[Funland] Bùi Quốc Bảo chốt hạ khán giả không nuôi nghệ sĩ, gây xôn xao

Trạng thái
Thớt đang đóng

thiemnc

Xe buýt
Biển số
OF-36646
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
516
Động cơ
476,262 Mã lực
Ông ấy có vẻ không nói thế, ý ông ấy bảo:
- Bọn tôi cũng lao động, được trả công, chứ đừng bảo ai nuôi tôi.
Nhưng có vẻ ông thớt dùng trò nhét chữ, suy diễn ra là:
- Khán giả không nuôi nghệ sĩ thì hoá ra nghệ sĩ nuôi khán giả :))
Vâng, theo em thì nghệ sỹ cũng nuôi khán giả chứ nhỉ, họ cung cấp món ăn tinh thần mà ?
 
Biển số
OF-698169
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
989
Động cơ
119,740 Mã lực
Tuổi
55

Kia_fote

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,556
Động cơ
407,644 Mã lực
Toàn mấy nick chuyên chửi chính quyền bẩu nghệ sĩ ko sống bằng khán giả :))
Nghệ sỹ sống không cần khán giả, giống như người sống không cần nước :))
Em đính chính lại chút cho chuẩn nhé cụ: Nghệ sỹ sống không cần khán giả, giống như cá sống không cần nước.
Nói như ông Bòi kia thì cũng không hẳn là sai về nguyên tắc, nhưng nó thể hiện sự vô ơn. Chỉ bán cafe thôi, nhưng nếu khách ngày nào cũng uống, thì cũng xứng đáng với sự trân trọng và lời chào/thăm hỏi từ chủ quán, dù có thể khách tới đơn giản chỉ là do cafe ngon.
Nói như Mr Bòi, thì chắc ông ấy cũng không cần có hiếu với bố me ông ấy đâu, vì đẻ ra thì phải nuôi, thế thôi cho nó vuông =))
 
Chỉnh sửa cuối:

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,204
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Truyền thông bị "mua" hết ah Cụ
Liên quan gì truyền thông . Dân trí thôi. Khán giả nào thì nghệ sĩ đó.
Còn" truyền thông" thì dài dòng lắm . Ngoài zjng và văn hóa thể thao pv có đào tạo có kiến thức về phê bình Các báo còn lại tay mơ hết.
Gần đây trang văn hóa văn nghệ của báo Nhân Dân cũng nhiều bài hay chứng tỏ bạn pt mảng này tay nghề hơi bị cứng nhưng có thể do đặc thù của báo nên ko thấy tham gia nhiều vào các sự kiện sô bịt :)
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,204
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Nghệ sỹ bây giờ thằng thì viết xong xóa , thằng thì viết xong đổi cho người khác hắc , con thì viết xong ko nhận ..... ko hiểu nổi cái lũ nghệ sỹ này nữa .
Bát nháo thị trường âm nhạc như ni. Nà do môi trường âm nhạc biểu diễn ko có mảng phê bình. Đơn giản .
 

phamhungbs

Xe điện
Biển số
OF-77059
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
3,247
Động cơ
467,271 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Đống Đa
Em đính chính lại chút cho chuẩn nhé cụ: Nghệ sỹ sống không cần khán giả, giống như cá sống không cần nước.
Nói như ông Bòi kia thì cũng không hẳn là sai về nguyên tắc, nhưng nó thể hiện sự vô ơn.Chỉ bán cafe thôi, nhưng nếu khách ngày nào cũng uống, thì cũng xứng đáng với sự trân trọng và lời chào/thăm hỏi từ chủ quán, dù có thể khách tới đơn giản chỉ là do cafe ngon.
Nói như Mr Bòi, thì chắc ông ấy cũng không cần có hiếu với bố me ông ấy đâu, vì đẻ ra thì phải nuôi, thế thôi cho nó vuông =))
Cụ nói gắt quá, nhưng chuẩn cụ ah. Nói không phải quá chứ nhiều người hát hội chợ họ còn hay cảm ơn và biết ơn người đến nghe chân thật hơn những kẻ tự gọi là nghệ sĩ, đạo sĩ kia ý chứ. Cơ bản thì cứ nói nhanh gọn là ông sản xuất ra sản phẩm nghệ thuật và ông không cần cảm ơn người khán giả, thính giả thì ông cứ đi vào lòng đất cho rồi.
 

Lavender168

Xe buýt
Biển số
OF-721331
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
888
Động cơ
86,546 Mã lực
Thu Trang và Tiến Luật đã đính chính rằng họ không tuyên bố không có ý : khán khả không nuôi nghệ sĩ.

Thôi thì dân Việt hãy để những nghệ sĩ nào có ý tưởng "khán giả không nuôi nghệ sĩ" cứ sáng tác theo ý họ, rồi họ xuất khẩu sang các nước khác như Nhật, Mỹ, Hàn để kiếm xèng =))=))=)).Ưu tiên trước cho các tác phẩm của đạo diễn Bùi Quốc Bảo được xuất khẩu

Cá nhân em nhận định, nghệ sĩ không có khán giả thì đói. Bằng chứng là rất nhiều ca sĩ, diễn viên hải ngoại phải tìm đường về nước kiếm ăn, vì thị trường hải ngoại ngày càng thu hẹp.
Đến cá nhân còn cần khán giản huống hồ người làm nghệ thuật, Cứ thử tượng tượng bạn tự dưng sống ở giữa một nơi khác biệt văn hoá nhận thức, kg ai nhận ra cái hay cái tốt của bạn, nói cũng chẳng ai nghe chỉ đến khi mất họ mới nhận ra cá nhân thì buồn bực mà nghệ sĩ thì đói.
Lớp trẻ hải ngoại kg nghe nhạc Việt nên nhao về VN hoài linh là sự quá thành công.
Mình chưa bg thích hl. Hồi mới xem y diễn hài còn hơi ngạc nhiên sao dc hâm mộ vậy ?
Sau thì cũng thành quen.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lavender168

Xe buýt
Biển số
OF-721331
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
888
Động cơ
86,546 Mã lực
Cụ nói chuẩn, hình như lâu lắm rồi em không còn nghe từ "phê bình âm nhạc".
Có đấy nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ca sĩ Thanh Lam đã từng phê và bị maphia sô bít đập tơi tả.
Có lần nghe thấy Hồ Ngọc Hà phát biểu đàm vĩnh hưng nghe cô hát và thốt lên em kg làm ca sĩ thì ai làm đây.
Và ca sĩ hnh xuất hiện. Mình nghe duy nhất một lần dc một đoạn phải bỏ vì quá mệt đầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

phamhungbs

Xe điện
Biển số
OF-77059
Ngày cấp bằng
4/11/10
Số km
3,247
Động cơ
467,271 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Đống Đa
Em xin post lại một bài viết ngày hôm qua trên VnExpress: Link https://vnexpress.net/nghe-si-ngao-quyen-luc-4278840.html
Nghệ sĩ 'ngáo' quyền lực
Một số nghệ sĩ được công chúng tôn sùng tới mức trở thành những 'ông hoàng, bà chúa' không ngai, 'ngáo quyền lực', bắt xã hội phải cung phụng.
Ai nuôi nghệ sĩ? Hoạt động nghệ thuật là một loại hình nghề nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, có ảnh hưởng tới nhiều người. Các sản phẩm dịch vụ này không phải là thứ thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống. Do đó, để sống được bằng các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như đồ ăn, thức uống, y tế, giáo dục... thì họ phải trao đổi công lao động với hệ thống "trả nợ". Mà đáy của hệ thống trả nợ đó chính là nông dân, công nhân sản xuất hàng hóa. Vì vậy có thể nói, chính công chúng, người thưởng thức các loại dịch vụ, sản phẩm nghệ thuật là người nuôi nghệ sĩ.
Nói cách khác, hoạt động nghệ thuật là một dạng nghề nghiệp như bao nghề nghiệp khác trong xã hội, nó cộng sinh rất lớn vào hệ thống sản xuất hàng hóa (hệ thống "trả nợ") của xã hội. Nó là một dạng nghề nghiệp có sức ảnh hưởng khá lớn do đặc tính là được tiếp xúc nhiều người, có tầm ảnh hưởng trong xã hội.
Khi nghệ sĩ tự tách lợi ích của mình ra khỏi lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc... thì sẽ gây nên những hệ luy vô cùng to lớn.
Ngày nay, các dịch vụ quảng bá, gây sức ảnh hưởng kiểu "thần gọi mưa" nhờ hiệu ứng "vầng hào quang" của nghệ sĩ đối với công chúng, là cách mà doanh nghiệp tận dụng, khai thác để làm cho sản phẩm của họ được biết đến với nhiều người sử dụng hơn. Ngoài những kênh quảng bá qua các nghệ sĩ, các nhà đài thì các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lựa chọn khác để đến với công chúng như báo chí, truyền thông, mạng xã hội, lan tỏa việc tốt... Nhưng có vẻ việc sử dụng hình ảnh của các nghệ sĩ gần như là giải pháp quá được ưu tiên nên khiến các doanh nghiệp đã chi tiền rất bạo tay. Việc sử dụng hình ảnh của nghệ sĩ đã làm doanh nghiệp khá phụ thuộc vào nghệ sĩ.
Chính vì quá dễ dãi trong quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nghệ sĩ từ phía công chúng, coi nhẹ các hình thức giải trí văn minh khác như đọc sách, thưởng thức khoa học, học tập..., nên công chúng ngày càng phụ thuộc, chi tiền vô tội vạ vào các dịch vụ không thiết yếu của nghệ sĩ, làm cho thu nhập của họ tăng cao kỷ lục. Đặc biệt, sự dễ dãi của các doanh nghiệp càng làm kho "giấy nợ" của các nghệ sĩ tăng cao.
Một số nghệ sĩ đã được công chúng tôn sùng cá nhân tới mức trở thành những vị "hoàng" (nữ hoàng, ông hoàng) không ngai, làm cho họ "ngáo quyền lực" và tạo ra sự ảnh hưởng quá lớn lên xã hội. Một khi họ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc thì họ sẽ bất chấp thủ đoạn để trục lợi, thậm chí họ còn làm màu, ăn vạ xã hội, bắt xã hội phải cung phụng họ.
Vì thế, hãy chi tiêu hiệu quả, xứng đáng vì mỗi đồng tiền bạn cho ai không phải chỉ là tiền của bạn mà là "giấy nợ" đòi nợ công lao động của hệ thống sản xuất hàng hóa. Khi bạn giao "giấy nợ" cho người không đúng đối tượng, không đúng mức thì chẳng khác nào giao "con nợ" (nông dân, công nhân, hệ thống sản xuất hàng hóa) cho xã hội đen cho vay nặng lãi. Mỗi người trong công chúng hãy biết thưởng thức, chi tiêu hợp lý cho lĩnh vực văn hóa.

Tuệ
 

Khoa Béo

Xe buýt
Biển số
OF-84286
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
772
Động cơ
577,631 Mã lực
E thấy giữa khán giả và nghệ sĩ là mối quan hệ cộng sinh, sòng phẳng.
NS bỏ công sức họat động nghệ thuật
KG bỏ thời gian, tiền bạc để thưởng thức.
 
Biển số
OF-761601
Ngày cấp bằng
2/3/21
Số km
162
Động cơ
44,235 Mã lực
Nơi ở
Cẩm Phả Quảng Ninh
Nếu không có sự ủng hộ của người hâm mộ thì các nghệ sĩ có dễ dàng lấy cát xê, quảng cáo giá cao?

Trước hết, đeo đuổi nghệ thuật không phải là con đường để làm giàu. Hoạ may số tiền kiếm được chỉ đủ sinh hoạt mà thôi. Ở các nước phương Tây, nơi người dân có trình độ thưởng thức nghệ thuật nhất định mà một số nghệ sĩ đương đại cũng chỉ có mức sống tầm trung.

Cách đây sáu năm, tờ báo Anh The Guardian cho biết lương của một nhạc công ở dàn nhạc giao hưởng New York vào khoảng nửa triệu USD mỗi năm. Người Anh đã buồn tủi cho các nghệ sĩ của họ khi mức lương chỉ bằng 50% con số trên. Nửa triệu USD một năm, nghe khá cao nhưng sống ở trung tâm New York đắt đỏ, thì chỉ là thị dân trung lưu mà thôi.

Nhìn về quá khứ, các văn nghệ sĩ thế giới thường sống trong nghèo khó và chật vật bởi vì công chúng đương thời chưa hiểu hết tầm vóc các tác phẩm của họ. Nhà văn Nga Dostoevsky, hoạ sĩ Hà Lan Vincent Van Gogh...lẽ ra sẽ không sống cùng cực, qua đời trong nghèo khó nếu các tác phẩm của họ được công nhận giá trị lúc họ còn sinh thời. Những bức tranh của Van Gogh có giá hàng triệu đôla thời điểm này, nhưng có ý nghĩa gì khi ông đã qua đời và sống trong bi kịch?

Nhìn về trong nước, thế kỷ trước, Nguyễn Vỹ đã than: "Nhà văn An Nam khổ hơn chó". Xuân Diệu thì cảnh báo: "Cơm áo không đùa với khách thơ". Có nghĩa là, nếu rơi vào nghiệp văn nghệ sĩ thì không nghèo khổ cũng sẽ rơi vào cái định kiến "xướng ca vô loài".

Tôi rất trân trọng các nghệ sĩ hát cải lương lập đoàn trên các ghe bầu, nay chèo xóm này, mai xóm khác để lưu diễn, kiếm tiền độ nhật ở thời trước. Tôi không kể lể nhiều, các bạn cũng hình dung ra cuộc sống của họ khổ cực, thiếu thốn như thế nào. Vậy nhưng họ vẫn rất say mê nghệ thuật, cho ra đời những tác phẩm, vở diễn kinh điển, có chiều sâu về văn hoá. Đó cũng là một hình thức phô diễn tài năng, mời gọi công chúng đến với mình. Hơn hết, sự chỉn chu lao động nghiêm túc với nghề thì trước tiên lợi ích sẽ thuộc về nghệ sĩ. Bởi hữu xạ tự nhiên hương, công chúng sẽ tự đến với mình. Khi có công chúng, tiền tài tự chảy đến là điều dĩ nhiên.

Cuộc sống trở nên dễ thở với các nghệ sĩ chỉ khi họ thành danh và do tiền tác quyền, tiền bán vé mang lại. Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ sống sung túc, nhà vườn rộng thênh thang, xế hộp tiền tỷ, kim cương hột xoàn đeo đầy tay, là do từ đâu? Tiền họ kiếm được, đồng ý là do họ lao động, sáng tạo nghệ thuật mà có. Nhưng những điều này là do số đông công chúng mang lại mà thôi. Công chúng không bỏ tiền trực tiếp cho nghệ sĩ, nhưng chính sự ủng hộ, hâm mộ của công chúng là những công cụ vô hình đem lại tiền bạc cho nghệ sĩ.

Chẳng nói đâu xa, một nghệ sĩ có tài khoản mạng xã hội một triệu người theo dõi sẽ ra giá cát sê, giá quảng cáo cao hơn nhiều so với một nghệ sĩ chỉ có 10 nghìn người theo dõi. Như vậy, ai đang "nuôi" nghệ sĩ? Có phải là công chúng chưa? Không có công chúng theo dõi, thì nghệ sĩ trình diễn cho ai xem?

Người bình thường làm cả năm mới dư ra trăm triệu. Một ca sĩ, nghệ sĩ hạng A đi show một buổi tối thì dư sức kiếm gấp mấy lần, điều đó là do đâu? Có phải là do mức độ nổi tiếng dựa trên công chúng, khán giả không?

Công chúng không "nuôi" nghệ sĩ theo nghĩa đen, điều này là tất nhiên rồi. Ai cũng có tay chân và phải lao động để kiếm sống. Nhưng các nghệ sĩ làm giàu, tài sản tiền tỷ thì ít nhiều là do công chúng đem lại, dựa trên mức độ nổi tiếng. Đây có thể xem là "giá trị thặng dư" mà công chúng mang lại cho nghệ sĩ.

Vậy nên, với tư cách nghệ sĩ, nếu không có những tác phẩm gợi mở lòng nhân văn, hướng công chúng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hướng dẫn họ cảm thụ những triết lý của cuộc đời, mà chỉ đơn giản cung cấp những món ăn liền như các hài, nhạc xem qua là quên liền thì cũng không nên quảng cáo "thần dược", tiền ảo... hay làm những điều tổn hại đến công chúng.
 

nvh_hn

Xe container
Biển số
OF-13579
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
8,791
Động cơ
606,870 Mã lực
E không.
 

nvh_hn

Xe container
Biển số
OF-13579
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
8,791
Động cơ
606,870 Mã lực
Em nói thật người ta gọi là làm nghề nào ăn nghề đấy;), thằng nào nó đái vào chân nó thì kệ bố nó chứ. Mình nông dân lo làm, lo ăn, lo nuôi bản thân, gia đình đi chứ lo nuôi nghệ sỹ nữa thì bao đồng quá.
 

2209

Xe tải
Biển số
OF-743877
Ngày cấp bằng
22/9/20
Số km
253
Động cơ
61,730 Mã lực
Tuổi
43
Nó là quan hệ mua bán thôi. Cụ mua dịch vụ giải trí của họ thì cụ trả bằng tiền hoặc trả bằng "ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của bản thân".
Nghệ sĩ họ cũng không ăn xin, ăn cướp gì của cụ. Họ lao động và nhận lại thành quả bằng tiền, danh tiếng từ lao động của họ. Họ kiếm được nhiều tiền vì xã hội đang đánh giá cao hoạt động giải trí. Cụ kiếm được ít tiền hơn họ vì xã hội đánh giá công việc của cụ có giá trị thị trường thấp hơn. Có vậy thôi.
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,805
Động cơ
576,205 Mã lực
Làm gì có ai nuôi ai nhỉ, sao có mấy người lại nâng cao quan điểm là khán giả là người nuôi nghệ sĩ nhỉ, thế hoá ra khán ra là bố mẹ của nghệ sĩ à
Nghề nào ăn nghề đó thôi, chả ai nuôi ai cat
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Xinh, u25, cát-xê dưới 5M/Mon thì em xin nuôi nhé :)) Tiêu chuẩn cao hơn thế phải nuôi em :))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top