- Biển số
- OF-73831
- Ngày cấp bằng
- 25/9/10
- Số km
- 20,089
- Động cơ
- 622,206 Mã lực
2. CA-NẶC-CA-PHẠT-SA
( La Hán Khánh Hỷ)
Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa là vị La-hán thứ hai trong mười sáu vị La-hán, có người gọi là Yết-nặc-ca-phược-sa. Ðức Thế Tôn thường xưng tán ngài là vị La-hán phân biệt thị phi, thiện ác rõ ràng nhất. Hiện tại, ngài cùng năm trăm vị đệ tử trú ở nước Thấp-di-la.
Khi chưa xuất gia, Ca-nặc-ca-phạt-sa là người rất tuân thủ khuôn phép. Dù nói năng hay làm việc, ngài đều nhất nhất giữ gìn, thậm chí ngay cả một ý nghĩ xấu cũng không dám nghĩ. Có nhân duyên được xuất gia, tiếp nhận lời Phật dạy, Ca-nặc-ca-phạt-sa càng nỗ lực tinh tấn tu tập. Nhờ những thiện căn công đức gieo trồng được lúc trước nên ngài chứng quả La-hán rất mau.
Sau khi ngộ đạo, Ca-nặc-ca-phạt-sa du hóa khắp nơi hoằng pháp độ sanh. Ngài thấy trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người thường vô ý gây nhiều nghiệp ác, tương lai phải chiêu cảm khổ báo trong địa ngục mà nguyên nhân là do những tạo tác vô minh của chính bản thân. Cho nên, mỗi khi đến các nơi thuyết pháp, ngài thường xiển minh giáo lý nhân quả, thiện ác để chúng sanh phân biệt rõ ràng cái nào thiện, cái nào ác.
Có lần, đi ngang qua thôn trang nọ, ngài thấy một gia đình đang giết vô số trâu, dê, gà, vịt để làm yến tiệc mừng thọ nhân ngày sinh nhật. Ca-nặc-ca-phạt-sa cố ý đến trước nhà hóa duyên.Gia đình này cũng tin Phật nên tiếp đãi ngài rất thân thiết, nồng hậu.
- Chúc mừng, chúc mừng! – Ca-nặc-ca-phạt-sa chắp tay chúc phúc.
- Cảm ơn sư phụ chúc thọ. – Ông cụ vui vẻ đáp lễ.
Nhân đó, Ca-nặc-ca-phạt-sa chuyển đề tài hỏi:
- Nhưng mà, này ông cụ! Sao ông muốn tổ chức mừng sinh nhật? Có phải vì muốn sống lâu trăm tuổi không?
Ông cụ cười ha hả đáp:
- Ðúng vậy, con cháu tôi tổ chức mừng thọ đúng là muốn tôi sống lâu trăm tuổi.
- Nhưng, này ông cụ! Ông có biết cách tổ chức mừng thọ như thế chẳng những không làm ông sống lâu, trái lại còn khiến ông mau chết không? – Ca-nặc-ca-phạt-sa nghiêm giọng hỏi.
- Thật sao? Sao vậy? – Ông cụ giật mình kinh sợ, nét mặt tươi cười biến mất.
Ca-nặc-ca-phạt-sa nghiêm nghị nói:
- Vì trên đời này chỉ có người có lòng vị tha, nhân ái mới trường thọ diên niên. Nếu như ích kỷ vì muốn bản thân mình sống lâu hạnh phúc mà giết hại vô số sinh mạng, khiến chúng đau đớn rên xiết thống thiết, người tàn nhẫn như vậy sao có thể trường thọ được?
- Ồ, ra là vậy, xin hỏi sư phụ, tôi phải làm thế nào mới phải? – Ông lão hỏi.
- Ðức Phật từng dạy rằng, sinh nhật là ngày khó khăn của mẹ, ngày mà mẹ chúng ta chịu nhiều đau đớn khó nhọc. Vì vậy, bổn phận làm con phải ghi nhớ công ơn trời biển của mẹ, phải biết chia xẻ cảm thông với nỗi đớn đau của mẹ. Do đó, hôm nay chẳng những không được ăn uống vui chơi, trái lại nên tịnh tâm suy niệm ơn đức cha mẹ, quyết chí tinh tấn tu tập để thành tựu đạo nghiệp. Có như thế mới an ủi được lòng mẹ trong muôn một.
Nghe Ca-nặc-ca-phạt-sa giảng dạy, ông lão vô cùng cảm động.
Suốt cuộc đời, Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa du hóa khắp nơi, hoằng dương Phật pháp. Ngài như ngọn hải đăng soi đường dẫn dắt chúng sanh trong biển khổ quay về bến bờ thanh tịnh giải thoát.
(có giai thoại
Ông nguyên là một nhà hùng biện của Ấn Độ cổ đại. Có người từng hỏi ông: “Thế nào là vui?” Ông giải thích rằng: “Từ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác mà cảm nhận được vị của niềm vui.” Người ta lại hỏi ông: “Thế nào là khánh (mừng)?” Ông trả lời rằng: “Không do tai mắt mũi miệng tay mà cảm thấy vui thì đó là khánh, ví dụ như thành tâm hướng Phật, tâm cảm nhận thấy Phật thì vui.” Cho nên, người đời gọi ông là Hỉ Khánh La Hán.)
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ hai, thường cùng 500 vị La-hán trụ tại nước Ca-thấp-di-la (nay là vùng Kashmir).
( La Hán Khánh Hỷ)
Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa là vị La-hán thứ hai trong mười sáu vị La-hán, có người gọi là Yết-nặc-ca-phược-sa. Ðức Thế Tôn thường xưng tán ngài là vị La-hán phân biệt thị phi, thiện ác rõ ràng nhất. Hiện tại, ngài cùng năm trăm vị đệ tử trú ở nước Thấp-di-la.
Khi chưa xuất gia, Ca-nặc-ca-phạt-sa là người rất tuân thủ khuôn phép. Dù nói năng hay làm việc, ngài đều nhất nhất giữ gìn, thậm chí ngay cả một ý nghĩ xấu cũng không dám nghĩ. Có nhân duyên được xuất gia, tiếp nhận lời Phật dạy, Ca-nặc-ca-phạt-sa càng nỗ lực tinh tấn tu tập. Nhờ những thiện căn công đức gieo trồng được lúc trước nên ngài chứng quả La-hán rất mau.
Sau khi ngộ đạo, Ca-nặc-ca-phạt-sa du hóa khắp nơi hoằng pháp độ sanh. Ngài thấy trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người thường vô ý gây nhiều nghiệp ác, tương lai phải chiêu cảm khổ báo trong địa ngục mà nguyên nhân là do những tạo tác vô minh của chính bản thân. Cho nên, mỗi khi đến các nơi thuyết pháp, ngài thường xiển minh giáo lý nhân quả, thiện ác để chúng sanh phân biệt rõ ràng cái nào thiện, cái nào ác.
Có lần, đi ngang qua thôn trang nọ, ngài thấy một gia đình đang giết vô số trâu, dê, gà, vịt để làm yến tiệc mừng thọ nhân ngày sinh nhật. Ca-nặc-ca-phạt-sa cố ý đến trước nhà hóa duyên.Gia đình này cũng tin Phật nên tiếp đãi ngài rất thân thiết, nồng hậu.
- Chúc mừng, chúc mừng! – Ca-nặc-ca-phạt-sa chắp tay chúc phúc.
- Cảm ơn sư phụ chúc thọ. – Ông cụ vui vẻ đáp lễ.
Nhân đó, Ca-nặc-ca-phạt-sa chuyển đề tài hỏi:
- Nhưng mà, này ông cụ! Sao ông muốn tổ chức mừng sinh nhật? Có phải vì muốn sống lâu trăm tuổi không?
Ông cụ cười ha hả đáp:
- Ðúng vậy, con cháu tôi tổ chức mừng thọ đúng là muốn tôi sống lâu trăm tuổi.
- Nhưng, này ông cụ! Ông có biết cách tổ chức mừng thọ như thế chẳng những không làm ông sống lâu, trái lại còn khiến ông mau chết không? – Ca-nặc-ca-phạt-sa nghiêm giọng hỏi.
- Thật sao? Sao vậy? – Ông cụ giật mình kinh sợ, nét mặt tươi cười biến mất.
Ca-nặc-ca-phạt-sa nghiêm nghị nói:
- Vì trên đời này chỉ có người có lòng vị tha, nhân ái mới trường thọ diên niên. Nếu như ích kỷ vì muốn bản thân mình sống lâu hạnh phúc mà giết hại vô số sinh mạng, khiến chúng đau đớn rên xiết thống thiết, người tàn nhẫn như vậy sao có thể trường thọ được?
- Ồ, ra là vậy, xin hỏi sư phụ, tôi phải làm thế nào mới phải? – Ông lão hỏi.
- Ðức Phật từng dạy rằng, sinh nhật là ngày khó khăn của mẹ, ngày mà mẹ chúng ta chịu nhiều đau đớn khó nhọc. Vì vậy, bổn phận làm con phải ghi nhớ công ơn trời biển của mẹ, phải biết chia xẻ cảm thông với nỗi đớn đau của mẹ. Do đó, hôm nay chẳng những không được ăn uống vui chơi, trái lại nên tịnh tâm suy niệm ơn đức cha mẹ, quyết chí tinh tấn tu tập để thành tựu đạo nghiệp. Có như thế mới an ủi được lòng mẹ trong muôn một.
Nghe Ca-nặc-ca-phạt-sa giảng dạy, ông lão vô cùng cảm động.
Suốt cuộc đời, Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa du hóa khắp nơi, hoằng dương Phật pháp. Ngài như ngọn hải đăng soi đường dẫn dắt chúng sanh trong biển khổ quay về bến bờ thanh tịnh giải thoát.
(có giai thoại
Ông nguyên là một nhà hùng biện của Ấn Độ cổ đại. Có người từng hỏi ông: “Thế nào là vui?” Ông giải thích rằng: “Từ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác mà cảm nhận được vị của niềm vui.” Người ta lại hỏi ông: “Thế nào là khánh (mừng)?” Ông trả lời rằng: “Không do tai mắt mũi miệng tay mà cảm thấy vui thì đó là khánh, ví dụ như thành tâm hướng Phật, tâm cảm nhận thấy Phật thì vui.” Cho nên, người đời gọi ông là Hỉ Khánh La Hán.)
Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ hai, thường cùng 500 vị La-hán trụ tại nước Ca-thấp-di-la (nay là vùng Kashmir).