Tq tài ở chỗ đó, sau 1 thời gian liên doanh thì làm chủ công nghệ. Thậm chí còn phát triển hơn
Như thang máy cũng vậy Shanghai Mitsubishi bây giờ TQ nắm được bí kíp thang máy rồi. Và rất rất nhiều cái khác nữa.
Khen họ tài chắc không sai, nhưng ở đây (chuyển giao công nghệ) thì họ có 1 cái thế mạnh mà ít nước có và đội lờ đờ của họ còn tài hơn là không hề bị lóa mắt bởi phương tây mà lại rất biết cách tận dụng cái thế mạnh này của họ để ép đội FDI phương tây: họ có 1 thị trường khổng lồ.
Dù khi họ mở cửa thì thu nhập của người tầu vẫn còn rất nhấp, nhưng với lực lượng nhân công khổng lồ và dân số lớn họ là nơi mà người kinh doanh phương tây nào cũng ước mơ.
Ngay khi bắt đầu mở cửa họ đã quy định mọi nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh ở tầu đều phải liên kết với 1 doanh nghiệp tầu và có các bước chuyển giao công nghệ. Chuyển giao như thế nào thì trong từng trường hợp cụ thể sẽ được mặc cả. Nhiều doanh nghiệp Mỹ và phương tây rắn, nhưng khi thấy VW mềm hơn để thành công họ cũng không cưỡng lại sự hấp dẫn của thị trường tầu rồi chấp nhận.
Người tầu còn có 1 lợi thế nữa là có 1 lực lượng công nhân - trí thức chất lượng cao khi họ mở cửa để tiếp đón các làn sóng đầu tư từ phương tây. Ngay sau khi thành lập nước CHNDTH, họ nhận không ít chuyển giao công nghệ từ Liên Xô, vì lúc đó đang hữu hảo. Với lực lượng có trí thức và tay nghề tốt sẵn có nên họ dễ dàng tiếp nhận công nghệ từ các doanh nghiệp phương tây.
Nhà nước họ hỗ trợ cho đối tác người tầu để tiếp nhận lại doanh nghiệp khi đối tác nước ngoài muốn rời ra nước ngoài.
Họ còn có chính sách tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước rất khác VN. Ở VN khi cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là để Nhà nước rũ bỏ việc phải bao cấp, gần như sau khi cổ phần hóa người ta không quan tâm doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại hay không. Phần lớn người bỏ tiền vào mua vì họ quan tâm đến mớ BĐS rất đẹp mà các doanh nghiệp Nhà nước lúc đó được giao quản lý và ngay sau khi mua, họ chỉ chú tâm sử dụng "hợp lý" những BĐS ấy, còn doanh nghiệp thì phần lớn bị xóa sổ. Nhưng người tầu lại có thể ưu tiên bán rất rẻ cho CN-CNV cũ của doanh nghiệp, chỉ khi đội CB-CNV cũ không mua mới đến các nhà đầu tư khác. Ai mua cũng phải cam kết với Nhà nước nuôi được doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực cũ tối thiểu 20 năm, sau 20 năm có thể giải thể, nhưng trước thời hạn này mà không làm được việc đó Nhà nước sẽ thu lại. Không như ở VN là Nhà nước không quan tâm đến nữa sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc cổ phần hóa, mà nhà nước tầu tiếp tục hỗ trợ vực cho doanh nghiệp đã cổ phần hóa cho đến khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, không chỉ bằng hình thức hô hào, mà bằng cả kinh phí cho kinh doanh, mua công nghệ, đào tạo người lao động!