[Funland] Các bài nhạc tụng ưa thích

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
QUOTE="Hự., post: 66199675, member: 426937"
Em biết Di Lặc là vị Phật tương lai và chỉ xuất hiện khi PG bị lãng quên ko còn ai biết, nhắc đến nữa. Như kiểu ấn F5 reset lại toàn bộ. Ko hiểu có đúng ko? Nhưng cụ nói em mới biết là Phật tương lai là thọ kí của Phật hiện tại. Em thấy ko logic nhưng chắc vấn đề này ko thể theo logic thông thường được.

Cụ cho em hỏi thêm là thế thì ngoài Phật Thích Ca Mâu Ni là nhân vật có thật trong lịch sử còn các Bồ Tát là đại diện cho các hạnh của Phật chứ ko phải là nhân vật có thật trong lịch sử đúng không ạ? Với lại các bộ kinh thì bộ nào là do Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên bản viết ra, đến giờ vẫn ko thay đổi 1 chữ ạ?
/QUOTE
1/ em thấy trên đời này chả có gì là logic cả, ngay cả bản thân cụ có mặt trên đời cũng đã không logic rồi.
do vậy néu cụ cho là Phật tương lai là do Phật hiện tại thọ ký là "không logic" thì cũng bình thường thôi.
vì nếu theo quan điểm khoa học biện chứng thông thường. thì cái mới luôn phải xuất hiện dựa trên cái cũ( phải có cũ mới biết đuọc mới) giống như có tốt thì mới biết được xấu, có hay mới biết đuọc dở.., do vậy nếu cụ không có bản đối chiếu để khẳng định cụ là ai thì sự hiện diện của cụ là vô lý( không có cái đối chứng để khẳng định) đó là nếu cụ muốn bàn về logic.

2/ Bồ tát là các hạnh của Phật và các vị, là các vị tu hành theo hạnh của Phật cũng gọi là bồ tát. tuy nhiên quá trình tu theo này được PG đánh giá bằng các thứ bậc, dựa trên công đức của người thực hành( cũng giống như quá trình học của chúng ta từ vỡ lòng cho dến tiến sỹ vậy) do vậy bồ tát chả có gì phải truy tìm khảo cổ để phân biệt nhân vật lịch sử hay không lịch sử, vì ở mức sơ cơ, chúng ta dễ dàng tìm thấy bồ tát, nhưng khi đạt được 1 sô thành tựu, họ sẽ ẩn thân(kiểu như giấu mình) do hạnh nguỵện tu tập bồ tát, do vậy có tìm cũng chẳng thấy, vì chả vị nào tự nhận.
cụ cóthể tìm hiểu ở kinh tiểu bộ thuộc kinh tạng nam truyền, con bắc truyền thì đọc thêm cả bồ tát giới để hiểu thêm. Thập hạnh
3/ Chả có ai theo PG mà không biết rằng Kinh Phật chỉ có thuyết mà không có viết. Nên ai đo nói rằng kinh Phật do Phật Thích Ca viết ra thì chả biết gì về Phật, do vậy nên tìm hiểu lại từ sơ khai bằng cách bắt đầu tìm hiểu Phật là gì? Phật là ai?... trước khi đi tìm hiểu về kinh Phật. Vì kinh Phật muốn truy gốc cần phải có kiến thức căn bản vè khoa học khảo cổ nữa, nếu không thì chỉ còn cách dựa cột chờ người ta nói cho mà nghe thôi.
Hoặc muốn biết thì thực hành theo PG, để có trí "tuệ vô ngại" mới hiểu được.
Tuy nhiên cách nhanh nhất là để em nói cho cụ nghe. Hiện nay Kinh Phật được khai quật(tìm thấy) cổ xưa nhất cũng chỉ vào tầm thế kỷ thứ 1 trước CN, Tuy vậy bản kinh đó cũng được coi là bản kinh cổ xưa nhất của nhân loại được tìm thấy trên thế gian này.
Như vậy với khoa học hiện tại chưa khai quật được bản kinh nào có niên đại 26 thế kỷ trước cả, do vậy không thể chứng minh bằng khoa học khảo cổ là bản kinh nào có từ thời đức Phật,
cũng có thể xác định kinh Phật thuyết bằng kiến thức ngày nay dựa vào các Pháp Ấn( tu theo Phật)
sau khi Phật niết bàn PG được truyền thừa từ các vị tổ sư đã chứng đắc đạo quả, nên không khó khăn lắm để xắc định đâu là kinh Phật thuyết. Phàm là những người tu theo PG dần dần sẽ hiểu được chính xác, Nói như vậy là muốn biết kinh nào được chính Phật thuyết thì chỉ có người nào tu theo Phật mới biết được. còn các vị làm khoa học thì chưa chứng minh được, cần phải đợi khai quật đươc, hay ít ra công nghệ tương lại du hành được quá khứ, để chứng minh.
Còn bản thân người học Phật chả cần ai chứng minh cả

HT Thích Thanh Từ_ ai truyền tâm ấn
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
con người cần có cả Phước và Huệ
QUOTE="TÀU NGẦM NỔI, post: 41480366, member: 550192"]Cụ Tuệ chắc nghiên cứu về Phật giáo cho em hỏi câu. Thắc mắc mãi chưa biết hỏi ai:
1. Việc công đức xây chùa dựng tượng có trong Phật giáo nguyên thủy mà Thích Ca Mầu Ni sáng lập không? Hay nó bắt nguồn từ sau này và nguồn gốc từ Trung quốc sang hay Ấn độ lên? Cụ nghĩ sao về việc công đức mà k cần tu? Em thấy nó cứ sai sai thế nào, kiểu như hối lộ Phật. Mà Phật tưởng k màng việc này. Em được biết thì Phật đơn thuần là ngươig thành công nên rút kinh nghiệm chỉ cho con người đường đi đúng đắn chứ k có bất kỳ 1 quyền năng, pháp thuật nào.
2. Một vấn đề nữa em thắc mắc là tưởng ai tu thì người đó được tự giải thoát chứ 1 người xin cho cả nhà, cả họ liệu có được không. Theo em được biết thì Đạo là con đường đi chứ k phải là cái gì đó. Niết Bàn hình như cũng là hư vô, thoát khỏi luân hồi.
Mong cụ khai sáng để em biết về Phật giáo một cách đúng đắn hơn.[/QUOTE

Câu hỏi nhiều điểm thú vị nên em mạo muộn chia sẻ.
1/ - Theo đại tạng Kinh, tạc tượng Phật có từ thời Đức Phật con tại thế.( Đại chính tân tu Đại tạng Kinh, tập 16, tr. 790a )
Còn cúng dàng xây tinh Xá từ thời Đức Phật tại thế ( tiền thân của chùa ngày nay) thì người nổi tiếng nhất là ngài Tu Đạt Đa ( dát vàng kín khu vườn Kỳ viên để mua đất xây tinh xá)
Vậy việc tạc tượng xây chùa, bố thí đều là truyền thống của Phật giáo từ thời Phật , không phải chỉ có Truyền sang TQ mới có.
Bàn về Công Đức
Trong dân gian ( thế tục) thì khái niệm Công đức, khác với khái niệm "công đức trong Phật giáo"
- Đối với PG thì Công đức có nghĩa là công phu tu hành thành chánh quả( thành bậc thánh)
- Đối với Thế tục thì từ "Công Đức" ( theo cách nói của cụ là kết quả của bố thí hành thiện) thường được hiểu thành Phước đức. là phước báo có được sau khi bố thí hành thiện, theo luật nhân quả
Chính vì lầm lẫn nghĩa thực 2 từ này mà nhiều khi người ta đọc kinh điển Phât Giáo cảm thấy mông lung và hoài nghi.
Nên trong dân gian: Việc công đức là cách nói khác của bố thí hành thiện ( có những người không theo Phật giáo vẫn bố thí hành thiện) khác với Công đức trong PG chỉ việc tu thành chính quả . Nên công đức và bố thí hành thiện là 2 việc khách nhau, Do vậy không ai nói là " công đức mà k cần tu?" trong PG cả.
Việc cụ cảm giác "công đức là hối lộ" là do hiểu nhầm. Vì làm 1 việc thiện như bố thí. thì kết quả nhận được là những điều lành mang lại hạnh phúc cho thí chủ. Đó là quy luật Nhân Quả. không có gì phải xâu hổ khi cúng dàng hay làm phước. mà nhận được phước báo cả.
Phật là bậc giác ngộ. là thầy của 3 cõi. biết trước mọi chuyện, nên không can thiêp vào nhân quả.
Nhưng việc cúng Phật hay thực hành theo lời Phật dạy lại mang lại lợi ích cho hành giả. đó là quả lành ( Phước báo) do nhân lành khi hành giả thực hành theo Phật dạy mà có được. đây là sự thực, cần thực hành để kiểm chứng chứ không trải qua thì không thể lạm bàn được.
- Cảm tưởng có 1 vị Phật như thế nào là do kiến thức hạn chế của mỗi cá nhân, không áp đặt lên quan điểm đó lên mọi người được. Phật là Quả Vị do tu mới có được. Do đó không thể lấy kiến thức thiển cận của mình ra cảm nhận, mà phải tu theo Phật mới biết Phật là gì?

2/ Việc "ai tu nấy chứng" là có thật, như ai ăn nấy no. Còn việc có mối tương tác qua lại( tốt /xấu) giữa cá nhân vào cộng đồng xung quanh (ruột thịt , bà con, đồng bào..) cũng có thật. Nên việc trong gia đính có người tu hành có Công đức thì nhưng người trong GD cũng có được ảnh hưởng tốt từ việc thiện này( ví như trong dân gian có câu gần mực thì đen , gần đèn thì sáng. như Cụ ở trong nhà có xịt nước hòa thì người cụ tự nhiên có mùi hương. nếu ở trong phòng vệ sinh thi người cụ sẽ có mùi của phòng VS) đó là sự tương tác qua lại cảu duyên khởi, không phải do ai cầu ai xin cho ai cả
Hai việc này có tương quan thế nào thì cụ cần nhìn nhận mối quan hệ của XH ( ngay cả trong GĐ cụ..) cụ sẽ có câu trả lời tương đối
- Đạo nghĩa đen là con đường, nghĩa bóng là tôn giáo, là cách tu...
Niết bàn là danh từ chuyên môn trong PG, chỉ khái niệm về sự giải thoát, đương nhiên là không có hình tượng cụ thể. Vì nếu có hình tướng tức là có thể dùng phương tiện nhân tạo ( ý là các phương tiện của con người đã biết sang tạo ra thời nay) để đi đến thì cần gì tu nữa?
... nếu cụ muốn tìm hiểu theo kiểu đọc chơi thì có thể đọc cái này.
http://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c40/doc-sach-truc-tuyen-su-tich-duc-phat-thich-ca-mau-ni-b3081/chuong-8-phan-6-ti8
Thân!
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
QUOTE="7usd, post: 40167237, member: 75041"]Ai bảo bác thế. Như Phật dạy thì ko còn cạnh tranh. Con người ai cũng an phận thủ thường; bằng lòng với cuộc sống hiện tại; sống qua ngày. Thế thì phát triển làm sao khoa học kỹ thuật?
Bài này thì em nghĩ cụ chưa hiểu Phật Giáo, mà suy nghĩ theo chủ quan như phần lớn các cụ trên này.
1/ Nếu cụ cho rằng người theo PG là bằng lòng với hiện tại an phận thủ thường thì không PT khoa học kỹ thụt. Vậy em hỏi cụ.
-Tại sao có mấy ông sư chả làm gì đó sao bay h ông ta vẫn ung dung tự tại, mà các cụ cứ suốt ngày ghen tỵ kêu là họ có xe đẹp có phương tiện đỉnh cao?
- Vì theo lý nhân quả thì gieo nhân nào gặt quả đó, không làm thi lấy gì mà hưởng?
2/ Lại nữa nếu không theo PG thì những người như cụ, cả đời cụ không biết đã tạo được cái gì rồi? không làm ra xe...., không phát minh ra điện tử , máy tinh... mà tại sao cụ lại có xe, có phương tiện công nghệ...để chém?
Theo lý cụ không phát minh ra điện, không làm ra xe cộ... thì cụ sẽ không được hưởng những thứ này. mà khoa học công nghệ ngày nay có phải do cụ tạo ra đâu? cụ không theo PG nhưng cũng có tạo ra cái gì cho XH đâu?
3/ Bây h nếu ai đó bảo tôi đã làm ra tền để mua nhưng thứ đó thì xin thưa , cac ngàì chỉ cứớp chứ đừng có nói mua. cccm có ai đó dám chắc là mình đã trả đủ tiền bản quyền, hay thậm chí không trả 1 xu nào cho cha đẻ ngành điện tử là A. Volta ? không trả tiền và không trả đủ thì đương nhiên tiền không có liên quan gì đến trong vấn đề được hưởng đặc quyền sử dung ý tưởng và công nghệ của người khác, thứ mà mình không làm ra cả. Mà đó là cướp về...?
4/ Nếu mà chỉ đi cướp là có để dùng thì con người sẽ chiến đấu liên miên với nhau để cướp mà dùng, mà thọ hưởng, cho thỏa mãn cái tôi của các vị. Và khi mình cướp được của người này, thì đương nhiên sẽ có lúc người khác sẽ cướp lại của mình...Vậy cuối cùng cá cụ có thực sự được hưởng những cái của mình có không? Hay đêm ngày nơm nớp lo sợ bị cướp và đau đầu ủ mưu đi cướp?
5/ Lại nữa: Nếu mà cướp là có được thì tại sao em bé mới sinh ra chả cần cướp đoạt gì vẫn có đày đủ các thứ xa hoa thậm chí hơn bố mẹ nó nữa, nó có đi cướp đâu ?...

Vậy tại sao Học Phật vẫn phát triển được XH thậm chí giúp ích rất nhiều cho nhân loại?
Xin thưa rằng: Phật Học là một ngành PT riêng cho khả năng trí tuệ và tư duy, hoc Phật có khả năng tăng trưởng trí tuệ, đó là công cụ đắc lực, phục vụ cho bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sông con người. Có trí tuệ rồi, con người sẽ không làm nhưng việc vô ích , hiêu quả công việc cao hơn
Có tri tuệ rồi con người sẽ không cảm thấy lo sợ khổ sở nữa...
Những nhà sang chế phát minh có thể học Phật không ? Có. Họ học không chỉ trong 1 kiếp, cái nghiệp báo hiện tại của họ chỉ là duyên ở đời này mà thôi...
Đệ tử của Phật có vô vàn, không chỉ toàn là người xuất gia tu học, nhưng người cư sỹ tại gia vẫn vì thế mà làm việc, thậm chí hiệu quả cao vì họ có trí tuệ và nhiếp tâm đươc
Phật dạy ai trong chúng ta cũng đều có Phật tính, khi nào đó đủ duyên nó sẽ hiển lộ ra ngoài, người đời nay chúng ta không biết được quá khứ xưa kia của các nhà phát minh kia đã từng có kiếp nào gieo duyên với Phật hay không? vì PG đã có trước đây tận hơn 2700 năm
vậy câu nói "những người học Phật không giúp ích gì cho phát triển XH" là chủ quan thiếu hiểu biết
https:/ /www.youtube.com/watch?v=GSePDgBXCq4
"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình"
Trích lời dạy của Đức Phật
 
Chỉnh sửa cuối:

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,192
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Có những bài thánh ca nghe tâm hồn cũng bay bổng
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nam Mô Phật Bổn Sư THÍCH CA MÂU NI!
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chuơng-i-(tt2)
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-2)/nhung-canh-hoa-dam-(tt5)
Cuối phần2 tt2 nói về phật Di lac xuất thế
Cuối tt7 nói về 10 danh hiệu Phật
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-3)/nhung-canh-hoa-dam-(tt4)


Những cánh hoa đàm 1 ( dành cho Phật tử)
https:// www.youtube.com/watch?v=D8ms9j9vx90
Những cánh hoa đàm 2
https:// www.youtube.com/watch?v=vwNY8R1ht9w
Những cánh hoa đàm 3
https:// www.youtube.com/watch?v=N9HOrPqkgsY
Phần này các bạn nghe, ngẫm và thực hành, mới mong hiểu được đúng lời sư ông muốn nói.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
2.43 ăn chay hay mặn?


một bài hát hay

2.28 Phật Di lạc xuất thế
Nam Mô Bản Sư THÍC CA MÂU NI Phật!
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Những cánh hoa Đàm 1 _ HT Thích Thanh Từ
( dành cho các Phật tử )
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chuơng-i
Trong thời gian theo Hòa thượng học đạo, Tăng Ni và Phật tử chúng tôi, người thì thắc mắc về ý nghĩa Phật Tổ dạy trong Kinh Luận đem ra thưa hỏi, xin Hòa thượng giải nghi. Người thì gặp chướng ngại trên đường tu, trình Hòa thượng xin chỉ dạy để khắc phục vượt qua. Người thì tu tiến được những bước khả quan cũng trình Hòa thượng xin chỉ dạy để tiến xa hơn nữa. Tất cả những câu hỏi của chư Tăng Ni và Phật tử nêu lên đều được Hòa thượng giải đáp tường tận.


Chúng tôi nhận thấy những câu giải đáp của Hòa thượng rất thiết thực giúp cho người học đạo những kinh nghiệm trong lúc dụng công tu hành, thêm sáng tỏ lý đạo và tăng trưởng tín tâm. Thế nên chúng tôi sưu tập thành sách để có tài liệu tu học và nhiều người cùng được lợi ích.

Sau khi ghi xong, chúng tôi trình Hòa thượng xem, được Hòa thượng hoan hỷ cho xuất bản. Mong tập sách này giúp thêm những kinh nghiệm cho các bạn đồng tu học để có được niềm vui lớn. Tuy chúng tôi đã trình Hòa thượng xem qua, nhưng chắc chắn quyển sách không tránh khỏi sai sót, xin độc giả niệm tình bỏ qua cho.

THIỀN THẤT TRÚC LÂM MÙA AN CƯ 1998

Kính ghi

THUẦN GIÁC
Vấn Đáp
HỎI: Thưa thầy, con làm ruộng, ruộng con bị chuột cắn phá. Nếu không dùng thuốc diệt chuột thì không có lúa ăn, nếu dùng thuốc chuột thì phạm tội sát sanh. Vậy con phải làm thế nào vừa có lúa ăn mà vừa giữ được giới đã thọ?

ĐÁP: Giới sát sanh Phật chế cho cư sĩ tại gia, nhằm hạn chế việc giết người. Giết người có ba trường hợp: Một là thân giết người. Hai là miệng sai bảo kẻ khác giết người. Ba là thấy người giết tâm sanh vui thích. Như thế là phạm tội sát sanh. Ngoài ra, những con vật lớn như trâu, bò, heo, ngựa, chó... không giết bao nhiêu là tốt bấy nhiêu, những loài nhỏ như chuột, dế, kiến, gián... thì Phật chưa xếp vào giới này. Vì chưa hiểu rõ giới sát sanh của cư sĩ tại gia, nên đạo hữu sợ, thấy cuộc sống trở thành khó khăn. Hiểu đúng nghĩa giới không sát sanh là không giết người, thì cư sĩ mới giữ được, như những người sống ở ven biển làm nghề đánh cá, mà họ vẫn giữ được giới không sát sanh. Đó là nghĩa căn bản của giới không sát sanh mà người Phật tử phải giữ. Tế nhị hơn, nếu người Phật tử nghĩ giết sinh vật dù lớn hay nhỏ đều có tội nên không làm, không làm thì mình đói, gia đình cha mẹ, vợ con đói. Nghĩ như thế là quan niệm ích kỷ. Tuy giết chuột, mình có tội với chuột, nhưng gia đình mình cha mẹ vợ con có cơm gạo ăn không đói. Đó là vì lẽ sống của con người mà chịu tội với con vật.

Ở Thiền viện quý thầy không ăn thịt cá, nên quý thầy trồng rau mới có rau ăn. Nếu không trồng cũng phải mua của Phật tử hay của người khác để ăn. Trồng rau thì phải xịt thuốc trừ sâu, trừ sâu là có tội. Song, trong cuộc sống hiện tại, chúng ta chấp nhận phần thiệt hại nhỏ về mình, phần lợi ích lớn cống hiến cho người. Vì muốn cho người được sống, mình phải chịu tội với con vật, giết nó là có tội chứ không phải không tội.

Nếu tất cả mọi người đều sợ tội hết thì ngồi chờ chết đói. Có nhiều Phật tử nói: Tôi ăn mặn, để tránh tội sát sanh, ra chợ mua cá thịt người ta làm sẵn bán, tôi ăn. Nhưng có người khác lại nói: Tại mình mua ăn nên người ta mới làm để bán. Như vậy mình cũng chịu tội chung với họ. Nghe nói bị tội chung với người làm thịt, nên không dám ăn thịt cá, bèn đổi lại ăn rau. Khi ăn rau nghe nói trồng rau cũng xịt thuốc giết sâu rầy, cũng mắc tội sát sanh chung, nên không dám ăn rau. Nghĩ vậy thì đi tới đâu? Chỉ còn bó tay chờ chết.

Phật dạy ăn chay, giữ giới không sát sanh là tránh những tội lớn. Vì con người với con người đồng loại nghiệp cảm thông nhau, mà giết hại lẫn nhau là hành động tàn ác. Giá trị mạng mình và giá trị mạng người ngang nhau, mà giết hại nhau tội rất nặng. Con vật tuổi thọ ít hơn nên mình cố tránh tội lớn cam chịu tội nhỏ. Có người nói quý thầy ăn rau, rau cũng có sự sống mà cắt nó ăn là đoạn sự sống của nó, cũng có tội sát sanh. Song, khi cắt rau, thây cây rau không ra máu, không giãy giụa la lên, nên lòng từ bi không bị tổn thương. Những con vật lớn khi đoạt mạng sống, nó đau đớn giãy giụa la lối. Thấy nghe mình xót xa, lòng từ bi bị tổn thương nên phải tránh bớt.

Sống trong cuộc đời tương đối, mình tránh tội lớn phải chấp nhận tội nhỏ, chớ không thể tránh tội hoàn toàn được. Tránh được tội lớn là tốt lắm rồi. Nếu không thể như thế thì người Phật tử làm ruộng, làm rẫy, đánh cá không dám thọ giới tu theo Phật. Và, nếu không thọ giới không sát sanh không tu theo Phật, hễ oán hận ai cứ giết để trả thù thì rất nguy hiểm. Phật tử nên biết tội trọng phải giữ trước, tội khinh chưa giữ được thì thong thả rồi sẽ giữ sau.
- Liên quan đến giữ giới sát sanh
HỎI: Thưa Thầy, đạo Phật cấm sát sanh, nhưng sâu rầy phá lúa mạ hoa màu, nên các nhà hóa học chế biến thuốc sát trùng, người chủ ruộng mua thuốc sát trùng, người làm công xịt thuốc sát trùng. Ba người cùng làm như vậy có phạm tội sát sanh không? Nếu phạm, ai tội nặng hơn?

ĐÁP: Phật tử quy y thọ năm giới, giới sát sanh là giới đầu. Khi truyền giới, các Thầy thường giảng không sát sanh là không được giết hại từ loài người cho tới loài vật. Giảng như thế, Phật tử thọ Tam quy Ngũ giới, mỗi khi làm điều gì có phương hại đến sinh vật nhỏ như côn trùng lòng rất hoang mang. Điều này tôi nghiên cứu trong Luật thấy không phải như vậy. Luật Phật dạy người Phật tử tại gia không được giết người và không được giết những con vật lớn như trâu, bò, ngựa... Con người là chính yếu, những con vật lớn là thứ yếu, Phật không nói tới côn trùng như sâu, rầy, kiến... Đối với người xuất gia Phật mới đề cập tới các con vật nhỏ. Nhưng nếu có phạm chỉ là tội nhẹ. Hiểu như vậy quý Phật tử mới giữ giới được. Ngày xưa có những người chài lưới thọ Tam quy giữ năm giới. Nếu không sát sanh là không giết hại côn trùng như sâu kiến thì những người chài lưới làm sao tu? Giới không sát sanh chủ yếu là không giết người.

Giết người có ba cách: Một là tự giết, mình giết bằng dao bằng gậy hay bằng thuốc độc... Hai là bảo người khác giết thế cho mình. Ba là thấy người khác giết mình vui mừng theo. Như thế là phạm tội sát sanh đối với loài người, còn những loài nhỏ thì chưa bàn tới. Ngày nay chúng ta giảng quá tổng quát khiến cho Phật tử lúng túng không dám làm gì hết. Nếu không dám giết sâu bọ thì làm sao làm ruộng làm rẫy? Không làm ruộng làm rẫy thì lấy gì ăn và mọi người sẽ ra sao? Người nông dân không dám làm ruộng, làm rẫy thì người nông dân đói, người thành thị cũng đói theo. Người thành thị đói thì mấy người tu cũng đói luôn. Như vậy là cùng chết đói với nhau. Đó là cái lẽ không hợp pháp. Phật nói không sát sanh là không giết người để ngăn chặn tâm ác. Giết người thì phạm tội sát, còn những loài kia thì nhẹ, chớ không phải là chính. Hiểu như vậy thì quý vị quy y giữ giới không lúng túng khi làm việc.

Câu hỏi này đối với người xuất gia mới bị kẹt. Vì người xuất gia Phật cấm không được giết cả côn trùng. Nếu người tại gia mà cấm không được giết những loài nhỏ như côn trùng, thì những người làm thầy thuốc làm sao trị bệnh? Chẳng hạn bệnh nhân mắc bệnh lao, trong người có vô số vi trùng lao, thầy thuốc chích thuốc những vi trùng đó chết hết, bệnh nhân mới lành bệnh. Thấy có tội làm sao cứu cho người hết bệnh?

Ngày xưa khi Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo đi đường qua một bãi sa mạc, trời nóng Ngài khát nước cháy cổ, gặp vũng nước có nhiều vi trùng không dám uống. Ngài đến bạch với đức Phật:

- Bạch Thế Tôn, con rất khác nước, con dùng thiên nhãn thấy vũng nước bên đường có vô số vi trùng nên con không uống được.

Phật bảo:

- Sao ông không dùng nhục nhãn mà nhìn?

Qua câu chuyện, quý vị thấy Phật đặt nặng cái gì? Có phải Phật đặt nặng con người, cứu con người là trên hết không? Những vi trùng vi tế sống thời gian rất ngắn rồi chết, nếu đặt nó nặng để nó phá hại con người thì việc làm nào đúng? Ngay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hít thở không khí cũng có vô số vi trùng. Như vậy vi trùng ở đầy khắp, mà bảo tránh làm sao tránh? Còn làm ruộng làm rẫy xịt thuốc trừ sâu, tâm niệm mình chỉ nghĩ cho có cơm để mình và mọi người ăn, chớ đâu có oán thù nó. Nghĩ đến mạng sống con người là việc lớn, sâu rầy là cái nhỏ. Vì việc lớn mà chịu tội nhỏ đâu có thiệt thòi bao nhiêu! Vậy giữa cuộc sống tương đối này, phải có cái nhìn cho tường tận, vì việc lớn mà chấp nhận lỗi nhỏ, đòi hoàn hảo tuyệt đối hết thì không thể được. Vì sự sống cho mình, cho gia đình, cho mọi người có bát cơm ăn là cái phước lớn, thì phải chịu tội nhỏ đối với loài sâu bọ.

Giả sử có người này ỷ thế lực giết hại người kia, chúng ta vì thương người bị giết nên ra tay cứu. Khi cứu người kia nên bị người này chửi mắng. Lúc bị chửi mắng chúng ta cam chịu một chút, có sao đâu! Cứu được người khỏi chết là quan trọng. Đó là việc làm tốt cho người, phần mình phải nhận chút thiệt thòi. Nếu đòi hỏi hoàn toàn tốt hết thì khó lắm. Hiểu như vậy thì chúng ta tùy duyên làm lợi ích cho chúng sanh, chúng sanh lớn biết kêu la than khóc thì lo trước, còn chúng sanh nhỏ thì lo sau.


HỎI: Thưa Thầy, con là lính phải chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Khi lâm trận hai bên bắn nhau, nếu con bắn chết quân địch, con có phạm tội sát sanh không? Và, người phải xử tử một kẻ cướp của giết người bị trả quả thế nào về tội giết người?

ĐÁP: Là người lính quy y thọ năm giới mà phải ra trận bắn giết người, như thế có tội không? Trong nhà Phật có dạy quy y giữ năm giới, vì hoàn cảnh phải đi lính thì lúc đó chỉ thấy mình là người lính làm việc cho đất nước, đừng nghĩ mình là người Phật tử đã quy y. Tức là dường như mình xả giới cấm sát sanh, để làm bổn phận của người dân đối với đất nước, không phải làm việc của người Phật tử. Trường hợp này vì hoàn cảnh bắt buộc không có ý ác, nên khác với việc làm do tâm cố sát. Tuy thấy như phạm tội nhưng không có quyết tâm. Luật Phật dạy: Phải hội đủ ba điều kiện: thân, khẩu, ý hợp lại tác thành thì gọi là định nghiệp. Tuy thân có làm, nhưng ý không quyết, miệng không nói thì chuyển được, sám hối được, vì không có ác ý.



HỎI: Thưa Thầy, con là dâu mới về nhà chồng và cũng vừa mới quy y xong. Nhà chồng có đám giỗ bảo con giết gà để làm thức ăn cúng. Nếu con không làm thì phải tội bất hiếu, con làm thì phạm tội sát sanh. Vậy con phải làm thế nào để khỏi tội bất hiếu và không phạm tội sát sanh?

ĐÁP: Việc này rất thực tế và xảy ra thường lắm. Song giải quyết rất khó. Việc này những người lớn tuổi hay dạy: Khi cắt cổ gà tụng chú vãng sanh cho nó vãng sanh, thì mình cắt cổ gà không tội. Song tôi thấy làm như vậy không ổn. Giả sử có ai đó tới đưa dao ngang cổ mình tụng chú vãng sanh, rồi cắt cổ cho mình chết, mình có chịu không? Chắc chắn là không bao giờ chịu nhưng chính mình lại làm điều đó, tôi thấy khá tàn nhẫn!

Phật tử này làm dâu muốn tròn chữ hiếu với cha mẹ chồng và cũng muốn giữ giới Phật cấm, nên băn khoăn thắc mắc trước việc gia đình nhà chồng bảo cô giết gà làm thức ăn cúng tổ tiên, cô không biết phải phải làm thế nào cho tròn cả hai bên nên mới thưa hỏi. Sự thật thì ở đời không có cái vẹn toàn. Nếu Phật tử này là cô dâu vì hiếu với cha mẹ chồng mà cắt cổ gà, thì cam chịu tội với con gà để tròn chữ hiếu. Nếu cô vì sinh mạng chúng sinh, không nỡ giết hại, nên dứt khoát không giết thì phải chịu tội bất hiếu với cha mẹ chồng, để giữ tròn giới luật đã thọ. Tùy theo cái nhìn của mỗi người mà chọn lựa; được cái này thì mất cái kia, phải gan dạ chấp nhận. Nếu vì hiếu nghĩa với cha mẹ chồng thì phải chấp nhận phạm tội với con gà. Nếu vì bảo toàn mạng sống con gà thì phải chấp nhận tội bất hiếu với cha mẹ chồng. Phải chọn một bỏ một. Không làm sao vẹn toàn cả hai việc được.



HỎI: Thưa Thầy, con là Phật tử mới tập tu, những ngày ăn chay con thường thèm thức ăn mặn. Đọc sách con thấy nói "chay vốn ở lòng mình". Song, nếu ngày ăn chay mà lòng cứ thèm thức ăn mặn thì không tốt. Nhưng cứ chiều theo lòng mình hoài thì không có tu sửa gì cả. Vậy con phải làm sao? Cứ ăn mặn như mình thích hay kềm lòng không ăn mặn để tu sửa dần dần?

ĐÁP: Phật tử này nghĩ ăn chay thì lòng phải trong sạch, nhưng ăn chay mà lại thèm thức ăn mặn thì lòng hết trong sạch rồi. Vậy nếu thèm thức ăn mặn thì cứ ăn mặn, khi nào hết thèm thì hãy ăn chay. Theo tôi việc làm tốt nào buổi đầu cũng phải tập. Tôi kể chuyện của Tăng Ni ở chùa cho quý vị nghe. Đa số những người xuất gia trẻ vào chùa khoảng vài ba năm đầu thường mộng thấy chuyện ở nhà ít thấy chuyện ở chùa. Từ năm năm về sau mới thấy chuyện ở chùa. Miệng của Phật tử từ nhỏ tới lớn quen ăn mặn rồi, bây giờ mới bắt đầu tập ăn chay. Vì thói quen ăn mặn nhiều nên mới nhớ thèm ăn mặn. Nếu chiều theo sở thích thì cả đời không ăn chay được ngày nào hết. Vậy ở giai đoạn đầu mỗi lần khởi niệm thèm ăn mặn, thì nên kềm lòng không ăn để giữ miệng được thanh tịnh, còn ý cho nó nhớ một chút cũng được. Dần dần thuần thục thì ý cũng theo đó thanh tịnh luôn. Nếu bây giờ chiều theo thì thân, miệng, ý không thanh tịnh suốt đời. Giai đoạn đầu chấp nhận cho ý không thanh tịnh, giữ cho thân miệng thanh tịnh, lâu dần quen thì ý sẽ thanh tịnh luôn. Đừng cố chấp cái gì cũng tại tâm, tâm thích ăn mặn mà ăn chay cũng vô nghĩa. Chấp như thế thì không bao giờ tu được.



HỎI: Thưa Thầy, gia đình con sống về nghề chăn nuôi gà đẻ trứng. Từ ngày con học hiểu Kinh Luật của Phật qua Thầy giảng dạy, có vài người thân khuyên con, nếu muốn tu cho có kết quả thì phải chuyển nghề. Nhưng con nghĩ thú vật cũng là một sinh linh tuy ngu si hung dữ, song nếu mình nuôi dạy chúng đàng hoàng thì cũng là phương tiện tốt để mình sống và hóa độ chúng dễ dàng hơn, nghĩa là mình không trực tiếp sát sanh. Thưa Thầy con nghĩ thế có đúng không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

ĐÁP: Nếu nuôi gà vịt để lấy trứng, thì không có lỗi gì hết. Nhưng tới khi nó hết đẻ trứng thì sao? Chỗ này mới khó xử! Phải giải quyết thế nào cho ổn, nếu không thì khó tránh được nghiệp sát sanh. Còn nếu bán cho người ta để sát sanh thì cũng tội nghiệp nó. Như vậy cuộc sống tương đối, không thể nào toàn vẹn, được phước chút ít cũng có tội chút chút rồi ráng tu. Nếu bây giờ tôi bảo bỏ nghề chăn nuôi, làm nghề khác mà nghề khác quý vị chưa đổi được thì làm sao? Thôi thì nghề nào có phước chút ít mà lỡ tạo tội chút chút thì sám hối chớ biết làm sao!

KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Tri thức của nhân loại trải qua hàng ngnf năm. Đời 1 con người nhiều nhất cũng được hơn 100năm.
Làm sao học hết đươcj toàn bộ kiến thức tuyệt vời này? cái gọi là "Đông _Tây_Kim_Cổ"
kushinaga
https:/ /www.youtube.com/watch?v=E62tR22J6Ec
Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Những cánh hoa đàm 1
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)

HỎI: Thưa Thầy, quy Phật thì không quy y quỷ vật thần linh... Trong nhà con và đình làng có thờ thần, con có lạy được không?
ĐÁP: Theo phong tục của người Việt Nam thì mỗi làng đều có đình thờ thần. Mỗi năm tới ngày lễ thì người trong làng khăn đen áo dài tới đình lễ thần. Đó là tập quán lâu đời. Song, đối với Phật giáo thì vị thần mà mọi người kính lễ trong đình là người có công với đất nước, chết nên được thờ gọi là thần. Những vị này chưa phải là người giải thoát sanh tử, chưa phải là Thánh. Quy y với Phật là bậc đã giác ngộ, giải thoát sanh tử, là bậc Thánh. Đối với bậc giải thoát mình kính trọng, còn đối với những vị chưa giải thoát mình cũng quý, nhưng không kính trọng như bậc giải thoát. Vì thế mà nói quy y Phật không quy y thiên thần quỷ vật. Nếu tập quán của mình lạy ông bà thần Thánh, thì làm theo tập quán không ai bắt buộc. Nhưng phải biết tu theo Phật là vì giải thoát sanh tử, nên nương theo bậc Thánh đã giải thoát sinh tử. Người còn lăn lộn trong sanh tử dù có quyền năng, song cũng chỉ là thần thôi. Vì đã theo Thánh thì chỉ kính thần chớ không phải theo thần. Nếu quý vị là người có chức trong đình làng thì cứ lạy, nếu không có chức thì thôi. Ở trong nhà nếu đã quy y thờ Phật rồi thì bớt thờ thần là tốt, vì còn thờ là còn kính, còn kính là phải lễ.

HỎI: Thưa Thầy, người cư sĩ thọ giới Bồ-tát thì không lạy người chết. Theo con nếu cha mẹ của bạn thân chết, đến dự lễ tang mà không lạy thì thấy vô tình quá. Nếu cô bác trong gia tộc chết mà không lạy thì không cảm hóa được họ hàng, còn cha mẹ mình chết không lạy thì thấy như bất hiếu và bị người chê trách. Xin Thầy chỉ dạy cho con nên lạy hay không lạy trong trường hợp nào?
ĐÁP: Việc lạy thuộc về phần kính lễ. Trong nhà Phật đặt giới luật lên trên. Ví dụ cha mẹ thọ năm giới, con thọ mười giới thì con không được lạy cha mẹ. Vì lạy, cha mẹ sẽ bị tổn phước. Nếu cha mẹ chưa xuất gia mà con đã xuất gia, thì con không lạy cha mẹ lúc sống cũng như chết, nếu lạy cha mẹ sẽ tổn phước. Vì thương cha mẹ không muốn cha mẹ bị tổn phước nên không lạy, chớ không phải thấy mình cao mà không lạy. Thứ nữa, trước khi làm lễ xuất gia thọ giới, quý thầy luôn luôn dạy người con phải đến lạy cha mẹ trước, rồi từ đó về sau không lạy nữa. Nếu Phật tử này đã thọ Bồ-tát giới, cha mẹ Phật tử cũng thọ Bồ-tát giới mà chết, thì cứ lạy không sao cả. Nếu cha mẹ Phật tử không thọ Bồ-tát giới, vì sợ thế gian nói tu vô tình vô nghĩa thì cũng không sao. Việc này không ai bắt buộc. Đó là chuyện tình nghĩa thế gian, trong luật Phật thì dạy rõ như vậy. Nghĩa là người thọ giới lớn không nên lạy người thọ giới nhỏ. Còn nếu mình thọ giới lớn mà không giữ thì không có giá trị, lạy cũng không sao. Người bây giờ đa số thọ giới mà giữ không được bao nhiêu, thế nên cũng đừng chấp.
HỎI: Thưa Thầy, bạn con đã từng đến Thường Chiếu nghe pháp, về nhà bạn con chỉ biết duy nhất có đức Thế Tôn thôi, ngoài ra các vị thần thánh khác như Diêu Trì Kim Mẫu, bạn con xem rất thường, có khi phỉ báng nữa. Bạn con làm như vậy có vấp phải lỗi không? Xin Thầy chỉ dạy.
ĐÁP: Lúc làm lễ quy y cho Phật tử tôi thường giảng: Con quy y Phật nguyện trọn đời không quy y thiên thần quỷ vật, tức là không quy y trời, thần và những loài quỷ vật. Con quy y Pháp nguyện trọn đời không quy y ngoại đạo tà giáo, tức là không theo những học thuyết ngoại đạo tà giáo. Tại sao chỉ độc tôn một mình đức Phật?
Mỗi tối tụng kinh chúng ta đọc bài tán, có hai câu: "Thiên nhân chi đạo sư, tứ sanh chi từ phụ". "Thiên nhân chi đạo sư" là vị thầy dẫn đường cho cả trời người. "Tứ sanh chi từ phụ" là cha lành của bốn loài: thai sanh, thấp sanh, noãn sanh, hóa sanh. Phật là cha lành của cả bốn loài chúng sanh, chớ không phải chỉ là cha lành của loài người thôi đâu. Vậy Phật đã là bậc Thế Tôn của chúng sanh, bây giờ chúng ta kính Phật, những vị khác họ cũng kính Phật, chúng ta đã kính thờ Phật rồi, mà kính thờ những vị khác nữa, như vậy là không nhắm thẳng trọng tâm để quy hướng. Quy hướng như thế là lệch lạc không đúng, nhất là quy hướng Diêu Trì Kim Mẫu. Phật đã là thầy của muôn loài rồi thì chúng ta cứ theo Phật, theo pháp Phật hướng dẫn để tu.
Trong kinh có nhiều đoạn ghi, trong pháp hội của Phật có trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, quỷ thần... đến dự để nghe Phật thuyết pháp. Tất cả chư thiên quỷ thần... đều đến nghe Phật thuyết pháp, thế mà bây giờ chúng ta lại kính thờ quỷ thần như Phật, thì có đúng là đệ tử Phật không? Như vậy thì trọng một mình đức Phật có gì sai không? Chúng ta đã biết chư thiên, quỷ thần... đều tới nghe Phật thuyết pháp đều quy y với Phật, chúng ta là đệ tử Phật chỉ tôn thờ đức Phật là quá đủ. Các vị kia chỉ là huynh đệ với chúng ta thôi, tại sao phải tôn thờ như đức Phật? Làm như thế vô tình hạ đức Phật xuống ngang hàng với thiên thần. Vậy có tội hay phước? Giả sử trong thế gian, ông chủ tịch tỉnh và ông chủ tịch xã tới quý vị xử sự ra sao? Xem hai ông như nhau hay nể ông chủ tịch tỉnh hơn ông chủ tịch xã? Nếu mời ngồi thì mời ai ngồi trước? Có phải nể và mời ông chủ tịch tỉnh trước không? Vậy mà có nhiều vị quy y thờ Phật rồi, mà con đem bà Diêu Trì Kim Mẫu thờ ngang với Phật. Đó là việc làm sai không nên bắt chước.

HỎI: Thưa Thầy, hàng ngày con không để tâm theo đuổi người ta, tức là con không có nghiệp với họ. Nhưng họ cứ theo đuổi con. Như vậy trong tương lai con có bị họ đuổi theo nắm áo không?
ĐÁP: Tôi dùng một ví dụ để trả lời câu hỏi này. Giả sử trên đường hai người cùng đi, người đi trước và người đi sau. Người đi trước mặt cứ hướng về phía trước mà đi, đi nhanh không xoay mặt lại phía sau, thì chắc chắn không gặp người đi sau. Nếu người đi trước đi chậm và xoay mặt lại phía sau thì ắt gặp người đi sau. Cũng vậy, Phật tử này không muốn gặp thì phải xoay lưng với họ và nỗ lực tu hành thì bảo đảm không bao giờ gặp, vì nghiệp của họ tạo với Phật tử không đủ duyên để thành. Nếu Phật tử xoay mặt lại đối đầu với họ thì cái nghiệp họ tạo với Phật tử đủ duyên thành, mà nghiệp đã thành rồi ắt sẽ gặp.
HỎI: Thưa Thầy, cha mẹ con, người thì thích danh người thì thích tiền, con phải làm thế nào để giúp cha mẹ con hướng về đạo khi cơ duyên chưa đến?
ĐÁP: Đây là một Phật tử có hiếu, biết danh lợi tiền của là cái không mang theo được ở đời sau. Thấy cha mẹ già mà còn ham thích hai thứ đó, không biết phải làm sao cho cha mẹ thức tỉnh để buông bỏ bớt. Việc này kể ra cũng khó làm, song người con có hiếu muốn đánh thức cha mẹ, thì phải tùy duyên; hoặc khi cha mẹ có bệnh hoặc có chuyện buồn, hoặc lúc thân quyến chết... nhân đó mà nhắc nhở cho cha mẹ thức tỉnh để dừng. Đang khi say mê theo danh lợi mà nói chắc không nghe, chỉ những lúc bệnh hoạn hay thân nhân chết chóc thì dễ đánh thức. Nhân cơ hội đó chỉ cho cha mẹ thấy tuổi già cứ lo tính toán bon chen với đời, thì sức khỏe sớm suy sụp khó duy trì, nên buông bỏ bớt. Hoặc chỉ người đó cùng tuổi với cha mẹ bây giờ thì chết rồi, cha mẹ cứ chạy theo danh lợi thì lúc cha mẹ chết danh lợi có đem theo được đâu? Phải chờ cơ hội đánh thức, chớ bình thường cũng khó nói.
HỎI: Kính thưa Thầy, trong gia đình con, con dạy con của con, nó không nghe nên con quá khổ, con bèn lập bàn hương án khấn nguyện cầu Trời Phật rước con đi cho sớm. Làm như thế con có lỗi gì không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy để con tu sửa?
ĐÁP: Phật tử ngày nay nghĩ rằng dạy con không được thôi thì chết phức cho rồi để cho con nó sợ. Nhưng chết là phải được Phật rước chớ không phải chết đi bậy bạ. Trường hợp dạy con không nghe, phải tự xét nghĩ đức mình còn kém, nên lời dạy của mình nó không nghe và không tin. Nếu đức mình còn kém, giả sử có chết Phật cũng không rước, khi nào đức mình đủ rồi thì Phật mới rước. Thế nên đừng xin. Điều hay nhất là biết đức mình kém nên ráng tu nhiều hơn nữa, tu gấp đôi gấp ba lúc trước. Khi đủ phước đức rồi dạy con nó sẽ nghe và đủ phước đức rồi khi chết Phật sẽ rước. Nếu vì dạy con không nghe, giận nó đòi Phật rước liền thì Phật không rước đâu. Chưa đủ phước đức, do giận con, muốn chết theo Phật, cũng không được đi theo Phật. Làm như thế không đúng mà phải ráng tu nhiều hơn nữa.

HỎI: Thưa Thầy, trước kia con là người chưa hiểu đạo, khi sanh con, nó cứ đau ốm mãi, nên con đem ký bán cho thầy bùa nuôi, họ cho nó đeo niệt vào cổ và bảo: "Lớn phải tới thầy thay niệt". Nay con đã quy y Tam Bảo, tương đối có hiểu Phật pháp. Vậy dây niệt đeo trên cổ con của con, con phải làm như thế nào? Xin Thầy chỉ dạy.
ĐÁP: Khi chưa hiểu đạo, muốn được an tâm nuôi con khỏe mạnh, nên nhờ thầy bùa làm việc đó. Phải biết dây niệt là phương tiện trấn an, chớ không phải đeo niệt mà khỏe mạnh và sống lâu. Có nhiều người vẫn khỏe mạnh vẫn sống lâu đâu có đeo niệt. Phật tử này vì chưa hiểu đạo nên sợ không nuôi được con, vì vậy mà xin bùa niệt. Bây giờ hiểu đạo muốn bỏ dây niệt, nhưng còn ngại.
Theo lý nhân quả của nhà Phật thì ai cũng có duyên nghiệp riêng, nếu duyên nghiệp dài thì sống lâu, nếu duyên nghiệp ngắn thì sống yểu. Không ai tự đổi mạng mình từ sống lâu thành chết yếu, cũng như không ai có thể đổi mạng chết yểu thành sống lâu được. Sống chết là do duyên nghiệp thì còn sợ cái gì? Trước kia chưa hiểu thì đeo, giờ hiểu rồi thì gỡ ra đốt, có gì mà sợ. Nếu còn sợ thì chưa thật hiểu đạo.

HỎI: Thưa Thầy, xưa nay con thờ ông bà theo phong tục tập quán, thờ rất nhiều bàn. Bây giờ con quy y Tam Bảo học Phật pháp, thấy thờ như vậy là rườm rà, con có thể bớt lại, chỉ thờ Phật, Bồ-tát và Cửu huyền thất tổ có được không?
ĐÁP: Chuyện này rất dễ, hồi chưa biết đạo sống theo tập quán thế tục, ai bày sao làm vậy. Bây giờ biết đạo thì sửa lại, thờ ông bà cha mẹ một bàn ở một bên, để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Ở giữa nhà thờ Phật để thấy mình là đệ tử Phật, tôn kính Phật, ngày đêm thường nhớ Phật để tu. Như vậy là đủ rồi, thờ nhiều bàn quá phải nhớ bàn này thờ ai, bàn kia thờ ai, khiến cho tâm thêm rối.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chuơng-i-(tt2)

HỎI: Thưa Thầy, con ham tu, đang ăn chay tụng kinh niệm Phật, cố bỏ tham, sân, si. Thế mà gặp chuyện con vẫn tham, vẫn sân, nhất là sân. Thưa Thầy, con phải làm sao để bỏ cho được sân hận?

ĐÁP: Đạo hữu sợ tham, sợ sân, vậy si đạo hữu có sợ không? Tham, sân tuy bộc phát mạnh, nhưng không đáng sợ bằng si. Tôi không khuyên quý vị tu nhẫn nhục hay từ bi để trừ sân. mà chỉ cho quý vị thấy tham, sân từ đâu mà có. Đó là điều phải lưu ý. Sở dĩ chúng ta có tham có sân mà chúng ta không bỏ được là tại cái gì? Do chúng ta thấy và chấp thân tâm này là quý là thật. Bởi chấp thân tâm thật quý, nên mới muốn được thụ hưởng đầy đủ, mà thụ hưởng đầy đủ là tham chứ gì? Tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc... để cung phụng cho thân tâm này. Do chấp thân này là ngã nên có tham. Còn sân do đâu mà có? Muốn mà không được nên sân. Ví dụ như mình muốn mua một món đồ, trả gần tới giá bán, chợt có người tới trả giá cao hơn, họ mua. mình không mua được nên nổi sân, có sân là do không thỏa mãn lòng tham. Như vậy, tham, sân có là do mê chấp thân tâm là thật là ngã mà ra.

Gần đây các nhà khoa học phân tách thấy cơ thể con người do nhiều loại tế bào hợp lại mà thành, cơ thể con người không phải là một cố thể hằng hữu. Những loại tế bào biến dạng không dừng. Vậy cái gì là ta thật? Đó là cái chấp theo y học. Còn Phật giáo thì nói thân này có bốn thứ: đất, nước, gió, lửa tạm hòa hợp mà thành. Thông thường nước với lửa thì khắc nhau, lửa gặp nước thì tắt, nước gặp lửa thì biến thái. Gió với đất cũng khác, đất chắn gió, gió cuốn đất. Vậy mà bốn thứ hợp lại thành thân người. Bốn thứ sung khắc nhau mà ở chung một nhà nên cứ bất hòa hoài. Nay cảm thấy người nóng, phải uống nước mát để điều hòa lửa vì lửa phải xoa bóp xoay bấm huyệt, vì gió mạnh đất rung rinh... Sống một ngày là điều hòa tứ đại một ngày, hết điều hòa nước tới điều hòa gió, hết điều hòa gió tới điều hòa lửa... Có điều hòa thân mới tạm yên. Nên điều hòa không được thì bất an đau khổ. Vậy, cả cuộc đời chúng ta sống chỉ làm việc điều hòa bốn đại mà thôi.

Kinh Đại Bát Niết-bàn Phật dụ bốn đại là bốn con rắn thù nghịch, ở chung trong một cái thùng cứ cắn lộn nhau hoài. Chúng ta cứ phải điều hòa can thiệp chúng, đến một lúc nào không can thiệp nữa, thì mỗi con đi mỗi nơi là hết việc. Như gió đi ra không trở lại thì chết, lửa đi ra không trở lại thì chết. Vậy, giá trị của cuộc sống là gì? Nhìn cho thật kỹ, rõ ràng chúng ta đang điều hòa tứ đại, điều hòa tạm ổn thì tạm an vui. Nếu nó âm ỉ bất hòa là bắt đầu đau khổ rồi. Tứ đại của quý vị có hoàn toàn hòa không? Nếu nó không chống đối mạnh mẽ thì cũng chống đối ngấm ngầm, nên lúc nào chúng ta cũng có bệnh, không bệnh nặng cũng bệnh nhẹ. Chúng ta nghiệm cho thấu đáo thì thấy cuộc sống của con người là sự vay trả. Thân này do bốn đại tạm hợp mà thành, thành rồi mà không tự đủ, phải nhờ tứ đại bên ngoài liên tục bồi bổ. Nếu bồi bổ mà gián đoạn thì nó sẽ rã tan. Vì vậy mà con người sống phải làm hai việc, một là điều hòa tứ đại trong thân, hai là tìm tứ đại ở ngoài bồi bổ cho tứ đại ở trong. Nếu là nước, đất, thì mỗi ngày chúng ta bồi chừng hai ba lần là đủ. Còn gió thì phải kiên liên tục, đem vô rồi trả ra... không ngừng. Cuộc sống có lúc nào ngưng mượn trả đâu? Cứ chạy lo kiếm tứ đại để bồi bổ và điều hòa thì có gì là thú vị? Một lát mượn một tách nước, một lát mượn một chén cơm, mũi thì lúc nào cũng khì khịt đó là mượn gió. Mượn trả mượn trả như vậy. Khi chưa mượn không khí ở ngoài là của ai? Không khí thiên nhiên của trời đất, không của riêng ai vậy mà mũi hít vô chưa tới ba giây đồng hồ trả ra nói là hơi của tôi! Nước ở ngoài không là của ai cả, mượn vào ít tiếng đồng hồ trả ra cũng nói là của tôi, mượn ít chén cơm mai trả ra cũng nói là của tôi. Thật chúng ta là kẻ ngang ngược lạ đời, không phải của mình dám nói là của mình. Mượn mà không nhớ mình mượn, của mượn đâu phải của mình, mà dám nói của mình! Như vậy đất, nước, gió, lửa là của mượn, không phải của mình, thân này do đất, nước, gió, lửa hợp lại thành thì đâu phải là mình. Thế mà người ta sợ mất nó! Người như vậy sáng suốt hay mê mờ? Do mê mờ nên chấp nó là mình, rồi lệ thuộc nó nên khởi tham, nếu tham không thỏa mãn thì nổi sân. Như vậy tham sân có phải gốc từ si mê mà ra không? Tứ đại không phải là mình mà chấp là mình, không phải si là gì?

Nếu biết thân này do tứ đại hợp lại mà thành, nó chỉ có trong tạm bợ hư dối, sống bằng sự vay mượn, hết vay mượn thì nó tan hoại, thì không chấp. Nếu không chấp thì không tham, không tham thì đâu có nổi sân. Vậy nếu muốn hết tham, hết sân, trước hết là phải hết si, si hết thì không có tham, sân. Nếu si chưa hết mà đòi hết tham hết sân thì không được. Si là số một, kế là tham, sau cùng là sân. Vậy mà đa số người tu chỉ sợ sân là cái nổi, không sợ cái chìm là si và tham. Muốn bớt sân và làm chủ nó thì phải phá si, si hết thì tham, sân theo đó sẽ hết.
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
HỎI: Thưa Thầy, muốn quay lại sống với Phật tâm, người Phật tử cần phải có những điều kiện gì, những yếu tố gì?

ĐÁP: Muốn quay lại sống với Phật tâm, người Phật tử cần phải biết thế nào là Phật, thế nào là tâm cho thật rõ. Trong nhà Thiền thường nói "tức tâm tức Phật", nghĩa là tâm mình là Phật. Nói như vậy, có một số người hiểu lầm, cho rằng tâm suy nghĩ phân biệt là tâm Phật của mình, rồi chấp tôi có sẵn ông Phật, ông Phật lúc nào cũng có sẵn nơi tôi, hiểu như vậy là sai lầm. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật sợ chúng sanh lầm lẫn chỗ này, nên phương tiện chia ra hai thứ tâm là tâm chân và tâm vọng. Tại sao phải chia ra như thế? Vì tâm là "Biết", biết trong trạng thái lăng xăng sanh diệt gọi là vọng tâm. Biết hằng hữu không phân biệt không động gọi là chân tâm. Chân tâm là tâm Phật nên nói "tức tâm tức Phật". Trở về với tâm Phật là tâm không phân biệt không sanh diệt. Còn tâm phân biệt sanh diệt là tâm hư dối gọi là vọng tưởng, phải xa lìa nó không nên theo. Khi chúng ta đã biết Phật biết tâm rồi thì trên đường tu chúng ta phải phát tâm mạnh mẽ và lâu bền. Vì muốn thành tựu công hạnh tu hành, phải trải qua thời gian lâu dài, nếu muốn tu mau chóng thì không thể được, nên phải có tâm kiên cố, tu lâu dài không nản thì mới thành tựu được bổn nguyện. Đó là những yếu tố cần phải có để quay lại sống với Phật tâm.


HỎI: Thưa Thầy, trong sử có dạy: "Biết vọng là giác, mà giác là Phật". Thầy cũng dạy nếu một triệu lần vọng tưởng khởi thì một triệu lần giác. Tu như vậy là dễ quá! Vậy hễ vọng tưởng khởi là cứ giác hòai?

ĐÁP: À, vọng tưởng khởi thì cứ giác hoài. Có nhiều người than: Sao nhìn lại mình thấy vọng tưởng nhiều quá! Tu mấy năm rồi mà vọng tưởng chưa hết. Tu cốt cho hết vọng tưởng để được định. Nếu vọng tưởng hoài thì làm sao định? Như quý vị đã biết, qua mấy mươi năm rồi, chúng ta sống chạy theo vọng tưởng, nhận nó là mình. Không bao giờ dám nhìn lại nó, bây giờ nhìn lại nó thấy nó là vọng niệm chợt khởi chợt mất, không phải là mình nên không theo. Chúng ta nhìn bằng trí tuệ không lầm không chạy theo nó nữa, đó là sáng rồi. Vọng tưởng còn hết việc đó nói sau. Thấy được nó, không lầm nó, không theo nó là đang sáng, tức là giác. Thay vì không thấy lầm nhận nó là mình rồi chạy theo nó là chúng ta đang mê. Bây giờ thấy, không lầm, không chạy theo nó là làm chủ được mình. Tôi nói xa một chút để quý vị thấy. Chủ yếu của đạo Phật là giác ngộ giải thoát. Muốn giải thoát thì giác ngộ phải đi đầu. Như vậy, trước nhất là thấy được vọng tưởng là cái mà lâu nay chúng ta lầm cho là mình, nó hư dối không thực, đó là giác rồi. Ví dụ, trước kia chúng ta ngồi thiền, vọng tưởng khởi, mê chạy theo nó đến mười lăm hai mươi phút. Bây giờ vọng tưởng vừa khởi liền biết không theo, vọng tưởng tự lặng. Nhưng những vọng tưởng khác khởi lên nữa chúng ta lại biết nữa, cứ biết hoài... Giai đoạn đầu tuy có hơi nhọc, nhưng chúng ta thấy được vọng tưởng, không lầm, không theo là chúng ta đã có sức tự chủ, chúng ta đã làm chủ được mình phần nào rồi. Mà làm chủ được mình tức là có tự do giải thoát. Đa số người tu Phật mơ ước được giải thoát và tưởng giải thoát là bay lên hư không, ngao du chỗ này chỗ kia, hoặc tưởng giải thoát là cái gì lạ lắm. Kỳ thực, giải thoát chẳng có gì lạ cả. Đối trước mọi duyên cảnh, dính mắc chạy theo duyên cảnh đó là hệ phược. Bây giờ cũng duyên cảnh đó, chúng ta cũng tiếp xúc, cũng thấy cũng biết mà không dính mắc, không bị hệ lụy bởi duyên cảnh. Đó là giải thoát. Tóm lại giải thoát là làm chủ sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. Một thiền khác đến hỏi một Thiền sư:

- Thế nào là giải thoát?

- Sáu căn tiếp xúc với sáu trần không dính mắc là giải thoát.

Đơn giản như vậy, nhưng với người đời thì khó thực hiện. Vì cái bệnh chung của con người là mắt thấy sắc liền phân biệt đẹp xấu, tai nghe tiếng liền phân biệt hay dở... rồi chê khen thủ xả khó mà dừng lại được, người dừng được không phải là người thường. Vì vậy mà gọi Phật là đấng Đại hùng đại lực. Có người nghi vấn Phật không cầm binh ra trận, không đánh ai sao nói ngài là Đại hùng đại lực, có nói suông không? Chúng ta nghiệm lại sẽ thấy đúng, vì có nhiều tướng lãnh cầm quân ra trận đánh giặc, thắng giặc, nhưng về nhà bị danh vọng, tiền tài, sắc đẹp lôi cuốn, tướng sĩ đó mới chỉ thắng người mà chưa thắng mình. Còn Phật thì thắng mình một cách vẻ vang, nên mới nói Đại hùng đại lực, hay nói: "Thắng một ngàn quân địch không bằng thắng mình, thắng được mình mới là chiến công oanh liệt nhất". Phật dạy tu chủ yếu là thắng mình làm chủ mình. Chúng ta thấy quá tầm thường, không có chuyện gì lạ, cũng ăn, cũng mặc, cũng ngủ nghỉ như mọi người, không có gì huyền bí khác thường cả! Người đời thường nghĩ tu là phải biết quá khứ vị lai, có thần thông, có hào quang mới cao mới tuyệt. Còn tu mà cũng ăn, cũng mặc, cũng ngủ thì thường quá! Nhưng chính cái thường đó không phải thường, vì biết đúng cái nào chân cái nào giả không lầm, làm chủ được mình, không bị động bất cứ hoàn cảnh nào. Thường tình người đời không làm chủ được mình, bạn rượu rủ uống rượu cũng uống, rủ xem hát cũng xem, rủ hút thuốc cũng hút... không tự chủ. Như vậy, mới thấy chủ yếu của đạo Phật là giải thoát. Muốn giải thoát thì ngay bây giờ phải tập làm chủ mình, trước làm chủ thân, sau làm chủ tâm. Trước không để cho những thói quen như ghiền trà, ghiền thuốc... chi phối, sau đó là thắng được lòng tham lam, sân giận, si mê... Làm chủ được tâm rồi thì giải thoát hiện tiền.


HỎI: Thưa Thầy, người sơ cơ muốn tu Thiền, thực hành thẳng pháp tri vọng hay phải tu sổ tức, tùy tức cho thuần rồi mới tu pháp tri vọng?

ĐÁP: Người sơ cơ tu Thiền thực hành thẳng pháp tri vọng, hay phải tu sổ tức, tùy tức trước là tùy theo căn cơ của mỗi người. Nếu người mới tu mà nắm vững pháp tri vọng và thấy vọng tưởng khởi, buông không khó khăn lắm thì tu thẳng pháp tri vọng. Còn người chưa nắm vững pháp tri vọng, hoặc nắm vững mà vọng tưởng khởi buông không được thì chịu khó tu sổ tức, rồi tùy tức, để có chỗ tựa trong giai đoạn đầu, tâm thuần thục rồi ứng dụng pháp tri vọng.


HỎI: Thưa Thầy, ngồi thiền đến lúc đau quá chịu không nổi có nên ráng ngồi tiếp tục không?

ĐÁP: Chỗ này có người nói khi đau quá chịu không nổi thì đừng ráng, đừng kềm, không tốt. Nhưng qua kinh nghiệm bản thân tôi mới tập tu Thiền là lúc tôi lớn tuổi, vì lúc vô chùa tôi tu Tịnh độ, chỉ tụng kinh niệm Phật chớ không ngồi thiền. Khi phát nguyện tu Thiền, lúc đó tôi trên ba mươi tuổi, chân cứng lắm, mỗi lần tréo chân ngồi kiết già là đau điếng. Ban đầu tôi chỉ ngồi được mười lăm phút trong mười lăm phút đó cũng cay đắng lắm chứ không phải dễ. Từ mười lăm phút tôi cố gắng tăng lên hai mươi phút, rồi dần dần đến một giờ, một giờ rưỡi, ngang đây tôi cảm thấy khó mà vươn lên được nữa. Tôi tự nghĩ: Tại sao chư Tổ ngồi cả ngày được, bây giờ mình ngồi có bao nhiêu đây mà chịu không nổi? Cò lần tôi ngồi từ một giờ nhảy bật lên một giờ rưỡi xem nó ra sao? Lúc bấy giờ tôi bị nhức và tê từ chân lên tới bụng không còn cảm giác, coi như chết nửa thân người. Tôi tự nhủ: "Thà chết trên bồ đoàn" và tôi nói: "Tao chấp nhận cho mầy chết". Nhưng sau đó tôi xả ra bóp một hồi thì bình thường trở lại không chết. Bấy giờ tôi có chút tự tin, tôi cố gắng ngồi nữa và tăng dần cho tới hai giờ, cơn tê nhức không còn nữa. Bấy giờ tôi ngồi hơn hai giờ, chỉ nghe nóng thôi, chớ không đau không tê. Như vậy, chúng ta mới thấy sức chịu đựng có khả năng vươn lên, nếu cảm thấy đau thì xả không nên ráng thì chừng đó thôi không tiến được.


HỎI: Thưa Thầy, có người nói "pháp tu biết vọng bị cột vào cái vọng không thoát ra được". Xin Thầy dạy rõ pháp tu này, đồng thời cho biết tu "biết vọng" có bị cột vào cái vọng hay không cột vào cái vọng để hạng mới tập tu như chúng con thực hành không bị hoang mang.

ĐÁP: Pháp tu biết vọng là đường lối chủ trương của thiền viện. Chúng tôi dạy biết vọng là chặng thứ nhất. Chặng thứ hai thấy vọng tưởng không theo. Tại sao chặng đầu lại biết vọng? Vì tất cả chúng ta, từ người ít học cho đến hàng học giả trí thức, đều nhận cái suy nghĩ hiểu biết phân biệt là tâm mình, nên vừa khởi suy nghĩ là theo nó, cả ngày cứ sống trong vọng tưởng điên đảo không dừng được. Bây giờ muốn dừng không theo nó nữa, Phật dạy có nhiều cách tu để dừng, nhưng ở đây chúng tôi ứng dụng cách nhìn thẳng nó để dừng.

Từ thuở nào, vọng tưởng dấy chúng ta cho rằng tâm tôi nghĩ thế này, tâm tôi nghĩ thế kia. Bây giờ chúng ta tu để dừng nó, bước đầu phải biết cái nghĩ suy là vọng tưởng, không phải tâm mình để phá cái lầm từ bấy lâu nay. Đó là bước thứ nhất tỉnh giác. Tuy biết nó là vọng tưởng, nhưng chúng ta vẫn còn vọng động chạy theo. Muốn đối trị cái bệnh muôn đời này phải làm sao? Trong mười mục Tranh Chăn Trâu. Bước đầu tìm thấy được trâu, tuy đã thấy trâu, nhưng trâu vẫn hung hăng chạy ngược chạy xuôi. Mục đồng phải xỏ mũi, phải cầm roi, một tay lôi, một tay đánh, khả dĩ trâu mới bớt chạy ngược chạy xuôi. Trâu còn hung hăng chạy ngược chạy xuôi, mà nhìn nó cười làm sao nắm được cổ nó? Chừng nào mới lôi đầu nó được? Cũng vậy, vọng tưởng cứ khởi hoài chúng ta phải la rầy, lâu dần nó mới thuần từ từ. Khi vọng tưởng dấy lên chúng ta biết nó không theo, chẳng khác nào con trâu bị xỏ mũi dẫn đi. Khi nó chịu theo mình rồi, mình chỉ cần nắm dây mũi, mình đi đâu là nó theo đó. Và khi đã thuần thục rồi mình nhìn thấy rõ ràng không có niệm khởi, nhưng mình vẫn còn nhìn. Đó là bức tranh trâu mất mục đồng còn. Khi đã hoàn toàn thuần thục không còn một vọng niệm thì không cần nhìn nữa. Bấy giờ con trâu và người chăn không còn. Đó là những bước tiến của mỗi giai đoạn.

Thiền là đốn ngộ, nhưng vì chúng ta còn mê quá làm sao đốn ngộ được? Đốn ngộ không được chẳng lẽ không tu. Vì vậy mà chúng ta phải ứng dụng tu từ từ, khi đã thuần thục rồi thì năng sở không còn. Tuy nhiên, chưa phải là xong việc. Pháp tu biết vọng ở giai đoạn đầu còn dùng trí để nhìn, thấy vọng tưởng là hư dối không thật mà từ lâu lầm chấp cho là tâm mình. Đó là mình đã tỉnh, sống với trí tuệ. Còn quán là còn động, nhưng động của trí quán chớ không phải vọng động của mê tình.

Tôi ví dụ có một người khách xa lạ tới nhìn bà con, xin ở chung nhà và xin vô hộ khẩu với mình. Mình thật thà nhận người ấy là bà con cho vô hộ khẩu và cho ở chung nhà. Một thời gian sống chung người đó ăn cắp phá hoại của cải của mình. Mình khổ sở quá, bây giờ phải làm sao đây? Nếu cứ nghĩ người đó là người thân thì của cải tiếp tục mất và mình thì khổ dài dài. Thế nên giai đoạn thứ nhất phải biết người này là người khách xa lạ, không phải quyến thuộc của mình, là một kẻ trộm cắp. Mọi hành động của anh ta mình phải xem chừng. Vì nhìn chừng anh ta hoài, anh ta không lấy được nên mình không bị mất đồ. Tuy nhiên, chưa gạt hộ khẩu, anh ta vẫn còn ở trong nhà nên mình vẫn chưa yên. Chờ một thời gian, bắt được quả tang anh ta lấy trộm đồ, chừng đó đưa anh ta ra làng xã cắt hộ khẩu và đuổi anh ta ra khỏi nhà. Lúc đó mình mới yên ổn.

Giai đoạn đầu của pháp biết vọng là phải tỉnh. Như tôi đã nói, trước phải biết những ý niệm nghĩ suy tính toán là vọng tưởng, khi quở khi rầy để nó nhẹ nhàng và thưa dần. Đây là giai đoạn tâm còn động, song cái động này là động của trí, chớ không phải động của mê chấp, tuy động mà không phải lỗi. Khi vọng tưởng hết, cái quan sát vọng tưởng cũng buông luôn thì đâu có muộn. Tất cả pháp môn tu của Phật, giai đoạn đầu đều phải dùng phương tiện đối trí tương đối, sau đó tâm thuần thục rồi mới buông bỏ pháp đối trị tương đối. Nếu nói dùng pháp tu còn đối đãi tu không được thì không đúng. Vì tất cả tập khí si mê muôn đời mà không có pháp đối trị để trừ thì làm sao nó tiêu mòn? Thế nên bước đầu phải dùng phương tiện đối trị để tu. Pháp tu "biết vọng" xuất xứ từ bài kinh "Có Pháp Môn Nào" trong Tương Ưng bộ, Phật đã nói từ lúc Ngài còn tại thế, đến Tổ Bồ-đề-đạt-ma và Huệ Khả triển khai rộng ra. Câu chuyện này tôi thường kể có lẽ quý vị đã thuộc lòng. Một hôm, ngài Huệ Khả tự thấy tâm mình bất an, mới thưa rõ với Tổ Bồ-đề-đạt-ma:

- Bạc Hòa thượng, tâm con bất an. Xin hòa thượng dạy con pháp an tâm.

- Ngươi đem tâm ra đây ta an cho.

Huệ Khả xoay lại tìm tâm, tìm mãi mà không thấy tâm ở đâu. Ngài mới thưa:

- Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được.

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Tại sao Huệ Khả tìm tâm không được mà Tổ Bồ-đề-đạt-ma nói "Ta đã an tâm cho ngươi rồi"? Vì bấy lâu nay ai cũng cho vọng tưởng là tâm mình, nên nó làm nhiễu loạn bất an. Bây giờ tìm lại, nó lặng mất không còn một dấu vết, vậy là đã an rồi. Hằng ngày, chúng ta tu thấy vọng tưởng, biết vọng tưởng không thật không theo, nó tự lặng thì tâm không động yên ổn. Hoặc không quán nó là vọng tưởng mà nhìn coi nó xuất phát từ đâu, nó cũng tự lặng mất. Tu miên mật như thế một thời gian sẽ thuần thục, bấy giờ khỏi quở, khỏi rầy, khỏi tìm chỗ xuất phát của vọng tưởng, mà tâm vẫn an nhiên lặng lẽ. Vọng tưởng là khách, tánh hằng biết là chủ. Tu tuần tự như thế không sai không trái với tinh thần Thiền tông, lại hợp với kinh điển Phật dạy. Quý vị đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Lăng Già hay những kinh khác đều thấy tinh thần này Phật dạy rõ ràng.


HỎI: Thưa Thầy, trong quyển Thiền Căn Bản có đoạn dạy "thở qua lỗ chân lông". Vậy chúng con có nên áp dụng không?

ĐÁP: Trong quyển Thiền Căn Bản, phần Lục Diệu Pháp Môn dạy: Sổ tức, tùy tức, chỉ, quán, hoàn, tịnh, có nói lúc điều tức hơi thở còn thô thì còn nghe tiếng động, ngồi yên hơi thở tế dần dần dường như không còn thở nữa. Lúc đó thì các lỗ chân lông đều thở. Đó là nói trong trường hợp tu sử dụng pháp Lục Diệu Pháp Môn, hơi thở đi từ thô đến tế, chớ không phải tập thở bằng lỗ chân lông. Nếu tập thở như vậy hóa ra luyện khí công hoặc luyện Yoga chớ không phải tu Thiền. Phật dạy chúng ta tu Thiền cốt để định tâm, ban đầu mượn hơi thở để định tâm, hơi thở từ từ êm nhẹ, dường như có dường như không. Lúc đó thấy như không có hơi thở, vì hơi thở quá nhẹ quá tế, nên có thể theo lỗ chân lông ra vào, chớ không phải nín thở cho hơi thở ra vào lỗ chân lông. Thở như vậy là lối luyện tập cơ thể chớ không phải thiền định.


HỎI: Thưa Thầy, chư Tăng Ni ở Thiền Viện lao động cực nhọc, ăn uống đạm bạc, mà tinh thần thanh thản sắc diện vui tươi. Chúng con cư sĩ cũng học giáo lý Phật, cũng tập tu, phương tiện vật chất thì đầy đủ. Chẳng biết các con tu có khuyết điểm gì, mà không được như các thầy các cô?

ĐÁP: Như tôi đã nói, người xuất gia đoạn bớt các duyên, còn cư sĩ thì có nhiều duyên chưa cắt, nên tâm phân tán không an. Các thầy các cô khi đi làm cỏ cuốc đất, thể xác tuy có nhọc nhằn nhưng tâm hồn thì nhẹ nhàng thảnh thơi. Còn quý Phật tử thân đi làm, mà tâm thì lo ra, nhớ đứa con nhỏ sợ nó trốn học đi chơi, nhớ đứa con kế sợ nó theo bạn bè tập nhiễm những thói hư tật xấu, lo cho đứa con lớn làm ăn thất bại... Con cháu đông, thân ngồi ở đây, mà tâm lo ở kia, vì tâm bị chi phối quá nhiều nên bất an, khí huyết sức khỏe cũng theo đó mà suy giảm. Các thầy các cô ngay khi đi tu, thấy đúng với nghĩa tu là coi như mình đã chết với gia đình, nên cuộc sống gia đình không trói buộc họ nữa, đã không trói buộc thì quá thảnh thơi. Còn chuyện chùa là chuyện chung, được cắt đặt việc gì thì làm việc đó, làm xong là nghĩ nên tâm an. Tâm an thì thảnh thơi, tuy ăn đạm bạc mà khỏe.


HỎI: Thưa Thầy, con đang sống trong phiền muộn, nếu xuất gia để quên phiền muộn thì con không đủ can đảm để làm. Vậy thực tại con phải sống như thế nào để bớt ưu phiền?

ĐÁP: Phật tử này rất thực tế, tâm có sao nói vậy. Đạo hữu đang phiền muộn, nếu có xuất gia cũng không chắc hết phiền muộn. Ở ngoài đời thì bất mãn phiền muộn chuyện ngoài đời, xuất gia vào chùa cũng có chuyện trong chùa khiến cho đạo hữu bất mãn phiền muộn. Đừng hiểu lầm xuất gia là hết phiền muộn, mà phải ngay bây giờ buông hết phiền muộn, đó mới thật tu. Như người ghiền rượu, biết uống rượu là tốn tiền, sanh bệnh, mất trí tuệ, thiếu nhân cách. Bây giờ muốn hết ghiền rượu, người khác có làm thế mình được không? Chắc chắn là không được, mà chính bản thân người ghiền rượu phải gan dạ không uống rượu. Cũng như đạo hữu đang phiền muộn, đạo hữu phải gan dạ vất cái phiền muộn đó đi, bằng cách nhìn người, vật bên ngoài cũng như trong bản thân mình, thấy tất cả đều là tướng duyên hợp không thật, đã không thật thì có gì để phiền muộn? Cái gì xảy đến đều thấy nó không thật, cười chơi với nó. Mai kia mình mất nó cũng hoại có gì mà phiền muộn? Cứ như vậy mà quán rồi khéo xả bỏ thì hết phiền muộn.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chuơng-i-(tt1)
HỎI: Người Phật tử tại gia khi hành thiền, có nhất thiết phải ly dục trong lãnh vực tình dục vợ chồng không?

ĐÁP: Người tu có hai hạng: Hạng tại gia và hạng xuất gia. Lúc Phật còn tại thế, những cư sĩ tại gia Phật cũng dạy tu Thiền, như vua Ba-tư-nặc, Tần-bà-sa-la... đang làm vua, cung phi mỹ nữ đầy cung mà Phật cũng dạy cho các quân vương tu theo Phật. Dạy cho cư sĩ tại gia tu thì Phật dạy tiết dục, để giữ gìn sức khỏe cho sự tu hành tăng tiến, chớ không bắt phải ly dục. Chỉ có người xuất gia thì Phật mới bắt xa lìa hẳn dục lạc.

HỎI: Thưa Thầy, chúng con tu muốn được thanh tịnh an vui, nhưng cứ bị chứng bệnh ái dục làm cho bất an khốn đốn hoài. Chúng con cũng đã từng quán thân mình bất tịnh và cũng đã lắng tâm quan sát những cảm giác từ sinh lý dấy khởi tác động qua tâm lý, hoặc từ tâm lý tác động qua sinh lý. Tuy có quan sát như thế nhưng cũng chưa dứt được tình dục. Kính mong thầy vì lòng thương xót chỉ dạy cho chúng con phương tiện để đối trị tình dục, để chúng con được an ổn trên con đường tu tiến.

ĐÁP: Ái dục là căn bệnh của tất cả chúng sanh chứ không riêng cá nhân nào. Chúng sanh sanh trong cõi Dục là do ái dục sanh, nên không ai mà không có. Đó là cái nghiệp truyền giống để có người, có vật tiếp tục sống trong cõi Dục này. Nếu ai cũng sợ khổ, đoạn dứt nghiệp này thì loài người không còn sanh trong cõi Dục nữa. Có những chỗ cho ái dục là cái linh thiêng để truyền nối giống nòi. Sự thật nó chỉ là nghiệp chớ không có gì linh thiêng cao cả. Chẳng hạn con bò, con chó... có linh thiêng gì đâu, do nghiệp truyền giống mà sanh sản ra con cái đầy đàn. Vì người ta muốn linh thiêng hóa nói nghe cho đẹp lỗ tai vậy thôi. Sự thật đó là nghiệp truyền giống mà ai cũng có. Nhưng làm sao cho hết để nó đừng làm cho bất an khốn đốn, đó là vấn đề không đơn giản.

Trong kinh A Hàm có ghi lại câu chuyện:

Một hôm tôn giả A-nan và tôn giả Bà-kỳ-xá đi khất thực, dọc đường Bà-kỳ-xá thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp, thấy rồi tâm ý rối loạn, mất bình tĩnh, cầu cứu tôn giả A-nan chỉ cho cách điều phục.

Tôn giả A-nan bảo nên dứt trừ tưởng tượng sẽ hết dục.

Tôn giả Bà-kỳ-xá nói ý dục nằm ngủ sẵn nhiều như cỏ héo rối.

Tôn giả A-nan bảo nên nhớ Phật sẽ hết dục như tôn giả Nan Đà.

Tôn giả Bà-kỳ-xá nói: Nên đi khất thực, trở về chỗ Thế Tôn sẽ hay. Nhưng oái oăm, lúc đó cô gái đẹp thấy Bà-kỳ-xá, nàng mỉm cười. Bà-kỳ-xá nổi bực, quán thân thể cô gái đẹp là do da bên ngoài bọc lấy thịt xương bên trong, giống như cái bình có vẻ đẹp bên ngoài, nhưng ở trong chứa toàn đồ nhơ nhớp, mê hoặc người đời có gì đáng tham? Tôn giả Bà-kỳ-xá lại nghĩ: Ta quán thân kẻ khác không bằng tự quán thân mình. Xét thân tứ đại, Ngài tự hỏi: Dục này từ đâu sanh? Xét bốn đại không đại nào có ái dục hết. Vậy ái dục từ đâu sanh? Từ địa đại sanh chăng? Nếu từ địa đại sanh thì không thể được, vì địa đại cứng. Nếu từ thủy đại sanh thì không thể gìn giữ, vì thủy đại mềm yếu. Nếu từ hỏa đại sanh cũng không thể giữ được, vì lửa đốt sạch. Nếu từ phong đại sanh cũng không được vì phong đại vô hình làm sao sanh? Lúc ấy, Ngài dừng, không tưởng ái dục nữa. Ngang đây tâm hữu lậu được diệt tận, giải thoát mọi khổ đau.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy có tư tưởng về tình dục thì tình dục mới phát khởi làm cho mình cuồng loạn. Nếu không tư tưởng về tình dục, thì người nam và người nữ đứng gần hay ngồi gần, đâu có ái dục bức xúc làm cho bất an. Nên nhớ, ái dục từ tư tưởng sanh, vừa có niệm ái dục dấy khởi là phải buông bỏ liền, ái dục lặng mất thì được an ổn, nếu nuôi dưỡng theo đuổi nó thì nó làm loạn, khốn đốn, tu không tiến. Cứ như thế mà thực hành lâu ngày tâm thuần thục có sức định thì ái dục yếu dần rồi sẽ hết.
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
HỎI: Thưa Thầy, con năm nay bốn mươi chín tuổi là năm tuổi sao Thái bạch chiếu. Chẳng biết có phải do hạn hay căn nghiệp nhân quả ở đời trước, khiến con gặp nhiều chuyện rối rắm phiền muộn về tiền tài vật chất, ảnh hưởng đến thể xác lẫn tinh thần con. Con tự xét hiện tại con không tạo những nghiệp ác này sao con phải chịu như thế, xin Thầy chỉ cho con cách giải khổ?

ĐÁP: Phật tử này đi coi bói, thầy bói nói năm nay sao Thái bạch chiếu, đồng thời cũng có những tai nạn xảy ra, nên lo sợ, không biết do sao hạn làm khổ, hay do nghiệp nhân đời trước làm khổ, nên nhờ chỉ cách giải khổ. Để giải quyết việc này tôi xin đặt câu hỏi: Người đặt tên sao Thái bạch này là căn cứ ngôi sao nào trong vũ trụ mà đặt tên? Nếu các hành tinh trên hư không, mỗi hành tinh là một thế giới như thế giới chúng ta đang ở, hoặc lớn hơn nữa thì những hành tinh đó tác hại gì chúng ta? Nếu có chiếu sáng thì nó chiếu hết cả vùng, nó đâu có chiếu riêng một cá nhân nào! Mỗi cá nhân chúng ta như hạt cát đối với hành tinh, thì sự chiếu riêng một cá nhân nào! Mỗi cá nhân chúng ta như hạt cát đối với hành tinh, thì sự chiếu soi của nó đâu có ảnh hưởng riêng từng người. Chỉ khi nào tia sáng chiếu ngang qua một người thì mới ảnh hưởng một người, đây nó chiếu cả vùng, sao chỉ ảnh hưởng một người? Như vậy cái lý sao Thái bạch chiếu làm cho người ta hoạn nạn khốn khổ, không thể chấp nhận được.

Nếu nói về quả của nghiệp nhân đời trước, thì giải quyết theo tinh thần nhà Phật như thế này: Giáo lý Phật dạy thân của chúng ta hiện tại là quả tổng báo của nhân quá khứ. Lấy thân hiện tại mà xét thì sẽ thấy. Một người sống từ thuở bé đến năm bảy mươi tuổi, cả đời chúng ta đâu có làm việc thiện hết, mà có lúc giúp người với lòng thương như Bồ-tát, nhưng cũng có lúc nổi sân làm khổ người như cọp sói. Tạo đủ thứ nghiệp tốt xấu lẫn lộn, do tạo nghiệp tốt xấu lẫn lộn, nên thọ quả cũng tốt xấu lẫn lộn, chớ không có thuần tốt hoặc thuần xấu. Kiểm lại mấy chục năm qua nghiệp của chúng ta có thiện có ác, như vậy thì thân đời này là tổng báo nghiệp của nhiều đời cũng như thế.

Nghiệp quá khứ chưa trả hết, đời này làm người trong khoảng thời gian nghiệp thiện kết tụ quả báo tốt, thì người đời cho là tốt là may mắn. Còn khoảng thời gian nghiệp ác kết tụ quả báo xấu, thì người đời nói là xui là rủi ro. Sự thực thì nghiệp quá khứ lúc trùng hợp với thời gian tạo nghiệp ác của đời trước, thì nghiệp ác sống dậy làm cho chúng ta gặp những điều không như ý. Nếu trùng hợp với thời gian tạo nghiệp thiện ở đời trước, thì nghiệp thiện sống dậy khiến chúng ta gặp những điều vui muốn ít được nhiều... Như vậy cái khổ cái vui trong cuộc sống hiện tại của con người, không do ai tạo hay không do ai đặt định ra cả, mà chính do mình tạo ra ở đời trước còn thừa lại. Nếu nghiệp thừa xấu thì phải chịu tai nạn, khốn khổ, khi nghiệp xấu hết, nghiệp thiện đến thì được những điều vừa ý vui thích. Thế nên đừng quá lo sợ sanh cuồng loạn còn khổ hơn nữa. Cứ bình tĩnh, nếu nghiệp (nợ) trước đòi thì vui trả, trả hết nghiệp xấu rồi tới nghiệp tốt thì tha hồ mà hưởng. Đừng quá lo sợ rồi sanh bệnh hoạn không nên.


HỎI: Thưa Thầy, con rất thích tụng kinh Phổ Môn và kimh Địa Tạng, thường tụng vào chín giờ hoặc mười giờ trưa, chiều vào lúc sáu giờ hoặc bảy giờ. Lắm lúc vì bận sinh kế nên con không giữ đúng giờ, con tụng trễ khoảng vài tiếng đồng hồ. Như vậy có trái phép và có trở ngại gì trong sự tu tập của con không? Xin Thầy chỉ dạy.

ĐÁP: Quý Phật tử siêng tụng kinh, nhưng vì sinh kế tụng không đúng giờ đã định. Tuy tụng kinh trễ nhưng không có lỗi gì. Nếu tới giờ tụng kinh như đã định mà lười biếng nằm dây dưa, tụng trễ thì có tội lười biếng. Nếu vì sinh kế mà tụng kinh trễ thì không sao.


HỎI: Thưa Thầy, con đã mang nhiều tật bệnh trải qua chín năm. Tự biết mình nghiệp nặng, nên con phóng sanh, niệm Phật nhiều, cùng lập các hạnh khác. Mặc dù vậy, nhưng thân con vẫn còn nhiều bệnh khổ. Vậy con phải tu hạnh nào để tiêu được bệnh khổ?

ĐÁP: Phật tử này ở trong hoàn cảnh bệnh khổ chín năm rồi, tuy có phóng sanh, có niệm Phật mà vẫn chưa hết bệnh, nên hỏi tu hạnh gì cho hết bệnh. Phật tử này bệnh đã chín năm là bệnh kinh niên, chớ không phải bệnh mới phát. Vậy Phật tử muốn hết khổ phải dùng trí tuệ quán chiếu như trong kinh Bát-nhã dạy: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách". Thấy năm uẩn không thật thì mọi khổ ách qua hết. Tu hạnh này là dễ nhất. Sở dĩ thấy mình đau khổ vì thấy thân này thật. Bây giờ nhân thân đau bệnh, nên xoay lại quán thân năm uẩn không thật, thân đã không thật thì bệnh từ đâu thật? Bệnh đã không thật thì có bệnh cũng như không bệnh. Tu cách này là hết khổ.


HỎI: Thưa Thầy, trong kinh Pháp Bảo Đàn Lục Tổ có nói: Chúng sanh bị ba chướng là nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng. Khi nào tâm thanh tịnh thì ba chướng mới hết. Thân tứ đại này tuy rằng giả tạm nhưng bị bệnh (báo chướng) thì khó tu. Vậy làm sao thân bệnh mà tu vẫn được?

ĐÁP: Với tâm phàm phu yếu đuối, khi thân bệnh là một cái chướng lớn khó tu, thông thường ai cũng vậy. Nhưng với người gan dạ thì chính khi đau là cơ hội dễ tu nhất. Đừng nghĩ ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật mới gọi là tu. Bây giờ quý vị bệnh, không ngồi thiền được, không tụng kinh được, quý vị quán thấy rõ thân này là tướng hư dối sắp bại hoại, không quý trọng nó, đau không sợ hãi đó là tu rồi. Đâu phải đợi ngồi thiền tụng kinh mới tu! Vì quý vị thấy mình ngồi thiền không được, tụng kinh không được, nên cho rằng bệnh làm chướng ngại tu không được, không phải như vậy. Dù tụng kinh hay không tụng kinh, ngồi thiền hay không ngồi thiền, tâm hằng tỉnh hằng giác, nằm mà vẫn thấy rõ thân này là tướng hư dối sắp bại hoại, không ngờ vực không sợ sệt, lúc nào cũng thấy như thế, đó là đang tu. Như vậy đau đâu có gì chướng?


HỎI: Thưa Thầy, bệnh từ thân sanh mà thân thì do nghiệp mà có. Phật tử tại gia cũng như xuất gia mỗi người đều có mang nghiệp. Vậy tu phải xoay duyên chuyển nghiệp như thế nào? Khi xoay duyên chuyển nghiệp, nghiệp có hết không hay phải trả y như cũ?

ĐÁP: Câu hỏi hơi dài, phải trả lời tuần tự. Trước hết nói về nghiệp thì Phật tử tại gia hay xuất gia đều có nghiệp, điểm này tôi đồng ý. Song, nghiệp của người xuất gia và tại gia có khác, khác ở chỗ: Cùng có thân là có nghiệp, nhưng người xuất gia có nghiệp mà biết đoạn nghiệp, còn người tại gia không đoạn không bớt. Ví dụ như người xuất gia tuy có nghiệp nhưng tới mười bảy, mười tám tuổi thì đi tu, không lập gia đình, không có vợ chồng con cái, là đã cắt bớt nghiệp rồi nên gọn, khi tu thì dễ không có gì rối rắm. Còn người tại gia có gia đình có con cái, khi muốn tu thì vợ không đồng ý, con khóc la nheo nhóc, không tu được nên chướng. Chẳng những thế, khi con lớn lên phải học hành, rồi có dâu rể, rồi có cháu chắt, nghiệp mọc rễ chằng chịt nên tu khó. Tuy cùng có nghiệp nhưng người xuất gia đoạn nghiệp bớt nên gọn, dễ giải quyết. Còn người tại gia cứ mặc tình để cho nghiệp mọc rễ chằng chịt, nên giải quyết khó. Đó là giai đoạn thứ nhất.

Giai đoạn thứ hai là khi đã lỡ tạo nghiệp tội, biết sám hối làm phước, nghiệp tội có tiêu không? Tôi ví dụ ông A khi có quyền thế đánh đập làm nhục ông B. Ông B oán hận chờ ngày trả thù. Một thời gian sau, ông A mất quyền thế nhưng lại biết tu, nên được nhiều người thương quý. Ông B bấy giờ có thế lực, tâm oán hận ông A vẫn còn, một hôm ông B đến hại ông A để trả thù. Nhưng bà con láng giềng thương quý ông A, ra can gián ông B nên ông A chỉ bị hại sơ sài thôi. Vậy có nghiệp phải trả, mà trả nhẹ vì đã biết tu nên có giảm.

Trong kinh Phật có kể một câu chuyện: Có một gia chủ chăn nuôi một bầy dê, một hôm có người thường dân tới trộm dê, bị gia chủ bắt được đánh đập đưa ra pháp luật bỏ tù. Lần khác, kẻ trộm dê là người của quan lớn, gia chủ chỉ bực tức nói nặng đôi câu, chớ không dám đối xử thậm tệ như người thường dân. Kế tiếp, kẻ trộm dê là lính của vua thì gia chủ không dám nói nặng, mà chỉ van xin năn nỉ đừng bắt dê. Người không biết tu thân, tu giới, tu tâm gây nghiệp bao nhiêu thì trả quả bấy nhiêu. Vì vậy mà nói nhân nào quả nấy, đó là ví dụ người trộm dê không thế lực. Trường hợp người trộm dê là lính của quan thì chỉ bị trách móc nặng nhẹ, đó là ví dụ cho người biết tu thân, tu giới, tu tâm, tuy có tạo nghiệp ác, nhưng thọ quả báo nhẹ hơn. Trường hợp người trộm dê là lính của vua, không bị đánh đập, không bị nói nặng, đó là ví dụ cho người tuy có tạo nghiệp ác, nhưng biết tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp chuyển được tùy sức tu của mình.



HỎI: Thưa Thầy, bộ kinh Địa Tạng có ba quyển. Ngày đầu con tụng quyển thứ nhứt, rồi hồi hướng. Ngày kế con tụng quyển thứ hai, cứ như thế cho đến hết bộ mười ba phẩm rồi mới hườn kinh. Và, hôm nay con tụng kinh Địa Tạng, ngày mai con tụng kinh Phổ Môn, hoặc nửa tháng con tụng kinh Địa Tạng, nửa tháng con tụng kinh Phổ Môn. Thưa Thầy con tụng kinh như thế có được không?

ĐÁP: Tụng kinh tùy theo sức khỏe, khỏe tới đâu tụng tới đó, một quyển cũng được một phẩm cũng được, khi nào xong hồi hướng, hoặc tụng xong bao nhiêu hồi hướng bấy nhiêu đều tốt không hại gì. Phát tâm rộng rãi hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng được phước chớ không ích kỷ. Không cần đợi tụng hết quyển hoặc hết bộ mới hồi hướng. Còn việc ngày tụng kinh Địa Tạng ngày tụng kinh Phổ Môn, hoặc nửa tháng tụng kinh Địa Tạng, nửa tháng tụng kinh Phổ Môn cũng được. Xong, tháng nào tụng kinh Địa Tạng thì tụng kinh Địa Tạng, tháng nào tụng kinh Phổ Môn thì tụng kinh Phổ Môn, tụng một thứ kinh cho tiện. Có phải quý Phật tử sợ tụng kinh Địa Tạng thì Bồ-tát Địa Tạng vui, không tụng kinh Phổ Môn bỏ quên Bồ-tát Quán Thế Âm ngài buồn, nên phải chia ra tụng cho đều không? Làm như thế e hơi quá đáng.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
HỎI: Thưa Thầy, thế nào là phước tuệ song tu? Chúng con là Phật tử tại gia có tu được không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

ĐÁP: Đạo Phật thường dạy phước tuệ song tu và ví phước tuệ như hai cánh chim. Chim bay cao nhờ hai cánh, nếu gãy một cánh thì chim bay không được. Cũng vậy, người tu có phước mà không có tuệ thì chưa ra khỏi luân hồi sanh tử. Còn có tuệ mà không có phước thì chỉ tự lợi, chớ không lợi tha được và chưa tới chỗ giác hạnh viên mãn, thế nên nói thiếu. Vậy phước là gì và tuệ là gì, mà phải song tu mới được viên mãn? Tu phước là khởi lòng từ bi thương người thương vật, bố thí cứu giúp người vật cho hết khổ. Bố thí có ngoại tài thí và nội tài thí. Ngoại tài thí là dùng tiền của giúp người nghèo khó cho họ bớt khổ. Nội tài thí là dùng sức lực giúp người. Ví dụ đi đường thấy người già yếu sẩy chân té đứng dậy không nổi, tới đỡ dìu họ đứng dậy đưa về nhà săn sóc. Đó là nội tài thí. Ngoài nội tài thí còn có vô úy thí. Tức là bố thí khiến người hết lo sợ. Ví dụ người nào đó hay sợ ma quỷ quấy phá, chúng ta đem lý nhân quả giảng giải cho họ có chánh tín, tâm được ổn định họ hết sợ. Đó là vô úy thí mà cũng là pháp thí. Đó là tu phước bằng hạnh bố thí.

Tu tuệ là nương theo lời dạy của Phật để biết các pháp đúng như thật. Tuệ có ba là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Quý Phật tử khi chưa đến chùa, sống theo nếp sống phàm tục, nay đến chùa nghe giảng kinh hiểu đạo, thấy biết thế nào là tà thế nào là chánh, thế nào là nhân thế nào là quả, cái nào là thật cái nào là giả. Do nghe mà có hiểu biết gọi là văn tuệ. Sau khi nghe hiểu biết rồi quý vị về nhà, những phút rỗi rảnh, ngồi suy nghiệm lại cuộc đời, xem những lời Phật dạy mà mình đã học có đúng không? Chẳng hạn như học lý nhân quả, chúng ta nghiệm xét cây đào to lớn như thế này từ đâu mà có? Từ cái hạt là nhân, gieo trồng xuống đất nhờ phân nước, ánh nắng mặt trời, sự chăm sóc mà thành cây có trái. Xét đến những vật khác không có cái gì không có nhân mà có quả, rõ ràng Phật nói các pháp do nhân mà có quả là đúng. Suy nghiệm để hiểu biết một cách thấu đáo không nghi ngờ mới ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống của mình để cho bớt khổ, đó là tu huệ.

Tóm lại, nghe lời Phật dạy rồi suy nghiệm với thực tế thấy đúng, sau đó thực hành để mình và người được lợi ích, đó là tu tuệ. Còn tu phước là giúp người, vật qua cơn khổ. Hai hạnh này phải tu song song. Giả sử chúng ta học hiểu Phật pháp, suy nghĩ đúng, ứng dụng tu một mình, thấy ai khổ mặc ai không hề giúp đỡ, như vậy chỉ tu tuệ mà không tu phước. Còn thấy người ta nghèo đói, khốn khó cứ lo quyên giúp tiền của, mà không chịu học Phật pháp, không suy gẫm lời Phật dạy đúng hay sai, đó là tu phước mà không tu tuệ. Có phước thì đời sau sinh ra sung sướng, nhưng vì không hiểu Phật pháp, nhiều khi tạo nghiệp phải trầm luân. Còn có tuệ biết tu hành được phần tự lợi, nhưng không có phước, nói không ai nghe hết, rốt cuộc phiền não. Do đó phước tuệ phải song tu là vậy.


HỎI: Thưa Thầy, phần đông mọi người đến chùa cúng dường cầu phước. Cúng dường cầu phước là có ẩn lòng tham. Vậy cúng dường như thế nào mới tốt?

ĐÁP: Phật dạy cúng dường có từng bậc. Nếu người sơ cơ cúng dường cầu phước thì tốt. Tại sao? Vì có phước người ta mới làm lành, nếu không có phước họ không làm lành. Người sơ cơ cúng dường như thế cũng tốt. Người khá hơn phải cúng dường không cầu phước mà do tâm muốn được gieo duyên với Tam Bảo, mng đời đời gặp Phật pháp để tu. Trình độ sau cùng người bố thí không thấy có mình bố thí, không thấy có vật bố thí, không thấy có người thọ thí. Đó là bố thí siêu xuất gọi là bố thí Tam luân không tịch.


HỎI: Thưa Thầy, cầu siêu cho người mới chết và người chết lâu, người chết có lợi ích gì? Và, phóng sanh loài thú, loài thú nó đi ăn nuốt bao nhiêu con khác. Như vậy có nên phóng sanh không?

ĐÁP: Cầu siêu cho người mới chết thì hợp lý. Còn người chết đã lâu mấy chục năm thì đã sanh nơi khác, đâu còn lẩn quẩn quanh đây mà cầu siêu. Cầu như thế thấy như không có lợi. Tuy nhiên, Phật dạy khởi tâm làm lành thì được hai cái lợi. Cầu siêu cho cha mẹ lợi cho cha mẹ, mà cũng lợi cho chúng ta. Vì nếu cha mẹ sanh trong ngạ quỷ, mà kiếp ngạ quỷ sống cả ngàn năm rất là khổ, nên rất cần sức chú nguyện của người chân chính tu hành, để có chút sức mạnh giúp cho họ dễ tỉnh thức thoát kiếp ngạ quỷ, đó là có lợi. Còn nếu cha mẹ sanh ở cõi trời hay ở cõi người đang hoạt động sinh sống, chúng ta có cầu cũng không tỉnh thức. Nhưng vì lòng hiếu thảo cung kính Tam Bảo chúng ta cầu đó là phước của chúng ta. Như vậy cầu siêu không có thiệt thòi bên nào cũng có lợi.

Còn vấn đề phóng sanh phát nguồn từ lòng từ bi. Ví dụ như chúng ta thấy con cá lớn bị bắt lên cạn, sắp bị đập đầu nó giãy giụa, động lòng thương chúng ta mua nó về thả xuống sông. Được sống lại ở dưới nước, con cá đó ăn những con cá nhỏ để sống. Cứu sống con cá lớn để rồi cá lớn ăn cá nhỏ, như vậy chúng ta có chịu chung tội với nó không? Nếu có tội thì lúc tiền thân Phật hành hạnh Bồ-tát bố thí thân cho cọp đói ăn, cọp nhờ ăn thịt tiền thân Phật mà được sống, sau đó nó bắt heo rừng, bắt nai ăn thì Phật cùng có tội với bó sao? Chúng ta nên hiểu việc phóng sanh là do lòng từ của chúng ta phát khởi, khi thấy con vật sắp chết bị khổ mà làm, chớ không nghĩ mai kia con vật đó nó làm cái gì. Chúng ta cứu nó là vì lòng từ bi là được phước, còn chuyện mai kia nó làm gì là chuyện của nó, chúng ta đừng có lo xa quá. Vì lo xa quá nên không dám làm gì hết, rốt cuộc chẳng làm lợi ích gì cho ai. Chẳng hạn thấy người ăn xin, nghĩ có thể người này xin tiền về cờ bạc ăn chơi xa xí... Nếu cho tiền họ là nuôi dưỡng họ tạo tội thêm, nên không cho. Cứ nghĩ như vậy thì lòng từ của mình dần dần tiêu mất. Thấy cái gì cũng suy lý hết, nên không làm được việc gì có ích. Tu theo đạo Phật thấy người, vật khổ, liền khởi lòng từ bi cứu giúp cho lòng từ được phát triển, còn chuyện về sau là của người, của vật, không phải là chuyện của mình.


HỎI: Thưa Thầy, con tu Tịnh độ, vừa niệm Phật, vừa trì chú và tọa thiền hơn ba mươi năm nay. Một hôm lúc mười một giờ khuya, con ngồi niệm Phật thấy lửa cháy khắp mình con. Vì sợ cháy mùng nên con kêu cứu chữa thì thấy lửa tắt. Nhưng con bị mù mắt hơn bốn mươi năm nay sao lại thấy như thế?

ĐÁP: Phật tử này mù mà ham tu, một hôm ngồi niệm Phật trì chú lại thấy lửa cháy mình. Mù mà thấy lửa cháy là do mắt thấy hay cái gì thấy? Do tưởng thấy chứ không phải do mắt thấy. Phật tử này vì chưa học đạo kỹ, nếu học đạo kỹ thì khi ngồi thiền, hay niệm Phật thì thấy có những tướng lạ hiện, liền biết đó là tướng giả dối phóng hiện không thật. Kể cả thấy ma hay thấy Phật cũng đều là giả tướng phóng hiện, nên không sợ không mừng. Đó là an định sáng suốt làm chủ được mình. Nếu giả tướng hiện mà sợ hãi thì dễ phát cuồng điên, vì tâm sợ hãi kích động làm cho loạn trí. Do đó ngồi thiền hay niệm Phật trì chú phải tỉnh táo, thấy tướng lạ xuất hiện, biết nó là tướng hư ảo không thật, nên xem thường không sợ, sợ là bệnh.
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chuơng-i-(tt3)
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
HỎI: Thưa Thầy, con người phải hội đủ những yếu tố nào mới tu được?

ĐÁP: Người tu nào cũng có những yếu tố để mà tu, song, biết sử dụng hay không biết sử dụng những yếu tố mình có mới là việc đáng nói. Chúng ta thường nghe các thầy nói, người thiếu căn thì không được thọ giới cụ túc, tức là hoặc mắt mù, hoặc tai điếc, hoặc lưỡi câm, hoặc ý đần độn... thì không được thọ giới cụ túc. Nhưng chúng ta thấy trong sử ghi ngài A Na Luật mắt mù tu chứng quả A-la-hán, ngài Bàn Đặc Ca quá dốt học kinh kệ không nhớ một câu, tu chứng được quả A-la-hán. Như vậy là do không biết sử dụng các căn sẵn có hay là do thiếu căn? Đa số chúng ta ai cũng mắt sáng, tai thính, ý thông minh... có đủ sáu căn là hội đủ điều kiện để tu rồi. Có điều là chúng ta có chịu học hiểu đúng chánh pháp của Phật hay không, có gan dạ buông bỏ những thói hư tật xấu hay không mà thôi.


HỎI: Thưa Thầy, theo pháp tu Thiền, nếu tu ba nghiệp: thân, khẩu, ý thì tu như thế nào? Và, đạo Phật lấy giác ngộ giải thoát làm gốc. Vậy mỗi ngày hai mươi bốn giờ làm sao ứng dụng trí Bát-nhã để tu?

ĐÁP: Thông thường tu là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện, đó là giai đoạn một gọi là giai đoạn chuyển nghiệp. Qua giai đoạn hai thì không còn chuyển nghiệp nữa, mà tu cốt làm chủ ba nghiệp, mỗi tác động của ý của miệng của thân phải làm chủ trọn vẹn. Ví dụ: Đi thì biết mình đi, ngồi thì biết mình ngồi, nằm thì biết mình nằm. Tất cả mọi động tác luôn luôn được trí tuệ soi suốt, thấy biết rõ ràng không lẫn lộn, không quên lãng. Đối với người không tu, làm mà không biết mình làm, nói không biết mình nói, cứ nói làm càng bướng, sau rồi ăn năn hối hận. Với người tu Thiền thì mọi hành động, mọi ngôn ngữ, mọi ý niệm phát khởi đều biết rõ ràng và làm chủ được nó. Đó là dùng trí để thấy rõ từng động tác của ba nghiệp.

Ứng dụng trí Bát-nhã trong lãnh vực tu Thiền thì như tôi đã nói: "Tất cả các pháp không thọ". Bởi tất cả các pháp đối đãi ở thế gian này tạm đặt ra để mà dùng với nhau, nó không thật. Vì nó tạm không thật nên không chấp, không chấp thì không tranh cãi, không tranh cãi thì không khổ đau. Ví dụ có người khỏe mạnh, tay chân còn đủ mà đi xin ăn. Ông A nghĩ họ nghèo khổ nên cho tiền cho gạo giúp đỡ họ. Ông B thấy vậy, cho rằng ông A tốt, chẳng những đối với người cùi đui xin, ông A giúp, mà người còn chân tay nếu nghèo thiếu xin, ông A cũng giúp. Nhưng ông C cho rằng người khỏe mạnh tay chân còn đủ mà đi xin, ông C cho là ông A bị lừa gạt, vô tình ông A giúp cho người lười biếng ăn không ngồi rồi ăn bám xã hội, không tốt. Hai người cùng nhìn một đối tượng, mà thấy khác nhau, người thì khen là tốt, người thì chê là không tốt. Vậy chúng ta xét xem hai cái thấy đó cái thấy của ai là chân lý và cái thấy của ai phi chân lý? Quý vị thử đánh giá xem đúng ở chỗ nào sai ở chỗ nào? Xét kỹ, cái nhìn đúng sai không có tiêu chuẩn nhất định, mà tùy theo quan niệm của mỗi người, ai cũng có lý riêng của mình. Lý luận của ông B cũng có lý, lý luận của ông C cũng có lý, có lý theo quan niệm của mỗi người. Nếu chúng ta chấp chặt một bên là chân lý thì sẽ tranh cãi mãi. Mà tranh cãi thì sanh thù oán đánh đập lẫn nhau gây đau khổ cho nhau. Đó là một sự việc trong nhiều sự việc ở trên đời này, không có tiêu chuẩn chung để thẩm định tốt xấu, mà do quan niệm riêng của mỗi người. Người khởi ý niệm thì cố chấp vào ý niệm của mình và cho là đúng. Đó là một sai lầm lớn cho nên Phật dạy: "Phải biết tôn trọng chân lý". Tôn trọng chân lý là cùng thấy một sự việc, mà mỗi người có quyền thấy biết theo quan niệm của mình, không bắt buộc người khác thấy như mình thấy. Đa số người đời mắc phải bệnh chấp "Cái thấy của tôi là đúng, là chân lý, ai thấy khác tôi là người đó thấy sai". Thế nên từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, người ta cãi nhau đánh nhau không dừng nghỉ, bởi chấp cái thấy của mình là chân lý, rồi bắt kẻ khác phải thấy như mình thấy. Mình thấy như thế nào thì nói tôi thấy như thế ấy, đó là cái thấy của mình. Nếu người kia thấy khác cũng là cái thấy của người kia. Mỗi người có quyền thấy theo nhãn quan của mình, không ai có quyền bắt thấy như thế này là đúng, thấy khác đi là sai. Như vậy là biết tôn trọng chân lý. Trong cuộc sống giữa đời này quý vị thấy có cần tôn trọng chân lý không? Nếu không tôn trọng chân lý thì sẽ cãi nhau hoài. Tất cả khổ đau của kiếp người không phải chỉ đói cơm, rách áo mới là khổ. Có nhiều người giàu sang vương giả, sống với ai cũng bất đồng quan niệm, gây xung đột gây phiền hận đánh giết lẫn nhau, đó là tại không biết tôn trọng chân lý. Ai cũng muốn bắt người khác nhìn theo cái nhìn của mình, nhưng làm sao thấy giống nhau được? Một việc hết sức nhỏ và gần là việc ăn uống. Cái lưỡi của người này thì thích món này, cái lưỡi của người kia thì thích món kia, kẻ ưa ăn mặn người ưa ăn lạt... Nếu mình thích món nào, cho món đó là ngon và bắt người khác ăn theo mình; làm như vậy không được, vì người khác cũng có quyền thích món khác. Nếu mọi người ai cũng đều bắt kẻ khác theo ý mình trong khi người ta không thích, thì sống có đau khổ không? Thế nên, hiểu tới nơi rồi thấy Phật dạy chí lý vô cùng. Những cái thấy tốt xấu khác nhau đó là tùy theo nghiệp duyên của mỗi người. Nếu biết rõ như vậy thì không có chuyện gì xảy ra cả. Còn ai cũng cho cái thấy của mình là chân lý, người khác thấy không giống mình là sai là bậy, thì bao nhiêu chuyện tranh cãi rắc rối xảy ra.

Theo tinh thần Bát-nhã thì đối với tất cả pháp, thấy nó do duyên hợp mà có giả tướng không có thật thể cố định, nên không chấp nó là thế này thế nọ. Nếu không chấp là không thọ, thì nội tâm tịch diệt được Niết-bàn. Đó là ứng dụng trí Bát-nhã để tu hằng ngày. Vậy Niết-bàn là giải thoát. Người mà thấy các pháp đúng như thật, không chấp là người trí, người đó giác ngộ giải thoát không nghi ngờ, đó là tu Thiền. Đạo Phật là đạo giác ngộ bằng trí tuệ, nên đối với tất cả các pháp, không một pháp nào mà Phật không dạy dùng trí tuệ để quán. Thấy được lẽ thật thì gọi là trí. Pháp Phật đưa chúng ta đến giải thoát là hướng dẫn chúng ta dùng trí tuệ ban sơ rồi dần dần tới trí tuệ viên mãn. Do đó mà trong nhà Phật thường nói "Truyền đăng tục diệm", tức là trai đèn tiếp lửa, hay nói cách khác là trao truyền ánh sáng trí tuệ. Trong kinh Phật dạy: "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp". Chánh pháp là ngọn đuốc trí tuệ sẵn có của Phật, muốn cho trí tuệ chúng ta sáng, nhưng tự mình không phát sáng được, nên phải mồi qua ngọn đuốc trí tuệ của Phật, để cho trí của mình được sáng. Tu là thắp đuốc trí tuệ cho sáng rực lên. Vì vậy mà tôi dùng chữ Chiếu đặt tên cho các Thiền viện để nhắc thiền sinh luôn luôn phải soi sáng tâm mình, chớ để mờ tối mê lầm.

Thời nay, đa số người đến với đạo vì lòng tin hơn là trí tuệ. Rủ nhau đi chùa cúng lạy cho có phước, đi được mười chùa là năm đó được bình an. Tới chùa chỉ tới bằng niềm tin chớ không tới bằng trí tuệ. Đạo Phật là đạo trí tuệ, thế mà không thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ lên mà đi, chỉ biết tin, tin Phật như ông thần ban phước giáng họa vậy. Đến với đạo Phật sai lầm như thế, cho nên tu không tiến, thậm chí càng tu càng nhiều phiền não nữa. Có người nói tụng kinh Pháp Hoa nghiệp đổ. Đổ nghiệp là do đâu? Tại quý vị nghe nói tụng kinh Pháp Hoa phước nhiều nên ham, chùa mở hội tụng kinh Pháp Hoa thì đua nhau đi tụng, không đi sợ thiệt thòi. Nhưng gia cảnh của mình còn bận rộn, bỏ nhà đi thì việc làm ăn bê bối, lui sụt, nên bị chồng con la rầy, rồi cho là đổ nghiệp. Nghiệp đâu mà đổ vậy? Tại quý vị không thấy được lẽ thật, hoàn cảnh của mình chưa cho phép mình làm điều đó, vội làm thì không được như ý, nên bực bội cho là đổ nghiệp.

Nếu đến với đạo Phật, tu bằng trí tuệ thì đâu có việc đáng tiếc xảy ra. Lúc nào cũng soi lại mình, thấy rõ mình từng phút từng giây, tới chùa cũng tốt, không tới chùa cũng tốt. Ở nhà mà dùng trí thấy rõ từng ý niệm sai lầm, từng lời nói bất thiện, từng việc làm ác, liền dừng không theo. Những điều xấu tự bản thân mà mình bỏ được thì cũng như đi chùa tu đâu có khác. Còn tụng kinh Pháp Hoa tính bộ mà không dừng ba nghiệp ác, thì cũng như chưa tu. Đó là cái sai lầm của người Phật tử học đạo bây giờ. Tôi nói đây không phải bài tác tụng kinh. Đi chùa tụng kinh khi nào gia cảnh xuôi thuận, con cái lớn khôn, ở nhà không làm gì thay vì cờ bạc, xem hát... thì nên đi chùa lạy Phật tụng kinh tốt hơn. Còn nếu gia cảnh đang bận rộn, người nhà đang đầu tắt mặt tối lo cho cuộc sống chung, mà mình phó mặc, cứ xách gói vô chùa tụng kinh hoài, làm sao trong gia đình không xào xáo phiền não?
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
HỎI: Thưa Thầy, như Thầy nói, phần đông Phật tử đến với đạo Phật bằng lòng tin hơn là trí tuệ. Ngay như bản thân con, trước đây cũng đi chùa tụng kinh niệm Phật. Sau đến với thiền con cũng chưa biết gì, được vị thầy này dạy nên khán thoại đầu, đến thầy khác bảo đếm hơi thở, lại vị kia dạy nên an trú trong việc làm của mình hằng ngày... Pháp nào con cũng thực hành, song loạn tưởng vẫn cứ dấy khởi không thuyên giảm, nên con niệm Phật trở lại. Con biết tu như thế là bệnh, nhưng không biết phải đối trị như thế nào; xin Thầy từ bi chữa trị cho con bằng pháp môn tu Thiền, ngày đêm dụng công ra sao? Điều thân điều tâm như thế nào?

ĐÁP: Theo tôi thì thầy dạy đếm hơi thở để tiến tới chỗ định tâm, đó cũng là pháp tu tốt của vị sư ấy. Thầy dạy khán thoại đầu để đưa đến chỗ ngộ đạo, tôi cũng tôn trọng pháp tu của thầy đó. Vì tôi thuộc mẫu người tôn trọng chân lý. Nhưng riêng tôi, tu thiền phải dùng hai cách: Cách mà tôi tâm đắc nhất là pháp tu không phương pháp của Tổ Bồ-đề-đạt-ma. Khi xưa tôi nghiên cứu về Tổ Bồ-đề-đạt-ma thấy nói đâu đâu, không liên quan gì với sự tu hành, tôi không hiểu gì hết, không thấy Ngài đặt ra một phương pháp để tu, qua câu chuyện ngài Thần Quang thiết tha cầu đạo, đứng ngoài tuyết suốt đêm tuyết ngập lên tới gối. Tổ ngoái nhìn lại hỏi:

- Người cầu cái gì mà dùng khổ hạnh vậy?

Thần Quang đáp:

- Xin ngài dạy con pháp môn cam lồ.

- Pháp môn cam lồ đâu có thể dùng chút ít khổ hạnh cỏn con mà được!

Thần Quang tha thiết như vậy mà Tổ chê là khổ hạnh cỏn con! Thần Quang buồn quá bèn chặt một cánh tay dâng lên để tỏ ý chí cầu đạo của mình. Tổ bảo:

- À, khá đó.

Và đặt tên là Huệ Khả. Câu chuyện có hay không thì ở đây miễn bàn. Chúng ta chỉ hiểu câu chuyện nói lên ý chí tuyệt vời của người cầu đạo.

Khi Tổ nhận cho Huệ Khả làm đệ tử rồi không dạy gì hết. Một hôm ngài Huệ Khả khổ quá mới thưa:

- Bạch Hòa thượng, tâm con bất an, xin Hòa thượng dạy con phương pháp an tâm.

Giống hệt như chúng ta, tâm Ngài Huệ Khả cứ xao xuyến bồn chồn mãi nên Ngài xin Tổ dạy cho phương pháp để định tâm. Tổ nhìn sửng vào mặt Huệ Khả bảo:

- Đem tâm ra ta an cho.

Theo cái thấy của chúng ta thì Tổ thật là vô lý, đệ tử xin dạy phương pháp tu mà Ngài không dạy gì cả, bảo "đem tâm ra ta an cho". Nghe câu này chúng ta thấy lúng túng. Nhưng Huệ Khả là người xuất cách, Ngài bèn nhìn lại cái nghĩ tưởng lăng xăng, mà lâu nay Ngài cho là tâm thì không thấy nó đâu cả. Ngài mới thưa:

- Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được.

Tổ nói rất nhẹ:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Từ đó ngài Huệ Khả biết đường vào cửa thiền. Quý vị thấy Tổ dạy pháp môn gì? Nếu là người không có duyên với thiền nghe Tổ nói như thế, thấy như đùa chơi không nghĩa lý gì hết, nhưng đó chính là cửa bước vào thiền. Bởi vậy sau này ngài Đức Sơn mới nói: "Tông ta không ngữ cú, không có một pháp cho người". Thiền tông không có phương pháp tu thứ bậc. Quý vị cũng như chúng tôi lúc trước đều nghĩ, tu là phải có phương pháp để nương vào đó mà thực hành. Nhưng Tổ dạy tu theo phương pháp gì? Ngày trước đọc tới chỗ này, tôi lắc đầu. Không có phương pháp làm sao tu được? Tổ nói như đùa! Nhưng nếu nhận được ý chỉ thì hay đáo để, hay quá sức tưởng tượng của mình. Nên khi ngộ, chư Tổ bật khóc là vậy, chỗ không bao giờ mình ngờ chính là pháp tu. Quý vị có nhận ra không? Chỉ có một ít người gật đầu, còn đa số thì ngẩn ngơ!

Đây, tôi chỉ cho quý vị thấy: Lâu nay chúng ta cho rằng cái nghĩ tốt, nghĩ xấu, nghĩ phải, nghĩ quấy... là cái tâm của mình. Trăm người như một đều chấp như vậy. Bởi chấp niệm suy nghĩ là tâm mình nên cứ khởi nghĩ tứ tung, vì nghĩ tứ tung nên bất an. Bây giờ phải tu theo pháp nào để đừng khởi nghĩ và tâm được an? Ở đây Tổ không dạy pháp gì hết, bảo: "Đem tâm ra ta an cho". Tức là đem niệm nghĩ suy mà ông cho là tâm đó ra đây ta an cho. Ngài Huệ Khả sực nhìn lại cái mà Ngài cho là tâm xem nó ra sao? Tìm lại thì nó mất tiêu. Ngay đó thì tâm Ngài đã an. Nên Tổ nói: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi!". Khi thấy niệm nghĩ suy nữa thì tâm an chứ gì! Không thêm một pháp nào hết.

Bây giờ quý đạo hữu thử nghiệm xem. Mình đang suy tính chuyện này, chuyện kia liền nhìn lại coi nó ra sao? Khi nhìn nó thì nó tự lặng không còn nữa. Vậy "niệm nghĩ suy" và "cái nhìn" niệm nghĩ suy, hai cái có khác nhau không? Niệm nghĩ suy thì lăng xăng lộn xộn, chợt khởi chợt mất, còn "cái nhìn" niệm nghĩ suy thì nó lặng lẽ mà sáng suốt, không động. Khi niệm nghĩ suy lăng xăng lộn xộn đã mất, chỉ còn lại "cái nhìn" lặng lẽ thì tâm không an là gì? Rất đơn giản. Khi ngài Huệ Khả nghe đến đó, tâm bừng sáng lên, không nghi ngờ. Còn chúng ta nghe qua thấy mù mịt! Nếu dạy điều thứ nhất phải thực hành như thế này, điều thứ hai phải thực hành như thế này... tiến từng bậc một, thì có thể làm. Ở đây bảo phải nhìn lại cái nghĩ tưởng lăng xăng, khi nhìn nó thì nó lặng mất. Do đó nên tôi nói cái nghĩ tưởng lăng xăng lộn xộn đó là cái hư dối không thật, gọi nó là vọng tâm hay vọng tưởng.

Từ lâu chúng ta lầm cho vọng tưởng là mình, bây giờ mỗi khi nó dấy khởi, nhìn nó biết nó là hư dối không theo nó là tu. Dường như không dạy mà đã dạy. Nếu khi vọng tưởng lăng xăng khởi, nhìn nó, nếu nó không lặng, thì tìm coi nó xuất phát từ đâu? Tìm, không thấy chỗ xuất phát của nó, rõ ràng vọng tưởng không có nguồn gốc chợt hiện rồi mất. Vậy, không có pháp an tâm mà tâm được an. Người tu theo Thiền tông bằng trí tuệ không phải bằng lòng tin.

Từ lâu mọi người ai cũng lầm nhận cái suy tư nghĩ tưởng là ta (ngã). Vậy, ta có khi nào vắng không? Ta lúc nào cũng hiện hữu không bao giờ vắng mặt, còn cái suy tư nghĩ tưởng chợt hiện chợt mất sao gọi là ta được? Lúc không nghĩ tưởng thì ta ở đâu? Biết rõ cái suy tư nghĩ tưởng là hư dối không thật đó là trí tuệ. Tuy vọng tưởng chưa hết, nhưng trí tuệ đã phát sáng thì từ từ sẽ làm chủ được nó. Bởi lâu nay chúng ta lầm nhận nó là "ta", nên chạy ngược chạy xuôi theo nó. Bây giờ biết nó là hư giả, không theo, đó là biết quay trở lại với đạo. Khi chưa học đạo chúng ta tưởng đạo xa lắm, tưởng đạo là cái gì đó huyền bí phi thường, nên có nhiều người vô rừng lên núi tìm đạo. Nhưng đạo chính là cái tâm chân thật có sẵn ở nơi mỗi người. Vậy có được mấy người biết được tâm chân thật đó. Thế mà mở miệng ra xưng là ta là tôi, nhưng không biết cái ta chân thật là cái gì?

Đạo Phật không cho phép chúng ta ngồi suy tính chuyện bên ngoài mà không tự biết mình. Nếu không biết cái gì là mình, cái gì không phải là mình thì người đó chưa phải là người trí. Người trí biết được mình rồi mới chinh phục những cái không phải là mình, nên không còn lệ thuộc nó nữa và không bị nó chi phối làm cho khổ đau. Vì vậy, khi người nhận ra được thể chân thật nơi mình rồi thì cười hoài. Biết được mình mới là điều chủ yếu của sự tu hành. Nếu chưa biết được mình mà biết nhiều chuyện bên ngoài cũng chỉ là trò đùa, cũng vẫn trầm luân trong vòng luân hồi không có ngày dừng.

Như vậy tôi đã chỉ cho quý vị tu chưa? Tôi chỉ theo tôi, tôi nói tôi không đúng, quý vị khác sai, vì tôi tôn trọng chân lý.


HỎI: Thưa Thầy, mười Bức Tranh Chăn Trâu, bức tranh chín và mười biểu trưng phần tự lợi viên mãn rồi lợi tha. Nhưng chúng ta phần tự lợi chưa xong, nên phần hoằng pháp lợi tha dễ bị sai lạc, vậy chúng con phải làm sao?

ĐÁP: Trong mười Bức Tranh Chăn Trâu, từ mục một đến chín biểu trưng cho phần tự lợi, mục mười biểu trưng cho phần lợi tha, hành giả thõng tay đi vào chợ, đi vào đời làm lợi ích cho người. Hiện tại chúng ta tu chưa tới bức tranh mười thì làm sao lợi tha? Điều này tôi xin trả lời: Chúng ta tu giống như người đi học, nếu học hết cấp, không còn lớp để theo học nữa thì đỗ Tiến Sĩ. Nhưng bây giờ chúng ta chỉ học tới lớp 12 thôi, như vậy là chúng ta học chưa xong. Hiện tại chung quanh chúng ta có mấy người bị mù chữ, họ muốn học để biết chữ. Chúng ta dạy họ biết đọc biết viết, có sợ dạy sai hay không? Chắc chắn là không sai, vì chúng ta dạy thấp chứ không dạy cao. Nếu chúng ta học lớp 12 mà đòi dạy bậc đại học thì sẽ dạy không được, vì quá sức học của mình. Tôi thường lưu ý quý vị, mình tu được 5 phần, nếu có người hỏi thì nói một hoặc hai ba phần thì bảo đảm không trật. Nếu tu năm phần, ai hỏi phần thứ sáu thứ bảy là phần chúng ta chưa tới, mà giảng nói e trật. Chúng ta nên thật thà khôn ngoan nói: "Chỗ này để tôi nghiên cứu lại", chớ đừng tỏ ra mình khôn lanh thông suốt để lòe thiên hạ thì tai họa. Đó là trường hợp tu chưa đến chỗ cứu cánh, mà vẫn làm việc lợi tha được.


HỎI: Thưa Thầy, điều phục sáu căn, chủ yếu là nhãn căn và nhĩ căn, thế mà con cứ bị sắc trần và thinh trần làm loạn động. Thưa thầy, con phải làm thế nào để điều phục?

ĐÁP: Trong sáu căn chủ yếu là tu nhân căn và nhĩ căn, mắt thấy sắc tâm xao xuyến, tai nghe tiếng tâm loạn động, vậy phải làm sao? Phương tiện tu hành thì có nhiều cách, nên tôi thường nhắc quý vị tu phải linh động. Có khi phải nhìn lại tâm mình thấy vọng tưởng khởi không chạy theo. Nói theo "Tứ Liệu Giản" của Tổ Lâm Tế thì gọi là "đoạt nhân bất đoạt cảnh". Nghĩa là cảnh bên ngoài cứ mặc nó, chỉ dẹp vọng tưởng ở nội tâm mình thôi. Tu như thế mà tâm vẫn còn lăng xăng, thì phải ứng dụng cách thứ hai là "đoạt cảnh bất đoạt nhân", tức là dẹp cảnh bên ngoài mà không dẹp vọng tưởng ở tâm. Dẹp cảnh bên ngoài là sao? Nghĩa là thấy sáu trần do duyên hợp như huyễn như hóa không thật. Mắt thấy sắc biết sắc là tướng duyên hợp hư dối, tâm từ từ hết lăng xăng. Tai nghe tiếng khen tiếng chê, biết nó có là do duyên hợp hư dối không thật, nghe qua rồi mất, tâm từ từ hết lăng xăng. Như vậy, tu có nhiều cách, hoặc xoay lại nhìn vọng tưởng lăng xăng ở tâm mình (đoạt nhân chẳng đoạt cảnh), hoặc quán trần cảnh bên ngoài không thật (đoạt cảnh chẳng đoạt nhân). Hoặc vọng tưởng nơi tâm và ngoại cảnh bên ngoài đều dẹp sạch (nhân cảnh đều đoạt). Khi không còn vọng tưởng, tâm không còn dính mắc với trần cảnh bên ngoài, tâm lúc nào cũng lặng lẽ sáng suốt, không cần phải dụng công tu (nhân cảnh đều chẳng đoạt).
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top