Em thấy bên Voz có chủ đề này hay phết
HTML:
http://vozforums.com/showthread.php?t=3237691&page=1
mang sang đây cho các cụ bóng bàn. em có thêm một số thắc mắc sau
1. Làm thế nào để quân ta đóng đc cọc gỗ to như vậy, mà đầu bịt sắt nhọn xuống sông, để có thể chắc chắn và đâm thủng thuyền của địch
2. Một số sách thì nói đóng cọc thẳng đứng, nhưng em nghĩ là đóng chéo thì mới đâm đc thủng thuyền chứ
3. Trên thuyền của địch chẳng nhẽ không có ai thông tường thiên văn địa lý, không có ai nhìn thấy cọc ở dưới sông khi thủy chiều rút xuống chăng, mà để thuyền thủng hết???
4. Khi một số thuyền đi đầu bị thủng, chẳng nhẽ thuyền đi sau không biết dừng lại mà cứ lao vào đấy cho thủng???
5. Thuyền của địch thuộc loại to, muốn đâm thủng đc theo kiểu đấy chắc tốc độ phải nhanh, hoặc lực mạnh thì mới đâm thủng đc, liệu cọc gỗ của ta bịt đầu sắt nhọn đến mức nào mà có thể làm đc việc ấy
Tạm thời đấy là một số ngu ý của em, cụ nào thông tường vào chỉ em biết với
Quê em ở đúng cái nơi đó đây, và em xin giả nhời cụ thế này cho nó nét nhé:
1. Xin thưa với cụ là thủy triều lên và xuống với biên độ khoảng 2-3 mét chiều cao nhé, và không phải là đóng cọc kín cả cái sông đâu, chỉ đóng được 2 bên bờ sông thôi, tuy nhiên bờ sông rất thoải nên chiều ngang bãi cọc cũng rông hơn 1km cụ nhé. Đến hiện tại thì dòng sông chỗ đóng cọc vẫn rộng khoảng gần 2Km nhé, và vị trí khảo cổ được bãi cọc nằm trong đất liền cả Km luôn. Do đó phỏng đoán của em là chờ nước triều xuồng thì huy động nhân công, có thể có cả Voi ra đóng cọc.
2. Thẳng hay cheó thì cũng không ảnh hưởng nhiều, vì thực chất có lẽ đóng rất sâu xuống đáy sông, do lớp bùn dày hàng mét cụ nhé, và vì đóng nhiều đến mức đan vào nhau cho nên nó giống cụ đóng cọc tre làm móng nhà ấy, nó làm cho vùng đáy sông đó cứng lại nên tạo thành một cái bàn chông khổng lồ cụ à, cụ cứ tưởng tượng lạc vào một cái bàn chông rộng hàng Km2 thì sẽ thế nào nhỉ?
3. Bên nào chẳng có người thông thiên văn địa lý, nhưng trong lúc nguy khốn bị đánh tứ bề, trên thượng nguồn thì bè rơm cháy đổ về liệu còn thông thái được không? Nước vùng sông đó không hề trong mà vô cùng đục, chỉ khoảng 50cm nước là đã không thấy gì vì toàn phù sa.
4. Khi thuyền đi đầu mà toi thì đằng sau toi hết, vì lúc đó nước triều xuống thấp nhất, dòng chảy mạnh nhất cho nên không cái gì đi ngược được nước triều, trừ khi buông neo đứng yên lại cụ nhé. Em cũng là một tay bơi thuộc loại khá, thế mà khi nước triều xuống đố mà bơi ngược được Cm nào chứ đừng nói đến M nào, chỉ có thể bơi xuôi dòng thôi nhé. Vậy có mà dừng lại vào mắt, chỗ duy nhất không đóng được cọc là giữa dòng thì quân ta đang tập trung đánh ở đó rồi, đành tránh sang bên thì va vào cọc là đúng rồi.
5. Thuyền càng to quán tính càng lớn, công với sức nước cuốn ầm ầm thế thì có mà chống vào mắt. Đồng thời nếu có không bị chìm thì cũng va vào nhau mà vỡ ra hết, Các cụ cứ tưởng cái thuyền nó cứng lắm, thật ra nó chẳng khác gì cái thuyền lá tre ta thả trong cái vũng nước đâu, bị va một phát là thủng hoặc vỡ ngay.
6. Trên thượng nguồn các bè rơm cháy chảy theo dòng nước lao vào thuyền thì có mà trời cũng không kứu được trừ khi thương tình ban cho trận mưa rào. Các cụ xem đá bóng biết vỡ trận là thế nào rồi đúng không, chiến tranh cũng thế thôi, vỡ trận là toi hết!!!.
Vài dòng thông tin chia sẻ, cụ nào có thắc mắc cứ tiếp tục em giải đáp hết.