Bơm trong máy có khả năng nén tới 15bar , nhưng khi chiết xuất người ta khai thác từ 9-12bar là phổ biến , các bài viết đều nói rằng điểm "ngọt" nhất là đặt chiết xuất ở 9bar như bài trên e đã tranh luận
Khả năng khống chế được áp suất là do sự can thiệp của van quá áp OPV ( Over Pressure Valve ) van này được lắp đặt trên đường ra của bơm đến boiler , thường sử dụng trên các máy pha có bơm rung
Với bơm quay sử dụng cho máy pha cà , van chỉnh quá áp này được tích hợp ngay trên đầu bơm , nó trở thành chi tiết của bơm quay khi sản xuất
Như vậy , Van quá áp OPV giữ cho áp lực tối đa khi chiết xuất trong hệ thống không bị vượt quá tầm cài đặt , một số loại van OPV cho phép người dùng có thể điều chỉnh , một số loại khác là cố định
Bơm quay không cho áp suất cao hơn bơm rung , nhưng nó cho lưu lượng lớn hơn nhiều lần , biểu hiện là khi bật bơm quay thì nó đã nhanh chóng lấp đầy nước trong rổ lọc và đạt áp suất tới hạn trong khoảng thời gian rất ngắn . Còn bơm rung do lưu lượng nhỏ nên phải mất một thời gian lâu hơn mới được như vậy
Cái van đó là điều chỉnh lưu lượng ( Flow control ) chứ không phải điều chỉnh áp suất , các cụ không lỗn lận các khái niệm về áp lực , lưu lượng dòng chảy mặc dù chúng có quan hệ với nhau trong một loại bơm nào đó . áp lực được khống chế bởi van OPV , nhưng lưu lượng dòng chảy thì có thể khống chế bằng van điều chỉnh này . người ta nhận thấy việc thay đổi luưu lượng dòng chảy cũng ảnh hưởng đến hương vị chứ không riêng gì áp suất , do vậy các nhà sản xuất gắn thêm van này để tùy nghi điều chỉnh thay vì chảy ở một lưu lượng nhất định trên các máy thông thường , tất nhiên đây là option vì không phải máy pha nào cũng gắn được và đương nhiên tăng chi phí
Bá cáo