- Biển số
- OF-40327
- Ngày cấp bằng
- 11/7/09
- Số km
- 4,431
- Động cơ
- 480,228 Mã lực
Cụ cho em xin đóng góp đôi lời phản biện.Em xin tranh luận tí với cụ, những gì em biết rõ. Còn những gì vĩ mô, hiểu biết không ngọn ngành thì em không dám bàn (2 gạch cuối cùng), vì em thấy nhiều "chuyên gia kinh tế" (thường là các cụ về hưu, khi đương chức thì chả cụ nào nói gì) nói nhiều quá rồi:
- Giá điện so với thu nhập bình quân của VN, trên quan điểm cá nhân, em thấy không cao. Khi 1 cốc trà đá 5K, gửi xe oto 30K, tiền điện thoại cả gia đình có khi vài củ, nấu bếp từ, bếp điện rẻ hơn nấu bếp ga thì em nghĩ tiền điện sinh hoạt bây giờ là không có gì phải nghĩ. Có chăng dân tình bức xúc vì tháng vừa rồi tăng quá cao so với mọi khi mà thôi. Em nhớ khi tăng giá, thứ trưởng Bộ CT có phát biểu "tăng giá dân có lợi", lập tức hứng bao nhiêu gạch đá từ cư dân mạng. Nhưng người trong ngành thì hiểu ô ấy nói có lý. Giá điện tăng, thu hút được vốn, ngân hàng nó cho vay vốn mà nó tính toán rổ giá nó thấy ko thu hồi được vốn thì nó chả cho vay đâu. Có vốn sẽ đầu tư lưới điện, đảm bảo cấp ổn định (Hà Nội đang phấn đấu mỗi nhà được cấp bằng 2 nguồn trung thế khác nhau, mất nguồn này, có nguồn khác). Khi đó nhà cụ mỗi tháng thêm vài chục, hoặc vài trăm nghìn tiền điện nhưng bù lại quanh năm hầu như không mất điện, em nghĩ ko phải là ko có lợi.
- Cách tính luỹ kế ưu việt hay không, cái này chắc cụ phải hỏi Bộ công thương với Bộ tài chính, em cũng chỉ là cu li cụ ạ. Em chỉ níu áo cụ hỏi cụ, cụ bảo tính luỹ kế thì tạo kẽ hỡ phát sinh tiêu cực có nghĩa là sao, kẽ hở gì và nếu tiêu cực thì ai được lợi ạ?
- Ghi sai số điện, gây thiệt hại cho KH: em khẳng định với cụ, chả bao giờ có chủ trương này. Bắt đầu từ bài viết của cụ "Vinh Tran" nào đó trên FB về việc chỉ số nước nhà cụ ấy ko đúng, cụ ấy nghĩ ngay đến điện, thế là cho 1 bài hoành tráng "lật tẩy" cách ghi số gian lận của điện. FB share bài này rầm rầm, bao người bức xúc. Từ một căn cứ hết sức mơ hồ, ko bằng chứng mà có thể suy diễn ra việc nghiêm trọng, em đã chát với cụ ấy, cụ ấy hiểu vấn đề và xoá ngay bài viết (cụ thích thì em chụp ảnh đoạn chát đó lên ngay), nhưng dư âm của nó thì xoá sao nổi. Em nói với cụ, lường trước được việc này, nhà đèn đã thông báo trên truyền thông, nhắn tin SMS đến khách hàng thông báo sẽ ghi số ngày nào để khách hàng có thể giám sát cùng, bố thằng nào dám ghi sai. Nếu cố tình ghi sai thì tiền cũng vào nhà nước, công nhân có được đồng nào vào túi? Xã hội này, nói thật với cụ là chả ai cố tình làm sai mà mình không có gì, chỉ có nhà nước được lợi. Thi thoảng có trường hợp ghi sai(ví dụ ở Sóc Sơn năm ngoái), nhưng đó ko phải bản chất ghìm số để lại mà đơn giản là trời nắng, phải trèo mấy chục cái cột, ngại ghi quá nên có chú ngồi bịa số cụ ạ. Cụ bảo trời nóng hơn 40 độ thế này, trèo vài chục cái cột, ghi vài trăm công tơ là cả 1 vấn đề.
Thứ nhất cụ so giá điện vs cốc trà đá 5k (chỗ em trà đá có 2k thôi) tiền gửi xe ô tô 30k (số lượng xe 4 chỗ trên 8-90triệu dân là bao nhiêu nên ko thể đại diện cho bộ phận lớn người dân dùng điện được) Cụ phải lấy giá điện bình quân đầu người chia cho GDP bình quân chưa đến 2000 đô của VN mới chính xác.
Thứ 2 tại sao ngành điện không thu hút các dự án BOT giống như Bộ Giao Thông áp dụng rộng rãi như hiện nay? Mà phải lấy vốn đầu tư từ giá thành bán điện.
Thứ 3 cách tính lũy tiến có dễ nảy sinh tiêu cực không?Nếu có tại sao ko dùng cách tính bình quân để xóa bỏ triệt để sự tiêu cực.Cụ lập luận lấy của người giàu chia cho người nghèo là không thỏa đáng.
Thứ 4 căn cứ vào đâu khi phải trợ giá cho các mặt hàng thép và xi măng? Mà không phải trợ giá cho người tiêu dùng,vùng xâu vùng xa,hải đảo,hộ nghèo...
Chỉnh sửa cuối: