[Funland] Các bài nhạc tụng ưa thích

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Em gọi 2 cụ anh ThôiKệhoalocvung. không biết các cụ hạ chỗ nào có thể mật thư cho em nhé
Chúc các cụ tinh tấn an lạc.
Nam mô bản sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
 

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
Nhân tháng vía Ngài, nhớ đến Ngài và tu thân. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
ThôiKệhoalocvung.
Em lại nhắc đến nhân ngày trăng tròn
Thánh tích gần 700 năm bị thời gian gần như xoá nhoà trên núi thiêng tâ Yên Tử




Chúc các cụ tinh tấn an lạc.
Nam mô bản sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Những chân cột to như cái chiếu nằm lặng im với tuế nguyệt
cây cổ thụ trầm mặc với cản trí tuyệt đẹp





Chân cột của đại hùng bảo điện
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực

Đây là thánh tích chùa Ba Bậc


Sim sai quả hoang sơ
 

ThôiKệ

Xe tăng
Biển số
OF-150036
Ngày cấp bằng
22/7/12
Số km
1,894
Động cơ
368,982 Mã lực
Em gọi 2 cụ anh ThôiKệhoalocvung. không biết các cụ hạ chỗ nào có thể mật thư cho em nhé
Chúc các cụ tinh tấn an lạc.
Nam mô bản sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
"Hạ" em dịch là nơi an trú, mà cuộc sống vẫn phải trôi theo dòng đời thì chỗ an trú là chỗ nào?
Cái này thì tuỳ vào mỗi người.

Nương vào hơi thở, thả lỏng, thư giãn là cách mà em hay làm, bất cứ khi nào, lúc nào mà em nhớ, đấy là nơi "an cư" của em.

Có gì là mật. :D
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nhân tháng vía Ngài, nhớ đến Ngài và tu thân. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

"Hạ" em dịch là nơi an trú, mà cuộc sống vẫn phải trôi theo dòng đời thì chỗ an trú là chỗ nào?
Cái này thì tuỳ vào mỗi người.

Nương vào hơi thở, thả lỏng, thư giãn là cách mà em hay làm, bất cứ khi nào, lúc nào mà em nhớ, đấy là nơi "an cư" của em.

Có gì là mật. :D
An định trong tỉnh thức. lành thay!
có điều này, em muốn mời 2 cụ anh bố trí về Tây Yên Tử 1 chuyên. ( là nơi phế tích núi non hùng vĩ xa lánh thế tục, chứ không phải là "Chỗ du lich") Nơi đó ẩn chứa câu chuyện từ gần 700 trước. nếu các cụ anh có thể bố trí gặp được 1 lần thì tốt quá.
Nam mô Bổn sư THÍCH CA MÂU NI Phật!
 

ThôiKệ

Xe tăng
Biển số
OF-150036
Ngày cấp bằng
22/7/12
Số km
1,894
Động cơ
368,982 Mã lực
An định trong tỉnh thức. lành thay!
có điều này, em muốn mời 2 cụ anh bố trí về Tây Yên Tử 1 chuyên. ( là nơi phế tích núi non hùng vĩ xa lánh thế tục, chứ không phải là "Chỗ du lich") Nơi đó ẩn chứa câu chuyện từ gần 700 trước. nếu các cụ anh có thể bố trí gặp được 1 lần thì tốt quá.
Nam mô Bổn sư THÍCH CA MÂU NI Phật!
Tây Yên Tử, vùng Lục Nam Bắc Giang, một lần em đến vào khoảng tháng 8 đúng mùa na, na bạt ngàn.
Em chỉ loanh quanh trên con đường tâm linh chứ chưa lên núi.

Nếu lão sắp xếp đc vào ngày cuối tuần thì cho em được tham gia cùng.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Tây Yên Tử, vùng Lục Nam Bắc Giang, một lần em đến vào khoảng tháng 8 đúng mùa na, na bạt ngàn.
Em chỉ loanh quanh trên con đường tâm linh chứ chưa lên núi.

Nếu lão sắp xếp đc vào ngày cuối tuần thì cho em được tham gia cùng.
Ngọa Vân người ta xây khu du lịch tâm linh rồi. cũng giống như Bãi Đính, chỗ di tích nằm trên cao cách đó 1 quãng. nhưng Tây Yên Tử là 1 quần thể gồm nhiều chùa cổ , từ thời Lý_ Trần mà lại nằm trên núi hoang sơ xa lánh thế tục.
tróng ảnh trên kia là em chụp lại của 1 nhà sư hành hương về chùa Ba Bậc rồi bày hương án cúng Phật trên nền phế tích
 

ThôiKệ

Xe tăng
Biển số
OF-150036
Ngày cấp bằng
22/7/12
Số km
1,894
Động cơ
368,982 Mã lực
"Chỉ" &"Quán" là pháp tu từ xưa đến nay, Nếu như "Chỉ" với nghĩa là dừng, trụ lại, thì "Quán" lại là phân tích, suy luận.
Chỉ & Quán là pháp môn để Tâm bớt lăng xăng, vọng tưởng.

Ví như khi di chuyển trên đường, người qua kẻ lại, có thể dùng trí tuệ để Quán chiếu có đấy rồi mất đấy --> vô thường
Hoặc có thể dùng Chỉ để trụ tâm với hơi thở vào ra.

Hoặc nếu như có cùng lão Slaz đến với phế tích xưa, có thể dùng Quán vô thường hoặc có thể dừng Tâm lại, thả lỏng để thấy nơi thiên nhiên rộng lớn.
Chắc rồi hành giả cũng về với câu "Phản quang tự kỷ, bổn phận sự bất tùng tha đắc" của những nhiều trăm năm về trước.

Mặc cho lão Slaz hay ai đó chụp choạch self fi. :D
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
"Chỉ" &"Quán" là pháp tu từ xưa đến nay, Nếu như "Chỉ" với nghĩa là dừng, trụ lại, thì "Quán" lại là phân tích, suy luận.
Chỉ & Quán là pháp môn để Tâm bớt lăng xăng, vọng tưởng.

Ví như khi di chuyển trên đường, người qua kẻ lại, có thể dùng trí tuệ để Quán chiếu có đấy rồi mất đấy --> vô thường
Hoặc có thể dùng Chỉ để trụ tâm với hơi thở vào ra.

Hoặc nếu như có cùng lão Slaz đến với phế tích xưa, có thể dùng Quán vô thường hoặc có thể dừng Tâm lại, thả lỏng để thấy nơi thiên nhiên rộng lớn.
Chắc rồi hành giả cũng về với câu "Phản quang tự kỷ, bổn phận sự bất tùng tha đắc" của những nhiều trăm năm về trước.

Mặc cho lão Slaz hay ai đó chụp choạch self fi. :D
Cảnh giới cao quá em không theo nổi ạ:((
 

ThôiKệ

Xe tăng
Biển số
OF-150036
Ngày cấp bằng
22/7/12
Số km
1,894
Động cơ
368,982 Mã lực
Cảnh giới cao quá em không theo nổi ạ:((
Mô phật, bữa nọ thấy các lão pha trà Tào Khê, chèo thuyền Bát Nhã ngắm trăng Lăng Già.

Em giờ nếu ko dùng "Chỉ" & "Quán" thì sao ẩm đc đây. :((
 

ThôiKệ

Xe tăng
Biển số
OF-150036
Ngày cấp bằng
22/7/12
Số km
1,894
Động cơ
368,982 Mã lực
Lại chuyện về "Chỉ" & "Quán", một cuốn sách của Ngài Trí Khải Đại Sư, nhân có cuốn sách này mà dòng thiền Trúc Lâm đã được Hòa Thượng Trúc Lâm hồi sinh, khơi lại mạng mạch của thiền tông.

Giờ có phước duyên được đến với thiền tông, các lão bỏ quá cho, thật ko thể kìm cái sự sung sướng ấy lại đc. :D
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Mô phật, bữa nọ thấy các lão pha trà Tào Khê, chèo thuyền Bát Nhã ngắm trăng Lăng Già.

Em giờ nếu ko dùng "Chỉ" & "Quán" thì sao ẩm đc đây. :((
Không có gì cao cấp đâu cụ anh



Trăng Lăng già thì nhiều khi đơn giản thế này
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Hạ năm nay có vẻ giống thời tiết Ấn Đọ khi xưa, mưa triên miên.
chúc các cụ tinh tấn!
 

kieuthienan

Xe buýt
Biển số
OF-24436
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
573
Động cơ
495,618 Mã lực
Đầu tháng! Chúc các Cụ Tinh Tấn!
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
THẬP BÁT A LA HÁN Tác Giả: Lâm Thế Mẫn
Việt Dịch: Thích Đạo Luận










1. TÂN-ĐẦU-LÔ-PHẢ-LA-ÐỌA (TÂN-ÐỘ-LA-BẠT-LA-ÐỌA-XÀ)
(Phước điền đệ nhất , có sách gọi là Trường Mi La Hán, Or La Hán Cưỡi Hươu)
Tôn giả Tân-đầu-lô-phả-la-đọa là vị La-hán đầu tiên trong mười tám vị La-hán, có chỗ dịch Tân-độ-la-bạt-la-đọa-xa. Ngài là người nước Câu-thiểm-di1, vốn là một vị đại thần danh tiếng dưới trướng vua Ưu Ðiền.
Ngài họ “Phả-la-đọa” tên “Tân-đầu-lô”. Dưới đây, chúng ta gọi ngài là Tân-đầu-lô.
Tân-đầu-lô quy y theo Phật rất sớm, do nỗ lực tinh tấn tu tập nên khiến vua Ưu Ðiền cảm động. Thấy ngài thiết tha với Phật, vua đồng ý cho ngài từ quan xuất gia.
Nhờ tư chất thông minh, cộng thêm sự nghiêm mật tinh tấn hành trì nên ngài chứng quả La-hán rất nhanh. Từ khi biết ngài chứng quả, vua Ưu Ðiền thường xuyên lui tới viếng thăm.
Theo lễ nghi nhà Phật “Sa-môn bất bái vương giả”, do vậy, mỗi lần vua đến, Tân-đầu-lô chỉ chắp tay xá chào. Vì nghĩ rằng mình cũng là một Phật giáo đồ nên vua không cảm thấy Tân-đầu-lô thất lễ.
Nhưng đám cận thần bên vua có một số không tin Phật thì cho rằng Tân-đầu-lô tự cao ngạo mạn. Do đó, những lúc ở trước mặt vua thường đâm thọc thị phi:
- Thưa đại vương! Trong mắt Tân-đầu-lô, ông ta không xem ngài ra gì cả!
- Thưa đại vương! Tân-đầu-lô nghĩ mình mới là vua, còn ngài là thuộc hạ của ông ta!..
Không chịu được những lời gièm tấu của quần thần, vua nổi giận quát:
- Ðược! Lần này ta đến, nếu như ông ta không ra nghinh đón, quì bái chào hỏi, ta sẽ xử trảm ngay tại chỗ.
Vua nổi giận lôi đình, hầm hầm dẫn tùy tùng đi thẳng đến động Tân-đầu-lô ở. Nhưng khi sắp đến nơi thì từ xa vua đã trông thấy Tân-đầu-lô cung kính đứng trước động nghinh đón.
- Cung đón đại vương quang lâm! Xin mời ngài vào! Mời vào! – Tân-đầu-lô chắp tay cúi chào chín mười lần.
- Ồ, miễn lễ! Miễn lễ! – Vua Ưu Ðiền thấy Tân-đầu-lô một mực cung kính như thế, trong lòng rất xấu hổ, vội xuống ngựa đáp lễ.
Sau khi vào động, mọi người ngồi lại hàn huyên chuyện cũ với nhau, riêng vua ấm ức khó chịu hỏi:
- Thưa tôn giả! Thường ngày trẫm đến, Tôn giả không ra ngoài động nghinh đón, sao lần này lại ra?
- Thưa đại vương! Trước kia đại vương đến đây với lòng chí thành tôn kính Tam bảo nên tôi không cần ra đón. Nhưng lần này, đại vương ôm hận mà đến, nếu tôi vẫn cứ ngồi trong động ắt sẽ chuốt lấy họa sát thân. Tôi sợ đại vương chỉ vì nhất thời giận dữ mà mắc đại tội sát hại La-hán, tương lai chiêu cảm khổ báo trong địa ngục. Vì thế, tôi mới vội ra ngoài nghinh đón.
Nghe Tân-đầu-lô nói, vua xấu hổ vô cùng vội rời tòa cúi đầu sụp lạy.
Lần khác, Tân-đầu-lô ôm bát vào thành theo thứ lớp khất thực. Khi khất thực đến nhà một phụ nữ keo kiệt bủn xỉn, ngài thấy bà ta đang chiên bánh bao. Ðịnh ôm bát đến nhà khác, nhưng vì biết bà này là người bủn xỉn, muốn cho bà ta bố thí gieo chút phước để tương lai có quả báo tốt nên ngài cố ý đi đến chỗ bà ta.
- Cút đi lão hòa thượng! – Bà ta chửi bới om sòm.
Mặc cho bà ta chửi, Tân-đầu-lô vẫn đứng yên bất động, khiến bà ta càng giận dữ thét:
- Cút mau, còn đứng đó làm gì mất thời gian, dù thế nào bà cũng không cho đâu!
Tân-đầu-lô vẫn bình thản không nói, lặng lẽ đến ngồi trước cửa nhập định, giả làm như một người chết. Có lẽ vì chưa từng thấy cảnh thiền định như vậy nên bà ta nhảy thót lên, than:
- Ði nhanh đi mà, đừng có chết ở nhà tôi, tôi gánh không nổi trách nhiệm này đâu. – Vì ở Ấn Ðộ lúc bấy giờ, Hòa thượng rất được mọi người tôn kính nên bà ta sợ vua kết tội thì không thể nào tránh khỏi bị mời lên quan phủ.
- Ðược rồi, được rồi! Ðứng dậy đi, tôi sẽ cho ông một cái, vậy được chưa, đồ đáng ghét! – Cuối cùng không còn cách nào hơn bà ta đành đồng ý bố thí.
Khi ấy, Tân-đầu-lô từ từ tỉnh lại, mở to mắt đứng dậy.
Thấy Tân-đầu-lô chưa chết, còn vui mừng đứng ngay cửa nhắc lại lời mình vừa nói và xin bánh, bà ta rất hối hận. Nhưng đã nói rồi không thể rút lời lại được nên bà ta đành buộc lòng cho ngài một cái. Song, không nỡ cho mấy cái bánh vừa to vừa thơm đã chiên sẵn, bà ta cố ý naàu7841?n lại một cái nhỏ như cái bánh cảo2 rồi thả vào chảo dầu chiên.
Tân-đầu-lô thấy bà này hẹp hòi như vậy trong lòng vừa xót thương vừa buồn cười, nên cố ý dùng thần thông, lúc đầu chỉ có mấy cái bánh bao nhỏ trên chảo, lát sau mấy cái bánh lớn hai bên liên tiếp kết lại càng lúc càng nhiều, dù bà ta cắt xén thế nào bánh cũng kết thành một khối, không thể nào cắt ra được. Cuối cùng, không còn cách nào hơn, bà ta đành đem toàn bộ xâu bánh cho Tân-đầu-lô.
- Cảm ơn bà! Bà thật rộng rãi, cho tôi một lần nhiều chừng này. – Tân-đầu-lô cười hà hà nói.
- Ðồ đáng ghét! Cút đi! – Bà ta đau lòng quát.
- Này thí chủ! Tôi nói thật cho bà biết tôi đã chứng A-la-hán vốn không ăn cũng không đói không chết, nhưng tôi có mấy huynh đệ đồng tu, hôm qua ngã bệnh họ không thể ôm bát ra ngoài khất thực nên mới nhờ tôi giúp. Cảm ơn mấy cái bánh của bà. – Nói xong, Tân-đầu-lô chắp tay cảm tạ.
- À, ra là vậy, ông không phải cất riêng để dùng một mình mà muốn mang về cho các huynh đệ bệnh. Ðây, đây, cầm lấy đi...
Bà ta bất chợt xúc động, áy náy nói tiếp:
- Về đó rồi còn cần bao nhiêu nữa thì cứ đến đây. Ở đây còn nhiều lắm.
- Cảm ơn bà, vậy là đủ rồi. Thí chủ cúng dường tài vật vui vẻ như vậy, phước báo tương lai không thể nghĩ bàn. – Tân-đầu-lô nói rồi đi.
Một hôm, ngài cùng Tôn giả Mục-kiền-liên có việc ra ngoài, tình cờ thấy ông Thọ-đề-già dùng gỗ chiên đàn tốt nhất đẽo một cái bát, rồi đem bát treo trên cây sào rất cao, sau đó tuyên bố:
- Ai có thể không trèo, không dùng thang mà lấy được bát xuống, tôi sẽ tặng bát cho người ấy.
Tin này gây xôn xao khắp nơi, vì bát chiên đàn là bảo vật quí giá, người thường ai cũng mơ có nó. Nhưng bát treo quá cao họ chỉ đứng nhìn trong thèm muốn mà thôi.
Ấn Ðộ lúc bấy giờ có rất nhiều bọn ngoại đạo bản lĩnh cao cường cũng dồn dập kéo đến trước. Song, xét cho cùng thì pháp thuật của họ còn non kém nên cứ nhảy tới nhảy lui mãi mà vẫn không tới được cây, rốt cuộc không ai lấy được bát.
Khi ấy, Tân-đầu-lô nói với ngài Mục-kiền-liên:
- Này hiền giả! Ngài là vị đại đệ tử thần thông đệ nhất của đức Thế Tôn, sao không đến thử xem?
Mục-kiền-liên đáp:
- Bay lên để lấy bát chẳng có ý nghĩa gì cao cả. Tôi không thích!
- Nhưng lấy được bát cũng chứng minh được Phật pháp vi diệu hơn ngoại đạo chứ! – Tân-đầu-lô không đồng ý với quan điểm của ngài Mục-kiền-liên.
Thấy Tân-đầu-lô không tán thành, ngài Mục-kiền-liên đành nói:
- Vậy thì một mình ngài đến thử đi!
Tân-đầu-lô liền vận thần thông bay lên không, lượn quanh cây sào bảy vòng rồi đưa tay lấy bát. Sau đó, từ từ trở xuống đất trong dáng vẻ nhẹ nhàng hân hoan với tiếng vỗ tay reo hò của hàng vạn người.
Nhưng sau khi về đến tinh xá, ngài bị đức Phật quở trách:
- Trước mặt thiên hạ mà biểu diễn thần thông, không những chẳng ích lợi gì cho việc hoằng dương Phật pháp, trái lại dễ làm mọi người ngộ nhận cho rằng tu học Phật pháp cũng chỉ để biểu diễn thần thông phi thường mà thôi.
- Bạch đức Thế Tôn! Lần sau con không dám nữa. - Tân-đầu-lô xấu hổ thưa.
- Ðược rồi, đừng buồn! Nhưng ông đã biểu diễn rồi mọi người ai cũng kính phục ông. Vì vậy, ông sẽ phải tiếp tục lưu lại thế gian, vĩnh viễn không được ra đi để làm phước điền cho chúng sanh gieo trồng thiện căn.
Tân-đầu-lô vâng lời Phật dạy nên hơn hai ngàn năm nay, ngài luôn lưu lại thế gian thay tên đổi họ, tiếp tục không ngừng nỗ lực hoằng dương Phật pháp, chỉ vì chúng ta phàm phu không nhận ra ngài thôi.
Ngoài ra, còn một số tích nữa có thể chứng minh Tân-đầu-lô vẫn thường cùng sinh hoạt quanh chúng ta:
Vào thời Ngũ đại, vua nước Ngô Việt là Tiền Lưu rất thâm tín Phật pháp. Lần nọ, vua tổ chức một pháp hội lớn chưa từng thấy để cúng dường Tăng chúng các nơi. Quần thần có người tâu:
- Thưa đại vương! Ngài nên giữ lại một chỗ tốt nhất chờ đón bậc đại A-la-hán.
- Chờ ai? – Vua hiếu kỳ hỏi
- Thưa đại vương! Ðó là Tôn giả Tân-đầu-lô, vì từ xưa đến nay chỉ cần người nào thiết lễ trai diên cúng dường Tăng chúng và thành kính cung thỉnh thì không lần nào mà ngài không đến.
Tuy bán tín bán nghi, nhưng vua vẫn để dành một chỗ tốt nhất cho vị khách quý không cho bất kỳ ai ngồi vào đó.
Pháp hội tiến hành tưng bừng náo nhiệt, mãi đến khi hoàng hôn buông xuống thì bỗng nhiên xuất hiện một vị Hòa thượng lạ, tướng mạo gầy ốm, lông mày vừa trắng vừa dài, từ hướng núi phía tây bay qua cửa sổ, đến ngồi trên chỗ của khách quý ăn uống vui vẻ. Lát sau, ngài đứng dậy nói với mọi người:
- Cúng dường Tam bảo công đức vô lượng! Ha ha, ta là Tân-đầu-lô. Ta đi đây!
Ấn Ðộ vào thời vương triều Khổng Tước, vua A-dục là một Phật tử rất thuần thành. Có lần, vua thỉnh ba mươi vạn vị Hòa thượng đến hoàng cung thọ trai. Chỗ ngồi trong và ngoài hoàng cung, chư vị Hòa thượng đã an tọa đầy đủ, duy chỉ còn lại chỗ tốt nhất vẫn không có ai ngồi.
Vua A-dục thấy lạ hỏi:
- Sao chỗ này không ai ngồi?
Các vị Hòa thượng đáp:
- Ðây là chỗ của Tôn giả Tân-đầu-lô. Ðại vương hãy chí thành cung thỉnh, Tôn giả nhất định sẽ đến.
Nghe xong, vua chắp tay ngưỡng vọng lên trời, chốc lát quả nhiên thấy Tân-đầu-lô và chúng đệ tử từ từ trên trời bay xuống.
Công nguyên năm 490, Lương Võ Ðế bị một cơn bạo bệnh, bất kỳ danh y nào xem cũng nói không qua khỏi, dường như sắp băng hà.
Khi ấy, Lương Võ Ðế hạ chỉ khắp nước:
- Ai trị lành được bệnh của ta, ta sẽ đem số châu báu trong nước chia cho một nửa.
Tối đến, vua nằm mộng thấy một vị Hòa thượng diện mạo gầy ốm, đôi mắt sáng quắc nói với mình rằng:
- Bệnh của ông là do ham thích hưởng thụ phú quý, không đoái hoài gì đến sự đói khát cơ hàn khốn khổ của nhân dân. Do đó, muốn khỏi bệnh phải khai mở quốc khố, cứu giúp muôn dân nghèo khổ, cúng dường mười phương Tăng chúng, đồng thời phải tự mình gieo trồng thiện căn công đức.
Lương Võ Ðế làm theo lời vị Hòa thượng ấy dạy, không lâu bệnh quả nhiên khỏi. Vô cùng cảm kích trước ơn cứu mạng của vị Hòa thượng kia, nhưng không được thấy mặt nên vua lập một hương án trong vườn hoa chí thành cầu nguyện, hy vọng vị ân nhân cứu mạng hiện thân. “Hữu cảm tất thành, hữu cầu tất ứng”, thật vậy đến nửa đêm, Hòa thượng từ trên trời bay xuống nói với Lương Võ Ðế rằng:
- Ta chính là Tân-đầu-lô. Sau này, ông nên dốc sức hộ trì Phật pháp.
Vào đời Ðông Tấn, pháp sư Ðạo An3 là bậc cao Tăng phiên dịch kinh điển ở Trung Quốc. Trong lúc dịch, ngài thường ngần ngại cho chỗ dịch của mình không lột tả hết được bổn ý Phật dạy nên luôn ưu tư bất an.
Một hôm, ngài ngưỡng mặt lên trời nguyện:
- Nếu như chỗ phiên dịch của con không sai lệch ý chỉ Phật pháp thì xin chư hiền thánh hiển lộ thần tích cho con thấy.
Tối hôm đó, ngài nằm mộng thấy một vị Hòa thượng lông mày trắng nói với ngài rằng:
- Ta là Tân-đầu-lô ở đất Ấn Ðộ. Lấy tư cách là một vị đại A-la-hán đắc quả, ta bảo chứng những kinh điển ông dịch đều rất chính xác.
Căn cứ vào những giai thoại ngắn trên, ta thấy Tôn giả Tân-đầu-lô luôn phụng hành di chúc của Phật, vĩnh viễn lưu lại nhân gian hoằng dương Phật pháp. Và theo ghi chép trong Pháp trụ ký thì hiện tại, ngài đang cùng một ngàn vị đệ tử trú tại Tây-cù-đà-ni Châu.
Ghi Chú
1 Nước Câu-thiểm-di: Tên một nước xưa ở Trung Ấn Ðộ, rộng hơn sáu ngàn dặm. Vị trí toàn nước hiện nay nằm khoảng hơn 40 km về phía Tây bắc Allahabad.
2 Bánh cảo: Còn gọi bánh xếp, bánh hấp (Hán: Giảo tử »å ¤l, E: Dumplings). Ðây là món ăn thường dùng của người miền bắc Trung Quốc. Cách làm là cán bột mì thành hình tròn làm da, cho thịt, rau... làm nhân, xong xếp lại thành nửa hình tròn.
3 Pháp sư Ðạo An: Ngài người đất Phù Liễu, châu Thường Sơn, sinh năm Vĩnh Gia thứ sáu nhà Ðông Tấn (312). Có thuyết nói ngài sinh năm 314 trong một gia đình theo nghiệp Nho. Ngài viên tịch năm Kiến Nguyên thứ 21 đời Tần thọ 72 tuổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
18- TÔN GIẢ MA HA CA DIẾP






Tôn giả Ca-diếp sống cùng thời với Phật, là người nước Ma-kiệt-đà tại Ấn Ðộ. Ngài được người đời sau đưa vào hàng mười tám vị La-hán.
“Ca-diếp”, Trung Quốc dịch là Ẩm Quang, vì thân ngài có thể phát ra ánh sáng. Bất luận đi đến đâu, trên thân ngài luôn phát ra ánh sáng rực rỡ trang nghiêm. Ẩm Quang hoàn toàn không phải là uống ánh sáng mà ý nói ánh sáng phát ra trên thânngài thù thắng hơn ánh sáng trên thân người khác. Khi mọi người đứng trước ngài, ánh sáng ấy thường làm cho ánh sáng sáng trên thân họ tự nhiên trở nên u ám thất sắc. Vì sao thân ngài phát ra được ánh sáng? Câu chuyện tương truyền như vầy:
Thuở quá khứ, ngài từng làm người thợ vàng, tuy nhà nghèo nhưng rất thâm tín Phật pháp.
Có lần, ngài đem hiến một miếng vàng nhỏ, số vàng duy nhất mà ngài dành dụm được, để trang sức một bức tượng Phật, mọi người nhìn vào ai cũng khen rất đẹp. Nhờ công đức ấy nên đời này sanh làm người, thân ngài phát ra ánh sáng thù thắng hơn người khác.
Lúc đầu, cha mẹ đặt tên cho ngài là Tất-bát-la-da, Trung Quốc dịch là “Thọ Hạ Sanh” (sanh dưới cây).
Vào tháng nọ, khi Ca-diếp sắp ra đời, một hôm mẹ ngài đang ngồi hóng mát dưới gốc cây đại thọ thì bỗng nhiên từ trên trời bay xuống một tấm thiên y rất đẹp, che phủ cả thân cây. Liền khi ấy, ngài cất tiếng chào đời.
Gia đình Ca-diếp rất giàu. Có người nói tài sản của họ còn nhiều hơn cả vua. Vì là con một nên song thân ngài luôn khuyên ngài sớm lập gia thất. Nhưng ý ngài lại muốn xuất gia học đạo.
- Con à, con nên sớm lập gia đình đi! – Hầu như ngày nào ngài cũng nghe cha mẹ nói như vậy.
Không nỡ trái ý cha mẹ, Ca-diếp đành nghĩ ra một kế, một mặt vừa an ủi cha mẹ, mặt khác để tránh việc kết hôn. Ngài cho người dùng vàng đúc tượng một mỹ nhân, rồi thưa với song thân.
- Thưa cha mẹ, không phải con không muốn kết hôn, chỉ vì tìm chưa ra người con gái nào xứng với tượng mỹ nhân này. Nếu như có người nào đẹp như vầy thì con bằng lòng lấy người ấy.
Vốn thương con tha thiết nên cha mẹ ngài lập tức sai người hầu trong nhà dùng xe chở tượng mỹ nhân đi khắp nơi trong cả nước, tuyên bố trước hàng vạn người náo nức đến xem:
- Các chị em gái chưa chồng, mau đến đây chiêm ngưỡng lễ bái mỹ nhân vàng, các cô sẽ có niềm vui bất ngờ.
Người hầu chở tượng mỹ nhân xuất phát từ thành Vương-xá vượt qua sông Hằng thẳng đến thành Tỳ-xá-ly phía bắc Ấn Ðộ.
Trong thôn Ca Tỳ Ca thành Tỳ-xá-ly có một cô gái tên Diệu Hiền quốc sắc thiên hương, hoa nhường nguyệt thẹn. Diệu Hiền nghe nói trong thôn vừa có người chở đến một tượng mỹ nhân bằng vàng, trong lòng hiếu kỳ, sẵn có bạn rủ nên cô cũng đến đó xem.
Khi đứng trước mặt tượng mỹ nhân, Diệu Hiền tợ như hoa, như ngọc. Một chuyện lạ xảy ra là nhan sắc của tượng mỹ nhân vàng kia bỗng nhạt dần, ánh sáng thường ngày biến mất.
- Cô nương, xin dừng bước... Người hầu thấy cảnh đó vừa vui vừa sợ, liền hỏi rõ tên và chỗ ở của Diệu Hiền.
Nghe được tin, cha mẹ ngài tức tốc đi cả ngày đêm đến dạm hỏi cho ngài. Do hai nhà đều môn đăng hộ đối nên hôn sự chỉ nói sơ qua là thành.
Sau buổi hôn lễ chiều hôm nọ, khách khứa về hết, gian phòng chỉ còn lại Ca-diếp và Diệu Hiền. Hai người ngồi đối diện nhau, ai cũng tâm sự trùng trùng, dáng vẻ sầu muộn không vui. Gần sáng, Ca-diếp chịu không được cất tiếng hỏi:
- Xin hỏi, vì sao em không vui?
Diệu Hiền nức nở khóc:
- Ôi, ước mơ của em đã tan thành mây khói rồi!
- Ước mơ gì?
- Em muốn xuất gia học đạo, nhưng bây giờ...
- Thật sao? – Không đợi Diệu Hiền nói hết, Ca-diếp cao hứng tiếp lời: Em muốn xuất gia học đạo sao? Hay quá, tôi cũng có tâm nguyện ấy.
Vì chí nguyện giống nhau nên sau mười mấy năm chung sống, Ca-diếp và Diệu Hiền đều xuất gia qui y Phật và lần lượt đắc quả A-la-hán.
Ca-diếp là vị Ðầu đà đệ nhất, tu khổ hạnh danh chấn tôn phong trong hàng đệ tử Phật. Ngài không thích ở trong tịnh thất. Mỗi ngày ngoài thuyết pháp trì bát, Ngài thường tọa thiền dưới gốc cây hoặc ngoài đồng trống mặc cho gió táp mưa sa, nóng lạnh dãi dầu ngài luôn giữù như vậy.
Khi về già, Ca-diếp vẫn giữ lối tu khổ hạnh ấy. Một hôm, không nỡ nhìn thấy cảnh tuổi già sức yếu mà cứ đêm ngày dãi nắng dầm sương, đức Phật cho người gọi ngài đến bảo:
- Nào, Ca-diếp đến đây ngồi với ta. Sau này không nên khổ hạnh vất vả như thế nữa. Ông đã phụng sự quá nhiều cho Phật pháp rồi, giờ hãy tịnh dưỡng để mọi người tôn kính cúng dường.
Ca-diếp khiêm hạ chắp tay cung kính thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Bản thân con không thấy có gì vất vả cả. Con nghĩ làm một bậc trượng phu xuất trần đại sĩ cần phải sống một đời thanh bần, giản dị, mộc mạc, nếu không thì chí nguyện thú hướng Niết-bàn giác ngộ giải thoát sao thành tựu được!
Nghe vậy, đức Phật càng quí trọng Ca-diếp bội phần. Một hôm, giảng kinh trên hội Linh Sơn, đức Phật không nói lời nào chỉ cầm một đóa sen đưa lên rồi im lặng nhìn đại chúng. Khi ấy, cả pháp hội không ai hiểu được tôn ý của Phật, chỉ có Ca-diếp nhìn Phật mỉm cười liễu ngộ (ý nói: Bạch đức Thế Tôn! Con đã hiểu tôn ý của Ngài. Ngài muốn đem giáo pháp vi diệu của Thiền tông trao cho con và bảo con tiếp tục lưu truyền đến đời sau).
Thấy Ca-diếp liễu ngộ diệu lý, đức Phật vui mừng bảo:
- Lành thay, này Ca-diếp! Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng vi diệu của Thiền tông trao cho ông. Ông phải dốc sức xiển dương để Phật pháp được huy hoàng rực rỡ!
Và như vậy, Ca-diếp trở thành vị tổ sư khai sáng Thiền tông Phật giáo.
Lúc đức Phật Niết-bàn ở thành Câu-thi-na-ca-la, chư đệ tử như rơi vào cảnh bầy ong mất chúa, không người lãnh đạo.
Khi đó, Ca-diếp đang giáo hóa ở nước Ðạc-xoa-na-xa. Nghe tin Phật diệt độ, ngài tức tốc lên đường trở về bảo với mọi người:
- Các vị! Xin chớ quá bi thương, muốn báo ơn Phật sau này chúng ta cần phải đoàn kết hòa hợp. Ðiều quan trọng trước mắt chúng ta là nghĩ cách làm sao đem thánh giáo một đời của đức Thế Tôn đã thuyết kết tập, chỉnh lý lại để bảo tồn đến đời sau.
Chín mươi ngày sau khi đức Phật niết-bàn, Ca-diếp chủ trì cuộc đại kết tập Tam tạng thánh điển lịch sử tại thạch động nổi tiếng Tất-ba-la-diên. Ngày nay, chúng ta còn được xem Tam tạng giáo lý vĩ đại Kinh, Luật, Luận, thật sự không thể không cảm tạ ơn đức cao dày khó nhọc của ngài.
Ðức Phật diệt độ, Ca-diếp lên thay Phật lãnh đạo Tăng đoàn. Ngài tiếp tục nỗ lực trong suốt gần ba mươi năm, khi ấy ngài đã hơn một trăm tuổi.
Thấy Phật giáo đã hưng thịnh, tiền đồ rực rỡ huy hoàng, ngài đến chỗ Tôn giả A-nan bảo:
- Này A-nan! Sau này ông là vị tổ thứ hai của Thiền tông, trách nhiệm hoằng dương chánh pháp sẽ do ông gánh vác.
A-nan hỏi:
- Thế còn ngài?
Ca-diếp cười đáp:
- Tạm thời tôi đến núi Kê-túc tọa thiền, tự mình muốn tinh tấn tu tập thêm.
Cáo biệt A-nan xong, ngài vận thần thông bay lên không, đến tám ngôi bảo tháp thờ Xá-lợi của Phật, mỗi tháp đảnh lễ cúng dường một lần để bái biệt.
Ðảnh lễ tháp Phật xong, ngài mang y bát lúc sanh tiền của Phật một mình đi về hướng núi Kê-túc, phía tây nam thành Vương-xá. Khi đến nơi, ba ngọn núi hình móng gà bỗng mở ra, giữa khoảng trống xuất hiện một bàn thạch, ngài nhẹ nhàng bước vào. Lúc ấy, hoa trời tung rơi ba ngọn núi tự nhiên khép lại.
Ca-diếp muốn tọa thiền ở đó đợi đến năm mươi sáu ức năm sau, khi đức Phật Di Lặc hạ sanh, ngài sẽ trở ra tiếp tục phụng sự Phật pháp.
Trước đây không lâu, ở Pháp có vị học giả bác sĩ Bách-cách-sâm (Bergson) đến Ấn Ðộ chiêm bái Thánh địa. Khi lên núi Kê-túc, ông còn tận mắt thấy Tôn giả Ca-diếp, đồng thời thỉnh vấn và qui y với ngài.
Ðiều đó cho thấy, Tôn giả Ca-diếp vẫn còn lưu lại nhân gian hoằng dương Phật pháp.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
19- QUÂN-ÐỒ-BA-THÁN
Tôn giả Quân-đồ-ba-thán là vị đại A-la-hán sống cùng thời với Phật khi Ngài còn tại thế.
Lúc tám mươi tuổi, đức Phật bảo Ca-diếp:
- Này Ca-diếp! Ta nay tuổi cao sức yếu, công việc hoằng pháp độ sanh ở đời cũng sắp kết thúc. Sau khi ta diệt độ, ông, La-hầu-la, Tân-đầu-lô và Quân-đồ-ba-thán hãy tạm thời lưu lại nhân gian tiếp tục gánh vác trách nhiệm hoằng dương chánh pháp để Phật pháp được thịnh hành ở thế gian.
Vì vậy mà người đời sau đưa ngài vào hàng mười tám vị La-hán.
Sau khi xuất gia, vì không chịu tinh tấn tu tập nên Quân-đồ-ba-thán ngộ đạo hơi muộn. Một hôm, có vị thí chủ tên Tu-ma-già-đà thỉnh đức Phật cùng chúng đại đệ tử đến nhà thọ trai. Quân-đồ-ba-thán cũng có trong danh sách được thỉnh. Nhưng lần đó, Tu-ma-già-đà chỉ thỉnh các bậc A-la-hán ngộ đạo, trong khi Quân-đồ-ba-thán vẫn còn là một phàm phu chưa chứng quả.
- Xấu hổ quá! Ngay cả Sa-mật tám tuổi cũng chứng quả, còn ta tu hành lâu nay lại không chút thành tựu (Sa-mật là tên một vị Sa-di). Quân-đồ-ba-thán nghĩ mình thua cả một đứa trẻ nên trong lòng áy náy khó chịu.
- Ngày mai mình sẽ không tham dự. – Quân-đồ-ba-thán dặn lòng, song ngài lại đắn đo:
- Nhưng, vắng mặt mình, mọi người không phải sẽ càng cười cho rằng mình nhát gan sao? – Quân-đồ-ba-thán phân vân khó xử.
Tối đến, ngài tọa thiền một mình trầm tư quán xét tìm nguyên nhân vì sao mình không chứng quả. Nhờ chú tâm quán tưởng, chuyên nhất phản tỉnh, cuối cùng ngài hoát nhiên đại ngộ.
Ngày thứ hai, ngài vui vẻ nhận lời thỉnh mà không còn thấy áy náy bất an.
Tin ngài chứng quả thoáng chốc đã truyền khắp nước Ấn Ðộ, rất nhiều người đến chúc mừng, song vẫn còn một số người không tin.
Có người thị phi sau lưng:
- Hứ! Nhất định là lừa bịp, trông dáng vẻ ông ta chẳng giống La-hán chút nào.
Có người mỉa mai:
- Nói phải lắm! Nếu như ông ta mà chứng quả thì chắc tôi thành Phật sớm rồi.
Tuy nghe những lời đàm tiếu thị phi đó, nhưng Quân-đồ-ba-thán vẫn không chút tức giận, cũng chẳng quan tâm đến lời của những kẻ vô công rồi nghề. Ngài chỉ nhìn lại công hạnh tu tập của mình. Thế mà, bọn người thích gây sự vẫn không chịu buông tha ngài. Họ bàn kế hoạch bắt bí ngài trước mặt mọi người, rồi nhân đó vạch trần cái mà họ cho là ngài bày trò lừa bịp giả trang chứng quả.
Trưa hôm nọ, khí trời nóng bức, Quân-đồ-ba-thán vừa khất thực được một ít thức ăn tại một gia đình, đang định mang về thọ trai thì có một tên theo gây khó dễ. Hắn chạy như bay đến trước giật lấy cái bát trên tay ngài, rồi đem treo lên một cây đại thọ rất xa.
Treo xong, hắn cười khoái chí bảo:
- Ðại A-la-hán, tới lấy đi!
Mọi người xung quanh chế giễu:
- Ðại A-la-hán, hãy biểu diễn một chút thần thông biến hoá của ông để chúng tôi xem cho vui đi nào!
Quân-đồ-ba-thán vẫn đứng yên lặng một chỗ mỉm cười từ ái không để ý đến họ.
Bọn họ lại la ó lên:
- Các vị! Quân-đồ-ba-thán chẳng có chứng quả chứng quyết gì cả, ông ta chỉ là một gã lừa bịp.
Có người to tiếng:
- Các vị! A-la-hán thật sự bản lĩnh rất cao cường, không cần đi đến đó cũng có thể lấy được bát, nhưng ông ta có làm được đâu!
Lúc này, Quân-đồ-ba-thán cười to lên một tiếng rồi duỗi tay phải ra đến tận cây thu bát về.
- Ôi! Hay quá, hay quá!
- Quân-đồ-ba-thán lợi hại thật, ông ta đúng là La-hán đấy! – Mọi người vỗ tay hoan hô, hết lời ca ngợi
Song, Quân-đồ-ba-thán vẫn không chút đắc ý. ngài biết về tinh xá chắc chắn sẽ bị đức Phật quở trách.
Quả như vậy, sau khi trở về, ngài bị đức Phật quở:
- Này Quân-đồ-ba-thán! Trước mặt mọi người mà phô diễn thần thông là không tốt. Vì sao? Vì họ ít thấy nên lấy làm lạ, rất dễ sanh đa nghi, vả lại sẽ làm nhiễu loạn lòng người, gây rối an ninh xã hội. Song, hiện tại ông đã biểu diễn cho họ thấy rồi, giờ đây trong mắt mọi người ông là một vị đại tiên. Do đó, sau khi ta diệt độ, ông phải tiếp tục lưu lại nhân gian thay ta hoằng dương chánh pháp.
- Thưa vâng, bạch đức Thế Tôn!
Thế là Quân-đồ-ba-thán vĩnh viễn lưu lại nhân gian, luôn gần gũi lân mẫn quanh chúng ta, thầm hộ niệm chúng ta tu tập.

TỲ KHEO LA VÂN CHÂU

Thuở Phật còn tại thế, có một thầy Tỳ kheo số phận hẩm hiu, từ lúc mới sanh cho tới khi tu hành chứng quả, chưa khi nào thầy được một bữa no lòng. Vì thiếu sinh tố dinh dưỡng, nên người thầy trông ốm o, lều khều, nước da mét mét, trong lòng lúc nào cũng đói meo, thật thiểu não.

Tuy trong lòng trống trơn như vậy, nhưng thầy vẫn siêng năng tu hành. Mỗi sáng thầy dậy thật sớm, cần mẫn trong công việc của chúng tăng, rồi sau đó thầy đắp y, mang bát vào thành khất thực.

Thầy lần lượt đến nhà này đến nhà kia, hết xóm này đến xóm khác, nhưng chẳng ai cúng cho thầy một tí đồ ăn nào cả. Ðến đâu họ cũng đóng cửa, hoặc lẩn tránh nơi khác, cho đến khi hết buổi, thầy buồn bã ôm bát trở về. Có khi năm bảy hôm mới được một bữa tàm tạm để cầm hơi. Dù vậy, thầy không bao giờ nản lòng, thối chí, thầy biết do nghiệp lực nhiều đời của thầy đã tạo, nên thầy càng dõng mãnh tinh tiến tu hành hơn. Ðối với bổn sư của thầy – Ngài Xá Lợi Phất, thầy hết lòng hầu hạ, đối với các vị Trưởng lão kỳ túc, thầy luôn luôn tôn kính, đối với bậc ngang hàng hoặc nhỏ hơn, thầy luôn luôn từ hòa nhu thuận. Ai cũng mến thầy, nhưng vì nghiệp lực chẳng ai giúp gì được cho thầy.

Một hôm thấy thầy mệt lả vì cơn đói hoành hành, Ngài Xá Lợi Phất sau khi khất thực về dành phần cho thầy, nhưng thương thay, cơm vừa để vào bát liền hóa thành đất bùn. Ngài Mục Kiền Liênthấy thế liền vận thần thông cho cơm vào bát, nhưng oan nghiệt lạ, từ trên không một con chim to tướng bay rớt xuống gắp phần cơm đi mất, thần thông của Ngài Mục Kiền Liên cũng không làm sao thắng được nghiệp lực, đành đứng mà nhìn. Ðến phiên Ngài Ca Diếp, thương lòng, đem cơm đến và tự mình bốc cơm đưa vào miệng cho thầy, nhưng cơm vừa đến miệng, thì miệng thầy tự nhiên ngậm lại chẳng chịu hả ra, nên không ăn được.

Từ nơi Tịnh Xá, Ðức Thế Tôn biết được tình trạng của thầy La Vân Châu như vậy, Ngài đi đến và dùng bi lực trao đồ ăn cho thầy, nhờ bi lực của Thế Tôn, đồ ăn ấy trở thành vị cam lồ, thầy vừa đưa vào miệng đã thấy một niềm hoan lạc vô biên. Sau khi dùng cơm xong, Ðức Thế Tôn nói pháp cho thầy nghe, quá cảm xúc tấm lòng đại bi của Phật, thầy thọ nhận pháp vi diệu ấy với cả thân tâm, hoát nhiên chứng quả A La Hán.

Các thầy Tỳ kheo chứng kiến cảnh ấy rất lấy làm cảm kích, bạch Phật rằng:

– Bạch Thế Tôn, La Vân Châu tu hành như vậy, nhưng vì sao mà không khi nào thầy được no lòng cho đến khi chứng quả?

– Này các Tỳ kheo, đây không phải là lần đầu tiên La Vân Châu phải chịu đói khát, mà từ vô lượng kiếp, La Vân Châu đã phải chịu rồi. Khi thì làm ngạ quỷ, khi thì súc sanh, khi thì người, trải qua 500 kiếp không khi nào no lòng, nhưng đến hôm nay, nhờ thầy tinh tấn tu hành, chứng quả A La Hán thầy mới hết nghiệp.

Này các Tỳ kheo, quả báo như thế cũng chỉ vì từ vô lượng kiếp La Vân Châu đã lấy trộm đồ ăn của một vị Bích Chi Phật, do quả báo ấy mà phải chịu đói khổ nhiều đời.
Đây là 4 vị tỳ kheo trong 18 vị La Hán, được Đức Phật thọ ký lưu lại nhân gian để hoằng pháp độ sanh.
Kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 44 trang 332
http://vnbet.vn/dai-tap-ix-bo-a-ham-ix-so-125tt-151/kinh-tang-nhat-a-ham-quyen-44-13622.html
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top