hết thảy các loại nông nghiệp và tiền tài, họ phải nên xa lánh như là tránh hầm lửa. Không nên cắt cỏ chặt cây, khai khẩn đất đai, bào chế thuốc thang, xem tướng cát hung, xem tinh tú, xem tử vi, hay xem bói. Tất cả những việc này đều không nên.
Họ nên điều hòa thân thể, thọ thực đúng thời, và sống thanh tịnh. Không nên tham dự chuyện thế tục hay làm sứ giả đại diện. Không nên dùng chú thuật, luyện tiên dược, kết giao với người quyền quý, và thân cận với kẻ đê tiện.
Với chánh niệm và lòng ngay thẳng, người trì giới thanh tịnh hãy nên cầu độ thoát. Họ không nên che giấu lỗi lầm hay tỏ ra vẻ khác lạ để mê hoặc đại chúng. Đối với bốn sự cúng dường, họ phải biết giới hạn và biết đủ. Khi được phẩm vật cúng dường thì đừng nên cất giữ.
Đây là phần tóm lược về tướng của trì giới. Giới là gốc của Chánh Thuận Giải Thoát. Vì thế nó gọi là Biệt Giải Thoát. Do bởi nương theo những giới này, hành giả sẽ được sanh các thiền định và trí tuệ diệt khổ.
Cho nên, các vị Bhikṣu! Các ông hãy trì giới thanh tịnh và đừng khiến hủy phạm. Nếu ai có thể trì giới thanh tịnh, họ sẽ có khả năng được những Pháp lành. Nếu không có tịnh giới, mọi công đức lành đều sẽ chẳng sanh. Vì vậy phải biết rằng, giới là nơi trú an ổn đệ nhất của công đức.
***​
Này các vị Bhikṣu! Nếu đã có thể trụ nơi giới, các ông hãy chế ngự năm căn và đừng để chúng tùy ý lao vào năm dục. Đây ví như người chăn bò cầm roi canh giữ và không để chúng chạy loạn xạ mà phá hoại lúa của người. Nếu buông lung năm căn, không những năm dục trở thành vô bờ bến mà chúng sẽ chẳng thể nào kiểm soát được. Đây cũng ví như con ngựa hung ác mà không có dây cương quản chế, nó sẽ kéo theo người cưỡi lọt xuống hố.
Giả như gặp nạn cướp thì nỗi khổ ấy chỉ một đời, nhưng nếu bị giặc của năm căn làm hại thì tai ương dài lâu đến nhiều đời. Vì sự nguy hại nghiêm trọng của chúng, thế nên chẳng thể không cẩn thận. Bởi vậy mà người trí luôn kiểm soát năm căn của mình và không chạy theo chúng. Họ gìn giữ như mấy tên giặc và không để chúng tùy tiện tác quái. Giả như lơ là thả lỏng, chẳng bao lâu họ sẽ bị chúng hủy diệt.
Do bởi ông chủ của năm căn này chính là tâm, cho nên các ông phải khéo hàng phục tâm mình. Cái tâm quả là đáng sợ. Nó còn hơn cả rắn độc, thú dữ, oán tặc, hay lửa cháy dữ dội--không một thí dụ nào sánh bằng.
Đây ví như có người trên tay cầm một hũ mật ong và đi một cách vội vã. Hắn chỉ để ý đến mật ong mà không thấy hố thẳm.
Đây ví như voi điên không xiềng xích, hoặc như khỉ trên cây. Chúng chạy nhảy loạn xạ, khó mà quản thúc. Vì vậy, ta phải cấp tốc quản chế và đừng để chúng rong ruổi tứ tung.
Những ai phóng túng tâm này, họ sẽ mất đi mọi điều lành của nhân thế. Khi đã chế phục tâm này vào một nơi thì không việc gì là chẳng thành. Cho nên, các vị Bhikṣu! Các ông cần phải tinh tấn và hàng phục tâm mình.
***​
Này các vị Bhikṣu! Khi dùng thức ăn nước uống, các ông hãy xem như đang dùng thang dược. Dù ngon hay dở thì cũng chớ sanh lòng muốn thêm hoặc bớt. Hãy xem nó như phương thuốc để thân thể tiêu trừ đói khát. Như ong hút phấn hoa, nó chỉ hút phấn hoa mà không tổn hại đến sắc hương của hoa; các vị Bhikṣu thì cũng vậy.
Thọ nhận cúng dường từ người khác là để tiêu trừ khổ não của mình. Không được cầu mong quá nhiều và phá hoại lòng tốt của thí chủ. Đây ví như một người trí, vị ấy có thể ước tính được sức kéo của con bò. Như thế sẽ không vượt quá mức và cũng chẳng làm nó kiệt sức.
***​
Này các vị Bhikṣu! Ở ban ngày, các ông hãy siêng tu tập Pháp lành và chớ để thời gian trôi qua. Ở đầu và cuối đêm thì cũng chớ lười biếng. Ở giữa đêm thì tụng Kinh để cho mình tỉnh táo. Đừng khiến nhân duyên của ham ngủ mà suốt cuộc đời không có điều gì chứng đắc.
Các ông phải nhớ rằng ngọn lửa vô thường luôn thiêu đốt khắp thế gian. Cho nên hãy sớm cầu tự độ và chớ ham ngủ. Giặc phiền não luôn rình rập để giết người. Chúng còn nguy hiểm hơn kẻ thù. Thế thì làm sao có thể ngủ yên và không tự cảnh tỉnh?
Rắn độc của phiền não đang ngủ ở trong tâm các ông; nó như con rắn hổ mang màu đen đang ngủ ở trong phòng. Các ông phải dùng móc câu của trì giới để trừ bỏ nó ngay. Chỉ khi nào con rắn ngủ đã ra khỏi thì khi đó ta mới có thể ngủ yên. Những ai cứ mải mê lo ngủ mà không đuổi con rắn ra, thì đó là người không biết hổ thẹn.
Trong các sự trang nghiêm, y phục của hổ thẹn là tốt nhất. Hổ thẹn có thể ví như một cái móc câu sắt. Nó có thể kiềm chế con người làm việc phi pháp. Cho nên các ông phải luôn biết hổ thẹn và đừng khi nào tạm lãng quên. Nếu ai rời xa hổ thẹn, họ sẽ mất mọi công đức. Người biết hổ thẹn là người có Pháp lành. Nếu người nào không biết hổ thẹn, họ với cầm thú chẳng khác là bao.
***​
Này các vị Bhikṣu! Giả như có người đến cắt xẻo thân thể các ông ra từng mảnh, các ông phải tự nhiếp tâm và đừng khiến mình khởi sanh sân hận. Các ông cũng nên giữ gìn lời nói và chớ thốt ra lời ác. Nếu phóng túng cái tâm sân hận, các ông sẽ tự mình chướng Đạo và mất đi những lợi ích của công đức.
Nhẫn là một đức tánh mà ngay cả trì giới và khổ hạnh cũng không thể sánh bằng. Chỉ ai có khả năng thực hành nhẫn nhục thì mới có thể gọi là Bậc Đại Nhân Có Sức Mạnh. Nếu ai không thể vui vẻ nhẫn chịu cái độc từ mắng chửi mà xem nó như đang uống cam lộ, thì họ không thể gọi là Người Đã Vào Đạo Trí Tuệ.
Vì sao thế? Bởi sự gây hại của sân hận có thể phá tan mọi Pháp lành, hủy hoại danh tiếng thơm, và làm cho đời này cùng đời sau, mọi người đều chẳng vui khi thấy người đó. Các ông nên biết rằng lòng sân hận còn hơn cả lửa dữ. Thế nên các ông cần phải luôn đề phòng và đừng để nó thừa cơ đột nhập. Trong tất cả thứ giặc cướp công đức, không thứ nào vượt hơn sân hận.
Tâm sân hận có thể tha thứ đối với hàng tại gia chìm đắm trong ái dục và những người chẳng tu Đạo, bởi họ không có cách nào kiềm chế bản thân. Nhưng đối với hàng xuất gia tu Đạo, là người không có sự tham muốn mà ôm lòng sân hận, thì quả thật là chẳng thể nào dung thứ. Ví như giữa đám mây mát mẻ mà thình lình nổi lên sấm sét, đây là điều không hợp lý.
***​
Này các vị Bhikṣu! Các ông hãy tự xoa đầu của mình để nhắc nhở rằng:
'Ta đã vứt bỏ trang sức tốt đẹp và khoác lên y phục thô xấu. Ta cầm theo bình bát là dùng đi khất thực để sanh sống.'
Các ông hãy tự thấy mình như vậy. Nếu các ông khởi tâm kiêu mạn thì phải mau diệt trừ nó. Bởi gia tăng kiêu mạn, hàng cư sĩ thế tục còn không nên, huống nữa là người đã xuất gia nhập Đạo. Vì sự giải thoát, các ông phải tự hàng phục tâm của mình mà thực hành khất thực.
***​
Này các vị Bhikṣu! Lòng nịnh hót trái ngược với Đạo. Cho nên các ông phải làm cho tâm mình chánh trực. Các ông phải biết rằng, chỉ vì muốn dối gạt nên mới có sự nịnh hót. Người đã vào Đạo thì thái độ này quyết không thể có. Vì vậy các ông phải có tâm ngay thẳng và hãy lấy chánh trực làm bản thể.
***​
Này các vị Bhikṣu! Các ông phải biết rằng, người nhiều tham muốn là do bởi họ tham cầu lợi ích, nên sự khổ não của họ cũng nhiều. Những ai ít tham muốn, vô cầu vô dục, họ tất sẽ không gặp hoạn nạn. Cho nên người tu hành cần phải trực tâm tu tập để giảm trừ tham muốn. Huống nữa thiểu dục còn có thể sanh các công đức.
Những ai ít tham muốn thì sẽ không nịnh hót để lấy lòng kẻ khác. Lại nữa, họ cũng không bị các căn dẫn dụ. Người thực hành thiểu dục có một tâm trạng rất bình thản và chẳng có điều gì để lo âu hay sợ hãi. Khi tiếp xúc với hoàn cảnh, họ không bao giờ chẳng vừa ý. Hễ nơi nào còn có ai ít tham muốn, thì nơi đó sẽ có người đắc tịch diệt.

Đây gọi là Thiểu Dục.
***​
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai muốn thoát khỏi mọi khổ não thì họ phải quán sát biết đủ. Phương pháp biết đủ chính là nơi chốn của thịnh vượng, vui vẻ, và an ổn. Người biết đủ dù có nằm trên đất thì họ vẫn an vui. Người không biết đủ dù có lên thiên đường thì họ cũng không ưng ý.
Những ai không biết đủ thì tuy phú quý nhưng đích thật là bần cùng. Những ai biết đủ thì tuy bần cùng nhưng đích thật là phú quý. Người không biết đủ sẽ luôn bị năm dục dẫn dắt và khi người biết đủ nhìn vào thì xót thương cho họ lắm thay.

Đây gọi là Tri Túc.
***​
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai muốn cầu tịch tĩnh, vô vi an lạc, thì họ phải nên lánh xa chỗ huyên náo và một mình ở nơi yên tĩnh. Người ở nơi tĩnh mịch tất sẽ được Năng Thiên Đế và chư thiên đồng kính trọng. Cho nên các ông hãy rời bỏ nhóm của mình cùng những nhóm khác để sống ẩn dật một mình và tư duy về cách diệt trừ gốc của khổ.
Nếu ai ưa thích nơi huyên náo, họ tất sẽ chịu sự khổ não của đám đông. Đây ví như cây cối to lớn và có nhiều chim bay tới đậu, thì nó tất sẽ bị héo và gãy. Những ai bị thế gian trói buộc và bị nó nhấn chìm trong khổ ách của quần chúng, thì cũng giống như con voi già bị lún trong bùn lầy mà nó không thể tự thoát ra.

Đây gọi là Viễn Ly.
***​
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai siêng năng tinh tấn thì không có việc gì là khó. Bởi vậy các ông phải nên siêng năng tinh tấn. Đây ví như có dòng nước nhỏ chảy xối vào một tảng đá đến một thời gian lâu sau thì nó cũng có thể chảy xuyên thủng.
Trái lại, nếu tâm của người tu hành mà luôn luôn lười biếng thì đó cũng như việc dùi lửa; lửa còn chưa bốc cháy mà đã ngừng. Mặc dù muốn có lửa nhưng thật khó mà có lửa được.

Đây gọi là Tinh Tấn.
***​
Này các vị Bhikṣu! Cầu gặp Thiện Tri Thức hoặc mong có được người hỗ trợ tốt, thì vẫn không bằng có chánh niệm. Nếu ai không mất chánh niệm, các giặc phiền não sẽ không thể nào đột nhập. Bởi vậy các ông phải luôn nhiếp ý niệm ở tâm của mình. Nếu ai mất chánh niệm, họ sẽ mất các công đức.
Nếu niệm lực kiên cường, dù có vào trong giặc năm dục thì cũng không bị chúng làm hại. Ví như khi lâm trận mà mặc áo giáp thì sẽ không sợ hãi điều gì.

Đây gọi là Chánh Niệm.
***​
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai nhiếp tâm, tâm sẽ định. Do tâm đã định nên có thể biết tất cả pháp tướng sanh diệt của thế gian. Cho nên các ông phải luôn tinh tấn tu tập mọi thứ định.
Nếu ai đắc định, tâm sẽ không tán loạn. Đây ví như chuyên gia dẫn thủy khéo có thể đắp đê sửa bờ. Người tu hành thì cũng vậy. Vì nước trí tuệ, họ khéo tu thiền định để khiến nó không rò rỉ.

Đây gọi là Thiền Định.
***​
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai có trí tuệ, họ sẽ không tham lam hay chấp trước. Hãy luôn tự cảnh tỉnh và đừng khiến mình phạm lỗi. Như vậy các ông sẽ có thể được giải thoát ở trong Pháp của Ta. Nếu không như thế, Ta chẳng biết gọi họ là gì nữa, bởi không phải người tu Đạo mà cũng không phải hàng cư sĩ.
Người có trí tuệ chân thật thì mới có thể lái chiếc thuyền kiên cố mà vượt qua biển của sanh già bệnh chết. Trí tuệ thì cũng như ngọn đèn sáng thật lớn ở giữa chốn vô minh hắc ám, cũng như phương thuốc hay cho tất cả những ai mắc bệnh, và cũng như cái rìu bén để chặt cây phiền não. Cho nên các ông phải học tập, tư duy, và tu tuệ để tăng thêm sự lợi ích cho bản thân. Nếu ai có trí tuệ chiếu soi, dù chỉ với nhục nhãn nhưng họ là người minh tâm kiến tánh.

Đây gọi là Trí Tuệ.
***​
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai bị cuốn hút vào các thứ hí luận thì tâm họ tất sẽ tán loạn. Dù có xuất gia đi nữa thì họ vẫn không được giải thoát. Cho nên các vị Bhikṣu phải cấp tốc xả bỏ cái tâm tán loạn cùng sự hí luận.
Nếu các ông muốn được an lạc của tịch diệt, thì chỉ cần khéo diệt trừ hí luận.

Đây gọi là Không Hí Luận.
***​
Này các vị Bhikṣu! Vì để được tất cả công đức, các ông phải luôn nhất tâm. Hãy xả bỏ các sự buông lung và lánh xa chúng như oán tặc.
Hết thảy các lợi ích cứu cánh, nay Như Lai với lòng đại bi đều đã giảng giải. Các ông chỉ cần tinh tấn thực hành.
Ở bất kỳ nơi đâu, hoặc là ở trên núi, giữa thung lũng hoang vu, tại dưới gốc cây, hay ở trong tĩnh thất nơi vắng vẻ, thì cũng phải nhớ đến giáo Pháp đã thọ và chớ để quên mất. Các ông phải luôn nỗ lực bản thân mà tinh tấn tu hành và chớ đợi đến lúc chết mới hối tiếc.
Ta như một vị lương y, khéo biết bệnh cho thuốc. Bệnh nhân có chịu uống hay không, là do chính họ chứ không phải lỗi của thầy thuốc.
Ta cũng như một vị chỉ đường giỏi, khéo chỉ đúng đường cho người hỏi. Nếu người hỏi đường nghe rồi mà không đi, là do chính họ chứ không phải lỗi của người chỉ đường.
***​
Nếu các ông còn có điều nghi vấn gì về Bốn Thánh Đế thì hãy mau hỏi, chứ đừng ôm lòng hoài nghi và chẳng mong đoạn dứt."
Lúc bấy giờ Thế Tôn đã nói ba lần như vậy mà không một ai thưa hỏi.
Vì sao thế? Bởi đại chúng không có điều hoài nghi.
Khi ấy Tôn giả Vô Diệt quán sát trong lòng của đại chúng, rồi bạch Phật rằng:
"Bạch Thế Tôn! Mặt trăng có thể nóng và mặt trời có thể lạnh, nhưng Bốn Thánh Đế do Phật thuyết giảng thì không bao giờ sai khác.
Khổ Đế do Phật thuyết giảng đích thật là khổ, và không thể nào là an vui. Tập chính là nhân của khổ--không còn có nhân nào khác. Nếu ai muốn diệt khổ, tức phải diệt nhân. Do bởi nhân đã diệt nên quả cũng diệt. Con đường để diệt khổ mới thật là Đạo chân thật và không có con đường nào khác.
Bạch Thế Tôn! Tất cả các vị Bhikṣu nơi đây đều tuyệt đối chẳng còn hoài nghi đối với Bốn Thánh Đế.
Những vị ở giữa đại chúng này mà chưa xong việc cần làm, thì khi thấy Phật diệt độ, họ sẽ thương cảm. Những vị mới vào Đạo mà nghe Phật thuyết giảng, thì liền thảy được độ; ví như có sấm sét chớp sáng ở ban đêm, họ liền thấy được lối đi.
Những vị mà việc cần làm đã xong và đã qua biển khổ, thì chỉ nghĩ như vầy:
'Ôi! Đức Thế Tôn sao vội diệt độ?'"
Tuy Tôn giả Vô Diệt đã nói những lời đó, nhưng toàn thể đại chúng đều đã liễu đạt hoàn toàn nghĩa lý của Bốn Thánh Đế.
***​
Khi ấy Thế Tôn vì muốn khiến cho tâm của các đại chúng đều được kiên cố, nên với lòng đại bi, Ngài thuyết giảng thêm một lần nữa cho họ:
"Này các vị Bhikṣu! Các ông chớ ưu sầu khổ não. Cho dù Ta trụ thế đến một kiếp đi nữa thì cuối cùng cũng phải kết thúc. Có hợp mà không tan thì quyết không thể được. Tất cả Pháp để lợi mình lợi người, Ta đều đã giảng dạy đầy đủ. Nếu Ta trụ lâu hơn nữa thì cũng chẳng có ích lợi gì.
Những ai có thể độ, dù ở trên trời hay chốn nhân gian, Ta đều đã độ xong. Những ai chưa được độ thì họ cũng đều đã tạo nhân duyên để được độ.
Từ nay về sau, các đệ tử của Ta phải luôn liên tục tu hành, như thế Pháp thân của Như Lai sẽ thường trụ bất diệt.
Cho nên các ông phải biết rằng, hết thảy mọi việc trên thế gian đều vô thường. Có hợp ắt có tan, thế nên chớ lưu luyến sầu muộn. Bởi sự tướng của thế gian là như vậy, nên các ông hãy chuyên cần tinh tấn và sớm cầu giải thoát.
Hãy dùng ánh sáng của trí tuệ mà diệt trừ tối tăm của si mê. Thế gian thật là nguy hiểm, mỏng manh, không bền vững. Ta nay được diệt độ thì cũng như trừ đi ác bệnh. Cái thân này cần phải xả bỏ, bởi nó là vật của tội ác, giả tạm gọi là thân. Nó chìm đắm trong biển lớn của sanh già bệnh chết. Thế thì làm sao người có trí tuệ mà chẳng vui mừng khi diệt trừ nó như giết oán tặc?
***​
Này các vị Bhikṣu! Các ông phải luôn nhất tâm và siêng cầu con đường giải thoát. Tất cả pháp động và bất động của thế gian đều là tướng trạng của suy hoại và bất an.
Này các vị Bhikṣu! Thôi dừng lại ở đây! Ta không còn gì để nói thêm. Thời khắc đã đến, và Như Lai muốn diệt độ. Đây là những lời dạy cuối cùng của Ta."
 
Chỉnh sửa cuối:

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Các cụ có thể post thêm những sự tích về Phật và các vị La Hán được ko ah? Em theo dõi thớt, vào đọc thấy hay quá ah, cảm ơn các cụ! :)
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
17. NAN ĐỀ MẬt ĐA LA

"Nan-đề-mật-đa-la", Trung Quốc dịch là Khánh Hữu. Ngài ra đời sau đức Phật diệt độ tám trăm năm.

Tôn giả trú tại thủ đô nước Sư Tử (tức Tích Lan ngày nay). Toàn nước Sư Tử thời đó không ai không biết ngài là bậc đại A-la-hán.

Mười sáu hoặc mười tám vị La-hán được tôn thờ trong các tự viện Phật giáo ở Trung Quốc là đều do ngài giới thiệu. Ở phần "Xuất xứ mười sáu vị La-hán", chúng tôi đã trình bày rõ ràng rồi. Nhờ Nan-đề-mật-đa-la nói "Pháp trụ ký" mà chúng ta mới biết được danh tánh và trú xứ của mười sáu vị La-hán lưu lại nhân gian. Người đời vì thương nhớ ngài nên đưa ngài vào hàng mười tám vị La-hán.

Nan-đề-mật-đa-la thần thông quảng đại. Sau khi nói "Pháp trụ ký" xong, vì muốn cho mọi người thâm tín không còn nghi ngờ việc mười sáu vị La-hán lưu lại nhân gian nên ngài liền vận thần thông bay lên hư không hóa hiện vô số thần tích bất khả tư nghì ngay trước mặt mọi người. Ai nấy cũng đều trầm trồ, khen ngợi:

- A, Mầu nhiệm quá!

- Ôi, Tôn giả đúng thật là thần thông quảng đại!

- Một bậc đạo hạnh cao thâm, pháp thuật vô biên như thế thì lời của ngài nói chắc chắn không sai.

Hiển thị thần thông xong, ngay trên không trung, Nan-đề-mật-đa-la dùng chơn hỏa tam muội thiêu thân, Xá-lợi ngũ sắc rơi xuống dồn dập như mưa, mọi người tranh nhau lượm mang về nhà tôn thờ cúng dường.

Tuy đã thiêu thân nhưng Nan-đề-mật-đa-la không rời nước Sư Tử. Ngài chỉ bay đến một động đá trên núi để tọa thiền. Thời gian trôi qua thoáng chốc mà ngài ngồi đó đã hơn bốn trăm năm. Khi ấy, đúng vào thời vương triều Quý-sương do vua Ca-nị-sắc-ca thống trị ở bắc Ấn Ðộ.

Khi xuất định, vì muốn điều hòa huyết mạch thân thể sau bao năm ngồi bất động, Ngài ôm bát xuống núi vào thành khất thực.

- Ôi! Sao lạ vậy, sao phố xá lại lạ thế này? Ðể ta tính xem rốt cuộc là thế nào. - Nan-đề-mật-đa-la lẩm bẩm.

Nói rồi, Ngài đưa tay tính một hồi, bỗng nhiên cười ồ lên:

- Ha ha, thì ra ta ngồi đây đã hơn bốn trăm năm rồi, thảo nào một số đường ta không còn nhớ.

Chuyện Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la tiếp tục lưu lại thế gian hiện còn ghi trong "Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ". Ðây là tác phẩm do vị Cao tăng nổi tiếng Tháp Lạt Na Tháp viết, hoàn toàn không chút hư dối.

Từ đó, Nan-đề-mật-đa-la thường xuất hiện khắp nơi, khi thì trì bát, lúc thì giảng kinh, khi thì cỡi voi, lúc thì cỡi mây. Thế nên, mãi đến nay, mọi người vẫn còn tin rằng Tôn giả vĩnh viễn không rời thế gian mà luôn luôn cùng mười sáu vị La-hán kia tiếp tục lưu lại thế gian hoằng pháp độ sanh.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
20. ÐẠT-MA-ÐA-LA





Tôn giả Ðạt-ma-đa-la là người ở núi Hạ lan tỉnh Cam Túc. Trong các tự viện thờ mười tám vị La-hán, ta thường thấy bên cạnh ngài, người ta tạc thêm một con hổ. Do đó, có người gọi ngài là La-hán Phục Hổ. Ngài cũng được người đời sau đưa vào hàng mười tám vị La-hán.

Thuở nhỏ, Ðạt-ma-đa-la thường đến chùa chơi vì ngài rất thích tướng mạo kỳ lạ, ngộ nghĩnh của mười sáu vị La-hán được tôn thờ tại một cái am trong chùa. Sư phụ trong am thấy ngài hay đến chơi nên thường theo tán gẫu và kể cho ngài nghe những chuyện rùng rợn như thăng thiên độn thổ của các vị La-hán. Ngài nghe xong vừa thích lại vừa sợ.

- Này cậu bé, cậu có thích La-hán không? -Vị sư phụ hỏi.

- Dạ thích! - Ðạt-ma-đa-la thành thật đáp.

Vị sư phụ xoa đầu ngài bảo:

- Vậy thì nên thường đến lễ bái nghen!

Ngay trong tánh linh trẻ thơ, Ðạt-ma-đa-la rất sùng bái những vị La-hán thần thông quảng đại, nên mỗi lần không có việc gì làm ngài thường đến am, một mình lặng lẽ chiêm ngưỡng, có khi đứng xem cả buổi chiều.

Dần dần toàn bộ hình dáng tướng mạo của mười sáu vị La-hán đều in đậm trong tâm trí ngài; thậm chí khi ngủ, ngài cũng mơ thấy.

Quá chí thành tôn kính các vị La-hán, đến nỗi ngài không dám tiêu xài một đồng nào để đem số tiền dành dụm được đó đi mua các thứ danh hương hoa quả tốt tươi đến am cúng dường các vị La-hán.

Một hôm, đang đứng lễ bái, bỗng nhiên ngài thấy các vị La-hán huơ tay múa chân, mắt lại chớp chớp như người thật.

Ðạt-ma-đa-la ngỡ mình hoa mắt, vội đưa tay dụi mắt, định thần nhìn lại. Lần này, ngài thấy rõ hơn, một số vị còn cười rất tươi.

Từ đó, Ðạt-ma-đa-la càng kính ngưỡng tôn thờ những vị La-hán. Hầu như ngày nào ngài cũng thấy những kỳ tích cảm ứng, lúc thì nghe các ngài xướng tán, khi thì thấy các ngài bay ra cửa sổ, lượn mấy vòng trên không rồi bay vào.

Một hôm, Ðạt-ma-đa-la hỏi một vị La-hán:

- Thưa ngài! Con phải tu tập thế nào mới thành A-la-hán?

- Sao! Ngươi cũng muốn làm La-hán à? Ðơn giản thôi, chỉ cần ngươi siêng đọc sách, làm nhiều việc thiện, tinh tấn ngồi thiền là được.

- Xin các ngài dạy con được không?

- Không vấn đề gì, sau này ngươi hãy gắng tu hành cho tốt!

Ðược các vị La-hán chỉ dạy, công phu của Ðạt-ma-đa-la tiến bộ rất nhanh, chẳng bao lâu ngài cũng ngộ đạo chứng quả A-la-hán.

Còn về con hổ nằm bên cạnh ngài cũng có một câu chuyện lưu truyền trong dân gian như sau:

Có người nói, sau khi chứng quả, Ðạt-ma-đa-la du hóa khắp nơi thuyết pháp giảng kinh, thấy ai gặp nạn liền ra tay cứu giúp, giải quyết mọi chuyện.

Một hôm, trên đường du hóa đến núi Hạ lan tỉnh Cam túc, ngài ghé vào một gia đình nọ, đang định xin miếng nước uống thì không biết chuyện gì mà thấy gia đình này lại khóc lóc thảm thiết.

Ðạt-ma-đa-la quan tâm hỏi:

- Có chuyện gì mà cả nhà đều khóc vậy?

- Dạ, gần đây xuất hiện một con hổ dữ ăn thịt người, anh em của con đều bị nó ăn hết rồi.

Ðạt-ma-đa-la an ủi:

- Ðược rồi, nín đi, để ta thu phục nó!

Ngay trên con đường nhỏ hổ thường ẩn hiện đi qua, Ðạt-ma-đa-la đào một cái bẫy, phía trên ngài lấy cỏ phủ kín lại như không có gì.

Gần tối, con hổ dữ đó quả nhiên lại xuống núi. Vì không cẩn thận nó rơi tõm vào trong bẫy sâu.

Hổ gầm rống vùng vẫy suốt hai ngày đêm trong bẫy, tiếng gầm càng lúc càng nhỏ, trông biết nó đã sức cùng lực kiệt, lúc này Ðạt-ma-đa-la mới đến đứng trên bẫy bảo:

- Nếu ngươi đồng ý không hại người nữa, ta sẽ cho ngươi con đường sống.

Hổ gục đầu không nói, có vẻ ăn năn nên Ðạt-ma-đa-la thả nó đi.

Không ngờ một tuần sau nó lại xuất hiện, lần này càng hung tợn hơn, liên tiếp làm hại rất nhiều người.

Sớm đã liệu trước nó sẽ không dễ sửa đổi như thế nên Ðạt-ma-đa-la ở lại trong một gia đình dưới núi lặng lẽ đợi sự tình xảy ra. Lúc này, hung tánh của nó càng bộc phát dữ dội. Do đó, ngài lại chuẩn bị lên núi thu phục.

Lần đi này, Ðạt-ma-đa-la mang theo bình bát. Tuy rừng núi hoang vắng song ngài vẫn không chút sợ sệt.

- Gừ, gừ....! Tiếng gầm từ xa vẳng tới.

Ðợi Ðạt-ma-đa-la đi đến gần một tảng đá, hổ thình lình từ sau tảng đá xông ra. Tuy lách người qua được nhưng do không cẩn thận ngài bị trượt ngã. Hổ tiếp tục quay đầu tấn công. Thấy nó vồ tới mà chưa kịp đứng dậy, Ðạt-ma-đa-la vội ném bình bát ra, một chuyện lạ xuất hiện, bình bát lập tức phát hào quang biến to ra, hổ vừa nhảy tới thì rơi gọn vào trong bát. Liền khi ấy, bình bát từ từ thu nhỏ lại.

- Này nghiệt súc! Ðây là lần cuối cùng ta tha cho ngươi đi, lần sau nếu còn tiếp tục hại người nữa thì đừng trách ta. - Nói xong, Ðạt-ma-đa-la thả hổ đi.

Từ trong bát được thả ra, hổ trông rất nhỏ. Ðạt-ma-đa-la niệm mấy câu thần chú cho nó trở lại nguyên hình. Trong tâm có vẻ vẫn không phục, nó liếc nhìn ngài một cái rồi uể oải bước đi.

Ba ngày sau, gia đình gần đó lại đưa tin hổ hại người. Ðạt-ma-đa-la đành phải một mình lên núi. Nhưng lần này để bắt được nó thật không đơn giản chút nào, vì chẳng biết từ đâu nó gọi mấy ngàn con cả lớn nhỏ đến. Khi ngài vừa đi tới lưng chừng núi thì bị bọn chúng bao vây, con nào cũng nhe nanh múa vuốt nhìn ngài với ánh mắt hung tợn. Tình huống lúc này quá nguy cấp. Bỗng con quái hổ giận dữ rống lên, lát sau mấy ngàn con kia cũng đồng rống lên. Tiếng gầm chấn động cả núi rừng, đá trên núi lăn xuống dồn dập.

Ðạt-ma-đa-la không chút hoang mang, vẫn thản nhiên ngồi xuống tọa thiền, miệng niệm thần chú. Khi ấy, bổng nhiên xuất hiện vòng lửa đỏ rực bao quanh Ngài.

Hổ là loài sợ lửa nên đầu tiên những con nhát gan chạy trước, lát sau cả đám thấy không đủ sức cũng bỏ chạy theo, cuối cùng chỉ còn lại mình con quái hổ kia. Thấy không kham, nó cũng cất bước định chuồn, song bị Ðạt-ma-đa-la nhanh chóng đứng dậy nhảy tới chụp lấy đuôi. Nó quay đầu phản công, Ðạt-ma-đa-la dùng đôi tay linh hoạt bấm vào đầu. Bị khóa chặt, nó cố sức giãy giụa đủ cách nhưng không có cách gì thoát ra được.

Ðợi nó ngoan ngoãn, Ðạt-ma-đa-la vỗ đầu từ ái bảo:

- Ăn thịt người là không tốt, đời đời kiếp kiếp về sau sẽ không được đầu thai làm người. Ngươi nên cải tà quy chánh, theo làm thị giả về núi tu hành với ta, giúp ta hoằng dương Phật pháp, cứu độ chúng sanh.

Hiểu được tiếng người nên nó gật đầu vui vẻ đi theo Ðạt-ma-đa-la. Do đó, về sau bên cạnh Ðạt-ma-đa-la, người ta thường vẽ thêm một con hổ nằm, nghe nói đó chính là con quái hổ này.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Dị bản:
La Hán Phục Hổ
Tên của Ngài là Đạt-ma-đa-la 達磨多羅 (Dharmatrāta), người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thuở nhỏ Đạt-ma-đa-la đến chùa, rất thích chiêm ngưỡng hình tượng 16 vị La-hán thờ trong điện. Sư phụ cũng hay kể cho cậu bé nghe những chuyện thần kỳ của các vị La-hán, dần dần trong tánh linh trẻ thơ in đậm hình ảnh các Ngài, thậm chí khi ngủ cũng mơ thấy.

Một hôm trong khi đang chiêm lễ, Đạt-ma-đa-la bỗng thấy các hình tượng La-hán cử động, vị thì quơ tay, vị thì chớp mắt như người thật. Ngỡ mình hoa mắt, Đạt-ma-đa-la định thần nhìn kỹ lại, lần này thấy rõ hơn, một số vị còn cười tươi tắn. Từ đó Đạt-ma-đa-la càng thêm siêng năng lễ kỉnh, và ngày nào cũng được chứng kiến các kỳ tích cảm ứng. Đạt-ma-đa-la theo hỏi một vị La-hán cách tu tập để được trở thành La-hán. Ngài chỉ dạy cậu nên siêng năng tọa thiền, xem kinh, làm các việc thiện. Đạt-ma-đa-la phát tâm tu hành, thực hiện lời dạy của bậc La-hán nên chẳng bao lâu chứng quả.

Thành một A-la-hán thần thông tự tại, Ngài thường du hóa trong nhân gian, giảng kinh thuyết pháp, gặp tai nạn liền ra tay cứu giúp. Tôn giả ba lần thu phục một con hổ dữ đem nó về núi cho tu, đi đâu thì dẫn theo. Bên cạnh hình tượng Ngài người ta vẽ thêm một con hổ, Ngài thành danh La-hán Phục Hổ.

La-hán Hàng Long và La-hán Phục Hổ là hai vị được đưa thêm vào danh sách Thập Lục La-hán, để trở thành một truyền thuyết vĩnh viễn được tôn thờ.

Còn 1 ngài A LA HÁN nữa mà chúng ta thương gọi là:
LA HÁN HÀNG LONG


Một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật và đem hết kinh Phật cướp đi. Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật. Cho nên, người đời gọi ông là Hàng Long La Hán.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
thật ngạc nhiên, trong vũ trụ này , bất cứ thứ gì cấu tạo nên vũ trụ dều là 1 vũ trụ thu nhỏ.
cả vũ trụ này vận động không ngừng và luôn giaqnx nơ, lý do nó dãn nỡ là do cá phần tử bên trong nó hoạt động khơng ngừng nghỉ. dưới dạng cá hạt mang ddienj nhỏ hơn cả nguyên tử. tất cả những thứ chúng ta dùng mắt đẻ nhìn thấy toàn là hình ảnh của quá khứ
thời gian luôn trôi không ngưng nghỉ theo nguyen lý vận động luân hồi đó là quy luật cảu vũ trịu này. nơi mà các sự vận động của quá khứ mới được nhìn thấy đó chình là chiều cảu con người nhìn thấy được.
và ở tại chiều cảu con người nhìn thấy được đó chinh là một mặt phẳng không gian. trong mạt phẳng không gian này, tất các các sự vật hiện diện nằm trong 1 cùng 1 đơn vị thời gian cảu vũ trụ, hay nói cách khác nó chuyển động cùng tốc độ và đồng thời gian. đay chính là lý do khién cho các vật chất trên cùng 1 bặt phảng không gian đó biến mát hoạc triệt tiêu khi va vào nhauu theo nguyên lý giao thoa ánh sáng.
Chính vì vậy nếu ở chiều không gian thời gian khác , chúng nó sẽ ở mạt phẳng koong gian khác , và không thể va vào nhau hay tiếp xức với nhau trừ khi có tần sso dặc biệt cộng hưởng lấn nhau.
do vậy nếu chúngta di chuyêmnr bàng tốc đọ á đ chăng nẵu thì cũng không thẻ nhìn thấy nhau hay quya ngượi thời gian như ta vẫn nghĩ , mà chỉ di chuyển sang mặt phẳng không gian khác nhau mà thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Cụ nói quá ah, em không biết 1 chút gì, giờ em mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật ah. Mấy hôm nay, em có nghe bài vấn đáp của Hòa thượng Thích Nhật Từ trên youtube, em thấy Hòa thượng có nói là, theo kinh Phật, hoàn toàn không có khái niệm về bậc bề trên, thượng đế. Cụ có thể giải thích thêm cho em được không ah? Em cảm ơn cụ!
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Cụ nói quá ah, em không biết 1 chút gì, giờ em mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật ah. Mấy hôm nay, em có nghe bài vấn đáp của Hòa thượng Thích Nhật Từ trên youtube, em thấy Hòa thượng có nói là, theo kinh Phật, hoàn toàn không có khái niệm về bậc bề trên, thượng đế. Cụ có thể giải thích thêm cho em được không ah? Em cảm ơn cụ!
Xem ở google thì cụ tiếp tục google để tìm hiểu thêm đi cụ. CỤ muốn tìm hiểu thì xem PHẬT HỌC PHỔ THÔNG của HT Thích Thiện Hoa. Có ở trong thớt này để em lục lại

QUOTE="mypleasure, post: 61129262, member: 156676"]
Cụ nhà em vẫn bảo ngũ đại mai thần chủ. Năm đời gối nhau, mỗi đời cách nhau 25 năm thì sau hơn thế kỷ mối liên hệ cũng hết, phù hợp với thời gian cụ nào đã tính.

Nhân đây em hỏi các cụ quan niệm thế nào về bản ngã của mình qua các kiếp? Kiếp này mình là A, chết đi mà chưa chuyển kiếp vẫn là A, vẫn liên hệ tâm linh với dòng tộc, vẫn gây nên và chịu phúc đức của dòng họ đó. Thế rồi uống Mạnh bà thang chuyển kiếp thành B, lại gia tộc mới, thế giới mới, căn cơ phúc đức mới, cứ như thế. Vậy "ta" là ai A, B, hay C...? Hay ta vẫn là một bản thể bất biến, chỉ biểu hiện thành A, B, C trong những thời kỳ đó như những nhiệm vụ, hay chả có "ta" nào cả? Mỗi khi chuyển kiếp thì mối liên hệ với gia đình trong mỗi kiếp ra sao, có tình trạng nhất trọng, nhất khinh không?
Có thể em đang tư duy bằng lăng kính logic thông thường chứ không phải tâm linh, mong CCCM chỉ giáo!

[/QUOTE
Thực ra Tôn giáo hay tín ngưỡng , thì cũng nên nhìn nhận 1 cách logics, để từ đó có những khám phá mới.
1/ Trong thê tục, thì mỗi tôn giáo mỗi tín ngưỡng đều có cái nhìn khác nhau. Nhưng điểm chung của họ là công nhận có cai bất diệt của con người sau khi bỏ thân ( chết) Họ chấp vào đó, Cai mà họ cho là còn tồn tại sau khi chết họ gọi là linh hồn, Ngã, ma ...
Theo đó, con người sẽ không còn cơ hội để sửa sai hay thay đổi bất cứ cái gì về cuộc đời họ. Mà tất cả đều do sô phận, hoặc chọn cách bảo trợ. ( nhiều tôn giáo lớn thì cho rằng, theo giáo chủ sẽ được lên thiên và hầu hạ giáo chủ, hưởng sung sứơng ở đó, thậm chí có đôi khi phạm điều ác cũng được che chở như HG). Không theo giáo chủ, hoặc vô tình hay cô ý tạo điều ác, sẽ đọa địa ngục vĩnh viễn, hoặc sô phận do trời an bài khi sinh ra và chết đi.
Như tín ngưỡng của VN thì sông là gửi, chết là vĩnh cửu. Thậm chí dương thế bị bệnh hay sống thế nào , thì xuống âm sẽ như vậy.. rồi đổi cải tìm lum theo tín ngưỡng, không theo 1 logic cụ thể nào)
Trong PG nói rằng quan điểm đó là chấp Thường Kiến.

2/ Cũng có nhưng quan điểm cho rằng ma quỷ thánh thần, linh hồn đều là bịa, vì xưa nay có ai thấy đâu mà nói. (Khoa học hiện đại cũng chưa chứng minh được điều này. có hay không kinh hồn?)
Quan điểm chết là hết ( vô Thần) thì trong PG gọi là Chấp đoạn kiến

3/ Quan điểm của Phật giáo về thới giới quan, vũ trụ quan. Mà trong đó lấy con người làm trung tâm.
Phật giáo chủ trương Nhân Quả _ Luân Hồi, qua mối liên quan Duyên Khởi.( Luân Hồi trong PG có chút khác biệt so với luân hồi của Bà la Môn trong quá khứ)
Và trong tương lai con người có thể thay đổi, trở nên tốt hoặc trở nên xấu, do hành vi + tư tưởng của họ tạo ra, từ quá khứ hoặc hiện tại.
Do Nhân quả _ Nghiệp báo, mà con người sau khi bỏ thân này sẽ tái sinh trở lại tương tác với thế giới xung quanh với cách gọi là "Chánh Báo và Y báo". Bao gồm tất cả mỗi quan hệ xung quanh họ, ( có một câu nói. "Con người là tổng hòa cá mối quan hệ" là nói về việc này)
Vậy câu hỏi đặt ra. cái gì quay trở lại , cái gì tái sinh. Thì trong PG giải thích cái mà đưa con người vào luân hồi, là Dòng Nghiệp Thức.( Không phải linh hồn)
PG cho rằng những hành vi của con người khi đang sống tương tác với thế giới xung quanh, do con người chấp vào những điều họ cảm thọ được, nên tạo ra cái gọi là nghiệp, Nghiệp này tích lũy lại nằm sâu trong tàng thức, đên khi hết duyên, thân thể tan rã. thì dòng nghiệp thức này rời bỏ thân cũ, nhập thân mới. ( lưu ý vì chánh báo và y báo khác nhau, nên cái thân của các loài trong PG rất đa dạng, tạo thành 1 vũ trũ quan chứ không chỉ dơn giản là 1 linh hồn như trong các tôn giáo khác). Ở thân mới sẽ bao gồm các mối tương tác+ tư tưởng mới và cũ( do môi trường xung quan tương tác mà hình thành nên)
Khi các tương tác có đủ điểu kiện ( đủ duyên) các hiện tượng thuân duyên ( các điều khiến chủ thể thỏa mãn) và nghịch duyên ( các hiện tượng khiến chủ thể không thỏa mãn) lần lượt xuất hiện.
Khi đối mặt với các duyên đó, con người tạo ra các hành vi tương tác với nó( tốt or xấu) gọi là tạo nghiệp.
Trong quá trình luân hồi thì tạo ra các tương tác mới cũ đan xen. Rồi lại tạo ra dòng nghiệp thức. rồi lại đổi thân sau khi hết duyên...
Tất cả quá trình trên, Phật giáo gọi là Nhân quả-Luân Hồi.
Vì tin vào có Nhân Quả _ Luân Hồi. Với PG con người sau khi chết, vẫn tiếp tục tương tác với các thành viên cũ ( trong quá khứ) qua mối quan hệ Nhân _Duyên.
Nghĩa là khi có đủ điều kiện, những tác động qua lại mà chưa giải quyết xong với nhau( ở quá khứ) thì sẽ phải đối mặt với nhau để giải quyết dứt điểm ở tương lai. Nếu vấn không xong ( trong nhiều trường hợp tạo thêm nghiệp mới) thì phải lặp đi lặp lại cho đến kỳ xong mới chấm dứt mối quan hệ đó.( giống như cách ký kết hợp đồng và thanh lý hd trong thực tế)
Khi "thạnh lý hợp đồng" có thể có lỗ lãi. Nhưng nếu tư tưởng và hành động của các bên mang hướng tích cực, tạo ra từ lòng từ bi. Thì kết thúc HD sẽ cho kết quả tích cực. và ngược lại cho dù là khởi đầu tốt, nhưng khi tương tác lại với ý xấu, thì nhiều khi sẽ bị "tăng lãi" thậm chí tạo nghiệp mới.
Chính vì điều này, nên PG có chủ trương chuyển Nghiêp, Bằng cách thay đổi tư duy tích cực ( thân khẩu ý tốt) sẽ cho kết Quả tốt, dù Nhân ban đầu có thể không tốt.

Kết luận:
Đối với QĐPG, thì các tác Nhân của hành dộng trong quá khứ(
quá khứ không chỉ là kiếp trước mà là giờ trước giây trước, sat na trước...) đều sẽ phải trả kết Quả ở tương lai. Gọi là Nghiệp báo( Nghiệp ác hay nghiệp thiện)
Nhưng kết quả ở tương lai tốt hay xấu, phụ thuộc rất nhiều ở ở người trả ( sở dĩ có điều này là do Duyên Khởi)
Thân, Khẩu Ý, tốt, thì quả xấu sẽ bớt xấu. tốt sẽ tăng tốt
Thân Khẩu ý không tốt nếu quả không tốt, thì tăng năng- tốt thì bị giảm tốt.

Những quan điểm trên của Phật giáo, là do nhưng người đã tu chứng ngộ, nhìn thấy và viết lại. không phải là sự suy đoán logic thông thường của ai đó. Tôi cũng chỉ tổng hợp lại
(Thực tế, quan điểm này của PG thường bị hiểu sai hoặc bị quy chụp,>Do những lời nói vô tình hoặc cố ý, của những người chưa hiểu được PG. Nên thường lấy Nghiệp báo ra để dọa hoặc chỉ trích nhau gây tổn thương lẫn nhau.

Trong quan điểm của tín ngưỡng dân gian VN thì rõ ràng là có mối quan hệ giữa người đã chết và người đang sống. Nhưng họ không giải thích được rõ ràng.

Quan điểm của các tôn giáo lớn khác, thì có hay không mối tương quan giữa người sống và người đã chết?
Đa sô tôn giáo là có nhưng rất mơ hồ. họ không biết đích xác là đi đâu sau chết? họ chỉ ước đoán là người quá cố có thẻ đang ở thiên đàng. Họ không biết rõ ràng. vì chủ trương của họ là ai đươc ban ơn mới được về với Chúa trời. Nếu không được ban ơn sẽ đọa vào địa ngục,
Như vậy là có sự tồn tại sau khi chết, nhưng không tương quan ảnh hưởng nhiều đến gia đình cũ

Lưu ý, đây em chỉ tổng hợp cách nhìn của PG về quá trình sinh tử. Không phân biệt đúng hay sai nhé

Qua đó cccm tư duy xem trong tâm linh, có hay không mối liên hệ giữa con người (đang sông hay đã chết) với dòng tộc nhé
Các vấn đè khúc mắc cần trao đổi,cccm hỏi thì em biết sẽ trả lời, chắc chỉ trong tháng 7 AL này thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Cụ nói quá ah, em không biết 1 chút gì, giờ em mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật ah. Mấy hôm nay, em có nghe bài vấn đáp của Hòa thượng Thích Nhật Từ trên youtube, em thấy Hòa thượng có nói là, theo kinh Phật, hoàn toàn không có khái niệm về bậc bề trên, thượng đế. Cụ có thể giải thích thêm cho em được không ah? Em cảm ơn cụ!
Câu trả lời là của cụ, hãy bố trí thời gian để nghe nhé. Bắt đàu từ bài #485 ( trang 25 cụ nhé)
links :
Nam Mô bản sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
 

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Em
Câu trả lời là của cụ, hãy bố trí thời gian để nghe nhé. Bắt đàu từ bài #485 ( trang 25 cụ nhé)
links :
Nam Mô bản sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
Em cảm ơn cụ! Em sẽ nghe và tìm hiểu ah.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Em
Em cảm ơn cụ! Em sẽ nghe và tìm hiểu ah.
Rất nhiều người đến với Phật lúc bế tắc và tin vào Phật, nhưng đến khi cầu mà Phật không đạt thì hay quay lưng. Tại sao?
Đó là dọ họ thiếu kiến thức và quá nhiều tham vọng :D
Sang tháng mới chúc cụ và GD an lạc!
Tháng này là đại lễ VU LAn BÁO HIẾU, cụ nên làm nhiều việc thiện và hồi hướng công đức đó trước là về Phụ mẫu, sau là "Cửu huyền thất tổ"
Nam Mô Đại Hiếu MỤC KIỀN LIÊN Bồ Tát!
 

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Dạ vâng, em cảm ơn cụ đã chỉ dẫn ah. Em cũng chúc cụ và gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có vấn đề gì chưa rõ, cũng mong các cụ chỉ dẫn thêm cho em với ah. Em cảm ơn ah! :)
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Đạo làm người
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Cụ HT thích Thanh Từ
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có sự tích này mời các cụ cùng tham khảo
Thiền Sư TÔNG DIỄN (hiệu CHÂN DUNG)
Ở chùa Hòe Nhai còn 1 pho tượng Phật độc nhất là tượng phật không ngồi tòa sen mà ngồi trên lưng Vua





(1640 - 1711)-(Đời pháp thứ 37, tông Tào Động)

Thiền sư Tông Diễn không biết tên tục, quê quán có thể ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang.
Nghe kể rằng: Khi Sư còn bé cha mất sớm, mẹ tảo tần buôn gánh bán bưng để nuôi con. Khi Sư được 12 tuổi, một hôm bà mẹ chuẩn bị gánh hàng ra chợ bán, dặn con: “Mẹ có mua sẵn một giỏ cáy (cua) để sẵn ở ao, trưa nay con giã cáy nấu canh, trưa về mẹ con mình dùng.” Bà gánh hàng đi rồi, gần đến giờ nấu cơm, Sư ra ao xách giỏ cáy lên định đem giã nấu canh như lời mẹ dặn, song nhìn thấy những con cáy tuôn những hạt bọt ra, dường như khóc rơi từng giọt nước mắt. Xót thương quá, Sư không đành đem giã, lại đem đến ao giở nắp giỏ thả hết.
Trưa bà mẹ đi bán về, vừa nhọc nhằn vừa đói bụng, hai mẹ con lên mâm cơm ngồi ăn, bà không thấy món canh cáy liền hỏi lý do. Sư thưa: “Con định đem đi giã, thấy chúng nó khóc, con thương quá đem thả hết.” Bà mẹ nổi trận lôi đình, không ăn cơm, chạy lấy roi đánh Sư. Sợ quá, Sư chạy một mạch không dám ngó lại. Bà mẹ đuổi theo không kịp, mệt lả đi trở về. Ngang đây đứa con trai bà mất luôn.
Khoảng hơn ba mươi năm sau, đã thành Hòa thượng Trụ trì, Sư nhớ đến mẹ liền về quê cũ tìm kiếm. Đến một cái quán bán nước trà, một bà lão đầu tóc bạc phơ đang châm trà bán cho khách. Sư vào quán ngồi, chờ bà lão rảnh, hỏi thăm lai lịch bà lão. Bà thở dài than:
- Tôi chồng mất sớm, có một đứa con trai mà nó bỏ đi mất từ khi được mười hai tuổi. Thân già hôm sớm không ai, tôi phải lập quán bán nước trà, kiếm chút ít tiền sống lây lất qua ngày.
Sư hỏi:
- Bà lão ưng ở chùa không, chúng tôi thỉnh bà về chùa để nương bóng từ bi trong những ngày già yếu bệnh hoạn.
Bà nói:
- Tôi già rồi đâu làm gì nổi mà vào chùa công quả, không làm mà ăn cơm chùa tội lắm.
Sư nói:
- Bà đừng ngại, ở chùa có nhiều việc, người mạnh gánh nước bửa củi, nấu cơm, người yếu quét sân, nhổ cỏ, miễn có làm chút ít, còn thì giờ tụng kinh niệm Phật là tốt.
Bà lão thấy thầy có lòng tốt bèn nói:
- Nếu Thầy thương giúp kẻ cô quả này, tôi rất mang ơn.
Sư hẹn ít hôm sau sẽ có người đến đón bà về chùa. Về chùa, Sư họp tăng chúng hỏi ý kiến có thuận cho bà lão cô quả ấy ở chùa không. Toàn chúng đều động lòng từ bi đồng ý mời bà lão về chùa. Sư cho cất một am tranh gần chùa, cho người đi rước bà lão về ở đây. Mỗi hôm, Sư phân công bà lão quét sân chùa hay nhổ cỏ, tùy sức khỏe của bà. Sư luôn luôn nhắc nhở Bà tu hành.
Thời gian sau, bà lão bệnh, Sư cảm biết bà không sống được bao lâu, song vì có duyên sự phải đi vắng năm bảy hôm. Trước khi đi, Sư dặn dò trong chúng: “Nếu bà lão có mệnh hệ gì thì chúng Tăng nên để bà trong áo quan đừng đậy nắp, đợi tôi về sẽ đậy sau.” Đúng như lời Sư đoán, bốn năm hôm sau bà tắt thở, Tăng chúng làm đúng như lời Sư dặn, chỉ để bà trong áo quan mà không đậy nắp. Vài hôm sau Sư về, nghe bà lão mất còn để trong áo quan. Sư về nhìn mặt lần chót rồi đậy nắp quan lại. Sư nói to:
- Như lời Phật dạy: Một người tu hành ngộ đạo cha mẹ sanh thiên, nếu lời ấy không ngoa xin cho quan tài bay lên hư không để chứng minh lời Phật.
Sư liền cầm tích trượng gõ ba cái, quan tài từ từ bay lên hư không, rồi hạ xuống. Ngang đây mọi người mới biết bà lão là mẹ của Sư.

Trong quyển Hồng Phúc Phổ Hệ có những đoạn tán thán công đức của Sư:
“Diêu văn Đại Thánh Sư, thần đức nan tuyên giả, chỉ tích mẫu quan phi, niệm kinh Bảo Liên Hoa, đầu đơn đế nhãn minh, tiến ngọc quân vương tạ...”
Nghĩa là: “Xa nghe thầy Đại Thánh, thần đức khó nói hết, gậy chỉ quan (tài) mẹ bay, tụng kinh Bảo Liên Hoa, nạp đơn vua mắt sáng, dâng ngọc quân vương tạ (ơn)...”
Sau này, chỗ quán bán trà của mẹ, Sư lập một ngôi chùa tên “Mại Trà Lai Tự” ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Am bà ở để tên là “Dưỡng Mẫu Đường” ở phủ Vĩnh An.

Lại một đoạn khác cũng tán thán lòng hiếu thảo của Sư có hai câu:
“Dưỡng Mẫu Đường linh thế thái vĩnh trường khan,
Vọng Mẫu tháp trí trà lai nhân tịnh đổ.”


Nghĩa là:
“Dưỡng Mẫu Đường khiến người đời mãi nhớ,
Vọng mẫu tháp trí trà lai mọi người thấy.”

...
http://www.thuongchieu.net/index.php/chuyende/thiensuvn/866-thin-s-tong-din-hiu-chan-dung
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Nhan Vu Lan Báo Hiểu, Nghe và hiểu thêm về Chánh tri
HT Thích Thanh Từ. ( nghe đừng phân biệt, đừng chấp có chấp không)
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
nghe bằng tâm thanh tịnh
 

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
Thiên Kinh vạn quyển, Hiếu nghĩa vi tiên. A Di Đà Phật



 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,146
Động cơ
622,206 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

jade8989

Xe tải
Biển số
OF-490452
Ngày cấp bằng
22/2/17
Số km
294
Động cơ
191,838 Mã lực
Tuổi
40
em mới đọc sơ qua về lịch sử các ngài Alahan ,rất thú vị, note lại để từ từ ngâm cứu nào:-)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top