Cụ có biết tiền đầu tư để cấp điện cho các huyện đảo, vúng sâu vùng xa hết bao nhiêu và hàng tháng tiền điện thu về ở chỗ đó bao nhiêu ko? Cụ có biết điện ta cho ko 2 người anh em Nào và Căm mỗi năm bao nhiêu ko?
Nếu xót tiền thì cụ chỉ dùng mỗi cái bóng điện và cái quat, tháng dưới 30k cụ ko phải trả tiền điện
Chỉ có kế hoạch đầu tư xây dưng làm nhà máy điện công suất lớn, và kéo đường dây tải điện cao áp từ Lào, Cam về VN, để họ bán điện cho mình mua của họ.
cụ thể đây:
"Nhập khẩu từ Lào:
Theo những nghiên cứu cập nhật gần đây, cùng với biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công nghiệp và Khai mỏ Lào và Bộ Công Thương Việt Nam năm 2007, và tham khảo quy hoạch phát triển Điện lực Lào (năm 2007), dự kiến có 14 công trình thuỷ điện với tổng công suất khoảng 3700MW được dự kiến xây dựng để đưa điện về Việt Nam, trong đó có khoảng 1500MW nằm ở vùng Nam Lào. Tiến độ cụ thể một số công trình như sau:
- TĐ Sê Kaman 3 do khó khăn trong thi công tại Lào nên tiến độ phát điện lùi từ năm 2009 sang 2011.
- TĐ Nậm Mô 105MW do công ty tư nhân đầu tư, nhưng đến nay chưa khởi công, dự kiến phải ít nhất năm 2014 mới vào
- TĐ Se Kaman 1- 488MW, sau khi khảo sát chi tiết đã giảm xuống 290MW.
Hiện công trình đang phải chậm khởi công vì đường dây 500kV Bản Sok – Pleiku chưa được quyết định đầu tư, chưa có phương án đưa điện về Việt Nam
- TĐ Sê Kông 4 - 450MW và Sê Kông 5 - 250 MW thuộc quyền phát triển của công ty Region Oil của Liên Bang Nga, hiện chưa có những thương thảo cụ thể gì về dự án này. Trong QHĐ VII tạm thời chưa đưa vào cân đối.
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hiện đang xúc tiến đầu tư một NMTĐ lớn trên dòng chính sông Mê Kông, nằm trên đất Lào: TĐ Luông Pra Bang – 1100MW. Đây là NMTĐ dòng sông, không hồ chứa, là một trong 7 dự án thuỷ điện lớn trên dòng chính Mê Kông mà gần đây nước Lào cho phép nhiều nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu phát triển dự án theo dạng BOT. Còn nhiều vấn đề về tác động môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới kinh tế và cuộc sống người dân ở hạ lưu sông Mê Kông cần có biện pháp giảm thiểu. Dự kiến phải sau năm 2020 mới có thể hoàn chỉnh phát điện đưa về Việt Nam (dự án này đang ngừng)
Nhập khẩu từ Campuchia:
Khu vực Đông Bắc Campuchia có 4 công trình thuỷ điện được dự kiến phát triển vào khoảng sau năm 2015 để xuất khẩu điện cho Việt Nam với tổng công suất trên 1.200MW (danh mục các công trình được cho trong chương 6-bảng 6.29). Cụ thể tình hình một số công trình như sau:
- TĐ Hạ Sê San 2- 207MW và Hạ Srêpok 2-220MW sau những khảo sát chi tiết đã được kết hợp thành công trình Hạ Sê San 2 với quy mô 400MW, do Cty cổ phần EVN Quốc tế phát triển.. Phía Campuchia đề nghị mua 50% điện năng của nhà máy này. Sớm nhất công trình đi vào hoạt động từ 2016. TĐ Hạ Sê san 2 sẽ cấp cho bên Campuchia 50% điện năng.
- TĐ Sam Bor có 2 mức công suất dự kiến là 467 và 2800MW. Tuy nhiên mức công suất cao sẽ khó phát triển vì sẽ làm ngập lớn. (dự án này đang ngừng)
Ngoài ra có một dự án TĐ trên dòng chính Mê Kông cũng đang được nhà đầu tư Việt Nam nghiên cứu – TĐ Strungtreng với mức công suất từ 400-:-700MW. Với quy mô lớn công trình này sẽ làm ngập chân đập TĐ Hạ Sê San 2. (dự án này đang ngừng)
Các TĐ Hạ Sê san 1, 2 và 3 dự kiến đưa về trạm 500kV Kon Tum bằng đường dây 220kV, còn TĐ Sam Bor sẽ được đưa về khu vực Tây Ninh cũng bằng đường dây 220kV.
Tổng công suất dự kiến nhập khẩu từ Campuchia là khoảng 1200MW. "