[Funland] Các bài nhạc tụng ưa thích

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
HỎI: Thưa Thầy, theo pháp tri vọng thầy dạy, chúng con có được dùng pháp quán để đối trị tâm bệnh trong lúc ngồi thiền hay không?

ĐÁP: Như tôi vừa nói, chúng ta tu hoặc xoay lại nhìn tâm lăng xăng của mình, hoặc quán trần cảnh bên ngoài không thật. Nếu khi ngồi thiền tâm quá xao xuyến, điều phục không nổi thì phải dùng pháp quán để phá. Chúng ta phá nó bằng cách đặt câu hỏi: "Cái gì đang xao xuyến?".

Giả sử hồi chiều nghe người ta nói nặng mình một câu, mình trả lời chưa xứng. Bây giờ ngồi thiền cứ nhớ những lời nói nặng đó mãi, dẹp không được thì phải quán. Quán xét những lời nói đó từ đâu mà có? Những lời nói đó là hơi phát ra từ rốn, lên cuống họng, ra lưỡi, lưỡi uốn qua uốn lại thành tiếng. Do những duyên đó hợp lại thành tiếng, thoáng qua rồi mất, nó không thật, tại sao mình ôm ấp phiền giận? Quán như vậy một hồi, tự thấy mình vô lý, buông bỏ những lời nói đó, tâm được yên ổn. Nếu đang giận hậm hực, tìm câu nói nào cho hơn để trả lời thì tâm càng thêm sân giận, không dẹp phá được. Giờ ngồi thiền trở thành giờ cãi lộn, thêm phiền não không lợi ích.


HỎI: Thưa Thầy, trong bốn oai nghi đều phải tu. Vậy khi tiếp xúc với Phật tử, lúc đó có tu hay không?

ĐÁP: Đừng hiểu tu Thiền là ngồi im bất động, mà trong mọi oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín... lúc nào cũng tu. Khi im lặng thì nhìn lại tâm mình, thấy có vọng niệm khởi liền buông, không theo vọng thì tâm vắng lặng. Khi tiếp duyên với Phật tử thì nói những lời đạo lý, nhắc nhở mọi người cùng tu. Những lời mình nói ra cũng xuất phát từ tâm thanh tịnh, giống như nước trong hồ khi lặng vẫn trong, khi nổi sóng cũng vẫn trong. Vì nước đã trong rồi thì dù lặng hay động nó vẫn trong. Nước ao nước hồ có bùn có cặn, nếu bị chao động nổi sóng là đục ngay. Vì vậy mà lúc nào chúng ta cũng phải tu, khi yên lặng thì tu theo cách yên lặng, khi tiếp duyên thì tu theo lối tiếp duyên.


HỎI: Thưa Thầy, tu Thiền khi lâm chung phải làm sao?

ĐÁP: Người tu Thiền khi sắp chết có những trường hợp như thế này:

- Người dụng công tu đến chỗ tâm hằng thanh tịnh sáng suốt thì làm chủ mình hoàn toàn, ngay cả cái chết đến tâm vẫn bình thản an nhiên không lo sợ loạn động, vì đã biết đường đi.

- Người dụng công chưa làm chủ được tâm mình, lúc sắp chết tâm lo sợ loạn động. Lúc đó phải vận dụng hết thần lực trí lực quán chiếu, để thấy rõ thân này cảnh này là huyễn hóa không bền chắc, cho bớt chấp thân, như vậy ra đi có phần tự do.

- Người sắp chết mà thần lực trí lực quá yếu, không quán chiếu được thân cảnh không bền chắc tạm bợ, phải nhờ Thầy Tổ huynh đệ đến tụng kinh Bát-nhã hay Kim Cang khiến cho nhớ và duyên theo lời Phật dạy, dừng tâm quyến luyến thân, quyến luyến người, quyến luyến cảnh, ra đi cho dễ dàng.


HỎI: Thưa Thầy, ngộ lần đầu và ngộ lần sau có như nhau không? Ngộ lần đầu còn phải tiệm tu lâu dài, làm sao biết được giai đoạn sau cùng là lúc nào?

ĐÁP: Câu hỏi này tôi chỉ trả lời phân nửa, chớ chưa trả lời hết được. Tại vì tôi chưa ngộ lần cuối cùng, nên không trả lời phần này. Theo Thiền sử thì các Thiền sư tiểu ngộ hàng chục lần, đại ngộ cũng năm ba lần. Lục Tổ Huệ Năng khi còn là cư sĩ gánh củi đi bán, một phen nghe người tụng kinh Kim Cang, tâm liền khai ngộ. Sau đó Ngài đến Huỳnh Mai tham học với Ngũ Tổ. Một hôm, Ngài trình sở ngộ, được Ngũ Tổ cho vào thất để giảng kinh Kim Cang, giảng tới câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", ngay đó Ngài đại ngộ bèn thốt lên: "Đâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh, đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt...". Sau lần ngộ này Ngài được Ngũ Tổ ấn chứng và truyền y bát. Lần ngộ đầu và lần ngộ này có khác không? Lần ngộ đầu chỉ thấy "bổn lai vô nhất vật", lần ngộ sau thấy "sáu căn không dính mắc với sáu trần", thì nhận ra tánh mình từ xưa vốn thanh tịnh, vốn không sanh diệt... lần sau Thầy đại ngộ nhận sâu hơn lần trước. Giống như quý Phật tử mới học đạo, đọc kinh lần đầu thấy hay, dụ như tiểu ngộ, lâu lâu đọc lại càng hiểu sâu hơn càng thấy hay hơn, dụ như đại ngộ. Như vậy lần ngộ đầu cạn, lần ngộ sau sâu không giống nhau. Còn lần ngộ chót là triệt ngộ, nghĩa là thấu suốt trùm khắp không giới hạn, lần ngộ đầu còn giới hạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
https://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/nhung-canh-hoa-dam-(tap-1)/chuơng-i-(tt4)
HỎI: Thưa Thầy, đối với Bi, Trí, Dũng người học đạo cần phải có hạnh nào trước?

ĐÁP: Bi, Trí, Dũng, đối với người học đạo thì phải khởi Trí trước, kế đó là Dũng, sau đó là Bi. Tại sao vậy? Vì có Trí mới nhận ra cái nào là giả cái nào là chân. Cái giả thì bỏ, cái chân thì bảo nhậm giữ gìn. Nếu không có trí thì không phân định được cái giả, cái chân nên không tu được. Khi đã có trí biết rõ cái giả, cái chân thì nỗ lực ứng dụng tu một cách mạnh mẽ đó là Dũng. Khi nỗ lực tu có kết quả rồi, thấy mọi người chưa biết tu đang đau khổ, thương họ mới ra giáo hóa giúp họ tu cho bớt khổ, đó là Bi. Trên chữ nghĩa thì nói Bi, Trí, Dũng, nhưng thực tế tu hành thì trước hết là Trí, kế là Dũng, sau là Bi.
HỎI: Thưa Thầy, con đọc kinh thấy Phật dạy tu là phải buông xả tất cả. Nhưng khi tâm trí buông xả thì ảnh hưởng đến nhân tình và sinh hoạt hằng ngày không tốt. Còn nếu nhiệt tình tích cực làm việc thì ảnh hưởng đến tâm trí, tâm trí chao động khó thanh tịnh. Con muốn tu tâm trí được an tịnh mà việc làm vẫn tích cực. Vậy con phải tu như thế nào xin thầy chỉ dạy?

ĐÁP: Câu hỏi này là câu hỏi thiết yếu và thực tế của người tu hành, nhất là người Phật tử tại gia còn làm việc trong xã hội. Tôi dạy Tăng Ni và Phật tử tu, cũng dạy buông xả mà buông xả tích cực chứ không phải buông xả tiêu cực. Nghĩa là làm tất cả mà không chấp vào việc làm của mình, đó là buông xả tích cực. Còn làm cái gì dính cái nấy, hoặc sợ quá nên bỏ, đó là buông xả tiêu cực. Ví dụ sáng quý vị đi làm công tác xã hội, giúp cho người tàn tật, nghèo đói, bệnh hoạn được no ấm an vui, ai cần là giúp, việc gì cũng làm, làm tích cực suốt ngày. Làm xong, chiều về nhà quý vị tắm rửa, ăn uống rồi đi tụng kinh, ngồi thiền. Mọi việc làm trong ngày buông hết không nghĩ đến, ngủ dậy sáng đi làm nữa, làm xong buông hết không nhớ không nghĩ tới, cứ thế mà làm và tu thì tâm trí không động, việc làm vẫn tích cực. Còn nếu sáng đi làm, chiều về nhớ mình làm việc này cho người này, việc kia cho người kia, người này tên A, người kia tên B, ghi vào sổ để mai mốt kể công kể ơn với họ. Nếu người nào quên ơn thì mình buồn trách, làm như thế là làm vì danh, tâm bị động chưa biết buông xả. Đó là hành động buông xả và không buông xả bên ngoài.

Đối với nội tâm, chúng ta luôn luôn phải buông xả, mà buông xả không phải không làm. Tôi nói niệm khởi phải buông. Song, buông không cho nghĩ gì hết sao? Chỗ này quý vị phải lưu ý thật kỹ để ứng dụng tu, kẻo thực hành sai. Ví dụ sáng thức dậy thấy có những việc đáng làm, chúng ta khởi niệm khoảng ba phút hoặc năm phút để sắp xếp. Sau khi sắp xếp xong bắt đầu thực hành, từ đó niệm khởi cứ buông, chỉ làm thôi chớ không suy nghĩ. Như vậy buông xả vọng niệm không trở ngại công việc đang làm. Như thế, làm việc mà vẫn tu được không trở ngại. Còn nếu sáng thức dậy vừa nghĩ làm việc gì liền buông bỏ không cho nghĩ, thì không sắp xếp và cũng không làm được việc gì. Buông xả như thế là buông xả tiêu cực, rốt cuộc chỉ ngồi không, không làm được gì cả. Vì khởi nghĩ là phải bỏ, không cho nghĩ thì biết làm gì đây?

Chúng ta phải hiểu cho rõ chỗ này. Xả là không chấp công mình giúp người. Xả là không nhớ và mong mỏi người mình giúp đền ơn mình. Và, người tu Thiền xả là luôn luôn để cho tâm thanh tịnh, khi làm việc chỉ biết làm việc, hoàn toàn làm chủ mình, không để tạp niệm xen lẫn. Buông xả như thế rất tích cực chớ không tiêu cực, quý vị nên tu tập như vậy không bị mâu thuẫn.


HỎI: Thưa Thầy, pháp môn "biết vọng" mà Thầy dạy chúng con tu có trải qua giai đoạn nhập Diệt tận định không?

ĐÁP: Pháp tu biết vọng mà tôi dạy cho quý vị tu là pháp tu của Thiền tông gọi là Tổ sư thiền. Còn Diệt tận định là thiền của Thanh văn. Thiền Thanh văn hành giả tu đến Diệt tận định thì chứng Tam minh, Lục thông đắc quả A-la-hán. Còn thiền biết vọng tu đến lúc sạch hết vọng tưởng thì thành Phật, chớ không chứng A-la-hán nên không nhập Diệt tận định. Vì hành giả khi nhập Diệt tận định thì không còn cảm thọ và tâm tưởng nên gọi là Diệt thọ tưởng định. Lúc đó còn hơi ấm mà không còn cảm thọ và tâm tưởng, nên giống người chết. Người tu đến Diệt tận định thì sạch hết vô minh hoặc lậu, chứng quả A-la-hán.

Đường lối tu Thiền ở đây như Lục Tổ nói trong kinh Pháp Bảo Đàn: "Nếu đại định thì không có nhập xuất, nếu còn nhập xuất thì chưa phải đại định. Tại sao vậy? Vì khi nhập thì định, khi xuất thì không định. Còn định của Tổ sư thiền thì đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào cũng định hết. Lúc nào cũng định thì đâu có nhập có xuất, nên nói Đại định. Dù cho thấy, nghe, cảm giác, nói, nín... tâm luôn luôn bất động. Chính chỗ này mà Lục Tổ chủ trương định tuệ đồng đẳng.

Nếu nhập Diệt tận định thì có định mà không có tuệ, vì không có cảm giác và không nghe biết gì cả, lúc đó an trú trong định tuyệt đối. Hai cách tu Thiền này không giống nhau. Chúng ta tu cũng ngồi thiền, nhưng ngồi thiền để dễ điều phục tâm thêm sức mạnh, để lúc xả thiền đối trước trần cảnh không bị lôi cuốn. Tuy chúng ta ngồi thiền, nhưng không lấy sự ngồi thiền làm cứu cánh của sự tu, mà phải tu ngay trong mọi sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày. Đó là chỗ sai biệt của hai cách tu.


HỎI: Sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì sáu thức mới khởi. Nhiều khi sáu căn con không tiếp xúc với sáu trần mà vọng thức cũng vẫn khởi là tại sao?

ĐÁP: Trong câu hỏi, tuy đạo hữu nói sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh ra sáu thức. Kỳ thực đạo hữu chỉ thấy nhãn căn tiếp xúc với sắc trần sanh ra nhãn thức, Nhĩ căn tiếp xúc với thinh trần sanh ra Nhĩ thức, Tỷ căn tiếp xúc với thinh trần sinh ra tỷ thức, Thiệt căn tiếp xúc với vị trần sinh ra thiệt thức, Thân căn tiếp xúc với pháp trần sanh ra thân thức, còn Ý căn tiếp xúc với pháp trần sanh ra ý thức, thì đạo hữu quên hoặc không thấy, nên mới nói như vậy. Pháp trần là bóng dáng của năm trần trước lưu lại sau khi năm căn trước đã duyên. Khi mắt không tiếp xúc với sắc, tai không tiếp xúc với thinh, mũi không tiếp xúc với hương, lưỡi không tiếp xúc với vị, thân không xúc chạm với nóng lạnh, trơn nhám, bấy giờ ý căn mới duyên với bóng dáng của năm trần này (pháp trần). Thế nên khi xếp chân, thân ngồi yên mà ý nhảy nhót lăng xăng như vượn khỉ, lát nhớ việc này, lát nghĩ việc kia đủ thứ. Vì vậy mà nhiều Phật tử thắc mắc tại sao ban ngày làm việc thì ít vọng tưởng, tối ngồi thiền tâm chạy nhảy như khỉ như ngựa? Sao ngồi thiền tâm lại động hơn lúc làm việc?

Chỗ này không có gì lạ, lúc làm việc, mắt thấy sắc thì chăm chú nhìn sắc, tai nghe tiếng bận duyên theo tiếng... pháp trần đâu có cơ hội trồi lên cho ý căn duyên theo mà chạy nhảy. Nhưng khi ngồi lại, mắt không còn tiếp xúc với sắc, tai không còn tiếp xúc với thinh, mũi không còn tiếp xúc với hương... thì lúc đó là lúc ý căn và pháp trần tung hoành, nên chúng ta thấy nó chạy nhảy lăng xăng. Những cái chạy nhảy lăng xăng đó là những cái bóng do năm căn trước duyên với năm trần còn lưu lại. Lúc ngồi thiền là lúc đối trị loại bỏ những bóng dáng hình ảnh (pháp trần) này. Những bóng dáng này lúc nào cũng có, vì lúc làm việc chúng ta bận tâm với công việc, nó không có cơ hội trồi lên và chúng ta cũng không để ý tới nó, nên không thấy. Lúc ngồi thiền năm căn trước không duyên với năm trần, nên có cơ hội trồi lên ý căn liền duyên theo nó, và chúng ta chăm chăm nhìn nó nên thấy nó nhiều. Thấy nó, biết nó, không theo thì nó lặng mất.


HỎI: Thưa Thầy, hạnh Bồ-tát con rất thích tu, lợi tha nhỏ thì con làm được, nhưng lợi tha lớn con không làm nổi. Hạnh Thanh văn và hạnh Bồ-tát sai khác như thế nào, xin thầy chỉ dạy cho con tu theo.

ĐÁP: Trước hết tôi nói hạnh Bồ-tát. Quý vị nhớ hạnh Bồ-tát không phải một đời là tu xong. Vì nói tới hạnh Bồ-tát là nói tới vô số kiếp. Đời này chúng ta làm được việc lợi ích cho người này chính ta làm được việc lợi ích cho người trong sự tỉnh giác bao nhiêu, thì bản ngã mòn nhỏ bấy nhiêu và công đức lợi tha tăng trưởng thêm lên. Sở dĩ chúng ta làm việc lợi tha lớn chưa được là vì bản ngã chúng ta còn lớn, làm lợi cho người ít mà nghĩ lợi cho mình nhiều. Bao giờ bản ngã chúng ta nhỏ hoặc tan vỡ hết thì hạnh lợi tha mới viên mãn. Ví dụ chúng ta có một ngàn đồng, một người nghèo đói đến xin một ngàn đồng, để lại phần mình năm trăm đồng chớ không dám cho hết. Thế nên hạnh Bồ-tát làm chưa tròn. Giúp người phân nửa hoặc một phần ba thì được, giúp hết thì làm không được. Điều đó chứng tỏ, bản ngã chúng ta có giảm bớt chớ chưa hết, vì vậy mà hạnh Bồ-tát thực hành chưa xong. Song, hạnh Bồ-tát đâu phải một đời là làm viên mãn, nên từ lúc phát tâm Bồ-đề tu hạnh Bồ-tát, cho đến khi viên mãn phải trải qua vô số kiếp.

Tâm Bồ-tát là tâm lợi tha rộng lớn, Phật tử phát được tâm này rất quý. Cứ vững chí mà tiến, đừng nghĩ mình phải làm việc lớn, việc nhỏ mình làm ít quá, mai kia chết đi hạnh Bồ-tát thực hành chưa xong. Tùy duyên, gặp việc nhỏ làm việc nhỏ, gặp việc lớn nếu làm được thì làm, làm chưa được tạm để đó rồi sẽ làm, có làm còn hơn không. Mỗi lần làm việc lợi tha là mỗi lần giũa mòn bản ngã. Nhớ làm là vì lợi ích cho người, chớ không phải làm vì danh thì mới hợp đạo lý. Người thế gian vì bản ngã to nên lợi tha không được. Có tiền là để dành phần mình, có quyền lợi là để cho con cháu mình, thế nên không làm việc lợi tha được. Lợi tha là quên mình, quên mình đã phá ngã. Đó là hạnh Bồ-tát.

Hạnh Thanh văn thì nặng nề về mặt tự lợi, các vị tu theo hạnh Thanh văn rất tinh tấn. Các Ngài nghĩ phải làm cho xong việc của mình là tu cho sáng đạo, hết vô minh lậu hoặc, ít có thì giờ nghĩ đến việc khác, nên hạnh nguyện lợi tha hạn chế trong sự giải thoát của mình. Ví dụ bây giờ tôi nghĩ tôi phải nhập thất tu cho sáng đạo. Khi nhập thất tôi không tiếp ai hết, nếu không tiếp người thì hạnh lợi tha tôi thiếu. Không tiếp người tôi cố gắng tu là việc tốt, tuy tốt nhưng chỉ làm cho xong việc của mình. Khi giải quyết xong việc của mình, lại có thêm việc thứ hai là dứt được mầm sanh tử, nên cứ an trụ trong cảnh thanh tịnh, không muốn tái sanh trở lại làm việc lợi sanh, vì thấy sanh tử là khổ. Do đó an trụ mãi trong Niết-bàn. Người tu hạnh Bồ-tát tâm lợi tha mạnh, tuy biết cõi Ta bà khổ nhưng sẵng sàng lao mình vào cảnh khổ, để làm lợi ích cho chúng sanh. Sở dĩ các Ngài gan dạ như thế là vì các Ngài thấy tất cả pháp như huyễn hy sinh một trăm một ngàn cái thân huyễn cũng không có giá trị gì. Chúng ta vì thấy thân thật nên một lần hy sinh là một lần thấy đau khổ, bởi thế nên chúng ta chưa mạnh, chưa tròn đầy.

Tóm lại, hạnh Bồ-tát và hạnh Thanh văn hạnh nào cũng tốt, hạnh nào cũng quý, nhưng hạnh Bồ-tát thì tinh thần lợi tha tích cực. Còn hạnh Thanh văn lo tu giải quyết cho xong việc của mình, rồi an trú trong Niết-bàn, hơi nghiêng về mình nên có phần tiêu cực hơn. Tôi giảng trạch ra như thế tùy quý vị thích tu hạnh nào cũng được.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
HỎI: Thưa Thầy, khi xưa đức Phật và các thầy Tỳ-kheo không phải lao động nên có nhiều thì giờ tọa thiền. Bây giờ chúng con lao động nhiều, nên tối ngồi thiền hay bị ngủ gục. Như vậy chúng con tu bao giờ mới có kết quả?

ĐÁP: Đây là điều đáng ngại cho một số người sơ cơ mới vào Thiền viện. Khi Phật còn tại thế, chư Tỳ-kheo mỗi ngày đi khất thực một lần, trưa thọ trai, chiều và tối ngồi thiền. Các Ngài dồn hết tâm lực để tu, nên sớm ngộ đạo, ngay trong đời chứng quả. Các con phát tâm tu trong giai đoạn này là thời mạt pháp có nhiều duyên không thuận. Vì vậy mà thầy phải vạch một hướng tu cho tạm ổn để các con tu. Biết rằng lao động, cuốc đất, xịt thuốc... làm chết côn trùng sâu bọ, giới sát giữ không tròn, tổn thương lòng từ bi. Nhưng vì hoàn cảnh đất nước nghèo, chúng ta phải lao động mới có cơm ăn, đi khất thực thì không thuận hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện tại. Chẳng lẽ bây giờ chúng ta bó tay không tu, vì thế phải uyển chuyển tu theo hoàn cảnh. Thời xưa chư Tỳ-kheo dồn hết ngày giờ cho việc tu nên các Ngài mau đắc đạo. Bây giờ các con phải lao động ngày một buổi, tuy tối ngồi thiền bị buồn ngủ vì mệt nhọc, nhưng còn nhớ tu vẫn có lợi ích hơn là không tu.

Chủ trương của thầy ngày nay giống Tổ Bá Trượng. Các con phải tu trong hoạt động, trong việc làm, chớ không phải chỉ tu trong lúc ngồi thiền. Ngay trong lúc cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, nhổ cỏ... cũng là giờ chúng ta tu. Thầy thường nhắc: các con làm cái gì chỉ biết làm cái đó. Cuốc đất chỉ biết cuốc đất, nhổ mạ chỉ biết nhổ mạ, cấy lúa chỉ biết cấy lúa... tâm các con không nghĩ tưởng chạy theo việc khác, tâm lúc nào cũng tỉnh sáng. Như vậy lúc lao động là lúc tu, chớ đâu phải không tu. Trong lúc các con lao động đừng phóng tâm ra ngoài, làm chỉ biết làm và thấy được niệm lo ra của mình để làm chủ mình, đó là tu trong việc làm. Như vậy là suốt ngày lúc nào cũng tu, nếu các con chỉ tu trong lúc ngồi thiền tụng kinh thì tu quá ít, sức tỉnh giác quá yếu, không đủ sức làm chủ mình trong hoàn cảnh khó khăn.

Các con đừng đặt ngồi thiền là trên hết, mà phải tu trong việc làm, trong mọi hoàn cảnh, lúc nào cũng phải tỉnh, phải thấy được mình. Đừng để tâm chạy ngược chạy xuôi như trâu hoang thì rất tai hại, mà phải cầm vàm cầm roi chăn giữ nó. Các con phải biết rõ đường hướng tu mới không thiệt thòi, không còn băn khoăn than thở vì ngồi thiền ngủ gục khó tu.


HỎI: Thưa Thầy, ngồi thiền có trạng thái nửa mê nửa tỉnh, để lâu ngày có sao không? Trạng thái này có phải là vô ký không?

ĐÁP: Ngồi thiền có trạng thái nửa mê nửa tỉnh, đúng là trạng thái vô ký. Vì trạng thái này không ghi nhớ rõ ràng. Thế nên, ngồi thiền thà gục một hai cái rồi tỉnh luôn, chớ đừng nửa tỉnh nửa mê không tốt. Khi ở trạng thái nửa mê nửa tỉnh ráng chấn chỉnh lại, mở mắt sáng ra cho tỉnh thì khỏi trạng thái vô ký này.


HỎI: Thưa Thầy, đọc trong thiền sử con thấy chư Tổ khai ngộ cho đệ tử không nói trắng ra, vì nói trắng chỉ hiểu mà không ngộ. Ngày nay Thầy dạy chúng con, Thầy giảng rõ hết làm sao các con ngộ?

ĐÁP: Theo tinh thần của Thiền tông, thiền sinh đến tham vấn, thiền sư chỉ nói úp mở, hoặc hỏi bên đông trả lời bên tây, để cho người có trí tuệ nhận được. Khi nhận được thì họ thích thú nhớ lâu gọi là ngộ. Ngày nay Thầy không nói như vậy bởi nhiều lý do: Lý do thứ nhất là nhiều người nghe nói tới tu Thiền là sợ, vì cho rằng thiền dành cho bậc thượng căn, còn hạng trung căn hạ căn trong thời mạt pháp không thể tu được, nên không tu. Lý do thứ hai là nhiều người nói: "coi chừng tu Thiền điên" nên sợ không dám tu. Người học đạo sợ tu không được, sợ điên không dám tu, mà thầy dạy nói úp mở quanh co, thì họ sẽ cho thần kinh thầy không bình thường, làm sao họ tin để cho họ học, họ tu? Họ đã không tin làm sao thầy truyền bá thiền cho người học để tu? Thầy vẫn biết nói trắng ra thì dễ hiểu, nhưng bị xem thường, nói quanh co khó hiểu, mới nỗ lực tu để xa lìa vọng tưởng phiền não, khi thông suốt mới thích thú, nhớ lâu.

Thời xưa đời Đường đời Tống, Thiền tông truyền bá khá rộng nên nhiều người biết, nếu nói dễ hiểu thì sẽ trở thành lý thuyết suông, gọi là khẩu đầu thiền, thiền ngoài môi đầu lưỡi, chớ chưa thật sống với thiền. Vì vậy mà phải làm cách này, hay cách khác cho người học đạo điếc tai, nghi ngờ, tìm tòi. Khi phá vỡ nghi ngờ gọi là ngộ đạo. Thời nay hoàn cảnh có khác, mọi người chưa biết thiền, mà thầy không nói trắng ra, lại nói quanh co thì người học cho rằng thiền cao không thể tu, hoặc tu Thiền bị điên không dám tu. Buộc lòng thầy phải nói trắng ra để cho mọi người thấy thiền rất thực tế, Phật tánh ai cũng có sẵn, ai cũng có thể tu, không dành riêng giới nào. Hơn nữa, thời nay là thời khoa học, mọi người đòi phải lý giải để hiểu rồi mới hành. Không lý giải người học không hiểu, không tin, không thực hành. Thầy vẫn biết lý giải ra cho hiểu thì chậm ngộ, nhưng có đủ lòng tin để tu. Thầy chỉ mong thầy dạy các con học sau ba năm các con đủ lòng tin để tu là được rồi, thầy không nói các con ngộ hay chứng. Hoàn cảnh khác nhau nên phương tiện giáo hóa có khác. Tuy khác nhau nhưng cùng mục đích tu Thiền theo Phật Tổ đã dạy.


HỎI: Thưa Thầy, như vậy ai hiểu đúng như thầy dạy và có đủ niềm tin, thì cũng gần ngộ như các Tổ ngày xưa phải không?

ĐÁP: Các con đừng quan niệm ngộ là phải có thần thông, có những việc làm khác thường. Phải hiểu là ngộ là thấy được lẽ thật để vững lòng tin không thối chuyển. Tin đây không phải là tin lời Phật lời Tổ, mà là từ lời Phật Tổ dạy nhận ra mình có Phật tánh và tin mình có khả năng thành Phật. Chư Tổ ngày xưa trên phương diện giải ngộ thì cũng thế thôi, nhưng vì ngày xưa chư Tổ nói khó hiểu, nên lúc nhận ra mừng quá nên mới có những hiện tượng lạ như la lên, hoặc cười, hoặc khóc... Bây giờ thầy giảng trắng ra các con hiểu, nếu sâu hơn thì chỉ mỉm cười hay gật đầu chớ không có hiện tượng lạ, nên thầy không dùng danh từ ngộ, vì sợ người ta hiểu lầm.


HỎI: Thưa Thầy, theo pháp thầy dạy, chúng con thấy nó giống như bài toán mẫu có đáp số, nên đôi lúc có trở ngại cho chúng con trên đường giác ngộ hay chứng đạo, xin Thầy giảng thêm cho chúng con hết nghi ngờ.

ĐÁP: Thấy như có đáp số mà thực ra không có đáp số gì hết. Bởi vì thầy nói mỗi người có Phật tánh, đâu phải các con hiểu là đã nhận ra Phật tánh nơi mình, mà các con phải tu thì Phật tánh mới hiện tiền, chớ không phải hiểu rồi thôi. Như vậy, học hiểu rồi tin là có và thấy dấu vết, tu là phăng tới dẹp sạch phiền não Phật tánh mới hiện tiền. Còn toán học biết đáp số là xong việc, đâu có giống chỗ này.


HỎI: Thưa Thầy, phần thầy đã tròn trách nhiệm, phần các con học hiểu biết chút ít dễ sanh ảo tưởng rằng mình đã ngộ, tự gây tai họa mà không biết. Bây giờ Thầy còn thì thầy nhắc nhở chỉnh đốn, mai kia Thầy trăm tuổi không biết cái hại sẽ tới đâu?

ĐÁP: Thầy đã từng nói: "Phải hiểu mới tu, không hiểu làm sao tu?" Hiểu có hai cách: Một là hiểu suông trên văn tự chữ nghĩa. Hai là biết mình có Phật tánh rồi khai phát cho tròn sáng. Trong giới tu hành, mai kia có ai tự nhận là Phật là Thánh, thì lấy "Bát phong xuy bất động" làm thước đo liền biết thậy hay là giả. Nếu người nói hay khi gặp cảnh mà bị dao động là giả hiệu không thật, còn người không nói gì hết mà gặp cảnh dửng dưng không động mới là thật.


HỎI: Thưa Thầy, Phật tánh vốn có sẵn nơi mỗi người, khi hết vọng tưởng thì Phật tánh hiện tiền?

ĐÁP: Không phải điều kiện, mà phải có chút tỉnh giác mạnh để vượt khỏi chỗ mà Thiền tông gọi là "đầu sào trăm trượng". Chúng ta tu năng sở thì phải nổ lực khéo tu, đến lúc năng sở hết (vô tâm) mà chìm trong tịch lặng không tỉnh giác, Thiền tông nói là chìm trong nước vô sanh, phải vươn lên để vượt qua. Tức là nhận ra Phật tánh có sẵn nơi mình không ngờ mình có. Trong khi tu tuy cũng có những lúc lóe sáng, nhưng chỉ là phần nhỏ, bấy giờ thể nhập Phật tánh viên mãn mới là cứu cánh. Không phải điều kiện mà là ý chí, không tự mãn, không nghĩ là rồi mà phải có ý chí tu để vượt qua.


HỎI: Thưa Thầy, trạng thái vô tâm, Phật tánh chưa hiện tiền, lúc đó tập khí còn hay đã sạch hết.

ĐÁP: Nói tập khí còn cũng không được, nói sạch hết cũng không được. Vì tập khí còn tức còn vọng tưởng, tập khí sạch hết thì vọng tưởng không sanh, chỗ này rất tế nhị. Dụ như người bệnh nặng uống thuốc vừa hết bệnh, hết bệnh chớ chưa phải là mạnh, nên phải tịnh dưỡng mới thật khỏe mạnh. Cũng vậy, chúng ta vừa qua được cơn loạn tưởng, hay cơn sốt sanh diệt, chưa đến chỗ rốt ráo, mà phải tinh tấn tu để vượt qua, chỗ này Thiền tông gọi "đầu sào trăm trượng cần phải vượt qua". Chỗ này là giao điểm giữa tối và sáng, nó còn mờ mờ. Nếu ngang đây tự mãn thì chìm trong chỗ mờ mờ, cần phải vượt qua tới chỗ viên mãn.


HỎI: Thưa Thầy, con ngồi thiền thường có những đốm đen tròn đập vào mặt rồi tan biến, sau đó lại tiếp tục đập nữa. Như vậy là tại sao? Xin Thầy dạy con cách điều phục.

ĐÁP: Khi ngồi thiền có những đốm đen đập vào mặt rồi tan, sau đó lại tiếp tục đập nữa... Đó là tưởng trạng do ngồi thiền tâm hơi dằn ép, nên nó phát ra tướng lạ, có khi thấy đốm đen, có khi thấy đốm trắng, nó hiện rồi nó tan chớ không còn hoài. Biết nó là ảo tưởng không thật, hiện rồi mất không có gì phải sợ, nên không cần phải hướng dẫn cách điều phục. Chỉ cần biết đúng như thật nó là ảo ảnh, là giả tướng không thật thì nó hết.


HỎI: Thưa Thầy, có những lần ngồi thiền, con cảm nhận một luồng hơi nóng phát ra từ hai mang tai con. Lại có khi tai con nghe âm thanh KHÔNG! KHÔNG! KHÔNG! Khoảng vài ba phút mới hết. Thưa thầy những hiện tượng này có phải là những tướng báo hiệu con sắp khùng? Thưa Thầy luồng hỏa hầu đi như thế nào?

ĐÁP: Khi ngồi thiền có những cảm giác lạnh, hoặc cảm giác nóng xuất phát từ hai mang tai, hoặc xuất phát từ xương cùng đi lên theo đường xương sống. Đó là do công phu tu mà có những tướng bất thường như vậy. Những tướng đó là những tướng không thật, không quan tâm chú ý thì dần dần nó tan. Nhớ là không được thở gấp không được thở mạnh, mà phải thở thong thả nhẹ nhàng. Nếu mừng hay sợ thì bệnh.

Khi ngồi thiền mà tai nghe âm thanh KHÔNG! KHÔNG! KHÔNG! Đó là do thần kinh hơi yếu, ngồi thiền tâm hơi dằn ép nên nó phát ra. Nếu nghe mà chấp tiếng đó là tiếng Phật, tiếng Bồ-tát nói pháp cho mình nghe, thấy quý và thích nghe, cố lắng nghe lâu ngày sẽ phát điên. Khi xưa tôi có một người bạn đồng tu. Ông với tôi đang đi trên đường, bỗng ông nói: "Đó, đó, tôi nghe họ nói vậy đó...", tôi khuyên ông mấy lần mà không được. Về sau ông ấy phát điên. Chúng ta tu phải dè dặt, đừng chạy theo và chấp những âm thanh hư ảo đó.

Việc hỏa đầu đi trong thân người là pháp tu của ngoại đạo. Thiền tông không đề cập tới việc này. Người tu theo Thiền tông cốt yếu là đừng vọng tưởng lăng xăng, cho tâm được yên lặng tỉnh sáng, lúc nào cũng thấy nghe rõ ràng mà tâm không dấy khởi vọng niệm, như thế là đúng.


HỎI: Thưa Thầy, chư Tổ dạy phải dứt hết vọng tưởng Phật tánh mới hiện tiền. Thế nên trong mọi sinh hoạt phải dụng công tu, không để cho vọng niệm dấy khởi, vì vọng niệm là gốc tạo nghiệp dẫn đi luân hồi sanh tử. Nhờ dụng công tu, dần dần vọng tưởng hết. Vọng tưởng hết là dứt nhân sanh tử được giải thoát. Tuy nhiên, trong Thiền sử chư Tổ có dạy: "Chỗ im lặng không còn vọng tưởng là nước chết, tuy giải thoát mà không trọn, cần phải giác ngộ". Thưa Thầy, khi vọng tưởng dấy khởi mình biết nó là vọng tưởng không theo, không bị vọng tưởng lôi dẫn thì khi đó đã có giác rồi. Vậy khi vọng tưởng hết thì Phật tánh tròn sáng hiện tiền là giải thoát. Giải thoát đâu có lìa giác ngộ sao lại nói là nước chết? Vậy chúng con phải tu thế nào cho đúng pháp?

ĐÁP: Chỗ này rõ ràng lắm. Tại vì quý vị nghe mà chưa thấu suốt nên khi tu sanh nghi ngờ. Có nhiều người tu cứ đè ép vọng tưởng không cho khởi tâm được lặng lẽ. Dù đè bằng phương tiện này hay phương tiện khác cho tâm được lặng lẽ gọi là thanh tịnh. Chư Tổ trong Thiền tông không chấp nhận, vì lặng lẽ mà không tri giác nên nói là nước chết. Ví dụ hiện giờ tôi đang ngồi trong chùa này, thấy đông đảo Phật tử đang ngồi đối diện với tôi. Xế chiều quý vị ra về hết, nếu tôi còn ngồi đây, lúc đó tôi thấy khuôn viên chùa trống vắng người. Thấy Phật tử đang ngồi đối diện đông đảo và khi quý vị ra về hết, thấy chùa trống vắng người. Thấy Phật tử đang ngồi đối diện đông đảo và khi quý vị ra về hết, thấy chùa trống vắng là tôi đang hiện hữu hay không hiện hữu? Nếu tôi không hiện hữu thì ai thấy có người và vắng người? Quý Phật tử ra về tức là khách ra về, tôi còn ngồi tức là chủ đang có mặt. Còn nếu Quý Phật tử ra về, tôi cũng đi luôn chùa trống không, không ai biết chùa có khách hay không có khách, gọi là nước chết có được không?

Tôi thường bảo: Vọng tưởng khởi, biết là vọng tưởng không theo. Khi vọng tưởng lặng, biết vọng tưởng hết. Thấy vọng tưởng khởi và thấy vọng tưởng lặng là chủ đang có mặt mới thấy, nếu chủ không có mặt làm sao thấy? Nếu vọng tưởng lặng hết là vô tri không biết gì cả thì lúc đó ông chủ ẩn mất không gọi nước chết là gì? Tu phải khéo, lệch một chút thành bệnh.


HỎI: Thưa Thầy, ngồi thiền có trạng thái như quên thân, hơi thở ra vào cũng không còn thấy nữa. Nhưng tiếng động, lời nói của người vẫn nghe rõ. Sau khi xả thiền, nghe vẫn nghe mà không biết nói gì. Trạng thái đó có lỗi không?

ĐÁP: Ngồi thiền nếu tâm được lặng yên một lúc thì có khi quên thân, hoặc có khi thấy như không có thở, đó không phải là bệnh mà là an định. Bởi an định nên hơi thở rất nhẹ, thân cũng nhẹ, nhưng vẫn nghe thấy, vì nghe thấy mà không chú ý nên xả thiền ra là quên. Chuyện này rất thường không phải bệnh.


HỎI: Thưa Thầy, kỳ trước thầy có đưa ra một công án như thế này: Một Thiền sư nói: "Huyễn hóa không thân tức pháp thân". Rồi quơ gậy một vòng, Ngài nói tiếp: "Hiểu thì qua cầu thơm mùi rượu, không hiểu thì cách bờ qua đồng thơm".

Thưa Thầy, hôm nay con xin nói: "Thiền sư nói: "Huyễn hóa không thân tức pháp thân", rồi quơ gậy một vòng là chỉ tánh thấy. Tánh thấy đó phải vô cửa Văn Thù. Cửa Văn Thù là chỉ cho pháp tu, mà vô cửa Văn Thù là vô bằng Tánh Thấy".

ĐÁP: Vậy thì: "Cách bờ qua đồng thơm".
HẾT CHƯƠNG I
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nhân duyên tốt có 1 món quà mà một cụ trên này gửi tặng đến những người có duyên trong nhà Phật Pháp, nhờ em chuyển trực tiếp đen mấy cụ mợ nhà ta

Nam mô ADI ĐÀ Phật!


Kinh luân
lá Bồ Đề
Vòng tay được chú phúc
 
Chỉnh sửa cuối:

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Nhân duyên tốt có 1 món quà mà một cụ trên này gửi tặng đến những người có duyên trong nhà Phật Pháp, nhờ em chuyển trực tiếp đen mấy cụ mợ nhà ta

Nam mô ADI ĐÀ Phật!


Kinh luân
lá Bồ Đề
Vòng tay được chú phúc
Cụ kỉ em cái vòng tay được không. A di đà Phật.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
4 cách buông bỏ
https: //www.youtube.com/watch?v=USC5MJVZLy8
Four Ways of Letting Go: Ajahn Brahm
Stumbled upon this a while back and wanted to share with you all some of his simple yet profound insight on letting go. It's a bit of a read but I hope you enjoy, I tried my best to cut an hour worth of video content into less than 700 words, hehe.

"Things are only heavy when you hold it, when you let it go, it's got no weight at all"

In such a moving society, oftentimes we feel like we are juggling so much at once. We stress ourselves out because we are carrying too much weight - of holding on to concerns, doubts, and worries of the future and past, and of expectations we make for ourselves. We must realize that the present is all we really have and the the rest are mere thoughts, made up within our minds. An illusion we create for ourselves, which makes us feel suffocated with so much baggage. "Let go of the complaining mind. It doesn't get you anywhere. Let go of the negativity - of the stupid thinking we do, not only the negative thinking but even some of the positive thinking. Because we do far too much thinking, and that stops us from having peace of mind. When you're thinking about life, you can't enjoy life. You're just listening to the commentary. You're reading the book about life, the thoughts and ideas in your mind - you're not really enjoying the real thing."

"Want to be here, wherever here may be, and you will be free"

The second way he talks about is contentment. How you, with your own mind create the reality in which you live. You don't need to (and in many situations, cannot) change anything.. but your attitude and your outlook. Reaching to be more positive and simply content with whatever is happening. When sitting in traffic, for instance, the traffic doesn't move faster if you burn your energy with feelings of anger or impatience. So when stuck in traffic, he says, just want to be there. Then you change the whole situation, feeling at ease and relaxed with what simply is. If you want to be here, you're free. "You are the master of your fate, the captain of your soul". It also relates to holding the awareness and acceptance that everything is happening for you, not to you -of recognizing the teaching and reflections of each moment, interaction, person, and experience. Realize this, and you will be free.

"Giving, expecting nothing back in return"

This idea of giving, stems from the Third Noble Truth of Buddhism; the Buddha says 'letting go of craving leads to enlightenment'. Giving, expecting nothing back in return. When we live our lives without expectation, we invite space for a more open mind; eventually opportunities and new ideas/happenings reveal themselves to us. By letting go of expectations, we also free ourselves from attachment and the feeling of always being unsatisfied with the outcome. Give your love and your trust, surrendering, and expecting nothing in return - that is when everything starts coming your way. There would be nothing to be upset about if we didn't picture how it should be or look or feel in the first place.

"Never allow knowledge to stand in the way of truth"

Read that again and think about it.. This is so relevant to us in many ways; as humans we are conditioned to view things the way we do because we think we have prior knowledge about it. We let these ideas already make up a slight feeling toward something, which limits us from seeing what truly just is. By letting this idea go, "you see things as they are, rather than seeing them as you are told they are". Ajahn Brahm talks about how quick we are as humans to think and say: "Well the Bible says this, or the Buddha said that.. The government and science tells us this, so it must be that.." So this idea is everywhere for us, maybe even hidden in our subconscious, in the conditioned mind, so it may be hard to even spot - with awareness, we let go. I also see it as 'never allow the mind to stand in the way of the heart/soul'. We go through this sometimes, no? Our mind keeps telling us and tugging us in a certain direction, but our gut, and our hearts know that it's just not right? "Never allow knowledge to stand in the way of truth".

These are just some insights in seeking clarity, of feeling lighter and more free. And as always, it's the process. I noticed as I writing about each of the points, that it's ultimately a practice of being present. Being mindful of what is in front of us, what is within us, and truly feeling what is the now.

Acknowledging where we are on our paths, and holding awareness. It's all the practice, all the process! I hope this was an expanding read:) if you have time, do check out the whole talk with Ajahn Brahm!

Love & light,

Nene
QUOTE="vuchanphong, post: 62135172, member: 115431"]
tiên đây em hỏi thật ạ , dốt nên em cứ hỏi cho rõ :
sao mọi ngưởi hay nói Tam Giáo vậy cụ , vì em thấy còn nhiều " giáo" khác : thiên chúa giáo , hồi giáo , chưa kể em hay được nghe Bà La Môn gì gì đó , cũng chưa tính hàng trăm thứ giáo phái nhỏ lẻ tự phát ....

vậy tựu chung lại thì chính thống có " khoảng " bao nhiêu " giáo " ạ ?
[/QUOTE

Tam Giáo Đồng Nguyên là sản phẩm của lịch sử TQ cổ,( theo sử thì đời Tống TGDN mới mạnh mẽ) do VN bị đô hộ và ảnh hưởng bởi nên văn hóa TQ nên chúng ta cũng có Tam Giáo. Thực ra có nhiêu Tôn giáo truyền qua TQ, nhưng Tại sao TQ chỉ chọn Phật_ Lão _Nho kết hợp thành Tam Giáo Đồng nguyên?
Đây là yếu tố lịch sử. do nho giáo, Lão Gaió phát sinh sau PG không nhiêu thời gian nên có thể tạm coi là cùng thời, và 3 vị tổ này đều hướng tới An sinh XH và coi người là trung tâm của vũ trũ. Nhất là Nho Giáo với đạo trị Quốc"Thiên dịa vạn vật nhất thể", Lão giáo với Vô Vi quay về bản nguyên, Phật Giáo giải thoát con người với Không_Vô Ngã. Nên các minh quân ngày xưa luôn lấy 3 tôn giáo này làm mực thước để rèn mình và giúp dân.
Thực ra rốt ráo thì là giao thoa văn hóa thôi. Vì Tam Giaó Đồng NGuyên dịch nghĩa là 3 giáo đều quy nguyên về 1 gốc. Rộng hơn thì tất cả các tôn giáo đều quy nguyên về 1 gốc mà thôi. Vì đó là đạo trị quốc, hay còn gọi là Đạo nhập thế. Vì dân vô đạo tắc loạn. Nên vua chúa ngày xưa đèu phải thông Tam giáo, hay nói cách khác là lấy cái hay của tam giáo mà dạy người
Tam giáo Du nhập sang VN cũng khá sớm, ngay thời Lý
Dù là quóc giá Phật giáo nhưng vẫn coi trọng Tam Giáo
cụ thể bài thơ của Thiền sư Viên Chiếu nói về tam giáo
Trú tắc kim ô chiếu,
Dạ lai ngọc thố minh.
. Trong lịch sử có ghi sự giao thoa của nho giáo xâm nhập vào triều chính tạo nên nhiều nghi án. ( Thái Sư Lê Văn Thịnh) Dù đó chỉ là cáh lý giải của học giả đời nay, nhưng đánh dấu TGDN ở VN.
Sang đời Trần thì mạnh mẽ hơn của Đạo Lão với Tử Vi của HI Di tiên sinh
Tuy nhiên Lý Trần vẫn là Phật Giáo đứng đầu.
Cứ như vậy chúng ta có Tam Giáo Đồng Nguyên cho đên ngày nay, dù đã bị thất truyền hầu như toàn bộ( lỗi của lịch sử thôi)
Nhưng chung quy lại Tam Giáo Đồng Nguyên được hiểu là Đạo Nhập Thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
HỎI: Thưa Thầy, thế nào là phước tuệ song tu? Chúng con là Phật tử tại gia có tu được không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

ĐÁP: Đạo Phật thường dạy phước tuệ song tu và ví phước tuệ như hai cánh chim. Chim bay cao nhờ hai cánh, nếu gãy một cánh thì chim bay không được. Cũng vậy, người tu có phước mà không có tuệ thì chưa ra khỏi luân hồi sanh tử. Còn có tuệ mà không có phước thì chỉ tự lợi, chớ không lợi tha được và chưa tới chỗ giác hạnh viên mãn, thế nên nói thiếu. Vậy phước là gì và tuệ là gì, mà phải song tu mới được viên mãn? Tu phước là khởi lòng từ bi thương người thương vật, bố thí cứu giúp người vật cho hết khổ. Bố thí có ngoại tài thí và nội tài thí. Ngoại tài thí là dùng tiền của giúp người nghèo khó cho họ bớt khổ. Nội tài thí là dùng sức lực giúp người. Ví dụ đi đường thấy người già yếu sẩy chân té đứng dậy không nổi, tới đỡ dìu họ đứng dậy đưa về nhà săn sóc. Đó là nội tài thí. Ngoài nội tài thí còn có vô úy thí. Tức là bố thí khiến người hết lo sợ. Ví dụ người nào đó hay sợ ma quỷ quấy phá, chúng ta đem lý nhân quả giảng giải cho họ có chánh tín, tâm được ổn định họ hết sợ. Đó là vô úy thí mà cũng là pháp thí. Đó là tu phước bằng hạnh bố thí.

Tu tuệ là nương theo lời dạy của Phật để biết các pháp đúng như thật. Tuệ có ba là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Quý Phật tử khi chưa đến chùa, sống theo nếp sống phàm tục, nay đến chùa nghe giảng kinh hiểu đạo, thấy biết thế nào là tà thế nào là chánh, thế nào là nhân thế nào là quả, cái nào là thật cái nào là giả. Do nghe mà có hiểu biết gọi là văn tuệ. Sau khi nghe hiểu biết rồi quý vị về nhà, những phút rỗi rảnh, ngồi suy nghiệm lại cuộc đời, xem những lời Phật dạy mà mình đã học có đúng không? Chẳng hạn như học lý nhân quả, chúng ta nghiệm xét cây đào to lớn như thế này từ đâu mà có? Từ cái hạt là nhân, gieo trồng xuống đất nhờ phân nước, ánh nắng mặt trời, sự chăm sóc mà thành cây có trái. Xét đến những vật khác không có cái gì không có nhân mà có quả, rõ ràng Phật nói các pháp do nhân mà có quả là đúng. Suy nghiệm để hiểu biết một cách thấu đáo không nghi ngờ mới ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống của mình để cho bớt khổ, đó là tu huệ.

Tóm lại, nghe lời Phật dạy rồi suy nghiệm với thực tế thấy đúng, sau đó thực hành để mình và người được lợi ích, đó là tu tuệ. Còn tu phước là giúp người, vật qua cơn khổ. Hai hạnh này phải tu song song. Giả sử chúng ta học hiểu Phật pháp, suy nghĩ đúng, ứng dụng tu một mình, thấy ai khổ mặc ai không hề giúp đỡ, như vậy chỉ tu tuệ mà không tu phước. Còn thấy người ta nghèo đói, khốn khó cứ lo quyên giúp tiền của, mà không chịu học Phật pháp, không suy gẫm lời Phật dạy đúng hay sai, đó là tu phước mà không tu tuệ. Có phước thì đời sau sinh ra sung sướng, nhưng vì không hiểu Phật pháp, nhiều khi tạo nghiệp phải trầm luân. Còn có tuệ biết tu hành được phần tự lợi, nhưng không có phước, nói không ai nghe hết, rốt cuộc phiền não. Do đó phước tuệ phải song tu là vậy.


HỎI: Thưa Thầy, phần đông mọi người đến chùa cúng dường cầu phước. Cúng dường cầu phước là có ẩn lòng tham. Vậy cúng dường như thế nào mới tốt?

ĐÁP: Phật dạy cúng dường có từng bậc. Nếu người sơ cơ cúng dường cầu phước thì tốt. Tại sao? Vì có phước người ta mới làm lành, nếu không có phước họ không làm lành. Người sơ cơ cúng dường như thế cũng tốt. Người khá hơn phải cúng dường không cầu phước mà do tâm muốn được gieo duyên với Tam Bảo, mng đời đời gặp Phật pháp để tu. Trình độ sau cùng người bố thí không thấy có mình bố thí, không thấy có vật bố thí, không thấy có người thọ thí. Đó là bố thí siêu xuất gọi là bố thí Tam luân không tịch.


HỎI: Thưa Thầy, cầu siêu cho người mới chết và người chết lâu, người chết có lợi ích gì? Và, phóng sanh loài thú, loài thú nó đi ăn nuốt bao nhiêu con khác. Như vậy có nên phóng sanh không?

ĐÁP: Cầu siêu cho người mới chết thì hợp lý. Còn người chết đã lâu mấy chục năm thì đã sanh nơi khác, đâu còn lẩn quẩn quanh đây mà cầu siêu. Cầu như thế thấy như không có lợi. Tuy nhiên, Phật dạy khởi tâm làm lành thì được hai cái lợi. Cầu siêu cho cha mẹ lợi cho cha mẹ, mà cũng lợi cho chúng ta. Vì nếu cha mẹ sanh trong ngạ quỷ, mà kiếp ngạ quỷ sống cả ngàn năm rất là khổ, nên rất cần sức chú nguyện của người chân chính tu hành, để có chút sức mạnh giúp cho họ dễ tỉnh thức thoát kiếp ngạ quỷ, đó là có lợi. Còn nếu cha mẹ sanh ở cõi trời hay ở cõi người đang hoạt động sinh sống, chúng ta có cầu cũng không tỉnh thức. Nhưng vì lòng hiếu thảo cung kính Tam Bảo chúng ta cầu đó là phước của chúng ta. Như vậy cầu siêu không có thiệt thòi bên nào cũng có lợi.

Còn vấn đề phóng sanh phát nguồn từ lòng từ bi. Ví dụ như chúng ta thấy con cá lớn bị bắt lên cạn, sắp bị đập đầu nó giãy giụa, động lòng thương chúng ta mua nó về thả xuống sông. Được sống lại ở dưới nước, con cá đó ăn những con cá nhỏ để sống. Cứu sống con cá lớn để rồi cá lớn ăn cá nhỏ, như vậy chúng ta có chịu chung tội với nó không? Nếu có tội thì lúc tiền thân Phật hành hạnh Bồ-tát bố thí thân cho cọp đói ăn, cọp nhờ ăn thịt tiền thân Phật mà được sống, sau đó nó bắt heo rừng, bắt nai ăn thì Phật cùng có tội với bó sao? Chúng ta nên hiểu việc phóng sanh là do lòng từ của chúng ta phát khởi, khi thấy con vật sắp chết bị khổ mà làm, chớ không nghĩ mai kia con vật đó nó làm cái gì. Chúng ta cứu nó là vì lòng từ bi là được phước, còn chuyện mai kia nó làm gì là chuyện của nó, chúng ta đừng có lo xa quá. Vì lo xa quá nên không dám làm gì hết, rốt cuộc chẳng làm lợi ích gì cho ai. Chẳng hạn thấy người ăn xin, nghĩ có thể người này xin tiền về cờ bạc ăn chơi xa xí... Nếu cho tiền họ là nuôi dưỡng họ tạo tội thêm, nên không cho. Cứ nghĩ như vậy thì lòng từ của mình dần dần tiêu mất. Thấy cái gì cũng suy lý hết, nên không làm được việc gì có ích. Tu theo đạo Phật thấy người, vật khổ, liền khởi lòng từ bi cứu giúp cho lòng từ được phát triển, còn chuyện về sau là của người, của vật, không phải là chuyện của mình.


HỎI: Thưa Thầy, con tu Tịnh độ, vừa niệm Phật, vừa trì chú và tọa thiền hơn ba mươi năm nay. Một hôm lúc mười một giờ khuya, con ngồi niệm Phật thấy lửa cháy khắp mình con. Vì sợ cháy mùng nên con kêu cứu chữa thì thấy lửa tắt. Nhưng con bị mù mắt hơn bốn mươi năm nay sao lại thấy như thế?

ĐÁP: Phật tử này mù mà ham tu, một hôm ngồi niệm Phật trì chú lại thấy lửa cháy mình. Mù mà thấy lửa cháy là do mắt thấy hay cái gì thấy? Do tưởng thấy chứ không phải do mắt thấy. Phật tử này vì chưa học đạo kỹ, nếu học đạo kỹ thì khi ngồi thiền, hay niệm Phật thì thấy có những tướng lạ hiện, liền biết đó là tướng giả dối phóng hiện không thật. Kể cả thấy ma hay thấy Phật cũng đều là giả tướng phóng hiện, nên không sợ không mừng. Đó là an định sáng suốt làm chủ được mình. Nếu giả tướng hiện mà sợ hãi thì dễ phát cuồng điên, vì tâm sợ hãi kích động làm cho loạn trí. Do đó ngồi thiền hay niệm Phật trì chú phải tỉnh táo, thấy tướng lạ xuất hiện, biết nó là tướng hư ảo không thật, nên xem thường không sợ, sợ là bệnh.
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
A di đà Phật, lành thay lành thay slaz8 .
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
HỎI: Thưa Thầy, thế nào là phước tuệ song tu? Chúng con là Phật tử tại gia có tu được không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

ĐÁP: Đạo Phật thường dạy phước tuệ song tu và ví phước tuệ như hai cánh chim. Chim bay cao nhờ hai cánh, nếu gãy một cánh thì chim bay không được. Cũng vậy, người tu có phước mà không có tuệ thì chưa ra khỏi luân hồi sanh tử. Còn có tuệ mà không có phước thì chỉ tự lợi, chớ không lợi tha được và chưa tới chỗ giác hạnh viên mãn, thế nên nói thiếu. Vậy phước là gì và tuệ là gì, mà phải song tu mới được viên mãn? Tu phước là khởi lòng từ bi thương người thương vật, bố thí cứu giúp người vật cho hết khổ. Bố thí có ngoại tài thí và nội tài thí. Ngoại tài thí là dùng tiền của giúp người nghèo khó cho họ bớt khổ. Nội tài thí là dùng sức lực giúp người. Ví dụ đi đường thấy người già yếu sẩy chân té đứng dậy không nổi, tới đỡ dìu họ đứng dậy đưa về nhà săn sóc. Đó là nội tài thí. Ngoài nội tài thí còn có vô úy thí. Tức là bố thí khiến người hết lo sợ. Ví dụ người nào đó hay sợ ma quỷ quấy phá, chúng ta đem lý nhân quả giảng giải cho họ có chánh tín, tâm được ổn định họ hết sợ. Đó là vô úy thí mà cũng là pháp thí. Đó là tu phước bằng hạnh bố thí.

Tu tuệ là nương theo lời dạy của Phật để biết các pháp đúng như thật. Tuệ có ba là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Quý Phật tử khi chưa đến chùa, sống theo nếp sống phàm tục, nay đến chùa nghe giảng kinh hiểu đạo, thấy biết thế nào là tà thế nào là chánh, thế nào là nhân thế nào là quả, cái nào là thật cái nào là giả. Do nghe mà có hiểu biết gọi là văn tuệ. Sau khi nghe hiểu biết rồi quý vị về nhà, những phút rỗi rảnh, ngồi suy nghiệm lại cuộc đời, xem những lời Phật dạy mà mình đã học có đúng không? Chẳng hạn như học lý nhân quả, chúng ta nghiệm xét cây đào to lớn như thế này từ đâu mà có? Từ cái hạt là nhân, gieo trồng xuống đất nhờ phân nước, ánh nắng mặt trời, sự chăm sóc mà thành cây có trái. Xét đến những vật khác không có cái gì không có nhân mà có quả, rõ ràng Phật nói các pháp do nhân mà có quả là đúng. Suy nghiệm để hiểu biết một cách thấu đáo không nghi ngờ mới ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống của mình để cho bớt khổ, đó là tu huệ.

Tóm lại, nghe lời Phật dạy rồi suy nghiệm với thực tế thấy đúng, sau đó thực hành để mình và người được lợi ích, đó là tu tuệ. Còn tu phước là giúp người, vật qua cơn khổ. Hai hạnh này phải tu song song. Giả sử chúng ta học hiểu Phật pháp, suy nghĩ đúng, ứng dụng tu một mình, thấy ai khổ mặc ai không hề giúp đỡ, như vậy chỉ tu tuệ mà không tu phước. Còn thấy người ta nghèo đói, khốn khó cứ lo quyên giúp tiền của, mà không chịu học Phật pháp, không suy gẫm lời Phật dạy đúng hay sai, đó là tu phước mà không tu tuệ. Có phước thì đời sau sinh ra sung sướng, nhưng vì không hiểu Phật pháp, nhiều khi tạo nghiệp phải trầm luân. Còn có tuệ biết tu hành được phần tự lợi, nhưng không có phước, nói không ai nghe hết, rốt cuộc phiền não. Do đó phước tuệ phải song tu là vậy.


HỎI: Thưa Thầy, phần đông mọi người đến chùa cúng dường cầu phước. Cúng dường cầu phước là có ẩn lòng tham. Vậy cúng dường như thế nào mới tốt?

ĐÁP: Phật dạy cúng dường có từng bậc. Nếu người sơ cơ cúng dường cầu phước thì tốt. Tại sao? Vì có phước người ta mới làm lành, nếu không có phước họ không làm lành. Người sơ cơ cúng dường như thế cũng tốt. Người khá hơn phải cúng dường không cầu phước mà do tâm muốn được gieo duyên với Tam Bảo, mng đời đời gặp Phật pháp để tu. Trình độ sau cùng người bố thí không thấy có mình bố thí, không thấy có vật bố thí, không thấy có người thọ thí. Đó là bố thí siêu xuất gọi là bố thí Tam luân không tịch.


HỎI: Thưa Thầy, cầu siêu cho người mới chết và người chết lâu, người chết có lợi ích gì? Và, phóng sanh loài thú, loài thú nó đi ăn nuốt bao nhiêu con khác. Như vậy có nên phóng sanh không?

ĐÁP: Cầu siêu cho người mới chết thì hợp lý. Còn người chết đã lâu mấy chục năm thì đã sanh nơi khác, đâu còn lẩn quẩn quanh đây mà cầu siêu. Cầu như thế thấy như không có lợi. Tuy nhiên, Phật dạy khởi tâm làm lành thì được hai cái lợi. Cầu siêu cho cha mẹ lợi cho cha mẹ, mà cũng lợi cho chúng ta. Vì nếu cha mẹ sanh trong ngạ quỷ, mà kiếp ngạ quỷ sống cả ngàn năm rất là khổ, nên rất cần sức chú nguyện của người chân chính tu hành, để có chút sức mạnh giúp cho họ dễ tỉnh thức thoát kiếp ngạ quỷ, đó là có lợi. Còn nếu cha mẹ sanh ở cõi trời hay ở cõi người đang hoạt động sinh sống, chúng ta có cầu cũng không tỉnh thức. Nhưng vì lòng hiếu thảo cung kính Tam Bảo chúng ta cầu đó là phước của chúng ta. Như vậy cầu siêu không có thiệt thòi bên nào cũng có lợi.

Cúng ta có chịu chung tội với nó không? Nếu có tội thì lúc tiền thân Phật hành hạnh Bồ-tát bố thí thân cho cọp đói ăn, cọp nhờ ăn thịt tiền thân Phật mà được sòn vấn đề phóng sanh phát nguồn từ lòng từ bi. Ví dụ như chúng ta thấy con cá lớn bị bắt lên cạn, sắp bị đập đầu nó giãy giụa, động lòng thương chúng ta mua nó về thả xuống sông. Được sống lại ở dưới nước, con cá đó ăn những con cá nhỏ để sống. Cứu sống con cá lớn để rồi cá lớn ăn cá nhỏ, như vậy chống, sau đó nó bắt heo rừng, bắt nai ăn thì Phật cùng có tội với bó sao? Chúng ta nên hiểu việc phóng sanh là do lòng từ của chúng ta phát khởi, khi thấy con vật sắp chết bị khổ mà làm, chớ không nghĩ mai kia con vật đó nó làm cái gì. Chúng ta cứu nó là vì lòng từ bi là được phước, còn chuyện mai kia nó làm gì là chuyện của nó, chúng ta đừng có lo xa quá. Vì lo xa quá nên không dám làm gì hết, rốt cuộc chẳng làm lợi ích gì cho ai. Chẳng hạn thấy người ăn xin, nghĩ có thể người này xin tiền về cờ bạc ăn chơi xa xí... Nếu cho tiền họ là nuôi dưỡng họ tạo tội thêm, nên không cho. Cứ nghĩ như vậy thì lòng từ của mình dần dần tiêu mất. Thấy cái gì cũng suy lý hết, nên không làm được việc gì có ích. Tu theo đạo Phật thấy người, vật khổ, liền khởi lòng từ bi cứu giúp cho lòng từ được phát triển, còn chuyện về sau là của người, của vật, không phải là chuyện của mình.


HỎI: Thưa Thầy, con tu Tịnh độ, vừa niệm Phật, vừa trì chú và tọa thiền hơn ba mươi năm nay. Một hôm lúc mười một giờ khuya, con ngồi niệm Phật thấy lửa cháy khắp mình con. Vì sợ cháy mùng nên con kêu cứu chữa thì thấy lửa tắt. Nhưng con bị mù mắt hơn bốn mươi năm nay sao lại thấy như thế?

ĐÁP: Phật tử này mù mà ham tu, một hôm ngồi niệm Phật trì chú lại thấy lửa cháy mình. Mù mà thấy lửa cháy là do mắt thấy hay cái gì thấy? Do tưởng thấy chứ không phải do mắt thấy. Phật tử này vì chưa học đạo kỹ, nếu học đạo kỹ thì khi ngồi thiền, hay niệm Phật thì thấy có những tướng lạ hiện, liền biết đó là tướng giả dối phóng hiện không thật. Kể cả thấy ma hay thấy Phật cũng đều là giả tướng phóng hiện, nên không sợ không mừng. Đó là an định sáng suốt làm chủ được mình. Nếu giả tướng hiện mà sợ hãi thì dễ phát cuồng điên, vì tâm sợ hãi kích động làm cho loạn trí. Do đó ngồi thiền hay niệm Phật trì chú phải tỉnh táo, thấy tướng lạ xuất hiện, biết nó là tướng hư ảo không thật, nên xem thường không sợ, sợ là bệnh.
( KHI ĐỌC XONG CẦN NGẪM, NGHĨ KỸ VÀ THỰC HÀNH, ĐỂ HIỂU ĐÚNG LỜI DẠY CỦA SƯ ÔNG.)
Nam mô a di đà Phật.Từ bi từ bi.
Ví dụ như chúng ta thấy con cá lớn bị bắt lên cạn, sắp bị đập đầu nó giãy giụa, động lòng thương chúng ta mua nó về thả xuống sông. Được sống lại ở dưới nước, con cá đó ăn những con cá nhỏ để sống. Cứu sống con cá lớn để rồi cá lớn ăn cá nhỏ, như vậy chống, sau đó nó bắt heo rừng, bắt nai ăn thì Phật cùng có tội với bó sao? Chúng ta nên hiểu việc phóng sanh là do lòng từ của chúng ta phát khởi, khi thấy con vật sắp chết bị khổ mà làm, chớ không nghĩ mai kia con vật đó nó làm cái gì. Chúng ta cứu nó là vì lòng từ bi là được phước, còn chuyện mai kia nó làm gì là chuyện của nó, chúng ta đừng có lo xa quá. Vì lo xa quá nên không dám làm gì hết, rốt cuộc chẳng làm lợi ích gì cho ai. Chẳng hạn thấy người ăn xin, nghĩ có thể người này xin tiền về cờ bạc ăn chơi xa xí... Nếu cho tiền họ là nuôi dưỡng họ tạo tội thêm, nên không cho. Cứ nghĩ như vậy thì lòng từ của mình dần dần tiêu mất. Thấy cái gì cũng suy lý hết, nên không làm được việc gì có ích. Tu theo đạo Phật thấy người, vật khổ, liền khởi lòng từ bi cứu giúp cho lòng từ được phát triển, còn chuyện về sau là của người, của vật, không phải là chuyện của mình.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nam mô a di đà Phật.Từ bi từ bi.
Ví dụ như chúng ta thấy con cá lớn bị bắt lên cạn, sắp bị đập đầu nó giãy giụa, động lòng thương chúng ta mua nó về thả xuống sông. Được sống lại ở dưới nước, con cá đó ăn những con cá nhỏ để sống. Cứu sống con cá lớn để rồi cá lớn ăn cá nhỏ, như vậy chống, sau đó nó bắt heo rừng, bắt nai ăn thì Phật cùng có tội với bó sao? Chúng ta nên hiểu việc phóng sanh là do lòng từ của chúng ta phát khởi, khi thấy con vật sắp chết bị khổ mà làm, chớ không nghĩ mai kia con vật đó nó làm cái gì. Chúng ta cứu nó là vì lòng từ bi là được phước, còn chuyện mai kia nó làm gì là chuyện của nó, chúng ta đừng có lo xa quá. Vì lo xa quá nên không dám làm gì hết, rốt cuộc chẳng làm lợi ích gì cho ai. Chẳng hạn thấy người ăn xin, nghĩ có thể người này xin tiền về cờ bạc ăn chơi xa xí... Nếu cho tiền họ là nuôi dưỡng họ tạo tội thêm, nên không cho. Cứ nghĩ như vậy thì lòng từ của mình dần dần tiêu mất. Thấy cái gì cũng suy lý hết, nên không làm được việc gì có ích. Tu theo đạo Phật thấy người, vật khổ, liền khởi lòng từ bi cứu giúp cho lòng từ được phát triển, còn chuyện về sau là của người, của vật, không phải là chuyện của mình.
Sư ông đã nói là PHƯỚC_HUỆ SONG TU, thì mới rốt ráo. Nếu chỉ tu Phước mà bỏ qua Huệ "như chim bị mất 1 bên cánh" Đây chỉ là ví dụ đừng coi ví dụ là thực. Nhất là khi chúng ta không đủ trình độ và sự từng trải, sẽ rất dễ bị hiểu sai ý của người nói. Và lúc đó chúng ta sẽ bị rơi vào vòng luẩn quẩn do vô mình và chấp trước của chúng ta tạo ra... Tu Huệ là để giúp chúng ta có phương tiện phá chấp, nó quan trong hơn gấp trăm ngàn lần tu phước ( đây là ý kiến của mình tôi)
THử tưởng tượng thế này. Có 1 người tu phước khi đủ duyên sẽ làm người đó rất giàu có (thời nay sức lao dộng quy luôn ra tiền coi nó như 1 đơn vị trao đổi) Khi trở nên giảu có , chúng ta sẽ dễ dàng dùng tiền để "mua" một số thứ mình muốn... và đến khi thừa thãi vật chất thi dẫn đẽn sự lười biếng chủ quan, dãi nải, làm cho chúng ta lười vận động. Kết cục là sẽ xuất hiện các bệnh nhà giàu ( gut, tiểu đường, béo phì ...) vậy lúc đó tiền cũng không thể mua đươc thuốc chữa đâu, mà chỉ khắc phục thôi.. Chưa hết sự thực là tiền không thể mua được TRÍ TUỆ chân thật. CÁI NÀY LÀ CÁI CON NGƯỜI MANG ĐI KHẮP NƠI ĐƯỢC, KỂ CẢ "QUA THẾ GIỚI BÊN KIA" nhưng tiền bạc thì sẽ bị hao tán , do tại nạn , bệnh tật, và sự bất cẩn ... lấy đi và đặc biệt khi ta chết thì tiền không thể mang theo... Nhưng các phát minh hay trí thức có thể để lại cho muôn đời sau( con người phát minh ra cách dùng lửa, rồi đên điện, năng lượng.. từ đơn giản như 1 bài thơ hay cho đến các loại phương tiện trong lao đông SX...như cái máy tính đang trao đổi với mợ đây)
Một lần nữa em nhắc, lời giảng chỉ là ví dụ để giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề người giảng muốn đề cập... còn muốn hiểu cho cặn kẽ thì cần tu tập và tự rèn luyện học hỏi.
Kính chúc cụ tinh tấn và tin tường vào nhưng gì đức Phật đã dạy!
Nam mô bổn sư THÍC CA MÂU NI Phật!
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nhân duyên tốt có 1 món quà mà một cụ trên này gửi tặng đến những người có duyên trong nhà Phật Pháp, nhờ em chuyển trực tiếp đen mấy cụ mợ nhà ta

Nam mô ADI ĐÀ Phật!


Kinh luân
lá Bồ Đề
Vòng tay được chú phúc
Nhân có quà của cụ hoalocvung gửi cho cccm nhà ta từ Tây Tạng xa xôi. Em hoan hỷ thay mặt cccm cảm ơn cụ Hoa
Tiện đây em có mời cccm có duyên gặp mặt( off) và động viên nhau tinh tấn thoát khổ. Mời các cụ:
ThôiKệ , pain , Stent , Quên mất Nick chuot08 Mợ Yến Đinh , Nhạc .. và nhều cụ mợ hữu duyên khác. em sẽ nhắc lại bài này cho đên khi liên hệ được với tất cả cccm
Hồi hướng chút công đức đến tất cả mọi nhà, chúc CCCM và gia đình an lạc
Nam mô ADI ĐÀ Phật!
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,752
Động cơ
555,623 Mã lực
Nhân có quà của cụ hoalocvung gửi cho cccm nhà ta từ Tây Tạng xa xôi. Em hoan hỷ thay mặt cccm cảm ơn cụ Hoa
Tiện đây em có mời cccm có duyên gặp mặt( off) và động viên nhau tinh tấn thoát khổ. Mời các cụ:
ThôiKệ , pain , Stent , Quên mất Nick chuot08 Mợ Yến Đinh , Nhạc .. và nhều cụ mợ hữu duyên khác. em sẽ nhắc lại bài này cho đên khi liên hệ được với tất cả cccm
Hồi hướng chút công đức đến tất cả mọi nhà, chúc CCCM và gia đình an lạc
Nam mô ADI ĐÀ Phật!
Em cảm ơn cụ và nhờ cụ chuyển lời hỏi thăm của em đến cụ Vừng. Em có pm nhưng chắc inbox của cụ ấy full hoặc cụ ý bận không online.
Nếu các cụ off t7 tuần sau thì em đăng ký hóng ạ.
 

Yến Đinh

Xe điện
Biển số
OF-194144
Ngày cấp bằng
15/5/13
Số km
2,107
Động cơ
342,533 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh quê em vùng mỏ đẹp giàu bao la....
Website
www.facebook.com
Nhân có quà của cụ hoalocvung gửi cho cccm nhà ta từ Tây Tạng xa xôi. Em hoan hỷ thay mặt cccm cảm ơn cụ Hoa
Tiện đây em có mời cccm có duyên gặp mặt( off) và động viên nhau tinh tấn thoát khổ. Mời các cụ:
ThôiKệ , pain , Stent , Quên mất Nick chuot08 Mợ Yến Đinh , Nhạc .. và nhều cụ mợ hữu duyên khác. em sẽ nhắc lại bài này cho đên khi liên hệ được với tất cả cccm
Hồi hướng chút công đức đến tất cả mọi nhà, chúc CCCM và gia đình an lạc
Nam mô ADI ĐÀ Phật!
Dạ, lâu lắm lắm rồi em không vào OF, em cảm ơn cụ thật nhiều, cảm ơn cụ Vừng thật nhiều ạ.
 

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
Chào mọi người, cũng ko nhớ bao lầu rồi em ko ghé nơi đây, OF là nơi có nhiều kỷ niệm, vui buồn theo khía cạnh ta bà. Trải qua một quãng thời gian dài để ngộ, mỡi nghĩ ra được mỗi 1 điều là Chư hành vô thường, Chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tịnh

Đức Phật dạy chúng sinh từ Duyên, mà mỗi chúng sinh sử dụng từ đó khác nhau -
để đến rồi cuối cùng là Vô thường - Còn lại mỗi Tâm Kim cương là còn mãi,

Em có vài món quà nhỏ - món quà này thì từ Tâm, tặng mọi ng

Em hiểu cõi ta bà, nhiều khi món quà cũng ko phải là cái dễ đón nhận, nhưng thôi có lẽ cũng là Duyên phỏng ạ

Em có nhờ cụ Slaz8 gửi tặng mọi ng, như những dòng trên của Cụ Slaz8 - đơn giản chỉ là em từng có duyên với mọi ng

Em ko nhắn đc từng người vì thú thực nơi em đang ở, món net này hơi chập chờn

Duyên ko còn nơi đây nhưng trên con đường ta bà em đi,OF thực sự là 1 đoạn đường nhiều cây xanh

Chúc mọi ng An lành

A Di Đà Phật
 

ThôiKệ

Xe tăng
Biển số
OF-150036
Ngày cấp bằng
22/7/12
Số km
1,894
Động cơ
368,982 Mã lực
Lâu lâu ko onl, vừa đăng nhập thấy lão Slaz gọi, vào lại dc quà.
Em xin, sẽ sớm liên hệ với lão Slaz để nhận

Tks lão hoalocvung , lão slaz8 nhé
 

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
Em định dành cho các cụ niềm vui đầu năm, nhưng các cụ có thể chọn trước món
quà cho mình.
Gồm lá bồ đề chuỗi hạt có khắc chú, vòng tay trì chú và vòng hạt bồ đề. Có duy nhất một tiểu kinh luân. Riêng món này, Cụ nào thấy đủ duyên giữ được thì em chuyển. Các món quà này cụ Vừng có nhã ý tặng thế nào thì em chuyển hộ thế đó.
Cccm hoan hỷ nếu em làm phiền nhé. Cảm ơn và chúc cccm tinh tấn
Cảm ơn cụ Slaz8 phát tâm bồ đê chuyển quà Phật, công đức chuyển đến cụ là vô lượng ạ, A Di Đà Phật

Em tặng mà ko nói lời nào có lẽ cũng làm mọi ng dè dặt, và làm cụ Slaz8 vất vả, nên em qđ có vài lời
về nguyên tắc ta bà nhiều khi em ko thạo, mong mọi ng hoan hỉ

Những món quà cụ Slaz8 đang cầm toàn là cỏ cây hoa lá vô cùng lành, em ko tặng mọi ng tượng Phật vì trong tượng có âm khí
Pháp khi của TT em nhiều, nhưng cái đó ko phù hợp tặng

Lá bồ đề là từ cây Bồ đề ở Ấn được thợ thủ công tẩy diệp lục chống mốc còn lại lá khô, và lá là thật các Cụ ạ, lá to nhỏ khác nhau, chứ ko phải lá to cùng 1 cỡ mà ng ta làm theo khuôn

Các dây vòng đều có câu chú an lành Lục tự đại minh và đc Sư phụ em tết bằng tay, Tết trong lúc ngồi Thiền các cụ ạ,
Có 3 vòng có hạt bồ đề già cũng đc hái từ cây Bồ đề đó, do quả thật nên có chải 1 lớp dầu bóng cho đỡ bị mốc các Cụ ạ
Riêng tiểu Kinh luân - do Sư phụ em lắp nên trông cũ cũ, trong đó có chứa 10.000 vạn câu chú Lục tự đại minh

Các sản phẩm đều là làm bằng tay thủ công, hy vọng mọi ng ko chê món quà thủ công từ TT xa xôi

Em muốn tặng cụ Slaz8, Anh Stent , lão ThôiKệ Quên mất Nick Yến Đinh Nhạcpain . Nếu còn tùy duyên nhờ cụ Slaz8 phát tâm

A Di Đà Phật
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
QUOTE="XPQ, post: 62110166, member: 25733"]
Em phản đối nội dung bác chia sẻ như thế này.

" Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." - Thanh tịnh đạo, Phật Âm, 19;24

Còn ý như bác nói, chẳng hóa ra quảng bá cho thần thông của đội tử vi à? Rồi dẫn cả ma cả Phật lẫn vào với nhau. A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo. Là một luân hồi luận không mô tả linh hồn luẩn quẩn trong các không gian để đi đầu thai chịu các thân phận quy định cho nó.
[/QUOTE
Tuyệt vời, thớt này từ khi có 2 cao thủ vần K xuất hiện đã có các bài viết cực kỳ chât lượng ạ
Tuy nhiên để diễn gải cho rõ ý, em mạo muôi phân tích
1/ Khi đã chứng đắc, được giải thoát thi mới Áp dụng cái dòng này vào " Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó." . ngay cả trong đoạn trích cũng có nói đó là trong chân đế, Tức là sau khi thành tựu Được Trì giới, và đạt được đại định. Còn nếu chưa tới lúc đó thì nó không áp dụng cho người phàm phu thế tục( doạn này trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh có đề cập cảnh giới này). Nếu hiểu bằng tâm thế tục thì cẩn thận bị kẹt vào chấp đoạn kiến.( Phật dạy chúng sinh thường có 2 loai tưởng kiến, là chấp đoạn kiến và chấp thường kiến)
Còn trong thế tục( tục đế) thì sao?
Trong thế tục, khi chúng sinh đang ở lục đạo luân hồi chi phối. thì có đầy đủ Nhân_ Quả_ Nghiệp Duyện_ Luân hồi đó ah. Nó có hiện hữu nhưng bản chất không thật, Phật gọi đó là y báo
2/ Đọan bàn về Duy thức.
"A lại da thức là khái niệm của phái Duy Thức và phái này chứng minh khái niệm "thức" để biện giải về luân hồi luận Phật giáo"
- Duy thức học không phải sinh ra để phục vụ mục đích giải thích khái niệm trong luân hồi ah.
Mà từ Duy thức học có thể hiểu rõ cơ chế vận hành của thức uẩn.( Phật thuyết Ngũ Uẩn) Khiến cho quá trình Luân Hồi theo Phật thuyết nó dễ hình dung hơn, nên có thể có hoc giả nói thế hoăc nghĩ thế
- Mục đích của Duy Thức Học gói gọn " Tam giới Duy Tâm, Vạn pháp Duy Thức"
Tức là làm rõ nghĩa của các bài kinh Phật.( giải thích bằng Bát thức _Bách Pháp)
Nguồn gốc DTH nó là tiếp nối sự đúc kết của "Cửu Tâm" từ thượng tọa bộ
Cũng giống Thanh Tịnh Đạo Luận thôi anh ah
.Sau khi Thương tọa bộ Tích Lan Chọn lọc ra được bộ Kinh tàng trữ ở Tích lan. Thì ngài Phật Âm soạn và dich sang tiếng Pali thành bộ Kinh chọn lọc Nikaya và viết Thanh Tinh Đạo để luân giải. Nên Thanh Tịnh Đạo Luận là cái "bản đồ" cho Hành giả soi đường trong suốt quá trình tu tập.Thực ra nó chỉ là Tam Vô Lậu học được diễn giải ra.( nói 7 giai đoạn thanh tịnh thi chỉ có mấy từ thế thôi, nhưng người như em thì phải sông chết bao nhiêu kiếp cũng chưa chắc Luận Giải ra được các tác phẩm vĩ đại đó. chỉ mọng đọc mà hiểu đúng được là may mắn rồi. Nên Bàn với anh và các cụ trên này chỉ để giải trí và truy nguyên thôi. chứ không có ý giảng luận nhé. có gì không đúng thì các cụ bỏ qua cho .)
tham khảo :
Bình Anson
HT TTT


HT Thích Thiện Siêu
HT Thích Quảng Độ
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top